Tây Nam Á-Âu
Chia sẻ bởi Lê Phi Hồ |
Ngày 19/03/2024 |
13
Chia sẻ tài liệu: Tây Nam Á-Âu thuộc Địa lý 10
Nội dung tài liệu:
Bài Báo Cáo: Tây Nam Á- Âu
GVHD: Trịnh Phi Hoành
Tập Thể Nhóm 2 Thực Hiện
1.1. vị trí địa lý
1.2. Địa hình
Là một xứ miền núi, cao và khá đồ sộ. Độ cao trung bình của dãy Cápca 4000 - 5000 m. Trong đó đỉnh Enbrut đạt 5633m là đỉnh cao nhất toàn xứ. Ngoài ra còn có các đồng bằng tương đối bằng phẳng , ở phía bắc có đồng bằng Cubăng và Chêrếch – Cuma, ở phía nam có đồng bằng Cônkhít và Cura.
1.3. Khí hậu
Các núi của xứ Cápca chạy theo hướng gần với tây- đông trở thành ranh giới của đới khí hậu ôn đới ở phía bắc và cận nhiệt ở phía nam.
Lượng mưa phân bố không đều :
Trên các sườn phía tây và tây nam có mưa khá nhiều ,trung bình từ 800-2000mm/năm.
Trên các sườn phía bắc và đông bắc, lượng mưa giảm chỉ còn 300- 350 mm / năm.
Sự phân bố mưa chịu ảnh hưởng của gió từ Adốp và Biển Đen.
1.4. Sông ngòi
Do lượng mưa hằng năm khá lớn và có lượng nước của băng hà cung cấp nên mạng lưới sông ngòi ở xứ Cáp ca khá phát triển.
Các sông tuy ngắn nhưng có nhiều nước và chảy rất xiết nên nguồn dự trữ thủy năng dồi dào
1.5. Cảnh quan
Thiên nhiên Cáp ca thay đổi rất phức tạp
Ở phía bắc trên các đồng bằng và chân núi phát triển thảo nguyên và thảo nguyên rừng. Lên cao độ cao 1000 m chủ yếu là đai rừng lá rộng rừng hỗn hợp , phía trên rừng hỗn hợp là rừng lá kim. Từ 2000 m trở lên chủ yếu là rừng cây lùn và đồng cỏ cận Anpi.
Ở phía nam trên các đồng bằng và vùng chân núi phát triển rừng cận nhiệt ẩm và sau đó lên cao là rừng lá rộng kiểu ôn đới rồi mới đến rừng lá kim.
1.6. Khoáng sản
Có nguồn khoáng sản rất phong phú , nhất là dầu mỏ và khí đốt tập trung chủ yếu ở các đồng bằng chân núi phía bắc và đồng bằng Cura ở phía nam. Ngoài ra còn có các loại chì, kẽm, đồng, vonphram, thủy ngân và molipđen.
2. Tiền Á
2.1. Vị Trí Địa Lí
2.2. Địa Hình
Tiền Á có đặc điểm núi cao bao quanh các sơn nguyên thấp ở giữa tạo thành kiểu địa hình bồn địa đó là Tiểu Á và Iran.
Các sơn nguyên có khối núi trung tâm lún xuống, được phủ trầm tích vụn bở, ngày nay tạo thành các đất cao hoặc các đồng bằng tương đối bằng phẳng.
Tiền Á nằm trong hai đới khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới nhưng có một đặc điểm chung là khí hậu lực địa gay gắt: mùa hạ khô nóng kéo dài, còn mùa đông tuy mát và ẩm hơn nhưng lại rất ngắn
Sơn nguyênTiểu Á
Vị Trí Địa Lí
nằm ở phía Tây ba mặt tiếp giáp với Địa Trung Hải và biển Đen. Sườn núi hướng về phía biển có lượng mưa hàng năm khá lớn (1000- 2000m)
Khí Hậu
Các sườn phía bắc dãy Pôngtích có mưa nhiều hơn từ 2000 – 3000mm/ năm vì thế phát triển rừng lá rộng cận nhiệt ẩm rất rậm với các loài sồi, dẻ, dẻ gai.
Các sườn núi hướng về phía nội địa lượng mưa giảm xuống (400 – 500 mm/năm) nên dưới thấp phát triển rừng thưa, cây bụi và trên cao là các đồng cỏ kiểu thảo nguyên
Sơn nguyên Anatôli nằm ở trung tâm nên khô hạn nhất. Lượng mưa trung bình rất thấp, lớp phủ thực vật trên sơn nguyên rất thưa thớt và cằn cỗi.
Thổ Nhưỡng
Các đồng bằng dọc theo biển có đất phù sa và đất đỏ cận nhiệt để trồng ngô , lúa mì, thuốc lá, mận..
Đất đai trên sơn nguyên Anatôli khô và cứng sử dụng để làm các bãi chăn thả gia súc, trong các thung lũng sông hoặc các miền chân núi trồng lúa mì, lúa mạch, bông và lúa nước
Khoáng Sản
than đá, than nâu, crom, mangan, lưu huỳnh và các quặng đa kim, gỗ thì không đáng kể.
Sơn nguyên Ácmêni
Khí Hậu
là miền khí hậu lạnh nhất Tiểu Á nhiệt độ trung bình tháng 1 xuống tới -15oC, lượng mưa trung bình khá lớn khoảng 400 – 750 mm/năm, còn trong các bồn địa và thung lũng là 200 – 300mm/năm. Mạng lưới sông ngòi ở đây khá phát triển nhưng ít nước.
Cảnh Quan
trên các sườn núi đón gió phía tây bắc có mưa nhiều nên rừng mọc rất rậm. dưới rừng phát triển đất đỏ và đất vàng cận nhiệt thuận lợi cho trồng trọt. trên các sườn khuất gió
ở dưới thấp phát triển rừng cây thưa bụi hoặc thảo nguyên khô. Lên cao chuyển thành thảo nguyên núi và đồng cỏ tạp núi cao. Từ 4200 -4300 m trở lên bắt đầu đới tuyết vĩnh viễn. trong các thung lũng và bồn địa nhờ có nước của sông suối cung cấp nên dân cư tập trung đông và trồng trọt khá phát triển. các đồng cỏ trên núi được sử dụng để chăn nuôi.
Khoáng Sản
sắt, đồng, crom, lưu huỳnh và quặng đa kim. Các sông có dự trữ về thủy năng tương đối khá.
Sơn nguyên Iran
Khí Hậu
Chịu ảnh hưởng của khối khí lục địa Trung Á nên khí hậu khô hạn gay gắt nhất xứ
Về mùa đông thời tiết khô lạnh, mùa hạ có gió tây và tây bắc rất mạnh mang theo không khí lục địa nóng và khô. Lượng mưa trung bình khoảng 100 – 200 mm/năm, mưa ít nên mạng lưới sông ngòi rất thưa thớt.
nằm trong miền khí hậu khô hạn nên cảnh quan hoang mạc chiếm ưu thế. Các sườn núi hướng về phía bồn địa phát triển kiểu thảo nguyên khô, truông cây bụi hoặc thảo nguyên. Các sườn phía nam dãy Dagrốt và Mêcnăngphát triển cảnh quan hoang mạc núi
=> Điều kiện tự nhiên sơn nguyên Iran không thuận lợi cho trồng trọt. Ở các sườn núi và thung lũng phía bắc sơn nguyên trồng lúa mì, lúa mạch, ngô, thuốc lá, củ cải đường. Còn phía nam sơn nguyên trồng chà là và các loại cây nhiệt đới khác như chanh, bưởi.
Khoáng Sản
Nguồn khoáng sản dưới đất rất phong phú nhất là dầu mỏ. than đá, muối mỏ, sắt, đồng, crom, lưu huỳnh nhưng cho đến nay các mỏ chưa được nghiên cứu và sử dụng đầy đủ
Dựa vào hình 1 bạn hãy cho biết Châu Á chia làm mấy khu
Hình 1
3.1. Vị Trí Địa Lí
- là tên gọi chỉ bộ phận lục địa rộng lớn bao gồm vùng núi Caucasus, bán đảo Ả-rập và các sơn nguyên Tiểu Á,Armenia, Iran. Lãnh thổ Tây Nam Á nằm giữa hai lục địa rộng lớn là lục địa Á-Âu và lục địa Phi, trên các vĩ độ nhiệt đới, quanh năm chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch và khối khí nhiệt độ lục địa.
260Đ
420B
730Đ
120B
3.2. Địa hình
Phía đông bắc là núi cao và sơn nguyên
Phía tây nam là sơn nguyên A ráp
Ở giữa là đồng bằng lưỡng hà
3.3. Địa chất
Được hình thành trên một vùng nền cổ, tây nam á có cấu tạo địa chất kiên cố,gồm các đá kết tinh và biến chất rắn chắc
Vào khoảng cuối tân sinh do ảnh hưởng của các vận động kiến tạo, phía tây của nam á được nâng lên và bị đứt gãy mạnh.
Cùng với sự đứt gãy là sự sụp đổ của hệ thống địa hào Hồ Chết – vịnh Acaba và địa hào biển đỏ, phần phía tây Arabi và vùng núi xiiri palextin được nâng lên rất cao, tạo thành kiểu núi tảng với độ cao trung bình là 1500-2000m
Liên quan đến các đứt gãy nói trên thì dọc theo bờ tây bán đảo có nhiều núi lửa đã tắt và các cao nguyên dung nham cổ. phần phía đông là nền đá kết tinh bị lún xuống và được bồi trầm tích tuổi từ neogen đến Đệ tứ
3.4. Khí hậu
Tây Nam Á nằm trong miền khí hậu khô hạn và nóng nhất của Tây Nam Á – Âu
Về mùa hạ , chịu ảnh hưởng của khối lục địa khô và rất nóng. Nhiệt độ trung bình tháng VII trên 250C, các vùng đồng bằng từ 320C trở lên.
Về mùa đông chịu ảnh hưởng của khối khí nhiệt đới và ôn đới lục địa nên khô và lạnh lượng trung bình năm trên toàn xứ không đáng kể, thay đổi từ 200-250mm, trong đó có nhiều vùng chỉ có 50-100mm.
Riêng các sườn phía tây của miền tây của miền núi Xiri-Palextin, nhờ nhận được gió từ Địa Trung Hải thổi vào có mưa khá lớn từ 1000-1500mm/năm. Đây là nơi có nhiều mưa nhất xứ này
Chủ yếu phát triển cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc
3.5. Cảnh quan
3.6. Khoáng sản
Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ lớn, chiếm trên 50% trữ lượng thế giới, Giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp dầu mỏ cho thế giới.
Trong giai đoạn hiện nay Tây Nam Á là khu vực có lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, trong khi đó lượng tiêu thụ ở đây ít, chính vì vậy phần lớn lượng dầu khai thác để xuất khẩu, Tây Nam Á chiếm tới >50% trữ lượng dầu mỏ của thế giới
Riêng ở khu vực Tây Nam Á đã chiếm tới trên 50% trữ lượng của thế giới ( 5000 tỷ thùng). Trong đó các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới là: Ảrập xêut, Iran, Irắc, các tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất.
Dân số
Số dân 286 triệu người, Phần lớn là người A rập, theo đạo Hồi.
Sinh sống tập trung ở vùng ven biển, các vùng thung lũng có mưa, các nơi có thể đào được giếng lấy nước.
Kinh tế:
Trước đây chủ yếu sản xuất nông nghiệp.
Ngày nay công nghiệp và thương mại phát triển, nhất là công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí.
Là khu vực xuất khẩu dầu mỏ lớn nhât thế giới.
H 9.2. Khai thác dầu ở I ran
Chính trị:
Là khu vực rất không ổn định
Chiến tranh I ran – I rắc
Chiến tranh Ixraen – Li băng
Tôn Giáo
Chủ yếu là 2 tôn giáo lớn: Kitô Giáo và hồi Giáo
Nhà thờ Ki Tô giáo
Nhà thờ Hồi giáo
Bài Tập
Cận nhiệt Địa Trung Hải
B. Cận nhiệt lục địa
C. Nhiệt đới gió mùa
D. Nhiệt đới khô
Khu vực Tây Nam Á không có các kiểu khí hậu nào:
A. Ki tô giáo
B. Hồi giáo
C. Phật giáo
D. Ấn độ giáo
Dân cư khu vực Tây Nam Á chủ yếu theo tôn giáo nào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Phi Hồ
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)