Tập tính kiếm ăn của sư tử

Chia sẻ bởi Ngoc Diep | Ngày 26/04/2019 | 129

Chia sẻ tài liệu: Tập tính kiếm ăn của sư tử thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


DẠY HỌC THEO DỰ ÁN

CHỦ ĐỀ: TẬP TÍNH KiẾM ĂN CỦA
ĐỘNG VẬT
NHÓM 1:
- Phạm Võ Lệ Giang - Nguyễn Trần Trung Quân
- Phạm Thị Thanh Mến - Bùi Thanh Bích Thủy
- Phan Thị Ngọc Uyên -



TẬP TÍNH KiẾM ĂN CỦA SƯ TỬ

I/ Khái quát
- Sư tử nói chung là động vật mạnh mẽ, có cách săn mồi vô cùng quyết đoán, đầy khôn khéo.
- Sư tử được cho là loài động vật săn mồi cơ hội, sở hữu những bước đi lén lút theo con mồi. Chúng sẽ vồ lấy con vật gần chúng nhất mà chẳng đếm xỉa đến độ tuổi, giới tính hay tình trạng của con mồi.
- Sư tử thường chén thịt con mồi ngay sau khi "tóm" được, nôm na là "ăn tươi", nhưng chúng vẫn có thể ăn những thức ăn thừa, thậm chí là thức ăn đã thối rữa của các con thú ăn thịt khác để lại khi mà chúng không có khả năng đi săn mồi.

- Nếu như có lượng thức ăn dồi dào thì sư tử thường ăn 3 đến 4 ngày một lần.
- Thế nhưng chúng cũng có thể sống mà không hề có một chút thức ăn nào trong vòng 1 tuần. Trung bình sư tử tiêu thụ khoảng từ 5 đến 7 kg thịt mỗi ngày.

- Một con sư tử trưởng thành có thể giết khoảng 15 con mồi mỗi năm. Quy tắc thông thường cho những con sư tử là chúng chỉ săn đủ lượng lương thực vừa đủ, thế nhưng chúng cũng biết kiếm thừa ra một chút để "trợ cấp" cho những con sư tử còn non hoặc ốm yếu trong bày đàn.

II/ Cách săn mồi của sư tử

- Thực ra thì sư tử  "chạy bền" không giỏi vì thế chúng thường tiến đến rất gần con mồi trước khi tấn công
- Sư tử thường có những bước tấn công quyết định khi chúng cách con mồi khoảng 10m, hiếm khi vượt quá 20m.
- Chúng đi săn theo bầy đàn, ngoài ra có một số thì đi săn đơn lẻ.  
- Thông thường sư tử cái đi săn nhiều hơn sư tử đực, nhưng trong trường hợp con mồi lớn, có khối lượng lớn thì cần đến sưc mạnh thì những con sư tử đực sẽ ra tay.

III/ Thời điểm săn mồi của sư tử

- Sư tử khi săn mồi sử dụng nhiều tới mắt. Mặc dù những ám hiệu thị giác đóng vai chính, xong khứu giác cũng sẽ hỗ trợ thông báo cho chúng biết nơi nào có con mồi.
- Hầu hết các cuộc đi săn đều diễn ra trong điều kiện ánh sáng kém, tức là vào đêm hoặc sáng sớm. Trong ánh sáng ban ngày, khi mà mọi loài động vật có thể nhìn rõ thì săn mồi lúc này đúng là cực bất lợi. Bởi kỹ thuật săn bắt của sư tử chủ yếu phụ thuộc vào sự rình rập.
IV/ Những "bí quyết" của chúa sơn lâm
- Sư tử là một loài động vật mạnh mẽ, chúng có thể sử dụng sức mạnh của hông để tấn công và hạ gục một con ngựa vằn đã trưởng thành. Chúng có thể giáng một đòn chí mạng với con linh dương đầu đàn, chỉ với một cái tát vào mặt là đủ để làm choáng váng con mồi.
- Bí quyết" thường thấy nhất của sư tử đó là tấn công hệ thống hô hấp của con mồi.
- Cuộc đi săn sẽ diễn ra nhanh và gọn gàng hơn nếu như chúng cắn hoặc xé rách cổ họng con mồi.

- Sự phối hợp là rất quan trọng trong trường hợp con mồi quá lớn, một số con sư tử có nhiệm vụ "nhử" con mồi trong khi các con sư tử khác "thầm lặng" tiến đến và kết liễu.
- Đối với hươu cao cổ thì cần tính chuyên nghiệp cao hơn, bởi thông thường những con mồi như hươu cao cổ hay ngựa vằn thường có những đòn tự vệ khá là hiểm.
- Sư tử cũng thường xuyên bị chấn thương khi đi săn những con mồi như vậy. Ví dụ như một cú đá hậu của một con ngựa vằn cũng có thể làm sư tử vỡ hàm hoặc bị mù mắt.

- Sư tử thường tha mồi đến một kín đáo hơn để chúng có thể giấu con mồi của chúng và ăn. Sư tử thích thưởng thức con mồi trong bóng râm, cũng như để tránh sự dòm ngó của những con chim kền kền và các động vật ăn xác thối khác.


V/ Kết luận
- Sư tử đi săn theo bầy và săn bắt các loài thú lớn và nguy hiểm cho những kẻ săn mồi đơn lẻ.
- Con mồi của chúng bao gồm ngựa vằn, trâu Hảo Vọng, hươu cao cổ, hà mã trưởng thành, và thậm chí là voi gần trưởng thành …

- Sư tử cái chúng thực hiện phần lớn việc săn và giết mồi. 
- Sư tử đực tồn tại chủ yếu là để bảo vệ bầy đàn; chúng là những kẻ chiến đấu tuyệt vời nhưng do kích thước lớn và khó khăn trong ẩn nấp, chúng không hiệu quả trong việc săn mồi.
- Sư tử đực nhận phần thức ăn của chúng từ mọi con mồi mà bầy đàn săn được.

- Phần lớn các tập tính kiếm ăn, săn mồi là các tập tính thứ sinh, hình thành trong quá trình sống, qua học tập ở bố mẹ hoặc đồng loại hoặc qua trải nghiệm của bản thân.
- Tập tính của động vật rất phong phú, phức tạp, và có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng. Nó liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống. Chẳng những thế, tập tính động vật cũng đem lại nhiều lợi ích cho thực vật và con người.  
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngoc Diep
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)