TAP TINH DV

Chia sẻ bởi Ông Kiệt | Ngày 18/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: TAP TINH DV thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

tập tính sinh sản của động vật
Tập tính sinh sản ở động vật
I. lý luận chung
Tập tính là một khâu nào đó trong chuỗi hoạt động của con vật.

Tập tính là mọi vận động, cử động hoặc ngừng cử động có thể quan sát trực tiếp đời sống hàng ngày cuả con vật.

Tập tính sinh sản là hình thức để sinh vật duy trì nòi giống, phần lớn là tập tính bẩm sinh mang tính bản năng gồm nhiều pha hành động kế tiếp nhau, thực hiện dưới dạng chuỗi phản xạ .

Chu kỳ sinh dục gồm một chuỗi các kiểu tập tính tiếp diễn tuần tự, từ lúc theo gọi cái, tán tỉnh, giao phối, đẻ trứng đến lúc bảo vệ tổ, nuôi nấng con non.
1.1. Tập tính ve vãn
- Kiểu tập tính này được nghiên cứu nhiều và ở nhiều loại động vật, từ côn trùng tới cá, chim, thú.
- Là hiện tượng rất đa dạng mà kích thích ngoài chủ yếu là thính giác, thị giác và khứu giác.
- Tập tính ve vãn là tập tính khởi đầu trong chuỗi các phản xạ trong hoạt động sinh sản, mỗi thành phần của màn trình diễn là một kiểu hành động dập khuôn và hành động như một cái đà, một kích thích cho các giai đoạn tiếp theo.
Âm thanh là một loại kích thích - tín hiệu khá phổ biến.
VD: Theo Buanel, ở phòng thí nghiệm sinh lý âm học của Viện nghiên cứu quốc gia nông học Pháp, âm thanh của chấu chấu đực địa Trung Hải dùng để gọi con cái và xua đuổi kẻ thù. Dọc bờ biển địa Trung Hải, vào mùa xuân, châu chấu đực gọi cái bằng tiếng kêu do một cơ quan trên lưng phát ra.
Thị giác cũng phát hiện tín hiệu gây tập tính theo cái
VD: Tinbergen khi nghiên cứu loài bướm Eumenia seneia đã chứng minh là vận động của bướm là cần thiết để gây phản ứng, màu càng thẫm, cỡ càng to, càng hiệu quả. Sau hết, ông thử nghiệm về khoảng cách bằng một loại đồ vật cho vận động ở các khoảng cách khác nhau và thấy hiệu quả càng lớn nếu vật ở gần bướm đực.
Khứu giác cũng là tín hiệu gây tập tính tán tỉnh quan trọng
VD: Bướm đực của vùng Trinidad có hai túm lông ở trên bụng, khi thò ra ngoài toả ra một mùi xạ khá hắc. Trong khi khoe mẽ tiền hôn phối, bướm đực bay theo bướm cái và cọ túm lông vào râu bướm cái. Kích thích này buộc bướm cái phải đậu trên lá cây để bướm đực đến giao phối
1.2. Tập tính đẻ trứng, ấp trứng


Tập tính này phong phú, đa dạng ở các nhóm, các loài động vật khác nhau.
Người ta cũng biết rằng nhiều kích thích màu sắc, hoa văn, hình dạng và cỡ lớn có thể kết hợp để gây tập tính ấp trứng.
trong nhóm kích thích thị giác, chỉ có hai nhân tố quan trọng: hình dạng và cỡ lớn của trứng
Tập tính cham sóc, bảo vệ và dạy dỗ con cái
B?n nang cham súc con th?c s? l� m?t chu?i ph?n x? n?i ti?p, cỏc ph?n x? n�y du?c hỡnh th�nh trong quỏ trỡnh ti?n húa c?a lo�i.
M?t m?t xớch trong chu?i ph?n x? n�y b? c?t d?t thỡ d? d�ng d?n t?i vi?c m?t b?n nang cham súc con cỏi.
Tập tính cham sóc, bảo vệ và dạy dỗ con cái thường làm giảm cơ hội sống sót của bố mẹ, nhưng ngược lại làm tang cơ hội sống sót của con cái. Tập tính này thường được chọn lọc tự nhiên ủng hộ.
+ Hinh dạng và màu sắc của chim mẹ kích thích phản ứng đòi an của con, hinh dạng và màu sắc của chim non lại gây phản ứng nuôi con của mẹ
+ Bản nang cham sóc con cái ở thú chu đáo và mạnh mẽ nhất, thể hiện ở các hành vi cho con bú mớm, ấp ủ, bảo vệ con một cách quyết liệt. Bản năng này xuất hiện dưới tác dụng của nội tiết trước và sau khi sinh nở.
+ ở côn trùng tập đoàn, có nhiều cá thể chuyên chăm sóc con non và trứng từ việc làm vệ sinh tổ cho đến việc bảo vệ, cung cấp thức an thi các cá thể này đều được thực hiện một cách hoàn chỉnh theo cơ chế feromon.
+ ở người, ta còn thấy, tập tính làm mẹ không chỉ hướng vào con mà còn hướng về mô hinh bắt chước hài nhi, như búp bê, con chó bông...và tập tính trên đã sớm thể hiện ở các em gái nhỏ.
Tập tính nhận biết bố mẹ - con cái.
ở một số loài thú, vài ngày sau khi đẻ, bố mẹ nhận biết con ngay và cắn hại những con kẻ khác vào tổ
VD: Chuột nhắt trắng trong phòng thí nghiệm, trong vòng 3 - 4 ngày sau khi đẻ tiếp nhận nuôi chuột con khác mẹ. Sau những ngày đó thì không nuôi chuột lạ nữa. Trái lại, nếu ba chuột cái cùng đẻ trong một chuồng, chúng tập trung con lại và thay phiên cho con bú.
Gà con chỉ nhận biết gà mẹ qua tiếng kêu: cục cục, nhưng chỉ 8 ngày sau khi nở ở gần mẹ. Nếu tách khỏi mẹ quá 8 ngày, gà con sẽ không nhận ra mẹ nữa.
Tiếng kêu của gà con có hiệu quả hơn hình dạng và cử động để gợi sự chú ý của gà mẹ: Nếu gà con bị nhốt trong chuồng thuỷ tinh cách âm, gà mẹ tuy nhìn thấy con những vẫn lãnh đạm. Nếu ta nhốt gà con trong hộp bìa cứng, gà không nhìn thấy con, nhưng nghe tiếng kêu, gà mẹ hốt hoảng xoay quanh hộp để tìm, lấy băng quấn đầu gà mẹ để làm biến dạng, gà con nghe thấy tiếng gọi vẫn chạy tới gà mẹ như thường.
Cá con nhận biết bố mẹ qua cách cử động, tính chất của cử động có tác dụng kích thích, chứ không phải hình dạng hay màu sắc cá.
Tập tính gắn bó vợ chồng
Gronefeld tường thuật sự chung thuỷ của một cặp vợ chồng cò ở Đức. Những ngày đầu xuân, cò cái vì trúng đạn, cố bay về tổ và nằm nghỉ. Trong thời gian để cánh gãy xương có thể lành, cò nằm ấp trứng và khi trứng nở, theo dõi sự tập bay của đàn con. Cò đực đi kiếm mồi cho gia đình. Khi thời điểm di cư đã tới, cò bố cất cánh với đàn con, nhưng cò mẹ vẫn nằm ở tổ do vết thương chưa lành, tuy chồng đã tìm mọi cách để vực vợ dậy. Nhìn chồng bay lên cao, cò cái cố gượng đứng lên đập cánh, nhưng không kết quả. Tới đây xảy ra một hiện tượng kỳ lạ: Đã bay lên khá cao, và sẵn sàng nhập bọn với đàn cò di cư khác, mà số lượng tăng dần, cò chồng bỗng chống lại bản năng truyền thống của loài, quay lại lao xuống tổ tới gần vợ đang kêu một cách tuyệt vọng và quyết tâm ở lại. Thu qua rồi đông tới, tình nghĩa của cặp vợ chồng làm xúc động xóm làng.
II. ví dụ tập tính sinh sản ở một số nhóm động vật
2.1. Tập tính sinh sản ở thú
2.2. Tập tính tìm bạn và kết đôi ở chim
Khoe mẽ
+ B?ng cỏch phụ truong b? lụng
+ B?ng ti?ng hút v� nh?ng õm thanh d?c bi?t
+ B?ng nh?ng d?ng tỏc d?c bi?t
+ B?ng l? v?t
2.2. Tập tính tìm bạn và kết đôi ở chim
2.2. Tập tính sinh sản ở rùa
“Sản phụ” rùa biển đẻ trứng trên một bãi biển thuộc khu bảo tồn Ujung Genteng, phía tây đảo Java.
Rùa hất cát để lấp ổ trứng sau khi đẻ
2.2. Tập tính sinh sản ở rùa
Vào mùa sinh sản, mỗi rùa mẹ đẻ trung bình 5 ổ trứng, mỗi ổ có thể lên tới 500 quả. Trên 80% số trứng trong mỗi lứa đẻ của rùa nở thành công. Một con rùa mất 30-50 năm để tới giai đoạn trưởng thành, nhưng cứ 1.000 cá thể mới có một con sống sót tới giai đoạn đó.Nhiệt độ càng tăng thì số lượng rùa cái trong một tổ càng nhiều. Các nhà khoa học đã biết cách tận dụng đặc tính này để điều chỉnh số lượng của rùa theo giới tính bằng nhiệt độ.
2.2. Tập tính sinh sản ở rùa
Theo bản năng tự nhiên, rùa con quay đầu về phía biển ngay sau khi chui ra từ vỏ trứng để bắt đầu cuộc sống lang thang dưới đáy đại dương trong ít nhất 3 thập kỷ.Đến tuổi trưởng thành, rùa sẽ trở về đúng nơi nó được sinh ra để thực hiện chức năng duy trì nòi giống. Chưa có nhà khoa học nào đưa ra được đáp án đáng thuyết phúc cho câu hỏi: Tại sao rùa có thể nhớ chính xác nơi chúng đã chào đời.
Tập tính sinh sản của mối
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ông Kiệt
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)