Tập tính động vật

Chia sẻ bởi Hiếu Trần | Ngày 23/10/2018 | 66

Chia sẻ tài liệu: Tập tính động vật thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Bài thực hành
Xem phim về tập tính động vật
I. Tập tính kiếm ăn
Bao gồm các tập tính như rình mồi, rượt đuổi và vồ mồi, giết chết con mồi,…
Ở động vật có hệ thần kinh phát triển như chim, thú, phần lớn tập tính kiếm ăn là tập tính học được
Tập tính kiếm ăn của các động vật rất khác nhau
Bây giờ, chúng ta sẽ xem những đoạn phim về tập tính kiếm ăn
của một số loài


Đây là một con tắc kè đang chuẩn bị bắt mồi

Dùng chiếc lưỡi dài và rất dính để bắt mồi là tập tính kiếm ăn đặc trưng của nhiều loài bò sát có chân và lưỡng cư.
Tắc kè bắt mồi
Còn đây là cảnh một chú gấu nâu bắt và ăn cá hồi.
Gấu bắt cá hồi

Cá hồi nước ngọt đến mùa sinh sản sẽ bơi ngược dòng sông, trở về đầu nguồn nơi chúng đã được sinh ra để đẻ trứng. Những đàn cá vượt thác như thế này trở thành nguồn thức ăn dồi dào cho loài gấu nâu.
Một đoạn phim dài về tập tính kiếm ăn của nhiều loài động vật ở châu Phi như báo, sư tử, linh cẩu và kền kền
Tập tính kiếm ăn các loài

Báo có thể chạy rất nhanh, và thường độc lập đuổi theo con mồi.

Sư tử thường rượt đuổi và vồ mồi theo bầy, đặc biệt với những con mồi lớn như trâu, ngựa.
II. Tập tính sinh sản
Động vật có những tập tính sinh sản rất đa dạng, từ ve vãn, giành con cái, giao hoan đến làm tổ, ấp trứng hay chăm sóc con non...
Phần lớn tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh
Mỗi loài có những tập tính riêng biệt. Vì vậy cứ đến mùa sinh sản, thường là mùa xuân và mùa hè, thế giới sinh vật lại trở nên ồn ào và sống động hơn.
Các loài chim được chú ý bởi những điệu múa ve vãn sặc sỡ, cầu kì, cùng tập tính nuôi con rất đặc trưng.

Thú có túi là một trong những loài có tập tính sinh sản đặc biệt nhất, đó là chúng nuôi con và cho con bú trong một cái túi trước bụng, trước khi con non đủ lớn để tự ra ngoài.
Đây là hình ảnh của kanguru, loài thú có túi điển hình chỉ có ở châu Úc, với con non trong túi.
Sau đây là tập tính chăm sóc con non của một số loài động vật

Tập tính chăm sóc con
Giờ hãy xem một chú chim trống đáng yêu quyến rũ bạn tình như thế nào!
Chim múa tán tỉnh
Rùa biển là một loài động vật biển đặc biệt. Chúng có tập tính đẻ trứng trên bờ, rùa con khi nở ra lại bơi trở về biển sinh sống.
Rùa đẻ trứng
III. Tập tính bảo vệ lãnh thổ
Động vật bảo vệ lãnh thổ của mình chống lại các cá thể khác cùng loài, để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản.

Cách đánh dấu lãnh thổ, cách đe doạ, tấn công… cũng như phạm vi lãnh thổ của mỗi loài là rất khác nhau.
Một cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ trên không trung vô cùng ngoạn mục của loài đại bàng bắt cá
Đại bàng bảo vệ lãnh thổ
IV. Tập tính xã hội

Là tập tính sống bầy đàn.
Có ở nhiều loài như ong – kiến – mối; một số loài cá, chim; voi, chó sói, trâu rừng – hươu – nai,…
Tập tính xã hội bao gồm nhiều tập tính khác nhau, trong đó có 2 tập tính nổi bật:
Tập tính thứ bậc
Là việc xác định con đầu đàn trong mỗi bầy đàn.

Tập tính vị tha
Là tập tính hi sinh bản thân vì lợi ích sinh tồn của bầy đàn.
Để hiểu thêm về cuộc sống bầy đàn, chúng ta cùng xem 2 đoạn phim sau
Cuộc sống bầy đàn của trâu rừng
Đàn kiến
V. Tập tính di cư


Một số loài cá, chim, thú,… có tập tính thay đổi nơi sống theo mùa. Chúng thường di chuyển một quãng đường dài.
Di cư có thể 2 chiều (đi và về) hoặc 1 chiều (chuyển hẳn đến nơi ở mới).

Di cư theo mùa phổ biến ở chim hơn so với ở các lớp động vật khác.
Nhiều loài chim di cư như cò, sếu,… đang có nguy cơ tuyệt chủng do bị săn bắn quá mức.
Chúng ta vừa tìm hiểu về một số tập tính tiêu biểu của các loài động vật. Tập tính động vật là vô cùng đa dạng, phong phú, chủ yếu kết hợp giữa tập tính bẩm sinh với những kinh nghiệm học được từ bố mẹ hay bầy đàn. Mong rằng sau khi xem các phim và ảnh này, các bạn sẽ hiểu hơn về thế giới tự nhiên diệu kì và hấp dẫn quanh ta.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hiếu Trần
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)