Tap tinh bvlt

Chia sẻ bởi Nguyễn Huỳnh Như | Ngày 18/03/2024 | 6

Chia sẻ tài liệu: tap tinh bvlt thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

SEMINA
TẬP TÍNH ĐỘNG VẬT
GVHD: ĐỖ THỊ NHƯ UYÊN
SVTH: NHÓM 5
I. KHÁI NIỆM.
II. NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN HIỆN TƯỢNG TÍNH LÃNH THỔ.
III. CƠ CHẾ CỦA TẬP TÍNH BẢO VỆ LÃNH THỔ.
IV. TẬP TÍNH BẢO VỆ LÃNH THỔ Ở MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT.
1. Động vật không xương sống.
2. Động vật có xương sống.
V. Ý NGHĨA.


I. KHÁI NIỆM:
- Tính lãnh thổ và sự cách ly là biểu hiện sự phân bố không gian sống của cá thể trong quần thể.
- Lãnh thổ được hiểu là khu vực mà cá thể hay các cá thể (ví dụ như hiện tượng cặp đôi ở một số loài chim, thú…) thờng sống và được bảo vệ chống lại sự xâm phạm của một hoặc một số sinh vật khác, còn nếu như không được sự bảo vệ thì chỉ được gọi là khu vực cá thể (hay khu vực gia đình).



- Tính lãnh thổ thể hiện bằng sự phân chia không gian sống giữa các cá thể, điều chỉnh nơi sống và được phát hiện trong sự phân bố các nhóm động vật, thực vật, cả ở trên cạn và dưới nước. Người ta gặp hiện tượng này nhiều nhất ở động vật có xương sống (chim, thú) và một số chân khớp trong việc xây tổ, đẻ trứng, chăm sóc và bảo vệ con cái.
 Đây là một biểu hiện tập tính quan trọng ở giới động vật.

II. NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN HIỆN TƯỢNG TÍNH LÃNH THỔ
- Cạnh tranh thức ăn do thiếu thức ăn.
- Cạnh tranh nơi làm tổ.
- Cạnh tranh khi ghép đôi hay cạnh tranh về kiếm ăn cho các con non hoặc các mâu thuẫn đối kháng khác.
 Chúng sẵn sàng “chiến đấu” với những kẻ xâm phạm lãnh thổ bằng các trận giao tranh quyết liệt để giữ gìn nguồn thức ăn và nơi ở. Vì vậy, ở mỗi vùng lãnh thổ, mỗi đàn đều có một con đầu đàn chỉ huy các cuộc đấu tranh giành lãnh thổ với kẻ khác, cũng như chống lại các động vật khác định ăn trộm thức ăn của đàn, hay khi bị đe dọa bị ăn thịt.
III. CƠ CHẾ CỦA TẬP TÍNH BẢO VỆ LÃNH THỔ.
Ở các nhóm động vật có xương sống hoặc không xương sống bậc cao thì tính lãnh thổ được xác định bằng cơ chế tập tính (thần kinh).
Động vật bậc thấp và thực vật lại duy trì tính lãnh thổ của mình bằng cơ chế hoá học, tức là tiết ra kháng sinh để kìm hãm hoặc ức chế các cá thể lân cận. Do đó, sự cách ly các cá thể như vậy có thể làm giảm nhẹ cạnh tranh, ngăn ngừa tình trạng dư thừa dân số và cạn kiệt nguồn thức ăn dự trữ (ở động vật), hoặc chất hữu cơ dự trữ, ánh sáng, nước… (ở thực vật). Hình thức bảo vệ lãnh thổ cũng rất khác nhau theo loài, có thể là đánh đuổi, xua đuổi bằng tiếng hót, và các tập tính khác…


IV. TẬP TÍNH BẢO VỆ LÃNH THỔ Ở MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT
1. Động vật không xương sống:

Kiến có khả năng sống thành tập đoàn lớn có tới hàng triệu con. Nhiều tập đoàn kiến còn có thể lan tràn trên một khu vực đất rất rộng, hình thành nên các siêu tập đoàn. Nhiệm vụ canh gác tổ do kiến lính đảm nhận.
Hai chú kiến Pogonomyrmex ở hai chiếc tổ cạnh nhau đang tham gia vào một cuộc tranh đấu “lễ nghi”, phô diễn sức mạnh nhưng không làm tổn thương nhau. Các nhà khoa học tin rằng, các tập đoàn kiến sử dụng hành động này để thu thập thông tin về “hàng xóm” của mình. Hiểu biết về sức mạnh của kẻ thù giúp các loài kiến thiết lập biên giới lãnh thổ, tránh “xung đột đổ máu”. 
Loài kiến Cecropia đang canh gác khu vực của mình trước những kẻ xâm chiếm. Khi làm việc cùng nhau, chúng sẽ bao vây và khiến kẻ thù bất động bằng cách trói chặt kẻ thù.
Ong là loài vật chăm chỉ và rất có tinh thần bảo vệ lãnh thổ của mình. Những con ong sống đơn lẻ không tự nhiên đi đốt người bởi chúng sẽ chết ngay sau khi đốt. Một số con ong sẽ lập tức tấn công khi bị làm phiền dù chỉ một chút nhưng những con ong khác sẽ chỉ tấn công khi chúng nhận thấy tổ của chúng đang bị đe dọa.

Chuồn chuồn trưởng thành sinh sống xung quanh khu vực nguồn nước, cánh và cơ thể con đực có màu sắc sặc sỡ để hấp dẫn con cái. Tập tính giao phối ở chuồn chuồn khá phức tạp và lý thú. Các con đực “chiến đấu” với nhau để bảo vệ vùng lãnh thổ của mình, khi con cái xuất hiện, con đực bay xung quanh “ve vãn” và ngăn không cho các con đực khác đến gần.

2. Động vật có xương sống:
2.1. Cá:
Cá Vược hình tai hoặc cá Vược đen thì cá đực không chỉ bảo vệ riêng con cháu của chúng mà còn bảo vệ cả vùng lân cận quanh bãi đẻ để không cho những con cá khác đến gần.
Cá lịch: Chúng chọn sống trong một khoảng không gian tối thiểu. Kẻ nào xâm nhập ranh giới này sẽ bị tấn công ngay. Chỉ sống quanh quẩn trong hang. Từ cửa hang, chúng nhìn ngắm thế giới, nhưng bằng đôi mắt kém nên dễ trở nên hung hăng hơn. Bạn sơ ý chạm tay vào cửa hang, cá lịch cắn ngay, vết cắn rất độc, lâu lành.
Cá phẫu thuật
- Là động vật ăn rong, thường lui tới vùng nước không sâu lắm, đặc biệt ở vùng san hô, nơi có nhiều loài rong ngắn. Thay vì di chuyển theo đàn, chúng lại rải ra mỗi con.
- Cá phẫu thuật bảo vệ một vườn rộng vài mét vuông. Chúng phục kích chớp nhoáng, đuổi kẻ xâm lược. Vũ khí là "dao mổ" ở hai bên cuối đuôi.
2.2. Bò sát
A. Hình thức bảo vệ lãnh thổ
Chúng là loài vật đầu tiên không sử dụng âm thanh vào bình minh và chiều tối. Tập tính này tương đương với dàn hợp xướng lúc bình minh và chập tối của các loài động vật liên lạc bằng âm thanh. Sự phô diễn vào tảng sáng của thằn lằn đực trước hết là để đánh dấu lãnh thổ.

B. Một số loài điển hình:
Thằn lằn đực Jamaica: thuộc bốn loài khác nhau chào buổi sáng bằng một màn chống đẩy thật lực, đầu cúi gập và vành da sặc sỡ ở cổ mở rộng. Chúng lặp lại hành động này vào lúc choạng vạng tối. Thằn lằn cái chiếm những vùng lãnh thổ nhỏ để tìm kiếm thức ăn và các nhu cầu khác. Những con đực chiếm những vùng lãnh thổ rộng hơn, trong đó chúng có cơ hội gần gũi với một số con cái. Con đực sử dụng hầu hết thời gian trong ngày nằm trên cây thực hiện màn “thể dục” của mình để cảnh báo những con đực khác.
Thằn lằn bụng opan (Anolis opalinus) trên dãy núi Blue, phía Bắc Kingston, Jamaica.
Kỳ nhông (Iguana): Đây là loài bò sát máu lạnh, chúng thường hoạt động vào ban ngày, quanh quẩn ở các nguồn nước. Iguana thích tranh giành lãnh thổ. Vì vậy những người nuôi chúng không bao giờ nhốt chung hai con đực trong cùng một chuồng. Trên thực tế cũng ít thấy tồn tại hai con Iguana đực trong vòng bán kính 200 đến 500m.





Thằn lằn dẹt Augrabies có cơ chế bảo vệ lãnh thổ và chống kẻ thù rất tinh vi. Cơ thể chúng có màu sắc sặc sỡ chứa rất nhiều cơ quan cảm quang có thể hấp thụ tia cực tím. Đặc biệt ở mỗi con thằn lằn Augrabies đực có một mảng da trên cổ có khả năng phản chiếu những tia cực tím rất mạnh, giúp truyền đạt thông tin về sức khỏe, địa vị của chúng.
Các nghiên cứu về hành vi truyền tín hiệu đã chỉ ra rằng các mảng da cổ họng của con đực khỏe hơn sẽ phản chiếu những tia cực tím rõ và mạnh hơn so với con đực yếu hơn. Ngoài ra, thằn lằn dẹt Augrabies nhạy cảm với tia cực tím hơn gấp 3 lần so với các loài tương tự. Qua việc phân biệt màu sắc trên cổ, những con nhỏ hơn sẽ phải rút lui để tránh khả năng bị thua khi giành lãnh thổ. Màu sắc này cũng giúp con cái tìm được bạn tình có khả năng sinh sản tốt hơn.
2.3. Chim
A. Các kiểu phân chia tính lãnh thổ của chim:
- Khu vực được bảo vệ là nơi ghép đôi, nơi đẻ và cũng là nơi kiếm ăn của chim non.
- Khu vực được bảo vệ là nơi ghép đôi và làm tổ nhưng không phải là nơi kiếm ăn của chim non (các loài chim sống gần biển).
- Chỉ có khu vực ghép đôi là được bảo vệ.
- Chỉ có tổ là được bảo vệ (như chim cánh cụt…).
   - Những khu vực được bảo vệ không có liên quan đến sự sinh sản.
B. Một số ví dụ:
Chim đớp muỗi bảo vệ lãnh thổ 1,8 ha, nhưng chỉ kiếm ăn trong khu vực xung quanh tổ. Khi bảo vệ lãnh thổ chúng hạn chế tối đa sự những cuộc xung đột trực tiếp ở những đường biên. Cách thị uy thường gặp là tiếng hót hay các nghi thức tập tính khác đủ xua đuổi các cá thể cùng loài, do vậy khu vực được bảo vệ ở đầu mùa sinh sản thường lớn hơn thời kỳ cuối khi mà nhu cầu thức ăn là lớn nhất.




Chim đen cánh đỏ thiết lập vùng lãnh thổ của mình ở những vùng đầm lầy cỏ dại nơi mà con cái làm tổ. Chúng xua đổi tất cả những con đực khác trừ những con cái. Một số con đực có vùng lãnh thổ rộng lớn số khác thì nhỏ hơn, và một số con thậm chí còn không có lãnh thổ. Hiển nhiên là những con không có lãnh thổ và lãnh thổ nhỏ thì ít có khả năng giao phối hơn. Những con đực có lãnh thổ rộng lớn có nhiều cơ hội giao phối hơn và chúng là những con có kích thước cơ thể, sự hung hăng và các đặc tính hấp dẫn giới tính khác vựơt trội.

Chim ăn côn trùng Empidonax, loài màu gray và màu dusky. Chúng giống nhau đến nỗi mà chỉ có đối chiếu mẫu vật hoặc là nghe giọng hót một cách cẩn thận mới có thể phân biệt được. Loài gray sống trên những cây nhỏ và cây ngải đắng, và chúng có khuynh hướng tìm kiếm thức ở nơi rộng rãi.


Chim sẻ ngô lớn và chim mai hoa ở đảo Scotlen bảo vệ lãnh thổ của mình cho dù chúng hoàn toàn thuộc về những họ phân loại khác nhau. Trên đất liền, hai loài này lại không loại trừ nhau. Chim sẻ ngô và chim mai hoa có cùng một nơi sống, môi trường đảo đơn giản có lẽ đã tạo ra ít cơ hội hơn cho mỗi loài sử dụng những nguồn sống khác nhau
Ngoài ra, Tính lãnh thổ, xét theo từng phần, như một cơ chế phòng thủ chống lại vật ăn thịt.
Lãnh thổ có khuynh hướng được đặt cách nhau, ở một số loài chim còn có nguỵ trang tổ của chúng, nhờ vậy giúp chúng ngăn cản sự tập chung hoặc sự tạo nhóm vào lúc sinh sản. Điều này, có thể giảm sự nguy hiểm từ vật ăn thịt vì rất nhiều vật ăn thịt sẽ tập chung vào một loại con mồi khi có một hoặc một số cá thể con mồi loại đó bị phát hiện. Sự tập chung nhóm có thể thúc đẩy sự hình thành hình ảnh tìm kiếm cho vật ăn thịt và do đó giảm tính an toàn cho mỗi cá thể con mồi (mặc dù vậy, ở chim không có gì là khó hiểu khi chúng có thể tạo được sự an toàn nhờ vào những lợi ích của quần tụ).

Nhóm chim gõ kiến Acorn đánh đuổi những chim gõ kiến khác thuộc nhóm khác (như Lewis…), chim giẻ cùi, và sóc ra khỏi lãnh thổ mà chúng thiết lập xung quanh nơi dự trữ quả đầu (acorn). Chúng cũng chống lại chim sáo đá Châu Âu, loài có khả năng chiếm đoạt tổ của chúng. Thậm chí, chim có thể bảo vệ lãnh thổ của mình chống lại côn trùng; một số chim hummingbird nhiệt đới xua đuổi ong và bướm ra khỏi những nguồn mật hoa. Tập tính này không thấy có ỏ các loài chim hummingbird ở Bắc Mỹ.



Chim Barrow`s Goldeneyes bảo vệ tổ bằng cách diễn tả sự tức giận và chiến đấu một cách trực tiếp kẻ xâm lược, có khi cả ở dưới nước. Những lãnh thổ xa bờ nhỏ hơn vì chúng ít có khả năng đựơc bảo vệ và thường bị bỏ đi sớm. Những con chim không có lãnh thổ định khu thành bầy ở rìa khu vực kiếm ăn.
2 con chim sẻ tranh giành thức ăn
Chim kền kền “đọ sức” với
chó rừng
2.4. THÚ
A. Hình thức bảo vệ lãnh thổ.
Cách đánh dấu lãnh thổ rất đa dạng ở thú: Chất mồ hôi do tuyến trước mắt, các chất tiết ở tuyến hậu môn, tuyến dưới móng gốc tiết ra, một bãi phân, một bãi nước bọt hoặc động tác chà cây gây bật vỏ cây ra làm dấu hiệu (bò rừng có bướu - Bidông), còn ở khỉ có thể đó là những chướng ngại vật tự nhiên, những con đường mòn mà mắt người không phát hiện ra…
Ranh giới của lãnh thổ thường xen kẽ nhau hoặc lồng vào nhau trong phạm vi nào đó mà con thú của hai loài ít đi lại nhất.
B. Một số ví dụ:
Thỏ rừng cái vào mùa sinh sản chiếm cứ một khu vực nhất định và trở nên hung dữ hơn bình thường với đồng loại, các con đực thì ít thể hiện hơn. Khi có một con thỏ khác đi vào vùng bảo vệ lập tức bị đánh bật ra.
Sóc, chuột… cũng có những hình thức tương tự. Tính lãnh thổ thể hiện rất rõ rệt ở các loài đa thê: ở các thú chân màng, con đực bảo vệ lãnh thổ và đàn vợ của mình.
Sư tử biển đảo Pribilốp thuộc eo biển Bering, vào cuối tháng tư, tháng năm một con sư tử biển đực (nặng chừng 300kg) chiếm lĩnh một khu vực có đường kính khoảng 30m đồng thời là chủ nhân của 25 con cái. Nó doạ các con đực khác bằng cách ngửa cổ ra sau, vòi phình ra, miệng mở rộng, gầm lên. Nếu con đực khác vẫn cứ xâm phạm, thì cả hai cùng có những động tác như trên và tiến lại gần nhau, chực có cơ hội là cắn cổ nhau bằng hai răng nhọn. Khi một con bỏ chạy lập tức bị truy đuổi và bị cắn vào vòi, cổ, mắt và má...
Khỉ rú ở vùng Trung và Nam Mỹ, chúng bảo vệ lãnh thổ bằng tiếng hú của mình. Khi một đàn khỉ lạ xâm lấn thì xô xát xẩy ra ngay. Lực lượng tham gia chủ yếu là các con đực, cũng có thể có sự tham gia của con cái và con non. Cuộc chiến đấu diễn ra trong vài giờ cho đến khi một trong hai đàn phải rút chạy.
Chó đánh dấu vùng lãnh thổ
Chồn cũng đánh dấu lãnh thổ bằng mùi “riêng” của mình !!!
Những con tinh tinh Ngogo sẵn sàng tấn công và giết chết đồng loại để chiếm giữ lãnh thổ
Gấu đen tranh giành lãnh thổ với gấu Bắc Cực tại Vườn quốc gia Katmai (Mỹ)
Sơn dương đánh dấu lãnh thổ
Bảo vệ lãnh thổ
Các con sư tử châu phi với niềm kiêu hãnh, chiến đấu ngoan cường để giữ trọn lãnh thổ
V. Ý NGHĨA
Tính lãnh thổ tạo điều kiện thuận lợi để điều chỉnh số lượng quần thể ở mức thấp hơn mức bão hoà. Với ý nghĩa đó, tính lãnh thổ là hiện tượng sinh thái học chung hoàn toàn không bị giới hạn bởi một nhóm phân loại nào.
Tính lãnh thổ còn có ý nghĩa trong chọn lọc tự nhiên, rõ ràng rằng những cá thể nào được chọn làm bạn giao phối nhiều hơn sẽ có cơ hội chuyển những bản sao gen của hơn những cá thể ít được chọn. Sự lựa chọn này liên quan đến những đặc điểm dễ nhận dạng và tính lãnh thổ.
Nói chung, tính lãnh thổ giữa các loài khác nhau xảy ra giữa những loài có nhiều điểm tương tự nhau - điều này thể hiện rõ khi tính lãnh thổ là cách để bảo vệ các nguồn lợi và bạn giao phối. Những loài liên quan càng gần nhau thì thường có những nhu cầu về nguồn lợi càng tương tự nhau, và cùng cố gắng để giao hợp với bạn tình trong lãnh thổ của mình (sẽ được ví dụ ở phần sau).
Sự cạnh tranh giữa những loài khác nhau song có chung về nguồn thức ăn cũng dẫn tới việc bảo vệ lãnh thổ của riêng mình. Loài còn có một cơ chế “xua đuổi” các loài khác ra khỏi khu vực của mình sinh sống, ví dụ một số loài tảo có khả năng tiết ra chất độc ngăn cản sự xâm nhập của một số động vật (quan hệ hãm sinh).
Thành viên nhóm 5

Lê Thị Ánh.
Trương Thị Lài.
Nguyễn Huỳnh Như.
Nguyễn Hoàng Oanh.
Nguyễn Thị Kim Phụng.
GOOD LUCK TO YOU !!!
THE END
THANK YOU
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Huỳnh Như
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)