Tập san: Sáng mãi tên Người- Hồ Chí Minh

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Lan Hương | Ngày 27/04/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Tập san: Sáng mãi tên Người- Hồ Chí Minh thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
LIÊN ĐỘI TRƯỜNG THCS NGUYỄN CHÍ DIỂU
TẬP SAN
Chi đội : Chu Văn Mùi
Lớp : 6/8
Huế, 3/2009
Bác Hồ là người cha đáng kính của dân tộc Việt Nam. Bác đã hy sinh cả cuộc đời vì dân, vì nước. Cuộc đời Người là tấm gương đạo đức cao cả cho chúng ta học tập.
Bác luôn dành cho thiếu niên nhi đồng một tình yêu bao la không bờ bến. 5 điều Bác Hồ dạy là những đức tính mà thiếu niên nhi đồng chúng ta phải rèn luyện, để mai sau trở thành những người công dân tốt, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh.
Quyết tâm học tập làm theo lời Bác dạy, mãi mãi ghi nhớ công ơn của Người, Chi đội Chu Văn Mùi (Lớp 68) làm tập san hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của Bác mang tên:”Sáng mãi tên Người - Hồ Chí Minh”.
Mời tất cả các bạn cùng tìm hiểu. Chi đội Chu Văn Mùi
Lời ngỏ
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890.
Quê nội Bác Hồ là làng Kim Liên (thường gọi là làng Sen), thuộc xã chung Cự, Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).
Quê ngoại Bác Hồ là làng Hoàng Trù (thường gọi là làng Chùa), thuộc xã chung Cự, Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An(nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).
Thân phụ (cha) Bác Hồ là ông Nguyễn Sinh Sắc (1868-1929))
Thân mẫu (mẹ) Bác Hồ là bà Nguyễn Thị Loan (1868-1901)
Từ năm 1895 đến năm 1901, với tên Nguyễn Sinh Cung, Bác theo cha mẹ đến Huế, ở tại ngôi nhà thuê đường Đông Ba trong Thành Nội (nay là số 112 đường Mai Thúc Loa)
Từ năm 1906 đến năm 1909, với tên Nguyễn Tất Thành, Bác ở tại ngôi nhà thuê ở làng Dương Nổ (thuộc xã Phú Dương, huyện Phú Vang, )
Từ năm 1906 đến năm 1908, Nguyễn Tất Thành học tại trường Pháp-Việt Đông Ba.
Từ năm 1906 đến năm 1908, Nguyễn Tất Thành học tại trường Quốc Học.
Toà khâm sứ Trung Kì - Nơi diễn ra cuộc đấu tranh chống thuế
Vào tháng 4/1908, Nguyễn Tất Thành tham gia đấu tranh trong “Phong trào chống thuế Thừa Thiên Huế”,
Rời Huế, Nguyễn Tất Thành vào Phan Thiết, dạy học tại trường Dục Thanh.
Tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin
Bến cảng nhà Rồng
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành xuống làm phụ bếp cho tàu buôn La-tu-sơ Tơ-rê-vin của Pháp, bắt đầu hành trình đi tìm đường cứu nước.
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được bản Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin và tìn thấy ở đó con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam.
Lê-nin (1870-1924)
Tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua năm 1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ III và tham gia lập Đảng cộng sản Pháp, truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin.
Báo Người cùng khổ
Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Người cùng khổ, viết cuốn sách nổi tiếng Bản án chế độ thực dân Pháp, ... Giúp nhân dân thuộc địa hiểu rõ hơn bản chất của chủ nghĩa đế quốc.
Bản án chế độ thực dân Pháp
Nguyễn Ái Quốc tại Liên Xô năm 1924
Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô, Người làm việc trong Quốc tế Cộng sản, dự Hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu vào Ban chấp hành. Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V...
Ngôi nhà số 13/1(nay là 248) đường Văn minh-Quảng Châu, Trung Quốc, nơi Nguyễn Ái Quốc mở các lớp huấn luyện cán bộ Việt Nam để đưa về nước hoạt động cách mạng, từ năm 1925 đến 1927
Tháng 12 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung quốc), thành lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội (1925), chuẩn bị điều kiện cho việc thành lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam.
Các bài giảng trong các lớp đào tạo cán bộ cách mạng ở Quảng Châu được tập hợp in thành sách Đường kách mệnh (1927). Trong tác phẩm này Nguyễn Ái Quốc vạch ra những phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của Cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Trang bìa cuốn sách đường kách mệnh
Tháng 5 năm 1927, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Mátxcơva (Liên Xô), sau đó đi Béclin (Đức), đi Brúcxen (Bỉ), tham dự phiên họp mở rộng của Đại hội đồng Liên đoàn chống chiến tranh đế quốc, sau đó đi Ý và từ đây về châu Á.

Từ tháng 7 năm 1928 đến tháng 11 năm 1929, Người hoạt động trong phong trào Việt kiều yêu nước ở Xiêm (Thái Lan), tiếp tục chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mùa xuân năm 1930, Người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long, thuộc Hồng Kông. Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam (Hội nghị Đảng tháng 10 năm 1930 đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương), đội tiên phong của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam.
Trần Phú (1904-1931) Tổng bí thư đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc 1931-1933
Tháng 6 năm 1931, Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Anh bắt giam tại Hồng Kông. Mùa xuân năm 1933, Người được trả tự do.
Nguyễn Ái Quốc năm 1934
Từ 1934 đến 1938, Người nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc thuộc địa tại Mátxcơva. Kiên trì con đường đã xác định cho cách mạng Việt Nam, Người tiếp tục theo dõi chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước.
Tháng 10 năm 1938 Người rời Liên Xô về Trung Quốc, bắt liên lạc với tổ chức Đảng chuẩn bị về nước.
Ngày 28 tháng 1 năm 1941, Người về nước sau hơn 30 năm xa Tổ quốc.
Pác Pó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Cách PP 800 m có hang Cốc Pó, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc từ ngày về nước 8.2.1941 đến 8.1942.
Tháng 5-1941, Người triệu tập Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quyết định đường lối cứu nước trong thời kỳ mới, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, xây dựng căn cứ địa cách mạng.
Tháng 8-1942, lấy tên Hồ Chí Minh, Người đại diện cho Mặt trận Việt Minh và Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội Quốc tế chống xâm lược sang Trung Quốc tìm sự liên minh quốc tế, cùng phối hợp hành động chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương. Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam trong các nhà lao của tỉnh Quảng Tây. Trong thời gian một năm 14 ngày bị tù, Người đã viết tập thơ “Nhật ký trong tù” với 133 bài thơ chữ Hán. Tháng 9-1943, Người được trả tự do.
Bìa tập thơ Nhật ký trong tù.
Tháng 9-1944, Người trở về căn cứ Cao Bằng. Tháng 12-1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Cuộc chiến tranh thế giới thứ II bước vào giai đoạn cuối với những thắng lợi của Liên Xô và các nước Đồng minh. Tháng 5-1945, Hồ Chí Minh rời Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang). Tại đây theo đề nghị của Người, Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân đã họp quyết định Tổng khởi nghĩa.
Di tích Đình Tân trào
Đại hội Quốc dân đã bầu ra Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Tháng 8-1945, Người lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Đánh chiếm Bắc bộ phủ
Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Người đọc “Tuyên ngôn độc lập”, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Người trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.
Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu (1945)
Sau Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo nhân dân tiến hành chống giặc đói, giặc dốt, giải quyết khó khăn về tài chính. Trước âm mưu xâm chiếm nước ta một lần nữa của thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã kí với Pháp Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 để nhân dân ta có thời gian hòa bình xây dựng và củng cố lực lượng chuẩn bị kháng chiến chông Pháp.
Trước nạn ngoại xâm, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi cả nước đứng lên bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc với tinh thần: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Người đã khởi xướng phong trào thi đua yêu nước, cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính.
Bút tích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch.
Tập thái cực quyền
Một số hình ảnh về Bác Hồ ở Việt Bắc
Cho cháu bé ăn
Làm việc
Bữa cơm đạm bạc
Đi công tác
Chỉ huy bộ đội.
Một số hình ảnh về Bác Hồ ở Việt Bắc
Bác Hồ trong chiến dịch Biên Giới 1950
Bộ chính trị họp bàn kế hoạch đánh chiếm Điện Biên Phủ.
Tháng 2-1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Tại Đại hội Người được bầu làm Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành thắng lợi to lớn, kết thúc vẻ vang bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954), giải phóng hoàn toàn miền Bắc.
Cờ Quyết chiến, quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng Đơ- cát
Bác Hồ gắn huy hiệu cho Hoàng Đăng Vinh-người bắt tướng Đơ-cát
Chủ tịch Hồ Chí Minh 1954
Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa về lại thủ đô Hà Nội.
Từ năm 1954, Người cùng Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm HTX Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trong mùa thu hoạch lúa (năm 1954).
“Miền Nam luôn ở trong trái tim tôi”.
Bác Hồ tưới cây vũ sữa Cà Mau(1955)
Gần gũi, hòa đồng với nhân dân là một nét đẹp nhân cách của Bác. Trong ảnh: Bác Hồ cùng nhân dân tát nước chống hạn ở cánh đồng Quang Tó, xã Đại Thanh, tỉnh Hà Tây (1958)
Bác Hồ thăm lớp học vỡ lòng phố Hàng Than, Hà Nội (1958)
Bác Hồ thăm đại biểu giáo viên toàn miền Bắc (1958)
Bác Hồ nói chuyện với đồng bào, cán bộ, bộ đội tại Thuận Châu ngày 7 /5 /1959

Ngày 28-11-1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động ngày “Tết trồng cây” với mong muốn: Trong mười năm, đất nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp hơn, khí hậu điều hòa hơn, cây gỗ đầy đủ hơn.
Bác Hồ với thiêu nhi vùng cao Việt Bắc 1960
Bác Hồ thăm đình Tân Trào (3-1961)
Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III, họp vào tháng 9 năm 1960, Người khẳng định: “Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hoà bình, thống nhất nước nhà”. Tại Đại hội Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi tthăm các cụ già dân tộc vùng cao Việt Bắc
Bác Hồ với thiếu nhi Nghệ An (1961)
Năm 1964, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân đánh phá miền Bắc Việt Nam. Người động viên toàn thể nhân dân Việt Nam vượt mọi khó khăn gian khổ, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Người nói: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Đại hội thanh niên Thủ đô làm theo lời Bác:”Mỗi người làm việc bằng hai” (30-91964).
Từ năm 1965 đến tháng 9-1969, cùng với Trung ương Đảng, Người tiếp tục lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện sự nghiệp cách mạng trong điều kiện cả nước có chiến tranh, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất đất nước.
Bác Hồ với các anh hùng chiến sĩ thi đua miền Nam (1965)
Chủ tịch Hồ Chí Minh dự lễ khai mạc kỷ niệm lần thứ 35 ngày thành lập Đoàn thanh niên lao động Việt Nam (25-3-1966)
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một đơn vị pháo phòng không
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một đơn vị hải quân
Bác Hồ với các cháu thiếu niên miền Nam Việt Nam (1969)
Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Bác Hồ qua đời. Trước khi đi xa, Bác đã để lại cho nhân dân Việt Nam bản Di chúc lịch sử, căn dặn những việc nhân dân Việt Nam phải làm để xây dựng đất nước.
Một phần Di chúc của Bác Hồ
Bác Hồ đã trút hơi thở cuối cùng lúc 9g47 ngày 2-9-1969

Nơi yên nghỉ vĩnh hằng của Bác Hồ
Bức ảnh nổi tiếng, "Bác Hồ bắt nhịp bài ca kết đoàn"

Thực hiện Di chúc của Người, toàn dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ, buộc Chính phủ Mỹ phải ký Hiệp định Pari ngày 27-1-1973, chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam.
Lễ ký Hiệp định Pa-ri năm 1973
Mùa xuân năm 1975, với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhân dân Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, thực hiện được mong ước thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xe tăng quân giải phóng húc đổ cánh cửa Dinh Độc Lập (30-4-1975)
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, sáng lập Đảng Mác - Lênin ở Việt Nam, sáng lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Người luôn luôn gắn cách mạng Việt Nam với cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Người là tấm gương đạo đức cao cả, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, vô cùng khiêm tốn, giản dị.
Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) đã tôn vinh Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá kiệt xuất.
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập với thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc Việt Nam, mãi mãi soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 
Chi đội Chu Văn Mùi xin cảm ơn các bạn: Châu Trần Bội Linh, Trần Thị Ngọc Trâm, Mai Thị Như Thảo, Hồ Thị Mỹ Linh, Trần Xuân Thiên Phúc, Nguyễn Nhất Thảo Linh, Nguyễn Anh Kiệt, Võ Hải Di, Lê Trần Thanh Kiều, Lê Tuấn Anh, Nguyễn Thị Ngọc Hiền, đã đóng góp tư liệu.
Chân thành cảm ơn cô giáo chủ nhiệm đã đóng góp ý kiến, giúp đỡ Chi đội biên soạn và hoàn thành tập san.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Lan Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)