Tập huấn về HS khuyết tật

Chia sẻ bởi Trương Quang Kỳ | Ngày 01/05/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Tập huấn về HS khuyết tật thuộc Power Point

Nội dung tài liệu:

TẬP HUẤN CHUYÊN SÂU DẠNG TẬT
CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ



NỘI DUNG
Nhận biết, xác định những đặc điểm, khả năng, nhu cầu của trẻ CPTTT.Xây dựng mục tiêu và lập Kế hoạch GDCN.
Một số kĩ năng dạy trẻ CPTTT.
Vận dụng kĩ năng dạy trẻ CPTTT vào một số môn học ở Tiểu học.
Hỗ trợ cá biệt cho trẻ CPTTT.
Đánh giá kết quả giáo dục trẻ CPTTT.
QUI TRÌNH GDHN TRẺ KT
Nhận biết
trẻ CPTTT
Thế nào là trẻ CPTTT?
- Chức năng trí tuệ dưới trung bình( IQ< 50)
- Hạn chế ít nhất 2 lĩnh vực hành vi thích ứng( giao tiếp,tự phục vụ, kĩ năng xã hội,học tập,lao động...)
- Hiện tượng này xuất hiện trước 18 tuổi.
Đặc điểm nhận biết trẻ CPTTT
Một số trẻ có hình thể không cân đối, ánh mắt và nét mặt không bình thường.
Phản ứng chậm với kích thích bên ngoài.
Khả năng phối hợp tay mắt kém.
Biểu hiện tình cảm thất thường.
Nhiều trẻ có hành vi bất thường.
Lâu nhớ, mau quên.
Ngôn ngữ rất hạn chế.
- Khó khăn trong việc thực hiện một nhiệm vụ đơn giản.
Mỗi trẻ thường có những sở thích riêng( thích vẽ, thích hát, thích hoạt động thể thao...)
Mức độ tật của trẻ CPTTT
Mức độ nhẹ.
Mức độ trung bình.
Mức độ nặng.







ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA TRẺ
CPTTT
THẢO LUẬN NHÓM
- Nội dung thảo luận:
* Đặc điểm cảm giác, tri giác.
* Đặc điểm tư duy.
* Đặc điểm ngôn ngữ.
* Đặc điểm trí nhớ.
* Đặc điểm chú ý.
* Đặc điểm hành vi.
- Thời gian thảo luận: 15’
Đặc điểm cảm giác và tri giác
Chậm chạp và hạn hẹp.
Phân biệt màu sắc, chi tiết sự vật kém, dễ nhầm lẫn và thiếu chính xác.
Thiếu tính tích cực khi tri giác( quan sát đại khái, qua loa, khó quan sát kĩ chi tiết, khó hiểu được nội dung).
Do đặc điểm này nên trẻ CPTTT gặp khó khăn trong học tập dẫn đến kết quả học tập kém.
Đặc điểm tư duy
Chủ yếu là tư duy cụ thể vì vậy khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ và nắm bắt khái niệm
Tư duy thiếu liên tục. Cần có chế độ nghỉ ngơi xen kẽ các hoạt động, giao việc vừa sức.
Tư duy lôgíc kém. Trẻ thường không vận dụng được các thao tác tư duy đối với các hành động trí tuệ
Thiếu tính phê phán, nhận xét về vấn đề nào đó
Đặc điểm ngôn ngữ
Vốn từ nghèo nàn, từ tích cực ít, từ thụ động nhiều
Phát âm thường sai, phân biệt âm kém, nói ngọng...
Không nắm được quy tắc ngữ pháp, nói sai ngữ pháp
Trẻ nói được nhưng không hiểu nói gì
Khó hiểu lời nói của người khác
Nghe được mà không hiểu
Nhớ từ mới chậm
Đa số trẻ CPTTT chậm biết nói
Đặc điểm trí nhớ
Chậm nhớ, mau quên. Quá trình ghi nhớ chậm chạp, không bền vững, không đầy đủ và thiếu chính xác. Dễ quên những điều không liên quan, không phù hợp với nhu cầu, mong đợi của trẻ.
Đặc điểm chú ý
Khó tập trung trong thời gian dài, dễ bị phân tán
Khó tập trung vào các chi tiết
Kém bền vững, thường chuyển từ hoạt động chưa hoàn thành sang hoạt động khác.
Luôn bị phân tán, khó tuân theo các chỉ dẫn, khó kiên nhẫn đợi đến lượt, khó kiềm chế phản ứng.
Đỉnh cao của chú ý và thời gian chú ý của trẻ CPTTT kém hơn nhiều so với trẻ bình thường.
Đặc điểm hành vi
Hành vi hướng ngoại: Là hành vi được biểu hiện theo xu hướng ra bên ngoài. Những hành vi này thường gây ra phiền nhiễu cho người khác, làm tổn thương hay tấn công người khác, hành vi chống đối, hành vi sai trái...
Hành vi hướng nội: Là hành vi được biểu hiện theo xu hướng vào bên trong. Những hành vi này không gây phiền nhiễu cho người xung quanh, trầm cảm thu mình lại, sợ hãi, bối rối, tự làm tổn thương mình, lầm lì, rầu rĩ...Trẻ ngồi học rất trật tự song không hiểu gì.
Xây dựng mục tiêu
Mục tiêu dài hạn: mục tiêu năm, mục tiêu học kì.
Mục tiêu ngắn hạn: mục tiêu tháng, mục tiêu tiết học.
Lập kế hoạch
giáo dục cá nhân
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN
Tìm hiểu khả năng và nhu cầu của trẻ CPTTT
Những khả năng ( nh?ng di?m m?nh) c?a tr?:
* Phát triển thể chất và vận động.
* Khả năng ngôn ngữ và giao tiếp.
* Khả năng về nhận thức (nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính; khả năng ghi nhớ, tri giác, tư duy, chú ý, khả năng đọc, viết, tính toán, khả năng quan sát, nhận biết), khả năng biểu hiện tình cảm, khả năng tự phục vụ, khả năng hoà nhập cộng đồng...
Những nhu cầu ( nh?ng di?u c?n h? tr?) của trẻ:
* Nhu cầu phát triển thể chất.
* Nhu c?u về tình cảm (yêu thương và tôn trọng)
* Nhu c?u về học tập, v? giao d?c trẻ...
Một số kĩ năng dạy trẻ CPTTT
1. Phát triển chức năng các giác quan
5 Giác quan của người
Tỷ lệ các thông tin được tiếp nhận qua các giác quan
“Tôi nghe và tôi quên.
Tôi nhìn và tôi nhớ.
Tôi làm và tôi hiểu.”
MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN CÁC GIÁC QUAN CHO TRẺ CPTTT
Tăng cường khả năng nhận thức cảm tính của trẻ CPTTT về thế giới xung quanh.
Tăng cường kh? nang nhận biết đặc điểm đối tượng.
Hỗ trợ khả năng ghi nhớ.
Phát triển vốn từ .
Thảo luận nhóm
Nội dung TL:
Các biện pháp giúp trẻ CPTTT phát triển các giác quan?
Thời gian TL: 5’
Các nhóm trình bày và kết luận: 5’
Các biện pháp phát triển THỊ GIÁC
Luyện trẻ nhìn xa, gần, nhìn theo hướng chuyển động.
Luyện trẻ phân biệt đối tượng theo dấu hiệu màu sắc, hình dáng, kích cỡ.
Luyện trẻ phân biệt sáng tối.
Quan sát tranh và phát hiện bộ phận thiếu.
Quan sát và nói lại những điều trẻ nhìn thấy đuợc.
Các biện pháp phát triển THÍNH GIÁC
* Buộc trẻ phải lắng nghe, tập trung chú ý, nhìn người đang nói.
* Nhắc lại lời nói nghe được.
* Tập nghe tiếng kêu các con vật và bắt chước.
* Phân biệt các loại âm thanh.
* Tập nghe các loại nhạc cụ.
* Luyện nghe hiểu và phối hợp thính giác với các giác quan khác.
Các biện pháp phát triển
XÚC GIÁC
Cho trẻ sờ để nhận biết hình dáng, kích cỡ các đồ vật.
Nhận biết cảm giác nóng, lạnh, trơn, nhám…
Nhận biết độ cứng, mềm.
Các biện pháp phát triển
VỊ GIÁC
Cho trẻ nếm và phận biệt các vị: cay, đắng, ngọt,mặn, chua, chát…
Nhận biết vị của một số loại quả và thức ăn.
Các biện pháp phát triển
KHỨU GIÁC
Tập cho trẻ nhận biết, phân biệt các mùi: thơm, hôi, thiu, thối…
Tập nhận biết mùi thơm của một số loại hoa quả, cỏ cây, thức ăn…
2. phát triển
các thao tác tư duy
các thao tác tư duy CO B?N
So sánh: Là sự đối chiếu giữa các đồ vật hay hiện tượng để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau.
Phân tích: Phân chia từ một chỉnh thể thành nhiều bộ phận nhỏ hơn.
Khái quát, tổng hợp: Tìm ra chỉnh thể từ các chi tiết.
Thảo luận nhóm
Nội dung TL:
Các biện pháp phát triển khả năng tư duy cho trẻ CPTTT( khả năng so sánh, khả năng phân tich, khả năng khái quát)
Thời gian TL: 10’
Phát triển khả năng so sánh
Cung cấp những đặc điểm của đối tượng so sánh (đặc điểm bên ngoài, bên trong)
*Tìm các điểm giống nhau.
*Tìm các điểm khác nhau.
Nhận biết đối tượng trong những đối tượng khác.
Phân loại đối tượng theo đặc điểm.
So sánh các đồ vật, con vật hay các hình với nhau.
Phát triển khả năng phân tích
Sử dụng tranh ảnh, đồ dùng trực quan hỗ trợ trẻ trong quá trình phân tích.
Luyện cho trẻ phân tích một chỉnh thể thành các bộ phận.
Phân tích theo cấu tạo( cơ thể người, các bộ phận của cây, các phần của một ngôi nhà…)
Phân tích cấu trúc( gia đình 2 thế hệ, gia đình 3 thế hệ…)
Phân tích các đồ dùng, vật dụng hàng ngày.
Phân tích ngữ pháp
Sử dụng trò chơi ghép hình.
Phát triển khả năng khái quát, tổng hợp
Nêu ra những sự vật , hiện tượng cụ thể quen thuộc, gần gũi mà trẻ có thể quan sát được, giúp trẻ rút ra được đặc điểm chung( phân loại các đồ vật, các con vật,các phương tiện giao thông…)
Khái quát những dấu hiệu( phân thành các nhóm đồ vật có những đặc điểm giống nhau):
*Xếp nhóm đồ vật có hình dạng giống nhau.
*Xếp nhóm đồ vật có màu sắc giống nhau.
*Loại trừ các đồ vật có đặc điểm khác.
3. hướng dẫn
thực hiện nhiệm vụ
Thảo luận nhóm.
Những khó khăn trẻ CPTTT gặp phải khi thực hiện nhiệm vụ.
Những khó khăn của trẻ CPTTT khi thực hiện nhiệm vụ.
Không hiểu nhiệm vụ được giao.
Khó vận dụng kiến thức đã h?c vào việc giải quyết nhiệm vụ trong tình huống mới.
Khó thiết l?p m?i tuong quan gi?a các sự kiện, s? vi?c để tìm ra cách giải quyết nhiệm vụ.
Kho d?nh hinh tru?c cac bu?c th?c hi?n nhi?m v?.
Không nhớ nhiệm vụ được giao
Kho ho�n th�nh nhi?m v?.
Các nguyên tắc hướng dẫn trẻ CPTTT thực hiện nhiệm vụ
Giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, vừa sức trẻ, hướng dẫn dễ hiểu, chi tiết.
Vận dụng qui luật nhận thức để hướng dẫn( vật thật - mô hình - hình ảnh – ngôn ngữ - khái niệm)
Từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó.
Chia nhiệm vụ thành các bước nhỏ và hướng dẫn thực hiện từng bước.
* Giảm dần sự hỗ trợ.
Kết hợp nhiều kênh khác nhau để hướng dẫn trẻ
( hướng dẫn bằng lời, làm mẫu,bắt chước…)
4. HÌNH THÀNH
KHÁI NIỆM
HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM
* Ở một mức độ nào đó tất cả các kiến thức học đường trẻ em lĩnh hội đều là các khái niệm.
* Khái niệm bao gồm khái niệm cụ thể và khái niệm trừu tượng.
Các bước phân tích khái niệm
Phân tích khái niệm gồm 6 bước sau:
1. Xác định khái niệm và các thành tố cơ bản của KN
2. Động não (đưa ra các ví dụ, các đặc điểm minh hoạ...)
3. Chọn lọc (lược bỏ những thông tin không cần thiết)
4. Trình tự các bước hình thành khái niệm
- Nêu những ví dụ minh hoạ cho KN
- Nêu những ví dụ ngược với khái niệm đó.
- Lựa chọn (nêu VD phù hợp và không phù hợp để chọn)
- Gợi ý HS liên hệ trong thực tiễn
5. Xác định điều kiện tiên quyết
6. Đánh giá
5.hình thành và phát triển
kỹ năng xã hội
phân loại kỹ năng xã hội
1. KNXH trong sinh hoạt tại gia đình.
2. KNXH trong sinh hoạt tại nhà trường.
3. KNXH trong sinh hoạt tại cộng đồng.
4. KNXH trong hoạt động vui chơi.
5. KNXH thể hiện trong hoạt động giao tiếp.
Dạy trẻ kỹ năng xã hội trong gia đình
- Hình thành cho trẻ thói quen thực hiện các công việc don gi?n trong gia đình và khả năng tự phục v? .
- Tư vấn, giúp đỡ , hướng dẫn các thành viên trong gia đình việc giáo dục cũng như hình thành được cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết trong gia đình.
Dạy trẻ kĩ năng XH trong nhà trường
Kĩ năng hợp tác với cô và các bạn trong học tập và vui chơi.
Kĩ năng tôn trọng và biết lắng nghe người khác.
Biết chờ đến lượt mình.
Biết chia xẻ, giúp đỡ mọi người...


Dạy trẻ KN sống trong cộng đồng và ngoài xã hội
Giữ gìn trật tự nơi công cộng ( không nói bậy, đánh lộn, chửi thề, gây rối).
Giữ vệ sinh nơi công cộng.
Lễ phép, biết chào hỏi mọi người.
Bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
Bảo vệ môi trường…
Dạy trẻ kĩ năng giao tiếp ứng xử
Trẻ CPTTT thường có khó khăn trong khả năng ngôn ngữ, giao tiếp. Dạy ngon ng? giao ti?p khong tách rời khỏi hoạt động học tập và sinh hoạt hàng ngày.
Dành thời gian nói chuyện với trẻ, khuyến khích các học sinh trong lớp chơi cùng trẻ.
Tư vấn gia đình các biện pháp để phát triển các kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp với con em mình.

Dạy trẻ KN tham gia các hoạt động vui chơi
Thông qua các hoạt động vui chơi nhằm hình thành và phát triển khả năng hợp tác, khả năng giao tiếp ứng xử, hình thành ở trẻ ý thức nề nếp, tổ chức, kỷ luật.
Hình thành cho học sinh CPTTT kỹ năng tham gia hoạt động vui chơi là cách tốt để học sinh hòa nhập cùng các bạn học trong môi trường lớp học.
6. Quản lý hành vi
bất thường
những biểu hiện hành vi bất thường của trẻ cpttt
Các hành vi hướng ngoại: Đi lại tự do trong lớp; không chịu ngồi yên; trẻ có thể quậy phá, đánh đấm bạn, nói tự do trong giờ học; có thể la hét không rõ nguyên cớ; có thể nói lẩm bẩm một mình; có thể khóc hoặc hờn dỗi...
Các hành vi hướng nội: Uể oải, buồn chán, im lặng, không nói chuyện với người xung quanh, không thực hiện nhiệm vụ...
Các lưu ý trong quản lý HVBT
Các biện pháp quản lý HVBT xuất phát từ giáo viên học sinh quý mến có tác dụng hơn.
Hình thức khen thưởng hoặc trách phạt phải được lựa chọn cho phù hợp với từng học sinh.
Các hình thức khen thưởng hoặc trách phạt lặp lại liên tục sẽ giảm dần tác dụng.
Vận dụng kĩ năng
dạy trẻ CPTTT
dạy một số môn ở Tiểu học
Thảo luận nhóm
Nội dung TL:
* Những khó khăn trẻ CPTTT gặp phải khi học các môn: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội.
* Các biện pháp giúp trẻ khắc phục những khó khăn để học tốt hơn trong các môn học đó.
Thời gian TL và trình bày : 25’
Dạy Toán cho trẻ CPTTT
Những khó khăn khi trẻ CPTTT học toán
1.Viết số: Trẻ thường viết chữ số không chính xác, viết nguyệch ngoạc không đúng dòng và chữ số to nhỏ không cùng kích cỡ
2. Khi tính: Khi thực hiện phép tính theo hàng ngang dễ bị nhầm lẫn hàng nọ sang hàng kia, lấy số của hàng này cộng trừ với số của hàng khác không cùng hàng với nhau.
- Khi thực hiện các phép tính thì không nhớ phải thực hiện từ trái sang phải và phải làm các phép nhân chia trước, cộng trừ sau.
- Từ phép tính hàng ngang khi chuyển sang các phép tính cột dọc thì đặt không đúng hàng của các số với nhau.
3. Giải toán co l?i van: trẻ khó xác lập mối quan hệ tương quan giữa các dữ liệu với nhau, khó khăn trong việc viết lời giải của bài toán.
Dạy các khái niệm biểu tượng ban đầu
1. Dạy khái niệm độ lớn:
Phải có trực quan để trẻ nhìn thấy và thực hành so sánh giữa các đối tượng với nhau (so sánh chiều dài, rộng, so sanh l?n nh?...)
2. Dạy khái niệm số lượng:
GV dùng các trực quan như: que tính, các hạt, viên sỏi... để trẻ quan sát và biết được số lượng của các vật.
3. Dạy khái niệm không gian:
Có thể thực hiện trong lớp hoặc ngoài lớp; dùng đồ vật để thay đổi vị trí không gian.
Dạy số tự nhiên
Nhận biết, đọc,viết các chữ số.
Tập đếm ( đếm xuôi, đếm ngược, chỉ vào đồ vật để đếm, đếm không nhìn vào đồ vật.
Đếm số lượng đồ vật trong các nhóm và viết các số tương ứng.
Dạy các phép tính
Thực hiện các phép tính cộng, trừ không nhớ.
Thực hiện các phép tính cộng trừ có nhớ.
DẠY MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH CPTTT
Những khó nhăn khi trẻ học
Tiếng Việt
Vốn từ ít: từ tích cực ít, từ thụ động nhiều.
Phát âm thường sai, không rõ.
Nói sai ngữ pháp.
Khó diễn đạt ý.
Khó hiểu lời người khác nói.
Khó khăn trong luyện viết, tập đọc…
luyện nghe cho trẻ cpttt
Người nói phải nói chậm, rõ ràng để trẻ hiểu được nội dung
Cho trẻ nghe kết hợp với hình ảnh trực quan,từ ngữ
Phải có môi trường nghe tốt (nếu trẻ ở quá xa người nói hoặc có nhiều tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả nghe
Trong giờ giảng bài GV nên biết thay đổi giọng nói, ngữ điệu...
Thường xuyên nói chuyện với trẻ, càng nhiều càng tốt. Đặt các câu hỏi để trẻ trả lời
Cho trẻ chơi các trò chơi nhận biết âm thanh
GV thường xuyên chọn những câu chuyện ngắn, dễ hiểu kể cho trẻ nghe nhằm rèn luyện khả năng nghe của trẻ
luyện nói cho trẻ cpttt
Một số kỹ năng cơ bản giúp trẻ luyện nói:
Cho trẻ chơi với đồ chơi. Vừa chơi vừa đặt câu hỏi.
Học bắt chước: Cho trẻ nói bằng cách bắt chước câu nói của người khác, bắt chước âm thanh của người, động vật...
Hướng dẫn trẻ kể chuyện theo tranh
Cho trẻ chơi các trò chơi sắm vai
Truyện kể: Có hai hình thức dùng truyện kể để giúp trẻ khả năng nói. Trẻ tự kể về bản thân, gia đình mình... hoặc kể lại các câu chuyện mà trẻ được nghe người khác kể. Với loại hình này, trẻ CPTTTthường gặp khó khăn không nhớ hết các tình tiết của câu chuyện. GV cần có câu hỏi gợi ý cho trẻ
luyện viết cho trẻ cpttt
Các kỹ năng hỗ trợ trước khi dạy viết (luyện tập cổ tay và ngón tay; tập kết hợp mắt và tay; tập vân động tổng hợp...)
Rèn luyện kỹ năng viết chữ (cầm bút và ngồi đúng tư thế,
Cho trẻ tô ở bảng con sau đó tô trong vở tập tô.
Dạy kỹ năng viết từ và câu
Trước tiên viết các từ, cụm từ ứng dụng trong sách giáo khoa và viết tên người, tên vật, tên địa danh quen thuộc
Tập viết từ hành động và từ mô tả (động từ, tính từ)
Tập viết câu đơn giản và khó dần. Sau đó cho trẻ nhìn sách chép ra vở, viết đi viết lại nhiều lần
DẠY MÔN TỰ NHIÊN-XÃ HỘI CHO TRẺ CPTTT
NHỮNG KHÓ KHĂN KHI TRẺ HỌC MÔN TNXH
Khả năng quan sát kém.
Phân biệt màu sắc , chi tiết sự vật kém nên dễ nhầm lẫn, thiếu chính xác.
Quan sát qua loa, đại khái nên khó hiểu, khó nhớ nội dung, cấu tạo, cấu trúc bên trong sự vật, hiện tượng.
rèn luyện kỹ năng quan sat cho trẻ cpttt
Tạo cho trẻ thói quen quan sát các sự vật, hiện tượng ở chung quanh.
Tập trẻ quan sát kĩ các chi tiết, bộ phận.
Rèn kĩ năng phân biệt màu sắc, hình dáng, kích thước…
Phát triển 5 giác quan đặc biệt là thị giác và thính giác.
luyện kỹ năng thực hành cho trẻ cpttt
Phương pháp làm mẫu để trẻ bắt chước (làm mẫu chậm từng thao tác để trẻ quan sát. Nếu làm mẫu một lần mà trẻ chưa nắm được thì làm mẫu nhiều lần.)
Phương pháp trợ giúp ban đầu (trẻ CPTTT thường kèm theo các khuyết tật về vận động nên cần có sự hỗ trẻ khi quan sát)
Phương pháp luyện tập liên tục, kiểm tra sát sao và động viên kịp thời. GV phải phối hợp chặt chẽ với gia đình và bạn bè của trẻ theo dõi, giúp đỡ trẻ luyện tập ở lớp, ở nhà, ngoài XH.
RÈN KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ CPTTT
Rèn các kĩ XH liên quan đến chủ đề “ con người và sức khỏe”: giữ gìn vệ sinh cá nhân, tự phục vụ, phòng ngừa các bệnh thông thường, ăn uống đủ chất…
Rèn các kĩ năng liên quan đến chủ đề “ xã hội”: Giao tiếp, ứng xử, giữ gìn vệ sinh trường lớp và nơi công cộng, an toàn khi ở nhà, ở trường…
Điều chỉnh hoạt động dạy học phù hợp với trẻ CPTTT
điều chỉnh các hoạt động
dạy học
1. Mục đích của điều chỉnh
Phù hợp với mục tiêu bài học
Phù hợp với mức độ nhận thức của trẻ
Phù hợp với sở thích và cách học của trẻ
2. Nội dung điều chỉnh
Điều chỉnh cách tổ chức, quản lý hoạt động dạy và học
Điều chỉnh mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học
3. Các phương pháp điều chỉnh bao gồm:
* PP đồng loạt.
* Da trình độ.
* Trùng lặp giáo án.
* Phương pháp thay thế.
Thiết kế bài dạy có hiệu quả
Yêu cầu thiết kế bài dạy có hiệu quả
Xây dựng mục tiêu chung, mục tiêu riêng theo mô hình nhận thức Bloom.
Điều chỉnh nội dung, yêu cầu kiến thức phù hợp với khả năng của trẻ.
Thiết kế các hoạt động phù hợp với năng lực và sở thích của trẻ.
HỖ TRỢ
TRẺ CPTTT
vai trò của nhóm bạn bè
Giúp trẻ mau chóng hoà nhập vào môi trường hoạt
động của trẻ.
Giúp trẻ xoá đi tư tưởng tự ti, mặc cảm.
Trẻ giúp đỡ nhau dễ hơn người lớn giúp đỡ trẻ.
Nhóm trẻ có thể giúp trẻ CPTTT trong các lĩnh vực ở trường, ở nhà, ở nơi công cộng.
Nhóm giúp trẻ CPTTT là những em có điều kiện (học khá, ở gần nhà...) hiểu trẻ, thông cảm với hoàn cảnh của trẻ, là bạn thân của trẻ.
những việc làm của giáo viên để giúp trẻ cpttt
Lập hồ sơ theo dõi sự tiến bộ của trẻ.
Xây dựng vòng bạn bè, tổ chức nhóm giúp trẻ CPTTT.
Phối hợp với các tổ chức xã hội, đoàn thể cùng tham gia giúp đỡ trẻ về vật chất và tinh thần.
Luôn đổi mới phương pháp dạy học, điều chỉnh KHDH cho phù hợp.
Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi với cả lớp.
Giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng sống
Trao d?i v?i gia đình trẻ CPTTT những thông tin cần thiết, tu v?n phuong phap GD, phuong phap h? tr? tr? h?c ? nh�.
Kết hợp với y tế để khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ.
HỖ TRỢ CỦA GIA ĐÌNH
Phát hiện sớm biểu hiện CPTTT của trẻ để có biện pháp can thiệp. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chăm sóc trẻ.
Phối hợp với y tế để chăm sóc, phục hồi chức năng cho trẻ.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày. Thường xuyên nói chuyện với trẻ, khuyến khích trẻ nói.
Tập cho trẻ tự phục vụ và làm những việc đơn giản.
Giáo dục cho trẻ những thói quen hành vi văn hoá như: chào hỏi...
Hướng dẫn trẻ tự học ở nhà: Dạy trẻ đọc, viết, làm tính...
Phối hợp với nhà trường và các tổ chức XH cùng giúp đỡ trẻ.
Tham dự các cuộc tập huấn cho cha mẹ trẻ CPTTT.
Đánh giá kết quả giáo dục
trẻ CPTTT
QUAN ĐIỂM ĐÁNH GIÁ
Đánh giá theo quan điểm tổng thể.
Đánh giá theo quan điểm tích cực, phát triển.
Đánh giá theo mục tiêu và kế hoạch giáo dục cá nhân.
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
Đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức.
Đánh giá rèn luyện kĩ năng.
Đánh giá thái độ , hành vi.
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Phương pháp quan sát.
Phương pháp phỏng vấn.
Đánh giá qua sản phẩm của trẻ.
Phương pháp trắc nghiệm và bài tập.
Phương pháp tự đánh giá.
Phương pháp tập thể đánh giá.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Quang Kỳ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)