Tập huấn văn:Phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực

Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh | Ngày 21/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: Tập huấn văn:Phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

1
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ
SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC
NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS
2
Nhóm 1: Thế nào là PP dạy học vấn đáp? Cho ví dụ.
Nhóm 2: Thế nào là PP dạy học nêu vấn đề? Cho ví dụ.
Nhóm 3: Thế nào là PP dạy học đóng vai? Cho ví dụ.
Nhóm 4: Thế nào là PP dạy học thuyết trình? Cho ví dụ.
Nhóm 5: Thế nào là PP tổ chức học sinh hoạt động tiếp nhận tác phẩm trong giờ đọc văn? Cho ví dụ.
3
Khi nào thì PP dạy học vấn đáp/ nêu và giải quyết vấn đề/ đóng vai/ thuyết trình/ tổ chức HS hoạt động tiếp nhận tác phẩm… trở thành PP dạy học tích cực nhất?
4
1. Phương pháp dạy học tích cực:
1.1. Phương pháp vấn đáp:
Cách thức: Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh trả lời  Học sinh lĩnh hội nội dung bài học
5
Các cách vấn đáp:
- Vấn đáp tái hiện.
- Vấn đáp giải thích minh hoạ.
- Vấn đáp tìm tòi.
1. Phương pháp dạy học tích cực:
1.1. Phương pháp vấn đáp:
6
1. Phương pháp dạy học tích cực:
1.2. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề:
* “Tư duy luôn luôn bắt đầu từ một vấn đề” (X.L.Rubinxtên)
* Dạy học nêu vấn đề: Xác định được “vấn đề”  xây dựng tình huống có vấn đề (tình huống chứa đựng mâu thuẫn đòi hỏi phải giải quyết).
7
1. Phương pháp dạy học tích cực:
1.3. Phương pháp đóng vai:
8
1. Phương pháp dạy học tích cực:
1.4. Phương pháp thuyết trình:
- Trình bày kiểu nêu vấn đề.
- Trình bày kiểu thuật truyện.
- Trình bày kiểu mô tả phân tích.
- Trình bày kiểu nêu vấn đề có tính giả thuyết.
9
1. Phương pháp dạy học tích cực:
1.5 Tổ chức học sinh hoạt động tiếp nhận tác phẩm trong giờ đọc văn:
- Hoạt động cảm nhập ban đầu.
- Tri giác ngôn ngữ nghệ thuật.
- Tái hiện hình tượng
- Phân tích, cắt nghĩa và khát quát hóa các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm
- Tự bộc lộ, tự nhận thức
10
MỘT SỐ KĨ THUẬT
DẠY HỌC TÍCH CỰC
11
2.1. Kĩ thuật “Động não”
- Nêu câu hỏi, vấn đề cần được tìm hiểu.
- Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu.
- Phân loại ý kiến.
- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý.
12
2.2. Học theo góc
Là m?t phuong phỏp t? ch?c ho?t d?ng h?c t?p theo nhúm. Trong dú h?c sinh th?c hi?n cỏc nhi?m v? khỏc nhau t?i cỏc v? trớ c? th? trong không gian lớp học d?m b?o cho HS h?c sõu v� h?c tho?i mỏi.
13
Cơ hội
1. HS được lựa chọn hoạt động
2. Các góc khác nhau – cơ hội khác nhau: Khám phá, Thực hành, Hành động, …:
- Mở rộng, phát triển, sáng tạo (thí nghiệm mới, bài viết mới,…)
- Đọc hiểu các nhiệm vụ và các hướng dẫn bằng văn bản của GV
- Cá nhân tự áp dụng
3. Đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau
14
Ưu điểm của học theo góc
Kích thích HS tích cực học tập thông qua hoạt động
Mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái ở HS
Học sâu & hiệu quả bền vững
Tương tác mang tính cá nhân cao giữa thày và trò
Hạn chế tình trạng học sinh phải chờ đợi
Cho phép điều chỉnh HĐ dạy học sao cho phù hợp với trình độ và nhịp độ học tập của HS (thuận lợi đối với HS)
Nhiều không gian hơn cho những thời điểm học tập mang tính tích cực
Nhiều khả năng lựa chọn hơn
Nhiều thời gian hướng dẫn cá nhân hơn
Tạo điều kiện cho HS tham gia hợp tác cùng học tập
15
Các bước dạy học theo góc
Bước 1 : Chuẩn bị:
- Lựa chọn nội dung bài học phù hợp
- Xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng góc
Thiết kế các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ ở từng góc bao gồm phương tiện/tài liệu (tư liệu nguồn, văn bản hướng dẫn làm việc theo góc; bản hướng dẫn theo mức độ hỗ trợ, bản hướng dẫn tự đánh giá,…)

Bước 2 : Tổ chức hoạt động học tập theo góc
Giới thiệu bài học và các góc học tập
HS được lựa chọn góc theo sở thích
HS được học luân phiên tại các góc theo thời gian quy định (VD 10 – 15’ tại mỗi góc) để đảm bảo học sâu
- Tổ chức trao đổi/chia sẻ (thực hiện linh hoạt)
16
1. Tính phù hợp
Nhiệm vụ và cách tổ chức hoạt động học tập thực sự là phương tiện để đạt mục tiêu, tạo ra giá trị mới chứ không chỉ là hình thức.
Nhiệm vụ giàu ý nghĩa, thiết thực, mang tính kích thích, thúc đẩy đối với HS.
Tiêu chí học theo góc
17
2. Sự tham gia
Nhiệm vụ và cách tổ chức dạy học mang lại hoạt động trí tuệ ở mức độ cao. HS tham gia vào hoạt động một cách chủ động, tích cực.
Biết áp dụng kiến thức vào thực tế.
Tiêu chí học theo góc
18
3. Tương tác và sự đa dạng
Tương tác giữa GV và HS, HS với HS được thúc đẩy đúng mức.
Tạo cơ hội cho HS áp dụng những kinh nghiệm đã có.
Tiêu chí học theo góc
19
M?t s? luu ý
- Chọn nội dung bài học phù hợp với đặc trưng của Học theo góc
- Có thể tổ chức 2 góc, 3 hoặc 4 góc tùy theo điều kiện và nội dung của bài học
- Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, tư liệu phù hợp với nhiệm vụ học tập của mỗi góc
- HS được chọn góc xuất phát và thực hiện nhiệm vụ luân phiên qua các góc đảm bảo học sâu và học thoải mái.
20
- Môi trường học tập với cấu trúc được xác định cụ thể.
- Kích thích HS tích cực học thông qua hoạt động.
- Đa dạng về nội dung và hình thức hoạt động.
- Mục đích là để học sinh được thực hành, khám phá và trải nghiệm qua mỗi hoạt động.
21
Ví dụ: 4 góc cùng thực hiện một nội dung và mục tiêu học tập nhưng theo các phong cách khác nhau và sử dụng các phương tiện/đồ dùng học tập khác nhau.
22

2.3. Kĩ thuật “Các mảnh ghép”
Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm:
- Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp
- Kích thích sự tham gia tích cực của HS:
Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ nhận thức hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt kết quả và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2).
23
2.2. Kĩ thuật “Các mảnh ghép”
Vòng 1
Vòng 2
1
1
1
1
1
1
2
2
2
2
2
2
3
3
3
3
3
3
24
Ví dụ
Chủ đề: Câu tiếng Việt
* Vòng 1:
Nhiệm vụ 1: Thế nào là câu đơn? Nêu và phân tích VD minh họa
Nhiệm vụ 2: Thế nào là câu ghép? Nêu và phân tích VD minh họa
Nhiệm vụ 3: Thế nào là câu phức? Nêu và phân tích VD minh họa

* Vòng 2:
Câu đơn, câu phức và câu ghép khác nhau ở điểm nào? Phân tích VD minh hoạ
25

VÒNG 1
Hoạt động theo nhóm 3 hoặc 4 người, …

Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ (Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C, …)

Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao

Mỗi thành viên đều trình bày được kết quả câu trả lời của nhóm
VÒNG 2
Hình thành nhóm 3 hoặc 4 người mới (1 người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2 và 1 người từ nhóm 3 …)

Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau

Sau khi chia sẻ thông tin vòng 1, nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa thành lập để giải quyết

Các nhóm mới trình bày, chia sẻ kết quả nhiệm vụ ở vòng 2
Cách tiến hành kĩ thuật “Các mảnh ghép”
26
Thiết kế nhiệm vụ “Các Mảnh ghép”
Lựa chọn nội dung/chủ đề phù hợp
Xác định một nhiệm vụ phức hợp để giải quyết ở vòng 2 dựa trên kết quả các nhiệm vụ khác nhau đã được thực hiện ở vòng 1
Xác định những yếu tố cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp (kiến thức, kĩ năng, thông tin, chiến lược)
Xác định các nhiệm vụ mang tính chuẩn bị (thực hiện ở vòng 1). Xác định các yếu tố hỗ trợ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 2
27
2.4. Kĩ thuật “khăn phủ bàn”
Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm:
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS
- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS
28
2.3. Kĩ thuật “khăn phủ bàn”
1
2
4
3
29

1
3
4
2
Viết ý kiến cá nhân
Viết ý kiến
cá nhân
Viết ý kiến
cá nhân
Kĩ thuật “khăn phủ bàn”


Ý kiến chung của cả nhóm về chủ đề
Viết ý kiến cá nhân
30
Cách tiến hành kĩ thuật
“khăn phủ bàn”
Hoạt động theo nhóm
Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa
Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,…)
Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về một chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút
Khi mọi người đều đã xong, chia sẻ và thảo luận các câu trả lời
Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn phủ bàn
31

Hoạt động :
Thực hành trải nghiệm áp dụng kĩ thuật “khăn phủ bàn”:
“Theo bạn, vì sao phải áp dụng dạy và học tích cực?”
32
2.5. Học theo sơ đồ KWL
và sơ đồ tư duy
33
Sơ đồ KWL
Là kĩ thuật dạy học nhằm tạo điều kiện cho người học nêu được những điều đã biết liên quan đến chủ đề, những điều muốn biết về chủ đề trước khi học và những điều đã học được sau khi học.

Dựa trên sơ đồ KWL, người học tự đánh giá được sự tiến bộ của mình trong việc học, đồng thời GV biết được kết quả học tập của người học, từ đó điều chỉnh việc dạy học cho hiệu quả.
34
Sơ đồ KWL
Được Ogle xây dựng vào năm 1986…
Tìm ra điều bạn đã biết
về một chủ đề (K)
Tìm ra điều bạn muốn
biết về một chủ đề (W)
Thực hiện nghiên cứu
và học tập
Ghi lại những điều bạn học được (L)
35
Sơ đồ KWL
36
Sơ đồ tư duy
37
“Sơ đồ tư duy”
Là kĩ thuật DH nhằm tổ chức và phát triển tư duy, giúp người học chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não một cách dễ dàng, đồng thời là phương tiện ghi chép sáng tạo và hiệu quả:
+ Mở rộng, đào sâu và kết nối các ý tưởng
+ Bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng.
38
Sơ đồ tư duy giúp gì cho bạn?

- Sáng tạo hơn
Tiết kiệm thời gian
Ghi nhớ tốt hơn
Nhìn thấy bức tranh tổng thể
Tổ chức và phân loại
- ...
39
Cách tiến hành

Từ một chủ đề lớn, tìm ra các chủ đề nhỏ liên quan.
Từ mỗi chủ đề nhỏ lại tìm ra những yếu tố/nội dung liên quan.
Sự phân nhánh cứ tiếp tục và các yếu tố/nội dung luôn được kết nối với nhau. Sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về chủ đề lớn một cách đầy đủ và rõ ràng
40
Ví dụ về Sơ đồ tư duy
41
41
Thực hành

Thiết kế trích đoạn kế hoạch dạy học theo chuẩn KT – KN áp dụng một số PP, kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)