Tap huan TV1- Cong nghe

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Thuỷ | Ngày 07/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Tap huan TV1- Cong nghe thuộc Học vần 1

Nội dung tài liệu:

mẫu
Công đoạn 1: Lập mẫu
Công đoạn 2: Dùng mẫu

Lập Mẫu BA

Ths.Ngô Hiền Tuyên
Trung Tâm Nghiên cứu Công nghệ Giáo dục
Lưu ý
* Ph©n phèi: Trong thiết kế tiếng mẫu BA được học trong 6 tiết:
Tiết 1: Phân biệt nguyên âm, phụ âm
Tiết 2: Luyện tập khái niệm Nguyên âm / Phụ âm
Tiết 3- 6: dạy cách viết chữ, a, b (viết in, viết thường); cách đánh vần tiếng thanh ngang và tiếng có thanh khác, Đọc, Viết chính tả.
* Môc ®Ých: §©y lµ MÉu ®Çu tiªn cÇn lµm kÜ, cÇn hiÓu vµ n¾m v÷ng.
* Lêi khuyªn: NÕu kh«ng lµm ®­îc MÉu BA mét c¸ch ch¾c ch¾n th× b¹n chí véi chuyÓn sang c¸c mÉu kh¸c.
Việc 1: Tiếp cận đối tượng
Việc 2: Viết
Việc 3: Đọc
Việc 4: Viết chính tả
Quy trình tiết lập mẫu
Việc 1. tiếp cận đối tượng
Việc 1a. Sử dụng sản phẩm Bài 1.
Việc 1b. Tìm hiểu cách phát âm, âm /a/
Việc 1c. Bằng cách phát âm âm /a/ để nhận ra nguyên âm.
Việc 1d. Bằng cách phát âm theo mẫu nguyên âm /a/ để nhận ra các nguyên âm khác
Việc 1e. Phát âm âm /b/ và mô tả cách phát âm.
Việc 1g. Nhận xét một số phụ âm
Việc 1h. Đối chiếu cách phát âm hai loại âm.
Việc 1g. Tổng kết cách lập mẫu - ba.
Việc 1: Tiếp cận đối tượng
ViÖc 1a. Sö dông s¶n phÈm Bµi 1.

T (giao việc):Các em phát âm : ba
H: ba
T: Em phân tích tiếng ba
H: (dùng tay kèm thao tác phát âm) ba-b-a-ba
T: Tiếng ba có mấy phần?
H: Tiếng ba có 2 phần b và a ...
T: Vẽ mô hình tiếng có 2 phần.
H: (vẽ)
T: Chỉ vào mô hình, phân tích lại tiếng ba.
H: (chỉ tay vào mô hình, phân tích) bờ - a- ba ... (vài lần)
T: Phần đầu là âm gì?
H: âm b
T: Phần vần là âm gì?
H: âm a
Việc 1: Tiếp cận đối tượng
1b. T×m hiÓu c¸ch ph¸t ©m , ©m /a/

T: Các em phát âm theo cô: a
H: a
T: (phát âm lại và nhận xét): khi phát âm a thì Miệng như thế nào? Luồng hơi đi ra như thế nào?
H(phát âm a, nhận xét): Miệng há- Luồng hơi đi ra tự do (lấy lòng bàn tay hứng luồng hơi đi ra)
Việc 1: Tiếp cận đối tượng
1c. Bằng cách phát âm âm /a/ để nhận ra nguyên âm
T: các em quay mặt vào nhau và phát âm lại âm a
H: a
T: mô tả cách phát âm a
H: Miệng há, luồng hơi đi ra tự do
T: Các em phát âm a cho hơi ra tự do (kéo dài).
H: (kéo dài) a ....
T: âm a được gọi là nguyên âm. Em nhắc lại
H: nguyên âm
T: Em mô tả lại cách phát âm nguyên âm
H:Miệng há, luồng hơi đi ra tự do


Việc 1: Tiếp cận đối tượng
1d. Bằng cách phát âm theo mẫu nguyên âm /a/ để nhận ra các nguyên âm khác
T: Các em phát âm âm e và mô tả cách phát âm.
H: Miệng há, luồng hơi đi ra tự do
T: âm e là loại âm gì?
H: âm e là nguyên âm.
(T làm tương tự với các nguyên âm còn lại)
Việc 1: Tiếp cận đối tượng
1e. Phát âm âm /b/ và mô tả cách phát âm
T: Các em phát âm theo cô: b
H: b
T: Em phát âm lại : b và nhận xét khi phát âm b thì: Miệng như thế nào? Luồng hơi đi ra như thế nào?
H: phát âm b, nhận xét: Miệng ngậm, hai môi mím lại- Luồng hơi đi ra bị cản.
T: em thử há miệng xem có phát âm được không?
H: không được ạ.
T: em thử kéo dài âm b
H: không thể kéo dài.
T: giới thiệu âm b là phụ âm. Cả lớp nhắc lại: phụ âm
H: phụ âm
T: mô tả cách phát âm phụ âm
H: Miệng ngậm- Luồng hơi đi ra bị cản.
Việc 1: Tiếp cận đối tượng
1g. Nhận ra các phụ âm khác
T: Các em phát âm theo cô : [m].
H: (đồng thanh) [m] ... [m] ... [m] ...
T: Âm [m] luồng hơi có tự do không? Có bị cản không? Có kéo dài được không?
H: Âm [m] phát âm không kéo dài được: [m] .........
T: Âm [m] phát ra như thế nào?
H: Âm [m] phát ra luồng hơi bị cản nên phát ra thì tắt ngay (phát âm) [m]… [m]… [m]…
T: Âm [m] thuộc loại âm gì?
H: Âm [m] thuộc loại phụ âm.
T chú ý: Theo mẫu vừa rồi, làm tiếp với phụ âm [ch], [g], [c]: luồng hơi đều bị cản.
Việc 1: Tiếp cận đối tượng
1h. Đối chiếu cách phát âm hai loại âm
T: Em phát âm âm a
H: a
T: Mô tả cách phát âm a và cho biết a là loại âm gì?
H: Miệng há, luồng hơi đi ra tự do, nguyên âm.
T: Mô tả cách phát âm b và cho biết b là loại âm gì?
H: Miệng ngậm, luồng hơi đi ra bị cản, phụ âm.
T: Tổng kết phần phát âm:
Luồng hơi đi ra tự do, có thể kéo dài - nguyên âm
Luồng hơi bị cản, phát ra tắt ngay - phụ âm

Vi?c 1: Ti?p c?n d?i tu?ng
Việc 1i. Tổng kết cách lập mẫu - ba.

1. Bắt đầu phát âm tiếng /ba/ là một khối nguyên


2. Phân tích ra hai phần :



3. Nhận ra từng loại âm :

Phụ âm Nguyên âm
Việc 2: Viết

2a. Dùng đồ vật, ghi lại tiếng [ba]
Chú ý: Cho H chuẩn bị sẵn mỗi em 2 que dài 2 que ngắn và 2 vòng tròn để "ghi" tiếng [ba] sau này
- Phân tích tiếng ba
- Dùng đồ vật ghi âm
- Mỗi /âm/ ghi lại bằng một vật cho riêng mình.
- Quy ước với nhau
2b. Dùng chữ ghi âm
- Chữ in thường
- Chữ viết thường
- Học viết chữ ba.



Phân tích tiếng ba

T: Các em phân tích tiếng [ba].
H. Tiếng /ba/ có phụ âm /b/ và nguyên âm /a/.
T. Bằng cách gì em biết là phụ âm hay nguyên âm?
H. Bằng phát âm:
+ Luồng hơi đi ra tự do, có thể kéo dài được thì đó là nguyên âm.
+ Luồng hơi đi ra bị cản, phát ra tắt ngay thì đó là phụ âm.
Dùng đồ vật ghi âm

T: Em phát âm a. Em dùng một vật thay cho âm a.
H: Miệng nói a, tay đưa lên hình tròn….
T: Em phát âm b. Em dùng một vật thay cho âm b.
H: Miệng nói b, tay đưa lên que dài…
Chọn 2 ví dụ:
- một giống với vật chọn cho /a/
- một khác với vật chọn cho /a/.
Có thể chọn cho âm /b/ bất cứ vật nào miễn là không lẫn với vật chọn cho âm /a/.
Mỗi /âm/ ghi lại bằng một vật cho riêng mình.

Thầy giao việc

Em chọn 2 vật cho 2 âm a và b:
Tay trái cầm vật ghi âm b
Tay phải cầm vật ghi âm a
Các em kiểm tra lẫn nhau.
Thế nào là làm đúng? (2 vật phải khác nhau)
Chúng ta quy ước với nhau
Mỗi em đều làm đúng, nhưng mỗi người theo ý riêng của mình thì không tiện, chúng ta quy ước với nhau:
Vật ghi âm /a/: vòng tròn, que ngắn áp bên phải
Vật ghi âm /b/: vòng tròn, que dài áp bên trái.
Việc 2: Viết
2b. Dùng chữ ghi âm

- Chữ a in thường
T giới thiệu về mẫu chữ /a/ in thường và cách viết
Chấm điểm làm hình tròn (các toạ độ)
Nối các điểm làm thành hình tròn
Chấm điểm viết vạch thẳng đứng ngắn
Nối 2 điểm viết vạch thẳng đứng ngắn
được chữ a lối in thường (H phải nhớ gọi được tên: chữ a in thường)
(Lặp lại nhiều lần)
Chữ in thường

+ Chữ b in thường
T giới thiệu về mẫu chữ b in thường và cách viết
Chấm điểm viết vạch thẳng đứng dài (cao 2 ô)
Nối điểm viết vạch thẳng đứng dài
Chấm điểm làm hình tròn
Nối các điểm làm thành hình tròn
được chữ b lối in thường (H phải nhớ gọi được tên: chữ b - phát âm "bờ" - in thường)
(Lặp lại nhiều lần)
Chữ viết thường
+ Chữ a viết thường
Thầy hướng dẫn: điểm bắt đầu, điểm chuyển hướng bút, điểm kết thúc.
H. viết chữ a ở Bảng con (vài em viết ở Bảng lớp) trong khi Học sinh viết, Thầy đi quan sát từng em, ai đúng khen đúng, ai sai thì chỉ bảo làm cho đúng, không chê.
T giới thiệu chữ a: Dựa vào kiểu chữ in thường, em viết ở Bảng con theo mẫu của Thầy: a (chữ a viết thường)
Lưu ý:
Cấu tạo chữ a theo các nét: gồm một nét cong khép kín và nét móc ngược phải. Chiều rộng bằng 1,25 đơn vị, độ cao của chữ bằng 1 đơn vị (cao 2 dòng li).


Chữ viết thường
+ Chữ b viết thường
Thầy viết mẫu, men theo toạ độ, vừa viết mẫu vừa nói rõ: điểm bắt đầu, điểm chuyển hướng bút, điểm kết thúc.
T cho học sinh viết vào bảng con.

Lưu ý: Cấu tạo chữ b theo nét: gồm 2 nét: nét khuyết trên nối tiếp với nét móc ngược phải. Chiều cao bằng 2,5 đơn vị. Chiều ngang 1,25 đơn vị.



CÁCH viết chữ ba ghi lại tiếng /ba/,
Chữ ba ghi tiếng /ba/. Tiếng /ba/ có 2 âm, phụ âm /b/ rồi nguyên âm /a/.


Bước 1:
T: Các em phân tích tiếng [ba] .
H: [b] - [ a] - [ba] ...
Bước 2:
T: Các em viết! viết theo thứ tự b / a
H: (viết - T đi theo dõi giúp em nào viết sai. Nếu gặp em viết sai chữ thì chỉ cho em đó, rồi tìm cách chữa riêng cho em đó).
Bước 3:
T: Các em chỉ tiếng mới viết, đọc to cả tiếng.
H: (bây giờ đọc trơn, H tự kiểm tra mình viết đúng chưa)
H viết xong, T đừng tiết kiệm lời khen các em.
Việc 3: Đọc
3a. Đọc ở bảng hay ở vở
Học sinh viết xong (dù chỉ một chữ cái) thì đọc luôn.
3b. Đọc trong sách học
Học sinh đọc theo sách theo thứ tự từ trên xuống d­íi, tõ tr¸i sang ph¶i.
Chú ý:
- Cách đánh vần tiếng thanh ngang: ba- bờ -a- ba
- Cách đánh vần tiếng có thanh: bà- ba-huyền- bà
Quy trình Đọc

1. H đọc thầm
2. T đọc mẫu ( H khá- giỏi đọc mẫu)
3.H đọc đồng thanh ( cả lớp)
4. H đọc cá nhân
5. H đọc đồng thanh ( theo tổ, nhóm, bàn)
Lưu ý:
Quy trình trên có thể điều chỉnh ở tập 3
( thêm phần đọc- hiểu)
Việc 4: Viết chính tả
4a.Viết ở bảng con
Viết từng chữ cái - viết xong đọc trơn.
Viết chữ ghi tiếng, ghi từng tiếng rời: ba, bà..Viết xong đọc trơn.
Viết chữ ghi hai tiếng: ba bà, bà ba. Viết xong, đọc trơn.
(Vật liệu viết chính tả lấy ngay trong sách học)
4b. Viết vào vở, có thể về nhà viết tiếp.
Quy trình Viết chính tả

1. T đọc tiếng, đoạn (bài ) cần viết
2. T phát âm từng tiếng (cụm từ)
3. H nhắc lại
4. H phân tích
5. H viết
6. H đọc lại
Lưu ý: Quy trình trên có thể tăng tốc hơn( bỏ bớt thao tác) khi H vững vàng(khoảng giữa tập 2).



Tổng kết
Quy trình tiết lập mẫu ba

Việc 1: Tiếp cận đối tượng
1a. Thầy giới thiệu vật liệu
1b. Học sinh phân tích vật liệu
1c. Học sinh nhËn ra c¸c ©m kh¸c
Việc 2: Học viết chữ ghi âm
2.a. Thầy giới thiệu cách viết chữ in thường
2.b. Thầy giới thiệu viết chữ viết thường
2.c. Viết tiếng có chứa âm
Việc 3: Đọc
3a. Đọc ở bảng hay ở vở
3b. Đọc trong sách học
Việc 4: Viết chính tả
4a.Viết ở bảng con
4b. Viết vào vở.


Thảo luận
Bạn cho biết đối tượng cần lĩnh hội( cái) trong Mẫu BA là gì?
Làm thế nào để chiếm lĩnh được đối tượng đó?
Sản phẩm (mục đích yêu cầu) của tiết Mẫu BA này là gì?
Trả lời
1. Đối tượng lĩnh hội (cái) : Tiếng /ba/ ở điểm xuất phát là tiếng nguyên khối.
2. Quá trình làm (cách) :
- Tiếng /ba/ được phát âm, nói to, là một khối liền nguyên tảng.
- Tách (phân giải, phân tích) tiếng ra 2 phần.
- Nhận ra ngữ âm của mỗi phần trong tiếng /ba/ : âm /b/ - phụ âm, âm /a/ - nguyên âm.
3. Sản phẩm
. Nhận ra hai loại âm (hai khái niệm ngữ âm) : Nguyên âm / phụ âm.
. Viết được chữ ghi âm và ghi tiếng có âm đã học (viết ở bảng con và viết vào vở).
* Học sinh nghe, nhắc lại tiếng, phân tích tiếng (bằng phát âm), viết và đọc lại, làm một cách tự nhiên, không cần cố gắng.
Thực hành
Từ công đoạn lập mẫu BA, bạn chuyển sang công đoạn dùng mẫu BA để:
D?y ph? õm d
D?y nguyờn õm e
* Lớp trưởng phân công GV dạy thực hành mẫu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Thuỷ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)