Tập huấn trường học mới

Chia sẻ bởi Lê Thị Thanh Tâm | Ngày 02/05/2019 | 114

Chia sẻ tài liệu: tập huấn trường học mới thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

Khái quát về cấu trúc và nội dung tài liệu:
TẬP HUẤN
CHƯƠNG TRÌNH MÔN NGỮ VĂN 7

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

1.1. Những điểm kế thừa, tiếp nối chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 7 hiện hành.
+ Đảm bảo chuẩn kiến thức và kỹ năng, dựa trên chương trình và SGK hiện hành. Các bài hướng dẫn tự học, đọc thêm được chuyển sang hoạt động thực hành hoặc tìm tòi mở rộng. Có một ít bài sử dụng như một phần của bài học chính, nhưng chỉ dùng như ngữ liệu để dạy tiếng việt và tập làm văn (Ví dụ):

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

Tuần 1. Không học văn bản: Mẹ tôi;
Tuần 5: Phò giá về kinh, chuyển sang hoạt động luyện tập.
Tuần 6: Văn bản: Côn Sơn Ca; Thiên trường vãn vọng, chuyển sang Hoạt động tìm tòi mở rộng.
Tuần 7: VB: Sau phút chia li, chuyển sang Hoạt động tìm tòi mở rộng.
Tuần 9: Xa ngắm thác núi Lư; Phòng Kiều dạ bạc chuyển sang Hoạt động tìm tòi mở rộng…

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

+ Cấu trúc các bài học trong tài liệu HDH ngữ văn 7 nhìn chung dựa trên CT và SGK hiện hành. Một số bài có sự điều chỉnh theo tinh thần giảm tải, nên một số bài học/tuần học có sự thay đổi so với SGK hiện hành.
VD: Bài 6, bài 7 và một số bài khác có sự thay đổi theo CT 2012.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

+ Tài liệu HDH Ngữ văn 7 vẫn đảm bảo tích hợp các phân môn trong mỗi bài học. Sự tích hợp này dựa trên 2 trục năng lực cơ bản là đọc hiểu và tập làm văn. Các đơn vị nội dung từng phân môn được gắn kết trong từng hoạt động của mỗi bài học. Tuy nhiên, vẫn có nhiều chỗ có tính độc lập của mỗi phân môn.
VD: Bài Cổng trường mở ra, Ngữ liệu tích hợp sang tiết: Từ ghép và tiết Liên kết trong văn bản…

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

- Tính độc lập của mỗi phân môn. Tiết: Tìm hiểu bố cục và những yếu tố về bố cục trong văn bản lấy ngữ liệu ngoài bài: Cuộc chia tay của những con búp bê...

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

- Bài 3: Những câu hát tình nghĩa: Phần TV và TLV không hề lấy ngữ liệu trong bài đọc hiểu…

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

=> Do vậy, GV cần linh hoạt trong việc kết nối các nội dung dạy học để sự tích hợp không gượng ép.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

1.2. Những điểm mới của tài liệu HDH ngữ văn 7.
+ Tài liệu thiết kế các nội dung bài học theo hoạt động, giúp học sinh nâng Cao tính tự chủ, tăng cường chia sẽ, hợp tác trong quá trình học.
- Hoạt động theo nhóm cặp đôi, nhóm lớn…
+ Trong mỗi bài học các nội dung đọc hiểu, tiếng Việt, làm văn được gắn kết trong từng hoạt động, vừa đảm bảo sự phối hợp của các kiến thức cơ bản, vừa tăng cường hoạt động luyện tập, vận dụng kiến thức vào quá trình giao tiếp và cảm thụ văn học của học sinh.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

+ Tổ chức các bài học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Định hướng phát triển năng lực được thể hiện thông qua hệ thống mục tiêu bài học được xác định cụ thể. Do vậy, trong mỗi bài học, việc xác định mục tiêu cho cả 3 nội dung đọc hiểu, TV, TLV đều thể hiện bằng những động từ hành động, cho biết mức độ các yêu cầu của từng nội dung, bám sát các yêu cầu và đặc điểm của từng phân môn, từng thể loại văn bản: VD
Bài 1: Cổng trường mở ra: Mục tiêu được nêu ra bởi các động từ: Chỉ ra được; trình bài được; nêu được suy nghĩ; nhận biết được; sử dụng; biết kết nối…

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

Bài 2: Cuộc chia tay của những con búp bê (Mục tiêu cũng sử dụng các động từ tương tự)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

Bài 3: Những câu hát tình nghĩa. Mục tiêu đặt ra đối với người học cụ thể ở cả 3 nội dung bằng những động từ: Nêu được; phân tích; nhận diện; nhận biết; chỉ ra; sử dụng; biết tạo lâp…

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

+ Coi trọng kiểm tra đánh giá theo hướng định hướng năng lực. Thay vì đánh giá kiến thức và kỹ năng hiện nay, ở TL HDH ngữ văn 7 là xem xét quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của HS trong từng giai đoạn:
+ Nội dung dạy học được thể hiện thông qua các bài học/chủ đề, với thời lượng mỗi bài học là 4 tiết. Tên của bài học nhìn chung là tên của bài đọc hiểu. VD: Từ bài 1 - 15, bài 17, 18, 19, 22, 23, 26, 27

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

Một số bài học không có nội dung đọc hiểu sẽ lựa chọn một tên gọi phù hợp với nội dung chính của bài. VD: Bài 16, 20, 21, 24, 25, 28, 29, 30, 31, 32…

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

+ Một số khái niệm ngôn ngữ học được giảm tải; mục Ghi nhớ bị giản lược hoặc chuyển thành bài tập cũng cố. Kiến thức trùng lặp cấp Tiểu học được giản lược…
VD: Bài 10: Hồi hương ngẫu thư, phần tiếng Việt dạy tiết: Tìm hiểu về từ trái nghĩa, phần khái niệm: Thế nào là từ trái nghĩa đã học ở tiểu học nên đến lớp 7 chỉ học các nội dung: Tìm cặp từ trái nghĩa…; nêu tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa; chứng minh một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau…

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

+ Cấu trúc nội dung của TL HDH dựa trên trục thể loại, hệ thống kiến thức TV và các kiểu văn bản. Các kiến thức TV, TLV được dạy tích hợp với đọc hiểu. Ngoài ra còn có chương trình địa phương, bài ôn tập…
+ Chươn trình giảm thời lượng còn 33 tuần. 2 tuần còn lại các trường xử lý những nội dung theo điều kiện của các đơn vị.
* Điểm khác biệt rõ nét so với HDH ngữ văn 6 năm trước là HDH ngữ văn 7 thiết kế không cụ thể các logo cho từng hoạt động: Nhóm, cặp đôi, nhóm nhỏ, nhóm lớn, cả lớp… mà sự bố trí các hoạt động này dành cho GV khi thiết kế kịch bản lên lớp để nhằm phù hợp với: Thời gian, trình độ học sinh, đặc điểm vùng miền… và đặc biệt là phù hợp với ý đồ của GV khi lên lớp theo từng bài học cụ thể.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

2. Khái quát về cách tổ chức thực hiện:
+ GV cần hiểu rõ mục tiêu, nội dung và cách thức tổ chức của từng hoạt động để hướng dẫn HS đạt hiệu quả. Chủ động trong việc xây dựng kịch bản (kế hoạch) cho từng bài học.
+ Tiến trình bài học Hoạt động của học sinh chiếm ưu thế và nổi bật. GV vừa là người hướng dẫn, tổ chức, trọng tài vừa là người cùng đồng hành với học sinh. Trong giờ học, với mỗi nhiệm vụ/bài tập, GV cần làm tốt những công việc sau đây:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

a) Giao nhiệm vụ/ bài tập cho cá nhân/nhóm HS; nêu rõ nhiệm vụ, yêu cầu và thời gian thực hiện. Nếu cần có thể hướng dẫn, giải thích.
b) Tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ/bài tập. Trong thời gian học sinh làm bài tập hay thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát từng nhóm, từng cá nhân HS để có thể động viên, giúp đỡ.
c) Tổ chức cho HS báo cáo và đánh giá kết quả làm được. Việc này có thể tiến hành tại các nhóm riêng lẻ hoặc có thể tiến hành chung cả lớp.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

VD: Học viên đọc kĩ kịch bản lên lớp Bài 10: Hồi hương ngẫu thư

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

3. Phân phối chi tiết của từng chủ đề:
3.1. Khung nội dung bài học:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

II. LỚP 7: cả năm: 35 tuần (140 tiết)
Học kỳ I: 18 tuần (72 tiết )
Học kỳ II: 17 tuần (68 tiết: Học viên tự biên sọa)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

THẢO LUẬN VIDEO BÀI HỌC “ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG”


(PHẦN Ý KIẾN THẢO LUẬN CỦA CÁC NHÓM)
ƯU ĐIỂM:
Hoạt động rõ ràng, phát huy tính tích cực của HS.
Tên nhóm lớp
Có nhiều sang tạo
Hợp tác giữa GV và HS thân thiện
Mềm dẻo, linh hoạt
Học sinh làm việc hiệu quả
Rút khái niệm theo phương pháp quy nạp
Tác phong sư phạm chuẩn mực
Phần khởi động phù hợp
Câu lệnh dứt khoát, hoạt động phù hợp, nêu thời gian rõ ràng
Nêu được tình huống có vấn đề.




SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH




(PHẦN Ý KIẾN THẢO LUẬN CỦA CÁC NHÓM)

Hạn chế:
- Nói nhiều, viết nhiều, viết bảng cẩu thả; thừa nhiều chỗ
Dàn mục trong phần viết bảng theo truyền thống
Cách ghi bảng
Phần khởi động dài, nội dung chưa hợp lý
Nên có bài dạy lớp 7
Chưa quan sát được hết đối tượng HS
Nói thế nào là nhiều trong dạy văn?
Chỉ định học sinh hơi nhiều.
- Một số câu hỏi chưa rõ ràng. Câu hỏi đúng hay sai.



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

THẢO LUẬN KẾ HOẠCH DẠY HỌC BÀI 2 VÀ BÀI 10
(PHẦN Ý KIẾN THẢO LUẬN CỦA CÁC NHÓM)

BÀI 2: CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
Hoạt động khởi động:
Hơi dài, nhiều nội dung (nên thay hoạt động khác cho nhẹ ngàng hơn)
B. Tìm hiểu văn bản
Câu 1: Chuyển câu c, d xuống cuối chuổi hoạt động.
Thiên về kiến thức hơn hoạt động
- Chưa xác định cụ thể hoạt động nhóm

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

(PHẦN Ý KIẾN THẢO LUẬN CỦA CÁC NHÓM)

BÀI 10. HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ
Hoạt động khởi động:
- Không lấy ngữ liệu làm khởi động
- Khởi động có nhiều cách: Chiếu vài hình ảnh
B. Tìm hiểu văn bản
Hình thức tổ chức dạy học khá hợp lý
Tạo thêm tình cảm có vấn đề
Sau câu a, cho học sinh thảo luận về nhan đề bài thơ; sau câu C bổ sung phần âm hưởng của bài thơ.
Câu d xoáy âm hưởng câu cuối.
- Liên hệ các bài văn, thơ về về



MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG TRIỂN KHAI


I. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Hoạt động khởi động:
- Có thể lấy ngữ liệu trong Tài liệu học hoặc do GV chuẩn bị
- Có thể không nhất thiết ở tiết Đọc – hiểu nếu như quá gò ép và rập khuôn Ngữ liệu
- Chọn nội dung ngắn, phù hợp với ndung bài học và mang tính GD.
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
- Tiến hành theo chuổi các hoạt động của học sinh
- GV đánh giá kết quả của HS. Tiểu kết các tiểu mục
- Linh hoạt trong hệ thống câu hỏi ở Tài liệu hướng dẫn học
C. Hoạt động luyện tập.
- Hoạt động cá nhân đối với những câu ít yêu cầu nội dung và nhiệm vụ thực hiện
- Hoạt động nhóm đối với những hoạt đo^.ng/nhiệm vụ lớn
- Tăng cường đánh giá, nhận xét học sinh theo hướng phát huy năng lực, phẩm chất.
II. ĐỊNH HƯỚNG THÊM MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG KHI DẠY HỌC.
Ghi bảng.
- Trọng tâm
2. Thiết bị, đồ dung dạy học
- Phù hợp, mang lại hiệu quả
3. Ngôn ngữ, chữ viết.
- Rõ ra`ng, mạch lạc có tính mô phạm. Dành nhiều thời gian cho học sinh nói, viết.
4. Chú trọng đến mọi đối tượng học sinh để nắm bắt, tháo gỡ khó khan và động viên, khuyến khích kịp thời

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

6. Sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường:
6.1. Khái niệm sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường
Sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường (còn gọi là sinh hoạt chuyên môn liên trường) là hình thức tập trung giáo viên, cán bộ quản lý của các trường có khoảng cách địa lý giữa các trường không quá xa, tới một trường để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ khó khăn về nội dung, phương pháp và hình thức dạy học, đánh giá học sinh và công tác quản lý các hoạt động giáo dục của nhà trường. Nội dung sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường có mức độ cao hơn, rộng hơn so với nội dung sinh hoạt chuyên môn định kỳ tại các trường. Sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường đề cập tới các vấn đề mang tính tổng kết, đánh giá của các trường; những vấn đề đặt ra đòi hỏi phải có sự phối hợp, tháo gỡ từ nhiều giáo viên, từ nhiều trường học hoặc từ các giáo viên cốt cán, chuyên gia giáo dục giỏi ở địa phương và trung ương.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

Cơ chế sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường là tự nguyện, do các trường đứng ra tự tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ có tính thiết thực, mang lại lợi ích cho chính bản thân các trường cùng tham gia sinh hoạt. Thời gian, địa điểm, chi phí và nội dung sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường do các trường trong cụm thỏa thuận và thống nhất trong kế hoạch hành động. Tuy nhiên, do tính chất và lợi ích của sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường, các sở/phòng giáo dục và đào tạo có thể quan tâm hướng dẫn, coi đó là biện pháp hiệu quả để bồi dưỡng cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; đồng thời có thể khuyến khích, tạo điều kiện hỗ trợ thường xuyên, mọi mặt cho sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

6.2. Tác dụng của sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường
Hoạt động tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường mang lại tác dụng trên nhiều mặt:
- Tạo nên mạng lưới bồi dưỡng giáo viên năng động và hiệu quả, sát với nhu cầu của giáo viên và yêu cầu của các trường trong cụm.
- Xây dựng được đội ngũ giáo viên cốt cán có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ cho các trường trong từng khu vực và cả địa phương.
- Tạo nên sự gắn kết giữa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giữa các trường có điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa tương đồng...

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

Sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường là một hoạt động tăng cường khả năng phát triển chuyên môn của giáo viên, có tác động trực tiếp đến việc dạy học và công tác quản lý giáo dục của các trường trong cụm, đồng thời khuyến khích giáo viên nhìn lại quá trình dạy học và tự đánh giá về năng lực nghề nghiệp của mình. Thông qua nghiên cứu sáng kiến, kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, giáo viên được bồi dưỡng, nâng cao năng lực giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định về chuyên môn một cách chính xác, thiết thực; đổi mới tư duy của giáo viên theo yêu cầu của mô hình trường học mới. Trong thực tế, chính giáo viên đã đưa ra giải pháp có thể tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường, luân phiên tại các điểm trường để mọi giáo viên có cơ hội hiểu biết, chia sẻ kinh nghiệm, cán bộ quản lý có cơ hội nắm bắt hiểu biết sâu hơn tình hình chất lượng, những khó khăn của giáo viên và học sinh tại các điểm trường để có kế hoạch hỗ trợ...

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

6.3. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường
6.3.1. Báo cáo toàn diện hay một vấn đề đặc trưng của mỗi trường
Nội dung báo cáo bao gồm:
- Những ứng dụng có được trong quá trình giảng dạy qua tổ chức hoạt động học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh đã thực hiện trong thời gian vừa qua.
- Những ví dụ thực tế, những bài học kinh nghiệm về sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong thời gian vừa qua.
- Tổ chức và điều hành nhóm học tập.
- Kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật quan sát, kỹ thuật ghi chép để đánh giá quá trình học tập của học sinh.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

6.3.2. Báo cáo kết quả nghiên cứu sáng kiến, kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Các sáng kiến kinh nghiệm hay đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng chủ yếu đề cập đến việc điều chỉnh nội dung trong tài liệu hướng dẫn học và hướng dẫn hoạt động giáo dục hoặc những chủ đề chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm liên quan. Nội dung các báo cáo được viết dưới dạng một đề tài về nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm hoặc đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, có thể cấu trúc theo ba phần cơ bản sau:
- Trải nghiệm qua dạy học: Qua thực tế dạy học, giáo viên quan sát, tìm hiểu học sinh và đặt các câu hỏi:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

+ Vì sao hoạt động/nội dung này không thu hút học sinh tham gia?
+ Vì sao kết quả học tập của học sinh sụt giảm khi thực hiện hoạt động hai học nội dung này?
+ Kỹ thuật/phương pháp này có nâng cao kết quả học tập của học sinh không?
+ Có cách nào tốt hơn để thay đổi nhận thức của cha mẹ học sinh về giáo dục trong nhà trường không?
Từ đó, xác định nguyên nhân gây ra thực trạng và chọn một hoặc vài nguyên nhân để tiến hành nghiên cứu, tìm sáng kiến để tác động thay đổi thực trạng.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

- Thử nghiệm trực tiếp tại các trường: Thử nghiệm sáng kiến, giải pháp thay thế trong lớp/trường học.
- Kiểm chứng kết quả sáng kiến trong quá trình thực tế dạy học: Tìm xem sáng kiến, giải pháp thay thế có hiệu quả hay không và hiệu quả được khẳng định qua những minh chứng cụ thể nào?
Việc thực hiện theo cấu trúc ba phần cơ bản trên giúp giáo viên phát hiện được các vấn đề mới, làm cho bài học của thầy và trò cuốn hút và hiệu quả hơn. Các sáng kiến, giải pháp do chính giáo viên nghiên cứu và được điều chỉnh từ thực tiễn. Không nên chọn những nội dung để nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm hay đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng mà không liên quan trực tiếp đến quá trình dạy học hàng ngày của giáo viên và học sinh.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

6.3.3. Tham quan lớp học kiểu mẫu
Chọn lớp tốt nhất, thành công nhất ở địa điểm tổ chức sinh hoạt cụm trường để các đại biểu tới sinh hoạt chuyên môn được tham quan trải nghiệm thực tế. Nên dành thời gian để giáo viên chia sẻ với nhau về những khó khăn tương tự, trao đổi ý tưởng, thực hành và trải nghiệm, áp dụng những cách tiếp cận mới, từ đó thấy được những thành công và khả năng tồn tại khác.
Các đại biểu cũng được giới thiệu và tìm hiểu cách làm các công cụ hỗ trợ học tập, các thiết bị và đồ dùng dạy học do giáo viêm, học sinh và cộng đồng tự làm bằng nguyên vật liệu được dùng lại hoặc sẵn có ở địa phương.
Các đại biểu cũng có thể gặp đại diện cha mẹ học sinh, cộng đồng để trao đổi cách làm, cách học từ cuộc sống hằng ngày tại cộng đồng. Ngược lại, cộng đồng cũng báo cáo học được gì từ nhà trường và đã thay đổi gia đình và cộng đồng như thế nào?

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

6.3.4. Chuẩn bị kế hoạch cho lần tổ chức sinh hoạt tiếp theo
Việc xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường cho lần tổ chức sinh hoạt tiếp theo là quan trọng và cần thiết. Các trường trong cụm cần thống nhất được những nội dung cụ thể cho lần sinh hoạt tiếp theo và có kế hoạch chuẩn bị; phân công hết sức cụ thể cho từng tập thể, cá nhân chuẩn bị các nội dung liên quan và các điều kiện cần thiết để lần sinh hoạt cụm tiếp theo đem lại hiệu quả cao.
Kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường phải luôn luôn khả thi vì các hoạt động của sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường do các trường tự xây dựng theo yêu cầu, mục đích thiết thức và phải đem lại lợi ích cụ thể cho từng trường. Do vị trí địa lý của các trường tham gia sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường gần nhau nên giáo viên và cán bộ quản lý có thể đi lại bằng phương tiện cá nhân, tiết kiệm được thời gian lưu trú khi tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

GỢI Ý MỘT SỐ NỘI DUNG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LIÊN TRƯỜNG
HOẶC THEO CỤM TRƯỜNG
1. Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học
Tổ chức dự giờ một số bài dạy minh họa tại một trường trong cụm được phân công chuẩn bị; tổ chức dự giờ, ghi chép hoặc ghi hình bài giảng; đóng góp ý kiến cho các giờ dạy.
Việc sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học cần tập trung vào các vấn đề khó trong quá trình giảng dạy của từng bộ môn như: Các bài có nội dung khó, các bài có nội dung không cập nhật kiến thức, tổ chức giờ dạy thực hành, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực như kỹ thuật khăn chải bàn, bàn tay nặn bột, bàn đồ tư duy, dạy học theo nhóm, dạy học theo dự án, dạy học tích hợp, vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy một bài cụ thể, ứng dụng CNTT trong giảng dạy, ứng dụng các mạng xã hội (Facebook, Twitter, My space, ...) để hướng dẫn học sinh trao đổi nội dung bài học; đổi mới hình thức tổ chức lớp học và các hoạt động học tập của học sinh trong giờ học,

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

2. Sinh hoạt chuyên môn về đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực của người học
Các tổ/nhóm chuyên môn của các trường trong cụm có thể tập trung vào các vấn đề như: khái niệm đánh giá năng lực người học, phân biệt sự giống và khác nhau giữa cách đánh giá truyền thống (theo chuẩn kiến thức-kỹ năng) và đánh giá theo năng lực; các hình thức đánh giá năng lực người học; phương pháp đánh giá; xây dựng ma trận, đề kiểm tra các bài kiểm tra định kỳ, đề thi thử đại họctrong năm học, hướng tới từng bước xây dựng ngân hàng đề thi, kiểm tra dùng chung cho các trường trong cụm; đổi mới ra đề kiểm tra theo hướng mở (sử dụng các câu hỏi mở) yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết một vấn đề cụ thể; phương pháp và các bước thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh qua các bài thuyết trình, sản phẩm dự án, nghiên cứu khoa học, hồ sơ học tập, ...

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

3. Phát triển chương trình, tài liệu giảng dạy; xây dựng chuyên đề dạy học
Thực hiện phát triển chương trình nhà trường theo tinh thần chỉ đạo tại công văn số 791; phát triển mô hình nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh; phát triển tài liệu giảng dạy cho từng môn, từng lớp đáp ứng được yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng, cập nhật kiến thức mới, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của địa phương, nhận thức của học sinh; xây dựng chuyên đề dạy học đối với từng môn ở từng khối lớp.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

4. Sinh hoạt chuyên đề
Tổ chức hội thảo chuyên đề về các vấn đề phát sinh trong quá trình giảng dạy nhằm tháo gỡ khó khăn, nhân rộng điển hình tốt.
Các chuyên đề có thể tập trung vào các nội dung đổi mới PPDH, KTĐG, công tác chủ nhiệm lớp, giáo dục học sinh cá biệt, sự phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh trong việc quản lý, giáo dục học sinh; đề xuất và triển khai đề tài nghiên cứu khoa học cấp cụm trường, sáng kiến kinh nghiệm; tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh (dạ hội, thi kiến thức, hội thi, tham quan học tập kinh nghiệm, tham quan thực tế sản xuất tại địa phương, sinh hoạt của các câu lạc bộ, công tác từ thiện, bảo vệ môi trường, bảo vệ bà mẹ-trẻ em, sức khỏe sinh sản vị thành niên, ...), nội dung và phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh; xây dựng chủ đề dạy học tích hợp; các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu; công tác Đoàn thanh niên; tổ chức tuyên truyền cho học sinh nhân dịp các ngày truyền thống (ngày quốc khánh, ngày thương binh liệt sỹ, ngày biển đảo Việt Nam, ngày Nhà giáo Việt Nam, quốc tế phụ nữ, ngày học sinh sinh viên, ...); công tác quản lý chuyên môn của tổ/nhóm chuyên môn; tư vấn học đường; ...

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

5. Chia sẻ tài liệu, kinh nghiệm giảng dạy hiệu quả, giúp nhau tự học tập, nghiên cứu nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
Trao đổi các tài liệu giảng dạy, học tập (giáo án mẫu, bài giảng điện tử, tài liệu tham khảo, đề kiểm tra, ...); khuyến khích giáo viên cùng chuyên môn đào tạo trong cùng cụm trường liên kết để tự học tập, nghiên cứu nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt đối với giáo viên tiếng Anh để đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; đồng thời chủ động đề xuất cho Phòng, Sở GD&ĐT các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học, kiến nghị các vấn đề không thuộc thẩm quyền cho các cấp quản lý.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

Trân trọng cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thanh Tâm
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)