Tập huấn thống kê
Chia sẻ bởi Hong Thieu Gia |
Ngày 01/05/2019 |
62
Chia sẻ tài liệu: Tập huấn thống kê thuộc Power Point
Nội dung tài liệu:
Tập huấn
Công tác thống kê giáo dục và đào tạo
Bản Lầu, ngày 16 tháng 4 năm 2010
1. Vai trò của thống kê
Thống kê là một trong nh?ng công cụ qu?n lý vĩ mô quan trọng, có vai trò cung cấp các thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời phục vụ các cơ quan nhà nước trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân.
2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở:
(Diều 19 Luật thống kê )
- Không được từ chối hoặc c?n trở việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Ghi chép, tổng hợp số liệu, lập và nộp báo cáo theo quy định của chế độ báo cáo thống kê cơ sở;
- Lập báo cáo thống kê cơ sở trung thực, chính xác, đầy đủ trên cơ sở các chứng từ và sổ ghi chép số liệu ban đầu; tính toán, tổng hợp các chỉ tiêu đúng nội dung và phương pháp theo quy định của chế độ báo cáo thống kê cơ sở;
- Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có can cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm quy định của pháp luật về chế độ báo cáo thống kê cơ sở.
3. Xử lý vi phạm
(Diều 40 Luật thống kê )
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thống kê thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì ph?i bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Van b?n hướng dẫn về thống kê:
- Luật thống kê;
- Nghị định số 40/2004/ND-CP ngày 13/02/2004 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thống kê;
- Nghị định số 14/2005/NĐ-CP Ngày 04 /02/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê;
- Hướng dẫn thống kê định kỳ của Bộ Giáo dục và Dào tạo, Sở Giáo dục và Dào tạo.
5. Một số tiêu thức, chỉ tiêu, khái niệm qui ướcvà cách tính toán:
Trong đó
Theo một tiêu thức nào đó, chỉ tiêu sẽ có một số chỉ tiêu thành phần được tách riêng để quan sát. Khi đó sẽ dùng khái niệm trong đó, tức là các chỉ tiêu thành phần cộng được với nhau, nhưng nếu cộng giá trị các chỉ tiêu thành phần được tách riêng sẽ được một số nhỏ hơn tổng số.
Ví dụ: Số phòng học, thư viện, phòng tập TDTT
(tổng số ): 30
Trong đó:
- Phòng học kiên cố: 10
- Phòng học bán kiên cố: 10
- Phòng học tạm (tranh tre ): 07
- Phòng học 3 ca: 0.
Chia ra
Theo một tiêu thức nào đó, chỉ tiêu sẽ bao gồm nhiều chỉ tiêu thành phần cần được quan sát tất c?, khi đó dùng khái niệm chia ra tức là nếu cộng giá trị các chỉ tiêu thành phần sẽ được một số ph?i bằng tổng số giá trị tiêu thức đó.
Ví dụ:
Học sinh lớp 1 ( tổng số ): 1.500
Chia ra:
- 5 tuổi: 02
- 6 tuổi: 1.450
- 7 tuổi: 40
- 8 tuổi: 08
Diểm trường:
Là một bộ phận của trường chính thường có một hoặc một số lớp học. Dịa điểm thường ở cách xa trường chính (vì lý do nào đó chưa đủ điều kiện thành một trường riêng ). Một trường chính có thể có nhi?u điểm trường. Kho?ng cách từ trường chính đến điểm trường được tính bằng mét (m).
Khi nhập d? liệu chỉ ghi số điểm trường lẻ, không ghi số điểm trường chính.
Phòng học:
- Phòng học 3 ca: Phòng học được dùng cho 3 lớp học khác nhau trở lên học tập trong 1 ngày.
- Kiên cố: Phòng học có niên hạn sử dụng từ 20 nam trở lên (nhà xây dựng từ cấp 3 trở lên ).
- Bán kiên cố: Phòng học có niên hạn sử dụng dưới 20 nam ( cấp 4 ):
+ Tường xây bằng gạch (kể c? gạch đất không nung) hoặc ván.
+ Kết cấu mái bằng gỗ loại trung bình , lợp bằng ngói, Phi-Brô xi mang.
+ Nền nhà lát gạch hoặc láng xi mang, trần bằng nhựa, ván hoặc không có trần.
- Phòng học bao gồm:
+ Phòng học van hoá: Là phòng học thông thường, có b?ng và bàn ghế cho giáo viên và học sinh.
+ Phòng chức nang (bộ môn): Là phòng học máy tính, học ngoại ng?, học nhạc, học vẽ...
+ Phòng thư viện: Phòng được dùng cho học sinh đến đọc và mượn sách của nhà trường.
+ Phòng thí nghiệm: Phòng được dùng cho học sinh trong trường thực hành nh?ng bài tập thí nghiệm trong các bộ môn.
+ Phòng tập thể dục thể thao: Phòng được dùng cho học sinh trong trường tập thể dục thể thao.
Khi nhập d? liệu chỉ ghi số phòng học nhà trường hiện có đang được qu?n lý và sử dụng , không ghi số phòng đi mượn. (Thống nhất đơn vị có phòng cho mượn sẽ thống kê và báo cáo, tránh tình trạng số phòng học của 1 trường được ghi 2 lần)
- Số phòng học ghép với tiểu học: Thường đối với nh?ng lớp Mầm non hoặc lớp THCS học nhờ phòng học của trường Tiểu học.
- Số phòng học nhờ nhà dân: Bao gồm c? số phòng học nhờ trụ sở UBND xã, phường, đình chùa, cơ quan, mà không thuộc sở h?u c?a nhà trường.
- Số phòng ho?c số chỗ ngồi làm mới: Ghi số làm mới trong nam học này và chỉ báo cáo lần đầu tiên khi đưa vào sử dụng.
Chỗ ngồi
Một chỗ ngồi của học sinh là đủ c? bàn và ghế cho học sinh ngồi học.
Ví dụ: Trong trường có 100 bộ bàn ghế học sinh loại 2 chỗ ngồi và 50 bộ loại 4 chỗ ngồi, thì tổng số chỗ ngồi của trường là: ( 2 x 100 ) + ( 4 x 50 ) = 400 chỗ ngồi.
Diện tích khuôn viên nhà trường
( Trong hồ sơ trường tháng 9 là "Tổng diện tích đất" ):
Diện tích khuôn viên nhà trường là tổng diện tích đất trong phạm vi nhà trường qu?n lý và sử dụng. Ghi tổng số diện tích đất theo Quyết định (hoặc thông báo ) cấp đất của cấp có thẩm quyền.
Diện tích phòng học
(Trong hồ sơ trường tháng 9 là "Tổng diện tích sử dụng")
Diện tích phòng học là tổng diện tích xây dựng của phòng học và các công trình phục vụ học tập ( thư viện, thí nghiệm, TDTT... ) đựơc tính bằng mét vuông.
Cán bộ, giáo viên và nhân viên
Bao gồm toàn bộ cán qu?n lý, giáo viên, nhân viên phục vụ trong nhà trường.
Giáo viên
- Giáo viên trực tiếp gi?ng dạy ( giáo viên đứng lớp ): Là người hiện đang gi?ng dạy trong một trường học. (Không ghi số cán bộ qu?n lý và cán bộ chuyên trách đoàn đội vào chỉ tiêu này).
Giáo viên đạt trình độ đào tạo chuẩn
+ Giáo viên Mầm non: Giáo viên được cấp bằng trung học sư phạm.
+ Giáo viên Tiểu học: Giáo viên được cấp bằng trung học sư phạm.
+ Giáo viên THCS: Giáo viên được cấp bằng cao đẳng sư phạm.
+ Giáo viên THPT: Giáo viên được cấp bằng d?i h?c sư phạm.
Giáo viên dạy theo môn học
Tính theo một môn dạy chính được phân công đang dạy hiện tại ( Một giáo viên dạy nhiều môn, thì môn nào có số tiết lớn hơn sẽ thống kê vào dạy môn đó ). Dối với Tiểu học giáo viên dạy theo môn học được xác định để ghi: Can cứ vào bằng cấp đào tạo và quyết định biên chế dạy các môn học này, giáo viên tiểu học bình thường kiêm nhiệm dạy môn học này không được tính.
Giáo viên biên chế
Giáo viên được chính thức sắp xếp dạy học trong các trường học ( kể c? hợp đồng dài hạn ).
Giáo viên hợp đồng
Giáo viên không được chính thức sắp xếp dạy học trong trường học mà nhà trường ph?i đi hợp đồng ( thuê) thêm giáo viên mới đủ giáo viên dạy cho các lớp (Hợp đồng ngắn hạn).
Giáo viên được DGDGTD nam trước:
Giáo viên được dự giờ đánh giá tiết dạy nam học trước.
Phó Hiệu trưởng:
Ghi số phó hiệu trưởng của nhà trường. Nếu trường có hiệu phó làm quyền hiệu trưởng thì cũng ghi vào dòng này.
Cán bộ đoàn, đội:
Người chuyên trách làm công tác đoàn, đội trong nhà trường. Không ghi số giáo viên làm kiêm nhiệm công tác đoàn, đội.
Nhân viên thư viện:
Người được phân công làm chuyên trách công tác thư viện. Không ghi số giáo viên hoặc nhân viên làm kiêm nhiệm.
Nhân viên thí nghiệm:
Người được phân công làm chuyên trách công tác thí nghiệm. Không ghi số giáo viên hoặc số cán bộ làm kiêm nhiệm.
Lớp ghép:
Là lớp học có một giáo viên cùng một lúc ph?i dạy 2 hoặc nhiều chương trình khác nhau trở lên cho một số học sinh cùng ngồi học trong một phòng học. ( Ví dụ: lớp ghép 3+5 hoặc 2+3 ...).
Dể ghi được chỉ tiêu này cần can cứ vào số học sinh học trong lớp ghép, lớp nào có học sinh nhiều nhất thì ghi vào cột lớp đó (Ví dụ: Lớp ghép 3+5 có học sinh lớp 3 là 13 học sinh, lớp 5 là 6 học sinh thì chỉ tiêu này được ghi vào cột lớp 3. Trường hợp số học sinh bằng nhau thì được ghi ở lớp cao hơn).
Lớp 1 buổi:
Lớp chỉ học một buổi sáng hoặc một buổi chiều.
Lớp 2 buổi:
Lớp học c? buổi sáng và chiều.
Lớp có nấu an ( bán trú):
Lớp học c? buổi sáng và chiều, có tổ chức nấu an trưa.
Lớp ( Nhóm trẻ gia dình ):
Lớp được tổ chức tại gia đình, bên ngoài trường do nhà trường hoặc Phòng Giáo dục chỉ đạo về chuyên môn.
Lớp cho trẻ khuyết tật :
Là lớp dạy riêng cho trẻ khuyết tật.
Lớp hoà nhập:
Lớp có học sinh khuyết tật học hoà nhập với học sinh bình thường.
Lớp linh hoạt:
Lớp cho các đối tượng không thuộc độ tuổi thông thường tham gia, do trường tổ chức phù hợp với điều kiện học tập của học sinh.
Lớp tình thương:
Lớp do các tổ chức xã hội nhân đạo tổ chức, nhà trường qu?n lý chuyên môn.
Học sinh
- Học sinh khuyết tật: Học sinh có khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần học cùng với học sinh học bình thường trong một trường học ( học chung hoặc được tổ chức học 1 lớp riêng ).
- Học sinh dân tộc: Học sinh trong nhà trường là con em của các dân tộc trừ dân tộc kinh.
- Học sinh lớp ghép: Học sinh học trong các lớp ghép có nhiều trình độ ( Ví dụ; Lớp ghép 1+2 hoặc 2+4 ...)
Dể ghi vào chỉ tiêu này: Số học sinh học trong lớp ghép đang học lớp nào ghi vào cột lớp đó.
Học sinh tuyển mới:
Học sinh bắt đầu vào học ở lớp đầu bậc, cấp học ( lớp 1, lớp 6, lớp 10 ), hoặc số học sinh mới chuyển đến hoặc số học sinh đã bỏ học ở các lớp nay trở lại học tại trường.
Học sinh lưu ban:
Học sinh sau một nam học, không đạt chất lượng ở lớp đang học ph?i học lại ở lớp đó trong nam học tiếp theo.
Khi nhập d? liệu lưu ý:
Dối với lớp 1, lớp 6, lớp 10 tổng số học sinh của các lớp này ph?i bằng số học sinh tuyển mới + số học sinh lưu ban; các chỉ tiêu học sinh n?, học sinh dân tộc, n? dân tộc cũng tương tự.
Dộ tuổi của học sinh
Dộ tuổi của học sinh được tính như sau ( quy ước): Lấy nam khai gi?ng nam học trừ đi nam sinh của học sinh đã được ghi trên giấy khai sinh mà nhà trường qu?n lý.
Ví dụ: Một học sinh sinh nam 1998, nam học 2006 - 2007 học sinh đó có độ tuổi là: 2006 - 1998 = 8 tuổi. ( Lưu ý không lấy nam 2007 trừ đi nam sinh ).
Tỷ lệ học sinh vắng mặt
Tỷ lệ phần tram tính bằng cách lấy tổng số buổi nghỉ của các học sinh vắng mặt chia cho tích của tổng số học sinh với số buổi học trong kỳ.
(Tỷ lệ HS vắng mặt gi?a nam = T.Số buổi nghỉ của HS vắng mặt )
T.Số HS của trường x 4 tháng học.
7. Một số sai sót thường gặp
- Thực hiện thời gian nộp báo cáo chậm so với quy định, số liệu báo cáo thiếu chính xác, ph?i làm đi làm lại nhiều lần;
- Khi tổng hợp báo cáo số liệu thường không so sánh đánh giá tang gi?m so với kỳ trước, không kiểm tra tính logic.
- Số phòng học đi mượn: Dơn vị đi mượn báo cáo, đơn vị có phòng cho mượn không báo cáo.
- Số phòng thư viện, thí nghiệm: Thường thống kê số phòng làm kho sách, thiết bị cũng thống kê là phòng thư viện, thí nghiệm.
- Số phòng học, số chỗ ngồi làm mới: Báo cáo 2 lần trong nam học.
- Diện tích sử dụng: Bằng diện tích đất.
- Giáo viên trực tiếp gi?ng dạy: Thống kê c? số hiệu trưởng và phó hiệu trưởng.
- Số giáo viên, CBQL, nhân viên khác là D?ng viên: Thống kê c? số giáo viên, CBQL, nhân viên của c? trường.
- Nhân viên, giáo viên kiêm nhiệm thư viện: Thống kê là số cán bộ làm thư viện.
- Giáo viên kiêm nhiệm đoàn đội: Thống kê là cán bộ đoàn đội.
- Tổng số học sinh ở các khối lớp 1, lớp 6: Thường hay chênh lệch so với số học sinh tuyển mới cộng học sinh lưu ban. Tương tự số học sinh n?, dân tộc, n? dân tộc cũng thường hay chênh lệch.
- Khi tổng hợp báo cáo số liệu thường không so sánh đánh giá tang gi?m với kỳ trước.
Xin chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hong Thieu Gia
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)