Tâp huân thiêt bi sinh hoc
Chia sẻ bởi Hoàng Thị Hạnh |
Ngày 23/10/2018 |
69
Chia sẻ tài liệu: tâp huân thiêt bi sinh hoc thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
PHẦN A. TỔNG QUAN
1. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Nắm được tổng quan về TB DH môn sinh học.
Nguyên tắc sử dụng một số TBDH.
Chuẩn bị Tn giúp GV chuẩn bị bài lên lớp.
Biết cách tổ chức HĐ của phòng bộ môn.
Kỹ năng:
Biết cách bố trí , sắp xếp phòng học bộ môn.
Biết theo dõi sử dụng hóa chất dụng cụ theo QĐ .
Vận hành sử dụng được một số TB sinh học ở THCS.
Có kĩ năng bảo quản, bảo dưỡng...một số TB sinh học.
Thái độ :
Có ý thức trách nhiệm, tuân thủ mọi QĐ trong bảo
quản sử dụng thiết bị.
2. Cấu trúc của tài liệu
- Phần 1: Hệ thống thiết bị Sinh học ở trường THCS.
Hỗ trợ giáo viên dạy học bộ môn Sinh học
- Phần 2: Nguyên tắc sắp xếp hoá chất dụng cụ; bảo quản, bảo dưỡng. Theo dõi hóa chất, dụng cụ.
Phần 1. Hệ thống thiết bị Sinh học ở trường THCS
Thiết bị lớp 6 gồm: - 26 Dụng cụ. -12 Tranh ảnh.
Thiết bị lớp 7 gồm: -27 Dụng cụ TN. - 8 Loại hóa chất.
Thiết bị lớp 8 gồm: - 36 Dụng cụ. - 6 Mô hình.
- 9 Loại hóa chất
Thiết bị lớp 9 gồm: - 1 Dụng cụ. - 5 Mô hình.
- 12 Loại tranh ảnh
THIÊT BỊ LỚP 6
1. Kính hiển vi
2. Bộ đồ mổ
3. Kính lúp cầm tay
4. Khay nhựa
5. Khay mổ
6. Lam kính
7. Lamen
8. Cốc thủy tinh chịu nhiệt
9. Đĩa kính đồng hồ
10. Đĩa lồng (petri)
11. Chậu lồng thủy tinh (bô can)
12. Lọ thủy tinh có ống nhỏ giọt
13. Phễu thủy tinh loại to
14. Ống nghiệm
15. Ống thí nghiệm sinh
16. Nút cao su
17. Nút cao su không lỗ
18. Nút cao su 2 lỗ, cắt dọc nửa
19. Giá thí nghiệm sinh học
20. Chậu trồng cây
21. Dằm đào đất
22. Kẹp ống thí nghiệm sinh học
23. Kéo cắt cành
24. Cặp ép thực vật
25. Đèn cồn
26. Bàn chải rửa ống nghiệm
. TH: Quan sát tế bào thực vật
a. Mục đích: Thấy tận mắt tế bào thực vật, biết cách làm tiêu bản tạm thời, tập vẽ hình đã quan sát được
b. Chuẩn bị: kính hiển vi, lam kính, la men, lọ đựng nước cất có ống nhỏ giọt, giấy hút nước, kim nhọn, kim mũi mác, vật mẫu (quả cà chua chín và củ hành tươi)
c. Thực hành:
* Quan sát tế bào biểu bì vảy hành dưới kính hiển vi:
- Bóc 1 vảy hành tươi ra khỏi củ hành, dùng kim mũi mác (hoặc mũi dao nhọn nhỏ ) rạch một ô vuông, mỗi chiều khoảng 1/3 cm ở phía trong vảy hành. Dùng kim mũi mác khẽ lột ô vuông vảy hành cho vào đĩa đồng hồ đã có nước cất.
KÍNH LÚP
+ Cấu tạo: gồm 1 tay cầm bằng kim loại (hoặc bằng nhựa) được gắn với tấm kính trong, dày, 2 mặt lồi, có khung bằng kim loại (hoặc bằng nhựa)
+ Chức năng: phóng to ảnh của vật từ 3 – 20 lần
+ Cách sử dụng: tay trái cầm kính lúp. Để mặt kính sát vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính, di chuyển kính lên cho đến khi nhìn rõ vật.
KÍNH HIỂN VI
BẢO QUẢN & SỬ DỤNG
Cấu tạo kính hiển vi :
- Kính hiển vi gồm 2 bộ phận chính: cơ học và quang học.
Bộ phận cơ học được coi như giá đỡ của kính. Thân kính, chân kính làm trụ, mâm kính dùng để tiêu bản, bộ phận càng cua giữ tiêu bản cho chắc chắn và di chuyển tiêu bản vào vị trí cần thiết, các ốc xoay có tác dụng điều chỉnh ánh sáng và tiêu cự làm cho hình ảnh rõ nét.
- Bộ phận quang học gồm: Thị kính có các độ phóng đại khác nhau: 8x, 10x, 15x,... có thể tháo ra lắp vào phía trên ống kính. Vật kính cũng có các loại S10/025, 160/017; S40/065, 160/017; S100/125 oil được lắp vào đĩa mang vật kính. Trong đó vật kính S10 và S40 gọi là vật kính khô, còn vật kính S100/125 oil là vật kính chìm.
- Gương có 1 mặt phẳng dùng để lấy ánh sáng tự nhiên và 1 mặt lõm để lấy ánh sáng đèn và ánh sáng yếu.
- Khi trời tối quá, ánh sáng tự nhiên không đủ thì tháo gương ra và lắp bộ phận đèn vào lỗ gương và dùng điện trực tiếp.
Sử dụng kính hiển vi
- Chuẩn bị kính: Trước khi làm việc với kính hiển vi, dùng khăn mềm lau 1 lượt, để kính chắc chắn và thăng bằng, cao vừa phải với người quan sát và ở nơi thuận tiện lấy ánh sáng.
- Điều chỉnh ánh sáng: Mở tụ quang, quay vật kính nhỏ vào vị trí làm việc, mắt trái nhìn vào thị kính, dùng 2 tay quay gương hướng ra phía ngoài ánh sáng. Khi nào thấy có vòng tròn sáng đều, có viền xanh lơ là được. Chú ý khi đã lấy được ánh sáng rồi thì trong suốt thời gian làm việc với kính hiển vi không được xê dịch nữa.
- Quan sát mẫu trên kính: Người quan sát nghiêng đầu nhìn vào vật kính, vặn ốc sơ cấp cho vật kính xuống dần, cách tiêu bản khoảng 0,5cm thì dừng lại. Sau đó nhìn vào thị kính rồi vặn ốc sơ cấp cho vật kính từ từ lên trên (chỉ vặn lên) đến khi ảnh xuất hiện. Vặn ốc vi cấp cho ảnh rõ nét (chú ý ốc vi cấp chỉ xoay lên hoặc xuống được 2 – 3 vòng thì hết, không được vặn tiếp, mà phải vặn ốc lớn chuyển lên, xuống một chút, sau lại dùng ốc vi cấp).
- Khi chuyển sang vật kính lớn hơn, ta để tiêu bản ở giữa thị trường và quay trực tiếp đĩa mang vật kính cho vật kính ấy vào vị trí làm việc.
- Sử dụng vật kính chìm: Trên vật kính chìm có ghi kí hiệu Glyc với 1 vòng đỏ (chất lỏng dùng để quan sát là Glyxerin) hoặc kí hiệu Oil với 1 vòng trắng (chất lỏng dùng để quan sát là dầu sét). Cách sử dụng vật kính này như sau: Sau khi quan sát với vật kính khô, nhỏ 1 giọt chất lỏng đã được quy định vào tiêu bản để quan sát. Quay vật kính chìm vào vị trí quan sát, nhìn ra ngoài vặn cho đầu vật kính chạm vào giọt chất lỏng (gần chạm đến lamen), nhìn vào thị kính rồi vặn ốc sơ cấp nâng vật kính lên từ từ cho đến khi nhìn rõ tiêu bản.
- Chú ý: - Cần mở rộng thêm chắn sáng ở tụ quang
- Vật kính chìm không được xem khô và vật kính khô không được xem với bất kì chất lỏng nào.
Bảo quản kính hiển vi
Trong kính hiển vi gồm nhiều thấu kính, lăng kính dễ mốc. Do đó phải thường xuyên lau chùi cẩn thận, để ở tủ có thắp đèn đỏ, để trong hộp phải có gói hút ẩm Silicagel. Khi cần di chuyển kính thì tay phải cầm thân kính, tay trái đỡ chân kính. Khi vặn các ốc sơ cấp, vi cấp phải vặn từ từ, nếu thấy kẹt thì phải vặn lại, không được cố sức vặn.
- Lấy 1 bản kính sạch đã nhỏ sẵn giọt nước, đặt mặt ngoài mảnh vảy hành sát bản kính rồi nhẹ nhàng đậy lá kính lên. Nếu có nước tràn ra ngoài lá kính thì dùng giấy hút nước, hút cho đến khi không còn nước tràn ra nữa.
- Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính
- Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi, vẽ hình tế bào quan sát được
THỰC HÀNH:
CÂY XANH TẠO TINH BỘT NGOÀI SÁNG
Dụng cụ thí nghiệm sinh học 7
1. Kính hiển vi
2. Kính lúp cầm tay
3. Kính lúp có giá
4. Bộ đồ mổ động vật
5. Khay mổ có tấm ghim vật mổ
6. Khay nhựa đựng mẫu vật
7. Chậu lồng (bô can)
8. Đĩa lồng (Petri)
9. Đĩa kính đồng hồ
10. Ống nghiệm thủy tinh
11. Giá ống nghiệm đựng được 5 ống
12. Cặp ống nghiệm hóa học
13. Bàn chải rửa ống nghiệm
14. Ống hút
15. Vợt bắt sâu bọ cán tre
16. Vợt thủy sinh cán dài 2m
17. Vợt bắt động vật nhỏ ở đáy , hồ
18. Phễu thủy tinh
19. Lọ nhựa có nút kín
20. Giá sắt có kẹp sắt
21. Hộp nuôi sâu bọ
22. Bể kính ( hoặc nhựa trong)
23. Túi đinh
Dụng cụ thủy tinh
1 Chậu Bocan để ngâm mẫu
2 Ống đong
3 Lam kính (hộp 50 chiếc)
4 Lamen (hộp 100 chiếc)
Hóa chất
1. Ete hoặc Clorophooc
2. Tananh (tanin)
3. Carmanh (carmin)
4. Xanh metylen
5. Phooc môn
6. Cồn 90 độ
7. Iốt loãng 10%
8. Dầu Paraphin hoặc Vazelin
Chuẩn bị mẫu:
Chuẩn bị mẫu động vật nguyên sinh
Amíp ở trong váng nước trên mặt hồ, ao; trùng roi có trong các vũng nước bẩn; trùng tiêm mao trong các cống rãnh có nhiều rác rưởi…Múc một tí nước ở những nơi này rồi gây nuôi đông vật nguyên sinh trong phòng thí nghiệm.
Cắt nhỏ rơm, cỏ cho vào chậu hoặc lọ thủy tinh rộng miệng cùng với nước mưa và một ít bùn hoặc rác rưởi mục nát. Đậy lên chậu hoặc lọ nuôi một tấm kính rồi đặt ở nơi có ánh sáng (tránh ánh sáng mặt trời). Trên mặt bình sẽ hình thành một lớp váng, trong nước dần xuất hiện các động vật nguyên sinh khác nhau.
Đầu tiên khoảng 3 - 4 ngày có các trùng tiêm mao nhỏ, tiếp theo là Amip, trùng tiêm mao. Cuối cùng là trùng roi xuất hiện.
Chuẩn bị mẫu động vật khác Thuỷ tức
Thủy tức sống ở hồ ao tương đối sạch, có cây thủy sinh. Lấy một vài cuống lá, rác, vài cái bèo tấm, bèo cái hoặc rong đuôi chó thả vào một cốc nước, để yên lặng một lúc, có thể nhìn thấy Thuỷ tức bám trên các vật đó vươn dài các tua ra. Về mùa đông Thủy tức khó gặp ở ngoài thiên nhiên, nhưng cuối mùa xuân và mùa hè dễ tìm bắt chúng hơn.
Giun đất
Giun đất sống ở những khu đất thịt có nhiều mùn rác, ẩm.Muốn thu bắt giun có thể dùng nước xà phòng dội lên chỗ đất có nhiều giun sinh sống. Chỉ sau đó 15-20 phút là giun phải ngoi lên khỏi mặt đất.
Nhện nhà
Sống trong các góc tường khe vách, trong các tủ quần áo sách vở, trong kho củi và đồ dùng nhà bếp… có thể tìm bắt Nhện quanh năm.
Một số động vật chân khớp
Châu chấu, cà cuống, niềng niễng hay tôm, cua… Có thế thu bắt bằng vợt côn trùng hay vợt thủy sinh. Động vật thân mềm ở nước
Trai, ốc là những động vật không xương sống rất phổ biến ở nước ngọt dễ kiếm, dễ bắt.
THỰC HÀNH QUAN SÁT CẤU TẠO GIUN ĐẤT
Quan sát cấu tạo ngoài:
Rửa sạch một con giun đất, để trong hộp nuôi quan sát cách bò của giun đất.
Phân biệt phần trước, phần sau, lưng , bụng
Phân biệt vòng cơ ở mỗi đốt
Lật phía bụng giun đất nhận biết đai sinh dục (đốt 14 , 15 , 16 ) nhẵn và không có vành tơ. Lỗ sinh dục ở đốt 14 ( trên đai sinh dục), hai lỗ sinh dục đực ở đốt 18, 2 đôi lỗ nhận tinh ở vách đốt 7/8 và 8/9.
Cách mổ giun đất
Có thể mổ giun tươi hoặc đã qua định hình lâu ngày.
- Mổ 1/3 cơ thể theo đường lưng từ phía đầu xuống
- Đổ nước ngập giun rồi gỡ.
- Dùng giao mổ cắt ngăn đốt đến đâu thì ghim tới đó
- Quan sát vị trí tự nhiên của nội quan
- Tiếp tục cắt vách ngăn đốt để đưa ruột vòng ra ngoài
Quan sát cấu tạo trong:
Quan sát hệ tiêu hóa: miệng, hầu, thực quản, diều, da dày cơ, manh tràng (đốt 27)
Quan sát hạch não, vòng thần kinh hầu, chuỗi hạch thần kinh bụng ( mỗi đốt 1 hạch thần kinh và từ đó có các dây thần kinh sang 2 bên). Lấy 1 đoạn chuỗi hạch thần kinh bụng để lên kính lúp có giá đỡ cho học sinh xem.
THỰC HÀNH
QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI
& TRONG CỦA ẾCH ĐỒNG
Quan sát cấu tạo ngoài:
- Miệng, van mũi, mí mắt, màng nhĩ, túi kêu ở ếch đực
- Da ẩm, màu sắc trên da
- Chi trước, chi sau và lỗ huyệt
- Mở miệng để xem răng, lưỡi, lỗ mũi trong, lỗ khí quản, lỗ thực quản, lỗ thông tai giữa.
Cách mổ:
- Đặt ếch nằm ngửa trên khay, ghim 4 chân. Cắt da từ trước lỗ huyệt theo mũi tên ở hình vẽ. Lật da để xem mạch máu ở mặt trong da, cơ bụng và cơ đùi. Cắt tiếp phần cơ xương ở bụng như cắt da ở phần trên để lộ nội quan trong xoang bụng.
- Dựa vào hình vẽ để xác định vị trí tự nhiên của các cơ quan: Tim, phổi, gan, mật, dạ dày, ruột, buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc tinh hoàn, trực tràng.
Gỡ và quan sát các cơ quan bên trong
Cắt bỏ bao tim để phân biệt tâm thất, hai tâm nhĩ, gốc các động mạch.
Gỡ ruột để xem tụy, lá lách, tinh hoàn (nếu là ếch đực)
Gạt buồng trứng và ruột sang bên để xem thể vàng, thận, ống dẫn niệu, động mạch lưng.
THỰC HÀNH
QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI & TRONG CỦA CHIM BỒ CÂU
Quan sát cấu tạo ngoài:
- Mỏ sừng, lỗ mũi, mí mắt, lỗ tai, tách miệng xem lưỡi (không răng), lỗ khí quản, lỗ thực quản
- Sự phân bố lông, lông ống, lông tơ, lô huyệt, tuyến phao câu, lông đuôi
- Cấu trúc của cánh, các phần của chân, vảy và móng chân
Cách mổ :
- Đặt chim nằm ngửa trên khay, ghim cánh và chân. Cắt từ trước lỗ huyệt theo mũi tên ở hình vẽ. Khi cắt khối cơ ngực và da ở cổ chim phải rất nhẹ tay và cẩn thận để khỏi chọc vào tim, làm đứt các mạch máu hoặc vỡ diều.
- Xác định vị trí tự nhiên của các cơ quan: khí quản, thực quản, diều, tim, phổi, gan, dạ dày, ruột.
Gỡ và quan sát các cơ quan:
- Cắt bao tim để xem tâm thất, hai tâm nhĩ và gốc các động mạch.
- Nâng và kéo ruột ra để xem dạ dày tuyến, dạ dày cơ (mề), tụy, lá lách, ruột non, manh tràng, ruột già, buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái (bên phải tiêu giảm), tinh hoàn và ống dẫn tinh ở bồ câu đực, thận và ống dẫn niệu (thiếu bóng đái).
Mổ sọ và quan sát não chim:
PHUƠNG PHÁP VÀ CÁCH LÀM MẪU NGÂM
Dụng cụ và hóa chất
Bô can: chọn bô can thủy tinh hoặc nhựa trong phù hợp với kích thước của mẫu ngâm.
Hóa chất: phooc môn, ête, clorophooc, cồn 90 độ
Bơm và kim tiêm (xơ ranh) 5 cc.
Kim khâu và chỉ để cố định mẫu trên tấm kính.
Tấm kính: để ghim mẫu trước khi cho vào ngâm.
Nhãn: Ghi tên mẫu ngâm hoặc chú giải các số gắn trên mẫu.
Mẫu vật: mẫu nguyên, còn tươi.
Chuẩn bị:
Dung dịch định hình: phooc môn 8-10 % hoặc cồn 80-90 độ.
Cách pha: lấy một phần phooc môn 38-40% pha với ba phần nước sạch sẽ được phooc môn tương đương 10%.
Dung dịch bảo quản: Phooc môn 3-5% hoặc cồn 60-700.
Cách pha: một phần phooc môn 38-40% pha với bảy phần nước sạch.
Lưu ý: Phooc môn là chất độc nên khi dùng phải đeo khẩu trang không để dây ra tay, quần áo và luôn đậy kín.
Tiến hành:
- Rửa sạch mẫu bằng nước lã, nắn vuốt cơ thể theo ý muốn.
- Tiêm dung dịch định hình vào khoang bụng và khối cơ chân.
- Cho mẫu vật vào bô can có kích thước thích hợp ở tư thế tự nhiên hoặc cố định trên tấm kính.
- Đổ dung dịch định hình ngập mẫu, đậy kín nắp, có thể gắn paraphin.
- Sau khoảng 5-10 ngày thì vớt mẫu ra rửa sạch trong nước lã rồi chuyển sang ngâm trong dung dịch bảo quản
- Dán nhãn hàng tháng cần kiểm tra, nếu thấy dung dịch cạn hoặc đổi màu thì phải bổ sung hoặc thay dung dịch khác.
LỚP 8 :
* Dụng cụ:
1. Ống chữ T (4 ống)
2. Ống chữ L lớn (2 ống)
3. Ống chữ L nhỏ (2 ống)
4. Ống nhựa thẳng (2 ống)
5. Miếng cao su mỏng ( 2 cái)
6. Bộ đồ mổ 6 chi tiết (1 bộ )
7. Cặp ống nghiệm (4 cái)
8. Nhiệt kế (8 cái)
9. Khay mổ (1 cái)
10.Tấm kê (1 cái)
11.Lam kính (1 hộp)
12.La men (2 hộp)
13.Đĩa Petri (1 cái)
14.Bóng bay (5 quả)
12.La men (2 hộp)
13.Đĩa Petri (1 cái)
14.Bóng bay (5 quả)
15. Máy ghi công cơ (4 cái)
16. Kính hiển vi (1 cái)
17. Ống nghiệm (20 ống)
18. Đũa thủy tinh (4 cái)
19. Móc thủy tinh (4 cái)
20. Ống hút có quả bóp cao su (4 ống)
21. Cốc thủy tinh 250 ml (4 cái)
22. Cốc thủy tinh 100 ml (4 cái)
23. Đèn cồn (4 cái)
24. Đĩa kính đồng hồ (1 cái)
25. Ống cao su (2 ống)
26. Hộp tiêu bản 7 loại (2 hộp)
27. Giá ống nghiệm đơn giản (4 cái)
28. Ống nghiệm sinh học (2 cái)
29. Nút cao su 1 lỗ (2 cái)
30. Nút cao su 2 lỗ (2 cái)
31. Giá thí nghiệm sinh học (1 cái)
32. Kẹp ống nghiệm sinh học (4 cái)
33. Bộ kích thích (cực kích thích, nguồnđiện,ngắt điện) (4 bộ)
34. Hệ thống đòn ghi (4 bộ)
35. Kẹp tim (4 cái)
Mô hình:
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG DỤNG CỤ & HÓA CHẤT
Bộ dụng cụ giải phẫu (bộ đồ mổ)
Gồm dao, kéo nhỏ, kéo vừa, panh, kim nhọn, kim mũi mác. Các thiết bị này được làm bằng kim loại chống gỉ. Khi sử dụng tránh để mất mát một thiết bị nào, làm xong thực hành phải rửa sạch và lau chùi ngay. Nếu để lâu (năm sau mới dùng) thì lau qua dầu máy khâu để bảo quản. Các thiết bị nên dùng đúng chức năng của chúng.
Khay mổ và tấm kê
Khay mổ được làm bằng nhựa nhẹ, bền và dễ bảo quản.
Tấm kê được làm bằng cao su nặng chìm trong nước, nhưng mềm dễ ghim mẫu mổ.
Móc thủy tinh
Móc thủy tinh dùng để gỡ tế bào cơ và sợi thần kinh. Tránh làm móc gẫy, nếu gãy mà vẫn dùng để gỡ các chế phẩm trên dễ bị xây xước và đứt, không còn cấu trúc nguyên vẹn.
Máy ghi hoạt động cơ tim :
- Bộ kích thích: cực kích thích (1), nguồn điện, ngắt điện được dùng để chạy băng giấy ghi nhịp tim, hoặc nhịp co cơ.
- Hệ thống đòn ghi (2) và kẹp tim (3) được gắn vào giá ghi nhịp tim và ghi đồ thị co cơ. Hệ thống đòn ghi được làm theo nguyên tắc đòn bẩy. Một đầu có bút tì vào băng giấy chạy liên tục, 1 đầu có đối trọng giữ cho đòn ghi thăng bằng.
Giá thí nghiệm sinh học :
Giá thí nghiệm sinh học gồm: ống thí nghiệm sinh học (1, 2), nút cao su (3), đế giá thí nghiệm (4), đòn ngang (5), ốc chỉnh thăng bằng (6). Dụng cụ này dùng để treo ếch làm thí nghiệm co cơ, hoặc để làm thí nghiệm xác
định cacbonic trong khí thở ra.
Các hóa chất cần cho thí nghiệm:
Nước sinh lí
- Nước sinh lí giữ cho áp suất thẩm thấu của tế bào và mô động vật đang làm thí nghiệm không đổi, và có thể sống được trong một thời gian nhất định.
- Cách pha như sau: Hòa tan hết 0,65g NaCl (với động vật biến nhiệt) hoặc 0,9g NaCl (với động vật đẳng nhiệt) vào 100ml nước cất ta được dung dịch sinh lí 0,65% (đối với động vật biến nhiệt) hoặc 0,9% (với động vật đẳng nhiệt)
- Axit acetic 1% dùng để xem nhân tế bào cơ vân rõ hơn (có thể dùng dấm ăn pha loãng)
- Axit clohydric 0,3%: 1%; 3% dùng để thử phản ứng của tủy ếch.
- Glyxerin và dầu sét dùng để xem tiêu bản ở vật kính chìm trên kính hiển vi; dầu sét là chất lỏng, sánh (có trong hộp kính hiển vi), màu vàng nhạt, có mùi thơm, được chiết xuất từ gỗ cây, tan trong cồn, ete, không tan trong nước.
- Xanh metylen dùng để nhuộm nhân tế bào.
- Dung dịch nước vôi trong dùng để xác định thành phần cacbonic trong khí thở ra. Để có dung dịch nước vôi trong, ta lấy vôi tôi Ca(OH)2 hòa vào nước, khuấy đều, để lắng, chắt lấy phần nước trong rồi lọc qua bông.
- Dung dịch hồ tinh bột 1%: Lấy 1g tinh bột hòa tan vào 100ml nước, khuấy đều, đun sôi. Dung dịch này dùng để thử tác dụng của men amilaza có trong nước bọt.
- Dung dịch iôt loãng 1% dùng để thử tác dụng của men amilaza có trong nước bọt đối với tinh bột. Hòa tan 1g bột iốt đua kali (IK) với một ít nước, sau đó thêm 0,5g iốt tinh thể. Khi tan hết, cho thêm nước cất vào đến mức 100ml ta được dung dịch cần sử dụng. Dung dịch này cần giữ trong lọ màu vàng nâu để tránh ánh sáng.
- Thuốc thử Strome: (Dung dịch NaOH 10% + Dung dịch CuSO4 2% ) theo tỉ lệ 1: 1 dùng để thử xem tinh bột đã biến đổi thành đường chưa (Đường + Thuốc thử Strome màu đỏ nâu)
Hướng dẫn làm tiêu bản tạm thời và làm một số bài thực hành
Cách làm một số tiêu bản tạm thời :
Tiêu bản mô sụn
Lấy đầu xương đùi ếch, đặt lên mẩu khoai tây hoặc miếng su hào (dùng làm thớt), dùng lưỡi dao lam cắt phần sụn thành các lát càng mỏng càng tốt, bỏ vào đĩa đồng hồ, nhuộm đỏ ( 3 giọt mực đỏ + 7 giọt nước) trong 2 phút, chuyển sang rửa sạch bằng nước lã ở đĩa kính khác. Cuối cùng đưa lên kính hiển vi để quan sát.
Tiêu bản mô xương
Lấy xương nắp mang của cá, cạo sạch màng da, ngâm cồn 70% trong 1 ngày, vớt ra lau khô. Dùng dao lam cắt một vài mảnh nhỏ mỏng đặt lên lam kính có sẵn 1 giọt glyxerin, đậy lamen rồi tiến hành quan sát.
Tiêu bản cơ trơn
Cắt đôi dạ dạy ếch theo chiều dọc, bóc lớp niêm mạc ra, dùng kẹp nhọn hoặc 2 -3 kim nhọn cạo theo 1 chiều dọc dạ dày, sau đó dùng kẹp tước lấy một vài sợi cơ trơn, đưa lên lam kính có sẵn 1 giọt nước sinh lí, đậy lamen rồi tiến hành quan sát.
Thực hiện một số bài thực hành :
Ghi đồ thị hoạt động tim ếch
* Mục đích:
- Qua thí nghiệm biết cách sử dụng bộ kích điện, hệ thống trụ ghi và các bước tiến hành thí nghiệm này.
- Qua đồ thị ghi hoạt động của tim ếch, nhận biết được các nhịp co, dãn của tim.
* Phương tiện thực hành:
- Ếch phá tủy
- Bộ dụng cụ mổ
- Dụng dịch sinh lí, bông
- Máy ghi nhịp tim
- Bộ kích điện
* Các bước tiến hành :
- Ếch đã phá tủy, ghim ngửa trên khay mổ, cắt bỏ một khoảng da ngực, dùng mũi kéo cắt cơ ở mỏm xương ức, luồn kéo cắt 2 đường bên xương ức (cách nhau khoảng 2 cm) từ bên dưới lên (chú ý nâng mũi kéo lên phía trên). Cắt một đường ngang phía trên xương ức, bỏ mảnh xương ức ra ta thấy tim ếch lộ ra.
- Ghim 2 chi trước căng sang 2 bên, dùng panh kẹp bao tim, chờ tim co thì dùng kéo cắt bỏ bao tim.
- Dùng kẹp tim kẹp vào mỏm tim để ghi đồ thị hoạt động của tim.
- Dùng adaptor để nắn dòng và hạ thế xuống 6 -9v, đưa dòng điện vào bộ kích điện, mắc cuộn giấy ghi vào vị trí làm việc.
- Vặn ốc điều chỉnh để bút ghi tì vào giấy ghi
- Bật công tắc điều chỉnh trục quay
- Chú ý luôn nhỏ nước sinh lí vào tim ếch để tim hoạt động bình thường và đồ thị được ghi đều đặn.
LOP 9
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THIẾT BỊ
MÔ HÌNH
Mô hình cấu trúc không gian AND
Hướng dẫn sử dụng mô hình:
Mô hình này có thể dùng để dạy bài ADN và bài thực hành cuối chương III. Để dạy bài thực hành cần chuẩn bị:
+ Mô hình phân tử ADN lắp ráp hoàn chỉnh với số lượng tương ứng nhóm học sinh .
+ Hộp đựng mô hình cấu trúc phân tử ADN dạng tháo rời với số lượng tương ứng nhóm học sinh .
+ Màn hình, máy chiếu, đĩa CD hoặc băng hình, nguồn sáng (bóng đèn).
Hướng dẫn cách lắp mô hình AND
+ Lắp 1 mạch hoàn chỉnh trước, đi từ chân đế lên. Chú ý lắp chặt các khớp để các nu trên mạch không bị rời ra, cần lựa chọn chiều cong của đoạn cho hợp lý đảm bảo khoảng cách đều đặn so với trục giữa vừa khớp với chiều lượn của đoạn mạch trên.
+ Khi lắp mạch thứ 2, phải đảm bảo theo đúng NTBS và có chiều cong tương ứng, đều đặn với đoạn mạch 1.
+ Khi lắp xong mô hình, cần kiểm tra lại về:
Chiều xoắn
Khoảng cách đều giữa 2 mạch
Mô hình nhân đôi ADN
Hướng dẫn sử dụng mô hình:
Sử dụng mô hình 1 đoạn ADN trên bảng để giải thích cơ chế tự nhân đôi theo 4 giai đoạn:
+Giai đoạn ADN chưa tách thành 2 mạch.
+ Giai đoạn tách hai mạch ở một đầu.
+ Giai đoạn liên kết nu ở mỗi đoạn.
+ Giai đoạn kết thúc tự nhân đôi.
Điều quan trọng là hướng dẫn học sinh khi quan sát mô hình phải hướng tới kết luận:
+ Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra trong nhân tế bào tại các NST ở kì trung gian.
+ Quá trình tự nhân đôi diễn ra trên 2 mạch ADN theo nguyên tắc khuôn mẫu (mạch mới ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ, theo nguyên tắc bổ sung A-T; G-X), nguyên tắc bán bảo toàn (mỗi ADN con có 1 mạch của ADN mẹ (mạch cũ) còn 1 mạch mới được tổng hợp).
+ Chính sự tự nhân đôi của ADN là cơ sở của sự tự nhân đôi NST Tạo nên 2 nhiễm sắc tử chị em (Crômatit).
Để củng cố kiến thức có thể thay đổi trình tự nuclêôtít của ADN mẹ ban đầu rồi yêu cầu học sinh biểu diễn các giai đoạn sau của mô hình.
Bảo quản mô hình:
Sau khi học xong yêu cầu học sinh tháo rời các nuclêôtit rồi xếp gọn vào hộp đựng mô hình để bảo quản.
Mô hình tổng hợp Prôtêin
Hướng dẫn sử dụng mô hình:
+ Giới thiệu vị trí của tARN, mARN, riboxom, các aa trong chuỗi aa đang được tổng hợp.
+ Biểu diễn quá trình hình thành chuỗi aa. Dùng tay đẩy ribôxôm dịch chuyển đi một nấc bộ 3, lấy tARN ở phía trên thứ nhất ra (hình thành liên kết peptít), lắp phức hệ aa- tARN vào vị trí thứ hai của ribôxôm sao cho khớp theo nguyên tắc bổ sung.
Lưu ý HS: cứ 3 nu liên tiếp trên mARN xác định 1 aa. Sự thay đổi trình tự nu dẫn đến sự thay đổi trình tự các aa tương ứng.
Để HS có thể dễ dàng tìm hiểu mô hình, GV có thể gợi ý bằng cách:
+ Chỉ vào vị trí liên kết của mARN và tARN ---> HS phát hiện được sự liên kết theo NTBS.
+ Chỉ vào bộ 3 đối mã của tARN mang aa Ser (tARN đang chuẩn bị vào riboxom) ---> HS rút ra được tương quan 3 nu ---> 1 aa.
Bảo quản mô hình:
Sau khi học xong yêu cầu học sinh tháo rời các bộ phận,xếp gọn vào hộp đựng mô hình để bảo quản.
Mô hình phân tử ARN
Hướng dẫn sử dụng mô hình:
Giáo viên sử dụng mô hình cấu trúc ARN (bậc1) để giới thiệu về cấu trúc của ARN: - Cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P.
- Đại phân tử nhưng nhỏ hơn nhiều so với ADN.
- Đa phân: đơn phân là các nu.
- Có 4 loại nu là A, U, G, X.
- Có cấu trúc 1 mạch đơn.
Yêu cầu HS quan sát mô hình và thực hiện lệnh sách giáo khoa, hoàn thành bảng 17.
Cách bảo quản mô hình:
Sau khi học xong yêu cầu học sinh xếp gọn vào hộp đựng mô hình để bảo quản.
Mô hình tổng hợp ARN
Hướng dẫn sử dụng mô hình:
Sử dụng mô hình tổng hợp ARN giáo viên giới thiệu về không gian, thời gian, diễn biến của cơ chế tổng hợp ARN.
+ Sự tổng hợp ARN diễn ra theo nguyên tắc khuôn mẫu và NTBS.
+ Trình tự nu trên mạch khuôn ADN qui định trình tự nu trên mạch ARN.
Chú ý giới thiệu tác dụng của enzim ARN-polimeraza.
Bảo quản mô hình:
Sau khi học xong yêu cầu học sinh xếp gọn vào hộp đựng mô hình để bảo quản.
DỤNG CỤ
Đồng kim loại tính xác suất
Hướng dẫn sử dụng:
Tiến hành thí nghiệm " gieo đồng kim loại"
Giáo viên nên hướng dẫn cụ thể cách gieo đồng kim loại, cầm đồng kim loại bằng ngón trỏ và ngón cái (chú ý hai ngón tay cầm vào hai mặt đồng kim loại), tì tay đó lên bàn (để các lần gieo từ cùng một độ cao) rồi thả tay để đồng kim loại tự do rơi xuống, thống kê số lần xuất hiện mặt sấp hay mặt ngửa.
Bảo quản đồng kim loại:
Sau khi học xong yêu cầu học sinh xếp gọn vào hộp đựng để bảo quản.
Hình ảnh
Sinh Học 9
Phần 2.
Nguyên tắc sắp xếp hoá chất dụng cụ; bảo quản, bảo dưỡng. Theo dõi hóa chất, dụng cụ
2.1 Nguyên tắc sắp xếp hoá chất dụng cụ.
2.2 Nguyên tắc bảo quản, bảo dưỡng dụng cụ thực hành.
2.3 Theo dõi sử dụng hóa chất dụng cụ.
2.1 Nguyên tắc sắp xếp hoá chất dụng cụ:
-Dụng cụ thí nghiệm khi sử dụng xong phải được sắp xếp vào giá theo từng loại sao cho dễ nhìn, dễ thấy và dễ lấy.
-Kính hiển vi và kính lúp phải được cất giữ nơi khô ráo, có chất hút ẩm hoặc có đèn sợi đốt để sấy khô định kì.
-Băng đĩa phải cất vào hộp riêng , tránh xây xát.
-Tiêu bản phải có hộp đựng cứng tránh vỡ, không cất hộp tiêu bản trong cùng tủ với các loại hóa chất.
-Tranh ảnh không để gần hóa chất , không treo nơi tường ẩm...
-Hóa chất bao giờ cũng để ở tầng dưới các ngăn tủ (nếu có kho riêng thì càng tốt) Chất lỏng để ở ngăn dưới, chất rắn để ở ngăn trên.
Tầng trên của tủ hóa chất chỉ được xếp mô hình vì chúng ít bị tác động làm thay đổi tính chất.
- Hóa chất dễ cháy( cồn đốt,ete...) cất ở phòng kho, trong phòng TN chỉ để mỗi loại từ 0,5 đến 1 lít và để xa nơi làm TN.
- Hóa chất phải có lọ nút kín(chất hữu cơ không dùng núi cao su, chất kiềm không dùng nút nhám)có nhãn ghi công thức, nồng độ.
- Hóa chất dễ bay hơi, dễ cháy, dễ biến chất cần để nơi mát ,tráng lớp parafin bên ngoài nút.
- Hóa chất dễ bị ánh sáng tác động cần để trong lọ màu hoặc bọc giấy đen ở ngoài và cất nơi tối.
2.2 Nguyên tắc bảo quản, bảo dưỡng dụng cụ thực hành.
Dụng cụ thí nghiệm khi sử dụng xong phải được rửa kĩ sấy khô bôi dầu máy khâu trước khi xếp cất.
Các dụng cụ có bộ phận cơ học phải nhỏ dầu, cất nơi khô ráo.
Dụng cụ quang học của kính hiển vi và kính lúp tuyệt đối không được rửa hoặc dùng khăn ẩm để lau( chỉ được dùng khăn mềm và dầu turen để lau kính).
Tranh ảnh phải được phơi chống ẩm (nhất là trong mùa mưa)
Tranh phải đóng nẹp treo trên giá móc cách móc 4 đến 10cm
Ảnh cuộn cất ,dùng bóng đèn sợi đốt sấy khô để khỏi bị hỏng.
.
-Kĩ thuật rửa các dụng cụ thủy tinh:
.Rửa bằng PP cơ học: Dùng nước và chổi rửa,có thể cho thêm nước xà phòng(không dùng cát cho váo để súc ví cát làm xây xát thủy tinh, khi đốt nóng dễ bị rạn nứt.
. Rửa bằng PP hóa học:
Rửa bằng dd thuốc tím KMnO4 rồi tráng lại bằng dd natri hiđrosunfit 5%
. Dụng cụ thủy tinh bị bẩn do các chất h/ cơ không tan trong nước thì phải dùng dung môi hữu cơ(axeton, benzen, cồn...)
. Dùng dd sunfuaric đặc hoặc kìm đặc(NaOH, KOH) 40% để rửa các dụng cụ thủy tinh bẩn do chất nhựa không tan trong nước.
Kĩ thuật sấy khô các dụng cụ thủy tinh:
-Có thể dùng tủ sấy , ngọn lửa đèn cồn, bếp điện hoặc máy sấy tóc... để làm khô các dụng cụ.
- Khi sấy bằng cách hơ nóng trên các loại đèn cần hơ đều để dụng cụ không bị nứt.
- Có thể tráng bằng ancol etylic rồi thổi khí lạnh vào.
- Sau khi rửa và sấy khô cần úp dụng cụ lên giá để tránh bị bụi bám trở lại.
2.3 Theo dõi sử dụng hóa chất dụng cụ.
1. Sổ thiết bị.
2. Sổ theo dõi sử dụng thiết bị.
3. Bảng đề nghi bổ sung thiết bị dạy học.
4. Sổ theo dõi đồ dùng dạy học tự làm.
5. Sổ theo dõi kinh phí hỗ trợ cho hoạt động thiết bị.
6. Kế hoạch thiết bị.
Theo dõi sử dụng thiết bị
Việc theo dõi mượn, trả thiết bị tại các trường THCS được thực hiện theo mẫu sau:
Phiếu mượn thiết bị giảng dạy tháng............Năm............
Họ tên giáoviên...................................... Lớp.............
BẢNG ĐỀ NGHỊ BỔ SUNG THIẾT BỊ DẠY HỌC KHỐI......NĂM HỌC...........
Ngày.........Tháng.........Năm..........
Khối trưởng
Phiếu theo dõi tự làm đồ dùng dạy học
Phiếu theo dõi kinh phí NT hỗ trợ cho hoạt động thiết bị. Tháng... Năm học......
BGH Ngày... Tháng...Năm.......
Người lập bảng
Phiếu tổng kết KP hỗ trợ cho thiết bị năm.....tháng....
BGH Ngày.... tháng ....năm.....
Người lập bảng
Nhiệm vụ của nhân viên thiết bị
Tham mưu với BGH trong việc xây dựng kế hoạch về hoạt động của thiết bị.
Tổ chức sắp xếp hệ thống thiết bị khoa học
Bảo quản, bảo dưỡng thiết bị . Tư vấn cho Gv bộ môn trong việc bảo quản thiết bị.
Tiếp nhận đăng kí sử dụng thiết bị, chuẩn bị thiết bị và bàn giao thiết bị cho giáo viên, trợ giúp Gv khi tiến hành thí nghiệm.
Tiếp nhận thiết bị sau khi sử dụng.
3. Hỗ trợ giáo viên dạy học môn sinh học
Để chủ động trong việc hỗ trợ cho Gv dạy học môn sinh học, nhân viên thiết bị cần:
Nắm được phân phối chương trình.
Nắm được thời khóa biểu thực hành của các Gv bộ môn.
Nắm được mục tiêu, dụng cụ cần chuẩn bị của các bài thực hành có trong chương trình.
Biết lắp ráp, vận hành và sử dụng một số thiết bị sinh học ở trường THCS.
1. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Nắm được tổng quan về TB DH môn sinh học.
Nguyên tắc sử dụng một số TBDH.
Chuẩn bị Tn giúp GV chuẩn bị bài lên lớp.
Biết cách tổ chức HĐ của phòng bộ môn.
Kỹ năng:
Biết cách bố trí , sắp xếp phòng học bộ môn.
Biết theo dõi sử dụng hóa chất dụng cụ theo QĐ .
Vận hành sử dụng được một số TB sinh học ở THCS.
Có kĩ năng bảo quản, bảo dưỡng...một số TB sinh học.
Thái độ :
Có ý thức trách nhiệm, tuân thủ mọi QĐ trong bảo
quản sử dụng thiết bị.
2. Cấu trúc của tài liệu
- Phần 1: Hệ thống thiết bị Sinh học ở trường THCS.
Hỗ trợ giáo viên dạy học bộ môn Sinh học
- Phần 2: Nguyên tắc sắp xếp hoá chất dụng cụ; bảo quản, bảo dưỡng. Theo dõi hóa chất, dụng cụ.
Phần 1. Hệ thống thiết bị Sinh học ở trường THCS
Thiết bị lớp 6 gồm: - 26 Dụng cụ. -12 Tranh ảnh.
Thiết bị lớp 7 gồm: -27 Dụng cụ TN. - 8 Loại hóa chất.
Thiết bị lớp 8 gồm: - 36 Dụng cụ. - 6 Mô hình.
- 9 Loại hóa chất
Thiết bị lớp 9 gồm: - 1 Dụng cụ. - 5 Mô hình.
- 12 Loại tranh ảnh
THIÊT BỊ LỚP 6
1. Kính hiển vi
2. Bộ đồ mổ
3. Kính lúp cầm tay
4. Khay nhựa
5. Khay mổ
6. Lam kính
7. Lamen
8. Cốc thủy tinh chịu nhiệt
9. Đĩa kính đồng hồ
10. Đĩa lồng (petri)
11. Chậu lồng thủy tinh (bô can)
12. Lọ thủy tinh có ống nhỏ giọt
13. Phễu thủy tinh loại to
14. Ống nghiệm
15. Ống thí nghiệm sinh
16. Nút cao su
17. Nút cao su không lỗ
18. Nút cao su 2 lỗ, cắt dọc nửa
19. Giá thí nghiệm sinh học
20. Chậu trồng cây
21. Dằm đào đất
22. Kẹp ống thí nghiệm sinh học
23. Kéo cắt cành
24. Cặp ép thực vật
25. Đèn cồn
26. Bàn chải rửa ống nghiệm
. TH: Quan sát tế bào thực vật
a. Mục đích: Thấy tận mắt tế bào thực vật, biết cách làm tiêu bản tạm thời, tập vẽ hình đã quan sát được
b. Chuẩn bị: kính hiển vi, lam kính, la men, lọ đựng nước cất có ống nhỏ giọt, giấy hút nước, kim nhọn, kim mũi mác, vật mẫu (quả cà chua chín và củ hành tươi)
c. Thực hành:
* Quan sát tế bào biểu bì vảy hành dưới kính hiển vi:
- Bóc 1 vảy hành tươi ra khỏi củ hành, dùng kim mũi mác (hoặc mũi dao nhọn nhỏ ) rạch một ô vuông, mỗi chiều khoảng 1/3 cm ở phía trong vảy hành. Dùng kim mũi mác khẽ lột ô vuông vảy hành cho vào đĩa đồng hồ đã có nước cất.
KÍNH LÚP
+ Cấu tạo: gồm 1 tay cầm bằng kim loại (hoặc bằng nhựa) được gắn với tấm kính trong, dày, 2 mặt lồi, có khung bằng kim loại (hoặc bằng nhựa)
+ Chức năng: phóng to ảnh của vật từ 3 – 20 lần
+ Cách sử dụng: tay trái cầm kính lúp. Để mặt kính sát vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính, di chuyển kính lên cho đến khi nhìn rõ vật.
KÍNH HIỂN VI
BẢO QUẢN & SỬ DỤNG
Cấu tạo kính hiển vi :
- Kính hiển vi gồm 2 bộ phận chính: cơ học và quang học.
Bộ phận cơ học được coi như giá đỡ của kính. Thân kính, chân kính làm trụ, mâm kính dùng để tiêu bản, bộ phận càng cua giữ tiêu bản cho chắc chắn và di chuyển tiêu bản vào vị trí cần thiết, các ốc xoay có tác dụng điều chỉnh ánh sáng và tiêu cự làm cho hình ảnh rõ nét.
- Bộ phận quang học gồm: Thị kính có các độ phóng đại khác nhau: 8x, 10x, 15x,... có thể tháo ra lắp vào phía trên ống kính. Vật kính cũng có các loại S10/025, 160/017; S40/065, 160/017; S100/125 oil được lắp vào đĩa mang vật kính. Trong đó vật kính S10 và S40 gọi là vật kính khô, còn vật kính S100/125 oil là vật kính chìm.
- Gương có 1 mặt phẳng dùng để lấy ánh sáng tự nhiên và 1 mặt lõm để lấy ánh sáng đèn và ánh sáng yếu.
- Khi trời tối quá, ánh sáng tự nhiên không đủ thì tháo gương ra và lắp bộ phận đèn vào lỗ gương và dùng điện trực tiếp.
Sử dụng kính hiển vi
- Chuẩn bị kính: Trước khi làm việc với kính hiển vi, dùng khăn mềm lau 1 lượt, để kính chắc chắn và thăng bằng, cao vừa phải với người quan sát và ở nơi thuận tiện lấy ánh sáng.
- Điều chỉnh ánh sáng: Mở tụ quang, quay vật kính nhỏ vào vị trí làm việc, mắt trái nhìn vào thị kính, dùng 2 tay quay gương hướng ra phía ngoài ánh sáng. Khi nào thấy có vòng tròn sáng đều, có viền xanh lơ là được. Chú ý khi đã lấy được ánh sáng rồi thì trong suốt thời gian làm việc với kính hiển vi không được xê dịch nữa.
- Quan sát mẫu trên kính: Người quan sát nghiêng đầu nhìn vào vật kính, vặn ốc sơ cấp cho vật kính xuống dần, cách tiêu bản khoảng 0,5cm thì dừng lại. Sau đó nhìn vào thị kính rồi vặn ốc sơ cấp cho vật kính từ từ lên trên (chỉ vặn lên) đến khi ảnh xuất hiện. Vặn ốc vi cấp cho ảnh rõ nét (chú ý ốc vi cấp chỉ xoay lên hoặc xuống được 2 – 3 vòng thì hết, không được vặn tiếp, mà phải vặn ốc lớn chuyển lên, xuống một chút, sau lại dùng ốc vi cấp).
- Khi chuyển sang vật kính lớn hơn, ta để tiêu bản ở giữa thị trường và quay trực tiếp đĩa mang vật kính cho vật kính ấy vào vị trí làm việc.
- Sử dụng vật kính chìm: Trên vật kính chìm có ghi kí hiệu Glyc với 1 vòng đỏ (chất lỏng dùng để quan sát là Glyxerin) hoặc kí hiệu Oil với 1 vòng trắng (chất lỏng dùng để quan sát là dầu sét). Cách sử dụng vật kính này như sau: Sau khi quan sát với vật kính khô, nhỏ 1 giọt chất lỏng đã được quy định vào tiêu bản để quan sát. Quay vật kính chìm vào vị trí quan sát, nhìn ra ngoài vặn cho đầu vật kính chạm vào giọt chất lỏng (gần chạm đến lamen), nhìn vào thị kính rồi vặn ốc sơ cấp nâng vật kính lên từ từ cho đến khi nhìn rõ tiêu bản.
- Chú ý: - Cần mở rộng thêm chắn sáng ở tụ quang
- Vật kính chìm không được xem khô và vật kính khô không được xem với bất kì chất lỏng nào.
Bảo quản kính hiển vi
Trong kính hiển vi gồm nhiều thấu kính, lăng kính dễ mốc. Do đó phải thường xuyên lau chùi cẩn thận, để ở tủ có thắp đèn đỏ, để trong hộp phải có gói hút ẩm Silicagel. Khi cần di chuyển kính thì tay phải cầm thân kính, tay trái đỡ chân kính. Khi vặn các ốc sơ cấp, vi cấp phải vặn từ từ, nếu thấy kẹt thì phải vặn lại, không được cố sức vặn.
- Lấy 1 bản kính sạch đã nhỏ sẵn giọt nước, đặt mặt ngoài mảnh vảy hành sát bản kính rồi nhẹ nhàng đậy lá kính lên. Nếu có nước tràn ra ngoài lá kính thì dùng giấy hút nước, hút cho đến khi không còn nước tràn ra nữa.
- Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính
- Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi, vẽ hình tế bào quan sát được
THỰC HÀNH:
CÂY XANH TẠO TINH BỘT NGOÀI SÁNG
Dụng cụ thí nghiệm sinh học 7
1. Kính hiển vi
2. Kính lúp cầm tay
3. Kính lúp có giá
4. Bộ đồ mổ động vật
5. Khay mổ có tấm ghim vật mổ
6. Khay nhựa đựng mẫu vật
7. Chậu lồng (bô can)
8. Đĩa lồng (Petri)
9. Đĩa kính đồng hồ
10. Ống nghiệm thủy tinh
11. Giá ống nghiệm đựng được 5 ống
12. Cặp ống nghiệm hóa học
13. Bàn chải rửa ống nghiệm
14. Ống hút
15. Vợt bắt sâu bọ cán tre
16. Vợt thủy sinh cán dài 2m
17. Vợt bắt động vật nhỏ ở đáy , hồ
18. Phễu thủy tinh
19. Lọ nhựa có nút kín
20. Giá sắt có kẹp sắt
21. Hộp nuôi sâu bọ
22. Bể kính ( hoặc nhựa trong)
23. Túi đinh
Dụng cụ thủy tinh
1 Chậu Bocan để ngâm mẫu
2 Ống đong
3 Lam kính (hộp 50 chiếc)
4 Lamen (hộp 100 chiếc)
Hóa chất
1. Ete hoặc Clorophooc
2. Tananh (tanin)
3. Carmanh (carmin)
4. Xanh metylen
5. Phooc môn
6. Cồn 90 độ
7. Iốt loãng 10%
8. Dầu Paraphin hoặc Vazelin
Chuẩn bị mẫu:
Chuẩn bị mẫu động vật nguyên sinh
Amíp ở trong váng nước trên mặt hồ, ao; trùng roi có trong các vũng nước bẩn; trùng tiêm mao trong các cống rãnh có nhiều rác rưởi…Múc một tí nước ở những nơi này rồi gây nuôi đông vật nguyên sinh trong phòng thí nghiệm.
Cắt nhỏ rơm, cỏ cho vào chậu hoặc lọ thủy tinh rộng miệng cùng với nước mưa và một ít bùn hoặc rác rưởi mục nát. Đậy lên chậu hoặc lọ nuôi một tấm kính rồi đặt ở nơi có ánh sáng (tránh ánh sáng mặt trời). Trên mặt bình sẽ hình thành một lớp váng, trong nước dần xuất hiện các động vật nguyên sinh khác nhau.
Đầu tiên khoảng 3 - 4 ngày có các trùng tiêm mao nhỏ, tiếp theo là Amip, trùng tiêm mao. Cuối cùng là trùng roi xuất hiện.
Chuẩn bị mẫu động vật khác Thuỷ tức
Thủy tức sống ở hồ ao tương đối sạch, có cây thủy sinh. Lấy một vài cuống lá, rác, vài cái bèo tấm, bèo cái hoặc rong đuôi chó thả vào một cốc nước, để yên lặng một lúc, có thể nhìn thấy Thuỷ tức bám trên các vật đó vươn dài các tua ra. Về mùa đông Thủy tức khó gặp ở ngoài thiên nhiên, nhưng cuối mùa xuân và mùa hè dễ tìm bắt chúng hơn.
Giun đất
Giun đất sống ở những khu đất thịt có nhiều mùn rác, ẩm.Muốn thu bắt giun có thể dùng nước xà phòng dội lên chỗ đất có nhiều giun sinh sống. Chỉ sau đó 15-20 phút là giun phải ngoi lên khỏi mặt đất.
Nhện nhà
Sống trong các góc tường khe vách, trong các tủ quần áo sách vở, trong kho củi và đồ dùng nhà bếp… có thể tìm bắt Nhện quanh năm.
Một số động vật chân khớp
Châu chấu, cà cuống, niềng niễng hay tôm, cua… Có thế thu bắt bằng vợt côn trùng hay vợt thủy sinh. Động vật thân mềm ở nước
Trai, ốc là những động vật không xương sống rất phổ biến ở nước ngọt dễ kiếm, dễ bắt.
THỰC HÀNH QUAN SÁT CẤU TẠO GIUN ĐẤT
Quan sát cấu tạo ngoài:
Rửa sạch một con giun đất, để trong hộp nuôi quan sát cách bò của giun đất.
Phân biệt phần trước, phần sau, lưng , bụng
Phân biệt vòng cơ ở mỗi đốt
Lật phía bụng giun đất nhận biết đai sinh dục (đốt 14 , 15 , 16 ) nhẵn và không có vành tơ. Lỗ sinh dục ở đốt 14 ( trên đai sinh dục), hai lỗ sinh dục đực ở đốt 18, 2 đôi lỗ nhận tinh ở vách đốt 7/8 và 8/9.
Cách mổ giun đất
Có thể mổ giun tươi hoặc đã qua định hình lâu ngày.
- Mổ 1/3 cơ thể theo đường lưng từ phía đầu xuống
- Đổ nước ngập giun rồi gỡ.
- Dùng giao mổ cắt ngăn đốt đến đâu thì ghim tới đó
- Quan sát vị trí tự nhiên của nội quan
- Tiếp tục cắt vách ngăn đốt để đưa ruột vòng ra ngoài
Quan sát cấu tạo trong:
Quan sát hệ tiêu hóa: miệng, hầu, thực quản, diều, da dày cơ, manh tràng (đốt 27)
Quan sát hạch não, vòng thần kinh hầu, chuỗi hạch thần kinh bụng ( mỗi đốt 1 hạch thần kinh và từ đó có các dây thần kinh sang 2 bên). Lấy 1 đoạn chuỗi hạch thần kinh bụng để lên kính lúp có giá đỡ cho học sinh xem.
THỰC HÀNH
QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI
& TRONG CỦA ẾCH ĐỒNG
Quan sát cấu tạo ngoài:
- Miệng, van mũi, mí mắt, màng nhĩ, túi kêu ở ếch đực
- Da ẩm, màu sắc trên da
- Chi trước, chi sau và lỗ huyệt
- Mở miệng để xem răng, lưỡi, lỗ mũi trong, lỗ khí quản, lỗ thực quản, lỗ thông tai giữa.
Cách mổ:
- Đặt ếch nằm ngửa trên khay, ghim 4 chân. Cắt da từ trước lỗ huyệt theo mũi tên ở hình vẽ. Lật da để xem mạch máu ở mặt trong da, cơ bụng và cơ đùi. Cắt tiếp phần cơ xương ở bụng như cắt da ở phần trên để lộ nội quan trong xoang bụng.
- Dựa vào hình vẽ để xác định vị trí tự nhiên của các cơ quan: Tim, phổi, gan, mật, dạ dày, ruột, buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc tinh hoàn, trực tràng.
Gỡ và quan sát các cơ quan bên trong
Cắt bỏ bao tim để phân biệt tâm thất, hai tâm nhĩ, gốc các động mạch.
Gỡ ruột để xem tụy, lá lách, tinh hoàn (nếu là ếch đực)
Gạt buồng trứng và ruột sang bên để xem thể vàng, thận, ống dẫn niệu, động mạch lưng.
THỰC HÀNH
QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI & TRONG CỦA CHIM BỒ CÂU
Quan sát cấu tạo ngoài:
- Mỏ sừng, lỗ mũi, mí mắt, lỗ tai, tách miệng xem lưỡi (không răng), lỗ khí quản, lỗ thực quản
- Sự phân bố lông, lông ống, lông tơ, lô huyệt, tuyến phao câu, lông đuôi
- Cấu trúc của cánh, các phần của chân, vảy và móng chân
Cách mổ :
- Đặt chim nằm ngửa trên khay, ghim cánh và chân. Cắt từ trước lỗ huyệt theo mũi tên ở hình vẽ. Khi cắt khối cơ ngực và da ở cổ chim phải rất nhẹ tay và cẩn thận để khỏi chọc vào tim, làm đứt các mạch máu hoặc vỡ diều.
- Xác định vị trí tự nhiên của các cơ quan: khí quản, thực quản, diều, tim, phổi, gan, dạ dày, ruột.
Gỡ và quan sát các cơ quan:
- Cắt bao tim để xem tâm thất, hai tâm nhĩ và gốc các động mạch.
- Nâng và kéo ruột ra để xem dạ dày tuyến, dạ dày cơ (mề), tụy, lá lách, ruột non, manh tràng, ruột già, buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái (bên phải tiêu giảm), tinh hoàn và ống dẫn tinh ở bồ câu đực, thận và ống dẫn niệu (thiếu bóng đái).
Mổ sọ và quan sát não chim:
PHUƠNG PHÁP VÀ CÁCH LÀM MẪU NGÂM
Dụng cụ và hóa chất
Bô can: chọn bô can thủy tinh hoặc nhựa trong phù hợp với kích thước của mẫu ngâm.
Hóa chất: phooc môn, ête, clorophooc, cồn 90 độ
Bơm và kim tiêm (xơ ranh) 5 cc.
Kim khâu và chỉ để cố định mẫu trên tấm kính.
Tấm kính: để ghim mẫu trước khi cho vào ngâm.
Nhãn: Ghi tên mẫu ngâm hoặc chú giải các số gắn trên mẫu.
Mẫu vật: mẫu nguyên, còn tươi.
Chuẩn bị:
Dung dịch định hình: phooc môn 8-10 % hoặc cồn 80-90 độ.
Cách pha: lấy một phần phooc môn 38-40% pha với ba phần nước sạch sẽ được phooc môn tương đương 10%.
Dung dịch bảo quản: Phooc môn 3-5% hoặc cồn 60-700.
Cách pha: một phần phooc môn 38-40% pha với bảy phần nước sạch.
Lưu ý: Phooc môn là chất độc nên khi dùng phải đeo khẩu trang không để dây ra tay, quần áo và luôn đậy kín.
Tiến hành:
- Rửa sạch mẫu bằng nước lã, nắn vuốt cơ thể theo ý muốn.
- Tiêm dung dịch định hình vào khoang bụng và khối cơ chân.
- Cho mẫu vật vào bô can có kích thước thích hợp ở tư thế tự nhiên hoặc cố định trên tấm kính.
- Đổ dung dịch định hình ngập mẫu, đậy kín nắp, có thể gắn paraphin.
- Sau khoảng 5-10 ngày thì vớt mẫu ra rửa sạch trong nước lã rồi chuyển sang ngâm trong dung dịch bảo quản
- Dán nhãn hàng tháng cần kiểm tra, nếu thấy dung dịch cạn hoặc đổi màu thì phải bổ sung hoặc thay dung dịch khác.
LỚP 8 :
* Dụng cụ:
1. Ống chữ T (4 ống)
2. Ống chữ L lớn (2 ống)
3. Ống chữ L nhỏ (2 ống)
4. Ống nhựa thẳng (2 ống)
5. Miếng cao su mỏng ( 2 cái)
6. Bộ đồ mổ 6 chi tiết (1 bộ )
7. Cặp ống nghiệm (4 cái)
8. Nhiệt kế (8 cái)
9. Khay mổ (1 cái)
10.Tấm kê (1 cái)
11.Lam kính (1 hộp)
12.La men (2 hộp)
13.Đĩa Petri (1 cái)
14.Bóng bay (5 quả)
12.La men (2 hộp)
13.Đĩa Petri (1 cái)
14.Bóng bay (5 quả)
15. Máy ghi công cơ (4 cái)
16. Kính hiển vi (1 cái)
17. Ống nghiệm (20 ống)
18. Đũa thủy tinh (4 cái)
19. Móc thủy tinh (4 cái)
20. Ống hút có quả bóp cao su (4 ống)
21. Cốc thủy tinh 250 ml (4 cái)
22. Cốc thủy tinh 100 ml (4 cái)
23. Đèn cồn (4 cái)
24. Đĩa kính đồng hồ (1 cái)
25. Ống cao su (2 ống)
26. Hộp tiêu bản 7 loại (2 hộp)
27. Giá ống nghiệm đơn giản (4 cái)
28. Ống nghiệm sinh học (2 cái)
29. Nút cao su 1 lỗ (2 cái)
30. Nút cao su 2 lỗ (2 cái)
31. Giá thí nghiệm sinh học (1 cái)
32. Kẹp ống nghiệm sinh học (4 cái)
33. Bộ kích thích (cực kích thích, nguồnđiện,ngắt điện) (4 bộ)
34. Hệ thống đòn ghi (4 bộ)
35. Kẹp tim (4 cái)
Mô hình:
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG DỤNG CỤ & HÓA CHẤT
Bộ dụng cụ giải phẫu (bộ đồ mổ)
Gồm dao, kéo nhỏ, kéo vừa, panh, kim nhọn, kim mũi mác. Các thiết bị này được làm bằng kim loại chống gỉ. Khi sử dụng tránh để mất mát một thiết bị nào, làm xong thực hành phải rửa sạch và lau chùi ngay. Nếu để lâu (năm sau mới dùng) thì lau qua dầu máy khâu để bảo quản. Các thiết bị nên dùng đúng chức năng của chúng.
Khay mổ và tấm kê
Khay mổ được làm bằng nhựa nhẹ, bền và dễ bảo quản.
Tấm kê được làm bằng cao su nặng chìm trong nước, nhưng mềm dễ ghim mẫu mổ.
Móc thủy tinh
Móc thủy tinh dùng để gỡ tế bào cơ và sợi thần kinh. Tránh làm móc gẫy, nếu gãy mà vẫn dùng để gỡ các chế phẩm trên dễ bị xây xước và đứt, không còn cấu trúc nguyên vẹn.
Máy ghi hoạt động cơ tim :
- Bộ kích thích: cực kích thích (1), nguồn điện, ngắt điện được dùng để chạy băng giấy ghi nhịp tim, hoặc nhịp co cơ.
- Hệ thống đòn ghi (2) và kẹp tim (3) được gắn vào giá ghi nhịp tim và ghi đồ thị co cơ. Hệ thống đòn ghi được làm theo nguyên tắc đòn bẩy. Một đầu có bút tì vào băng giấy chạy liên tục, 1 đầu có đối trọng giữ cho đòn ghi thăng bằng.
Giá thí nghiệm sinh học :
Giá thí nghiệm sinh học gồm: ống thí nghiệm sinh học (1, 2), nút cao su (3), đế giá thí nghiệm (4), đòn ngang (5), ốc chỉnh thăng bằng (6). Dụng cụ này dùng để treo ếch làm thí nghiệm co cơ, hoặc để làm thí nghiệm xác
định cacbonic trong khí thở ra.
Các hóa chất cần cho thí nghiệm:
Nước sinh lí
- Nước sinh lí giữ cho áp suất thẩm thấu của tế bào và mô động vật đang làm thí nghiệm không đổi, và có thể sống được trong một thời gian nhất định.
- Cách pha như sau: Hòa tan hết 0,65g NaCl (với động vật biến nhiệt) hoặc 0,9g NaCl (với động vật đẳng nhiệt) vào 100ml nước cất ta được dung dịch sinh lí 0,65% (đối với động vật biến nhiệt) hoặc 0,9% (với động vật đẳng nhiệt)
- Axit acetic 1% dùng để xem nhân tế bào cơ vân rõ hơn (có thể dùng dấm ăn pha loãng)
- Axit clohydric 0,3%: 1%; 3% dùng để thử phản ứng của tủy ếch.
- Glyxerin và dầu sét dùng để xem tiêu bản ở vật kính chìm trên kính hiển vi; dầu sét là chất lỏng, sánh (có trong hộp kính hiển vi), màu vàng nhạt, có mùi thơm, được chiết xuất từ gỗ cây, tan trong cồn, ete, không tan trong nước.
- Xanh metylen dùng để nhuộm nhân tế bào.
- Dung dịch nước vôi trong dùng để xác định thành phần cacbonic trong khí thở ra. Để có dung dịch nước vôi trong, ta lấy vôi tôi Ca(OH)2 hòa vào nước, khuấy đều, để lắng, chắt lấy phần nước trong rồi lọc qua bông.
- Dung dịch hồ tinh bột 1%: Lấy 1g tinh bột hòa tan vào 100ml nước, khuấy đều, đun sôi. Dung dịch này dùng để thử tác dụng của men amilaza có trong nước bọt.
- Dung dịch iôt loãng 1% dùng để thử tác dụng của men amilaza có trong nước bọt đối với tinh bột. Hòa tan 1g bột iốt đua kali (IK) với một ít nước, sau đó thêm 0,5g iốt tinh thể. Khi tan hết, cho thêm nước cất vào đến mức 100ml ta được dung dịch cần sử dụng. Dung dịch này cần giữ trong lọ màu vàng nâu để tránh ánh sáng.
- Thuốc thử Strome: (Dung dịch NaOH 10% + Dung dịch CuSO4 2% ) theo tỉ lệ 1: 1 dùng để thử xem tinh bột đã biến đổi thành đường chưa (Đường + Thuốc thử Strome màu đỏ nâu)
Hướng dẫn làm tiêu bản tạm thời và làm một số bài thực hành
Cách làm một số tiêu bản tạm thời :
Tiêu bản mô sụn
Lấy đầu xương đùi ếch, đặt lên mẩu khoai tây hoặc miếng su hào (dùng làm thớt), dùng lưỡi dao lam cắt phần sụn thành các lát càng mỏng càng tốt, bỏ vào đĩa đồng hồ, nhuộm đỏ ( 3 giọt mực đỏ + 7 giọt nước) trong 2 phút, chuyển sang rửa sạch bằng nước lã ở đĩa kính khác. Cuối cùng đưa lên kính hiển vi để quan sát.
Tiêu bản mô xương
Lấy xương nắp mang của cá, cạo sạch màng da, ngâm cồn 70% trong 1 ngày, vớt ra lau khô. Dùng dao lam cắt một vài mảnh nhỏ mỏng đặt lên lam kính có sẵn 1 giọt glyxerin, đậy lamen rồi tiến hành quan sát.
Tiêu bản cơ trơn
Cắt đôi dạ dạy ếch theo chiều dọc, bóc lớp niêm mạc ra, dùng kẹp nhọn hoặc 2 -3 kim nhọn cạo theo 1 chiều dọc dạ dày, sau đó dùng kẹp tước lấy một vài sợi cơ trơn, đưa lên lam kính có sẵn 1 giọt nước sinh lí, đậy lamen rồi tiến hành quan sát.
Thực hiện một số bài thực hành :
Ghi đồ thị hoạt động tim ếch
* Mục đích:
- Qua thí nghiệm biết cách sử dụng bộ kích điện, hệ thống trụ ghi và các bước tiến hành thí nghiệm này.
- Qua đồ thị ghi hoạt động của tim ếch, nhận biết được các nhịp co, dãn của tim.
* Phương tiện thực hành:
- Ếch phá tủy
- Bộ dụng cụ mổ
- Dụng dịch sinh lí, bông
- Máy ghi nhịp tim
- Bộ kích điện
* Các bước tiến hành :
- Ếch đã phá tủy, ghim ngửa trên khay mổ, cắt bỏ một khoảng da ngực, dùng mũi kéo cắt cơ ở mỏm xương ức, luồn kéo cắt 2 đường bên xương ức (cách nhau khoảng 2 cm) từ bên dưới lên (chú ý nâng mũi kéo lên phía trên). Cắt một đường ngang phía trên xương ức, bỏ mảnh xương ức ra ta thấy tim ếch lộ ra.
- Ghim 2 chi trước căng sang 2 bên, dùng panh kẹp bao tim, chờ tim co thì dùng kéo cắt bỏ bao tim.
- Dùng kẹp tim kẹp vào mỏm tim để ghi đồ thị hoạt động của tim.
- Dùng adaptor để nắn dòng và hạ thế xuống 6 -9v, đưa dòng điện vào bộ kích điện, mắc cuộn giấy ghi vào vị trí làm việc.
- Vặn ốc điều chỉnh để bút ghi tì vào giấy ghi
- Bật công tắc điều chỉnh trục quay
- Chú ý luôn nhỏ nước sinh lí vào tim ếch để tim hoạt động bình thường và đồ thị được ghi đều đặn.
LOP 9
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THIẾT BỊ
MÔ HÌNH
Mô hình cấu trúc không gian AND
Hướng dẫn sử dụng mô hình:
Mô hình này có thể dùng để dạy bài ADN và bài thực hành cuối chương III. Để dạy bài thực hành cần chuẩn bị:
+ Mô hình phân tử ADN lắp ráp hoàn chỉnh với số lượng tương ứng nhóm học sinh .
+ Hộp đựng mô hình cấu trúc phân tử ADN dạng tháo rời với số lượng tương ứng nhóm học sinh .
+ Màn hình, máy chiếu, đĩa CD hoặc băng hình, nguồn sáng (bóng đèn).
Hướng dẫn cách lắp mô hình AND
+ Lắp 1 mạch hoàn chỉnh trước, đi từ chân đế lên. Chú ý lắp chặt các khớp để các nu trên mạch không bị rời ra, cần lựa chọn chiều cong của đoạn cho hợp lý đảm bảo khoảng cách đều đặn so với trục giữa vừa khớp với chiều lượn của đoạn mạch trên.
+ Khi lắp mạch thứ 2, phải đảm bảo theo đúng NTBS và có chiều cong tương ứng, đều đặn với đoạn mạch 1.
+ Khi lắp xong mô hình, cần kiểm tra lại về:
Chiều xoắn
Khoảng cách đều giữa 2 mạch
Mô hình nhân đôi ADN
Hướng dẫn sử dụng mô hình:
Sử dụng mô hình 1 đoạn ADN trên bảng để giải thích cơ chế tự nhân đôi theo 4 giai đoạn:
+Giai đoạn ADN chưa tách thành 2 mạch.
+ Giai đoạn tách hai mạch ở một đầu.
+ Giai đoạn liên kết nu ở mỗi đoạn.
+ Giai đoạn kết thúc tự nhân đôi.
Điều quan trọng là hướng dẫn học sinh khi quan sát mô hình phải hướng tới kết luận:
+ Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra trong nhân tế bào tại các NST ở kì trung gian.
+ Quá trình tự nhân đôi diễn ra trên 2 mạch ADN theo nguyên tắc khuôn mẫu (mạch mới ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ, theo nguyên tắc bổ sung A-T; G-X), nguyên tắc bán bảo toàn (mỗi ADN con có 1 mạch của ADN mẹ (mạch cũ) còn 1 mạch mới được tổng hợp).
+ Chính sự tự nhân đôi của ADN là cơ sở của sự tự nhân đôi NST Tạo nên 2 nhiễm sắc tử chị em (Crômatit).
Để củng cố kiến thức có thể thay đổi trình tự nuclêôtít của ADN mẹ ban đầu rồi yêu cầu học sinh biểu diễn các giai đoạn sau của mô hình.
Bảo quản mô hình:
Sau khi học xong yêu cầu học sinh tháo rời các nuclêôtit rồi xếp gọn vào hộp đựng mô hình để bảo quản.
Mô hình tổng hợp Prôtêin
Hướng dẫn sử dụng mô hình:
+ Giới thiệu vị trí của tARN, mARN, riboxom, các aa trong chuỗi aa đang được tổng hợp.
+ Biểu diễn quá trình hình thành chuỗi aa. Dùng tay đẩy ribôxôm dịch chuyển đi một nấc bộ 3, lấy tARN ở phía trên thứ nhất ra (hình thành liên kết peptít), lắp phức hệ aa- tARN vào vị trí thứ hai của ribôxôm sao cho khớp theo nguyên tắc bổ sung.
Lưu ý HS: cứ 3 nu liên tiếp trên mARN xác định 1 aa. Sự thay đổi trình tự nu dẫn đến sự thay đổi trình tự các aa tương ứng.
Để HS có thể dễ dàng tìm hiểu mô hình, GV có thể gợi ý bằng cách:
+ Chỉ vào vị trí liên kết của mARN và tARN ---> HS phát hiện được sự liên kết theo NTBS.
+ Chỉ vào bộ 3 đối mã của tARN mang aa Ser (tARN đang chuẩn bị vào riboxom) ---> HS rút ra được tương quan 3 nu ---> 1 aa.
Bảo quản mô hình:
Sau khi học xong yêu cầu học sinh tháo rời các bộ phận,xếp gọn vào hộp đựng mô hình để bảo quản.
Mô hình phân tử ARN
Hướng dẫn sử dụng mô hình:
Giáo viên sử dụng mô hình cấu trúc ARN (bậc1) để giới thiệu về cấu trúc của ARN: - Cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P.
- Đại phân tử nhưng nhỏ hơn nhiều so với ADN.
- Đa phân: đơn phân là các nu.
- Có 4 loại nu là A, U, G, X.
- Có cấu trúc 1 mạch đơn.
Yêu cầu HS quan sát mô hình và thực hiện lệnh sách giáo khoa, hoàn thành bảng 17.
Cách bảo quản mô hình:
Sau khi học xong yêu cầu học sinh xếp gọn vào hộp đựng mô hình để bảo quản.
Mô hình tổng hợp ARN
Hướng dẫn sử dụng mô hình:
Sử dụng mô hình tổng hợp ARN giáo viên giới thiệu về không gian, thời gian, diễn biến của cơ chế tổng hợp ARN.
+ Sự tổng hợp ARN diễn ra theo nguyên tắc khuôn mẫu và NTBS.
+ Trình tự nu trên mạch khuôn ADN qui định trình tự nu trên mạch ARN.
Chú ý giới thiệu tác dụng của enzim ARN-polimeraza.
Bảo quản mô hình:
Sau khi học xong yêu cầu học sinh xếp gọn vào hộp đựng mô hình để bảo quản.
DỤNG CỤ
Đồng kim loại tính xác suất
Hướng dẫn sử dụng:
Tiến hành thí nghiệm " gieo đồng kim loại"
Giáo viên nên hướng dẫn cụ thể cách gieo đồng kim loại, cầm đồng kim loại bằng ngón trỏ và ngón cái (chú ý hai ngón tay cầm vào hai mặt đồng kim loại), tì tay đó lên bàn (để các lần gieo từ cùng một độ cao) rồi thả tay để đồng kim loại tự do rơi xuống, thống kê số lần xuất hiện mặt sấp hay mặt ngửa.
Bảo quản đồng kim loại:
Sau khi học xong yêu cầu học sinh xếp gọn vào hộp đựng để bảo quản.
Hình ảnh
Sinh Học 9
Phần 2.
Nguyên tắc sắp xếp hoá chất dụng cụ; bảo quản, bảo dưỡng. Theo dõi hóa chất, dụng cụ
2.1 Nguyên tắc sắp xếp hoá chất dụng cụ.
2.2 Nguyên tắc bảo quản, bảo dưỡng dụng cụ thực hành.
2.3 Theo dõi sử dụng hóa chất dụng cụ.
2.1 Nguyên tắc sắp xếp hoá chất dụng cụ:
-Dụng cụ thí nghiệm khi sử dụng xong phải được sắp xếp vào giá theo từng loại sao cho dễ nhìn, dễ thấy và dễ lấy.
-Kính hiển vi và kính lúp phải được cất giữ nơi khô ráo, có chất hút ẩm hoặc có đèn sợi đốt để sấy khô định kì.
-Băng đĩa phải cất vào hộp riêng , tránh xây xát.
-Tiêu bản phải có hộp đựng cứng tránh vỡ, không cất hộp tiêu bản trong cùng tủ với các loại hóa chất.
-Tranh ảnh không để gần hóa chất , không treo nơi tường ẩm...
-Hóa chất bao giờ cũng để ở tầng dưới các ngăn tủ (nếu có kho riêng thì càng tốt) Chất lỏng để ở ngăn dưới, chất rắn để ở ngăn trên.
Tầng trên của tủ hóa chất chỉ được xếp mô hình vì chúng ít bị tác động làm thay đổi tính chất.
- Hóa chất dễ cháy( cồn đốt,ete...) cất ở phòng kho, trong phòng TN chỉ để mỗi loại từ 0,5 đến 1 lít và để xa nơi làm TN.
- Hóa chất phải có lọ nút kín(chất hữu cơ không dùng núi cao su, chất kiềm không dùng nút nhám)có nhãn ghi công thức, nồng độ.
- Hóa chất dễ bay hơi, dễ cháy, dễ biến chất cần để nơi mát ,tráng lớp parafin bên ngoài nút.
- Hóa chất dễ bị ánh sáng tác động cần để trong lọ màu hoặc bọc giấy đen ở ngoài và cất nơi tối.
2.2 Nguyên tắc bảo quản, bảo dưỡng dụng cụ thực hành.
Dụng cụ thí nghiệm khi sử dụng xong phải được rửa kĩ sấy khô bôi dầu máy khâu trước khi xếp cất.
Các dụng cụ có bộ phận cơ học phải nhỏ dầu, cất nơi khô ráo.
Dụng cụ quang học của kính hiển vi và kính lúp tuyệt đối không được rửa hoặc dùng khăn ẩm để lau( chỉ được dùng khăn mềm và dầu turen để lau kính).
Tranh ảnh phải được phơi chống ẩm (nhất là trong mùa mưa)
Tranh phải đóng nẹp treo trên giá móc cách móc 4 đến 10cm
Ảnh cuộn cất ,dùng bóng đèn sợi đốt sấy khô để khỏi bị hỏng.
.
-Kĩ thuật rửa các dụng cụ thủy tinh:
.Rửa bằng PP cơ học: Dùng nước và chổi rửa,có thể cho thêm nước xà phòng(không dùng cát cho váo để súc ví cát làm xây xát thủy tinh, khi đốt nóng dễ bị rạn nứt.
. Rửa bằng PP hóa học:
Rửa bằng dd thuốc tím KMnO4 rồi tráng lại bằng dd natri hiđrosunfit 5%
. Dụng cụ thủy tinh bị bẩn do các chất h/ cơ không tan trong nước thì phải dùng dung môi hữu cơ(axeton, benzen, cồn...)
. Dùng dd sunfuaric đặc hoặc kìm đặc(NaOH, KOH) 40% để rửa các dụng cụ thủy tinh bẩn do chất nhựa không tan trong nước.
Kĩ thuật sấy khô các dụng cụ thủy tinh:
-Có thể dùng tủ sấy , ngọn lửa đèn cồn, bếp điện hoặc máy sấy tóc... để làm khô các dụng cụ.
- Khi sấy bằng cách hơ nóng trên các loại đèn cần hơ đều để dụng cụ không bị nứt.
- Có thể tráng bằng ancol etylic rồi thổi khí lạnh vào.
- Sau khi rửa và sấy khô cần úp dụng cụ lên giá để tránh bị bụi bám trở lại.
2.3 Theo dõi sử dụng hóa chất dụng cụ.
1. Sổ thiết bị.
2. Sổ theo dõi sử dụng thiết bị.
3. Bảng đề nghi bổ sung thiết bị dạy học.
4. Sổ theo dõi đồ dùng dạy học tự làm.
5. Sổ theo dõi kinh phí hỗ trợ cho hoạt động thiết bị.
6. Kế hoạch thiết bị.
Theo dõi sử dụng thiết bị
Việc theo dõi mượn, trả thiết bị tại các trường THCS được thực hiện theo mẫu sau:
Phiếu mượn thiết bị giảng dạy tháng............Năm............
Họ tên giáoviên...................................... Lớp.............
BẢNG ĐỀ NGHỊ BỔ SUNG THIẾT BỊ DẠY HỌC KHỐI......NĂM HỌC...........
Ngày.........Tháng.........Năm..........
Khối trưởng
Phiếu theo dõi tự làm đồ dùng dạy học
Phiếu theo dõi kinh phí NT hỗ trợ cho hoạt động thiết bị. Tháng... Năm học......
BGH Ngày... Tháng...Năm.......
Người lập bảng
Phiếu tổng kết KP hỗ trợ cho thiết bị năm.....tháng....
BGH Ngày.... tháng ....năm.....
Người lập bảng
Nhiệm vụ của nhân viên thiết bị
Tham mưu với BGH trong việc xây dựng kế hoạch về hoạt động của thiết bị.
Tổ chức sắp xếp hệ thống thiết bị khoa học
Bảo quản, bảo dưỡng thiết bị . Tư vấn cho Gv bộ môn trong việc bảo quản thiết bị.
Tiếp nhận đăng kí sử dụng thiết bị, chuẩn bị thiết bị và bàn giao thiết bị cho giáo viên, trợ giúp Gv khi tiến hành thí nghiệm.
Tiếp nhận thiết bị sau khi sử dụng.
3. Hỗ trợ giáo viên dạy học môn sinh học
Để chủ động trong việc hỗ trợ cho Gv dạy học môn sinh học, nhân viên thiết bị cần:
Nắm được phân phối chương trình.
Nắm được thời khóa biểu thực hành của các Gv bộ môn.
Nắm được mục tiêu, dụng cụ cần chuẩn bị của các bài thực hành có trong chương trình.
Biết lắp ráp, vận hành và sử dụng một số thiết bị sinh học ở trường THCS.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Thị Hạnh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)