Tap huan sinh thai

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Mười | Ngày 08/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Tap huan sinh thai thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Giáo dục môi trường trong môn Sinh học
I. Gợi ý kiểm tra đánh giá
dạy học tích hợp GDMT
1. Mục đích của kiểm tra đánh giá
- Thông qua đánh giá, GV xác định được hiệu quả của quá trình dạy học, chất lượng học sinh học tập, dựa vào những thông tin đó để định hướng, điều chỉnh phương pháp dạy học của mình.
- Đánh giá giúp giáo viên tạo động lực học tập cho học sinh, giúp cho việc phản ánh kết quả học tập của học sinh để bản thân học sinh, giáo viên có biện pháp khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm.
2. Nội dung đánh giá
GV cần phải xác định những nội dung cần đánh giá về GDMT đó là:
- Các kiến thức về môi trường mà học sinh tích luỹ được.
- Khả năng vận dụng kiến thức sinh học cũng như môi trường để giải thích các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Những chuyển biến trong thái độ học sinh đối với các vấn đề về môi trường.
- Sự ham thích, hứng thú của học sinh đối với những nội dung GDMT.
3. Các hình thức đánh giá
a. Đánh giá chính thức
* Bài kiểm tra 15 phút, 45 phút, kiểm tra học kỳ do GV bộ môn hoặc nhà chuyên môn biên soạn.
* Đánh giá chính thức là công cụ định lượng kết quả học tập của học sinh, dùng để so sánh giữa các học sinh với nhau, đo lường được chất lượng học sinh.
* Công cụ để đánh giá chính thức:
- Câu hỏi tự luận
- Câu hỏi trắc nghiệm:
+ Dạng câu đúng sai
+ Dạng câu điền khuyết
+ Dạng câu trắc nghiệm nhiều lựa chon
Mục tiêu đánh giá bao gồm cả kiến thức, thái độ, hành vi của học sinh, vì vậy câu hỏi được thiết kế cũng phải nhằm đánh giá được 2 loại mục tiêu đó
- Để đánh giá thái độ thì thang xếp loại sẽ gồm các mức độ
+ Rất đồng ý/ủng hộ.
+ Đồng ý/ủng hộ.
+ Lưỡng lự.
+ Không đồng ý
+ Phản đối
- Để đánh giá hành vi thì thang xếp loại gồm các mức độ
+ Rất thường xuyên
+ Thường xuyên
+ Thỉnh thoảng
b. Đánh giá không chính thức
Đánh giá không chính thức bao gồm các hình thức
- Quan sát: GV có thể quan sát thái độ hành vi của học sinh trong lớp, trong các buổi học ngoài trời, buổi ngoại khoá.
- Thảo luận và toạ đàm.
- Nói chuyện
GDMT là quá trình lâu dài, đặc biệt việc hình thành ý thức, thái độ và những chuyển biến trong hành vi của học sinh về GDMT không thể có trong ngày một ngày hai. Lựa chọn cách đánh giá đúng giúp GV điều chỉnh hướng đi của mình trong tích hợp dạy học GDMT nhằm đạt mục tiêu của GDMT là xây dựng một thế giới bền vững.
II. Hướng dẫn thực hành, thực tế, ngoại khoá về GDMT
1. Thực hành
- Lớp 10 cơ bản: Bài 3 – Đa dạng thế giới sinh vật.
- Lớp 10 nâng cao: Bài 6 – Đa dạng thế giới sinh vật.
- Lớp 11 cơ bản và nâng cao: Bài 33 – Xem phim về tập tính của động vật.
2. Hướng dẫn hoạt động ngoại khoá
a. Ngoại khoá bộ môn Sinh học
* Thành lập câu lạc bộ Sinh học của trường hoặc của lớp.
* Nội dung sinh hoạt về GDMT: Học sinh có thể tổ chức sinh hoạt với chủ đề về tình hình ô nhiễm không khí và vai trò của thảm thực vật hoặc các VSV làm sạch môi trường… sau khi học xong một số bài ở lớp 10.
* Hình thức
- Nghe báo cáo
- Chơi trò chơi về môi trường.
- Thi hiểu biết về chủ đề nhất định nào đó.
- Tìm hiểu môi trường ở địa phương.
- Làm bản tin về môi trường.
b. Các hoạt động ngoại khoá khác
* Tổ chức các lễ kỉ niệm những ngày có liên quan đến môi trường:
- Ngày môi trường thế giới 6/5
- Ngày đất ngập nước 2/2 …
* Tổ chức các trò chơi về môi trường trong giờ sinh hoạt tập thể của trường hoặc trong các buổi kỉ niệm, ngày hội.
* Tổ chức các cuộc thi sáng tạo về bảo vệ môi trường.
* Tổ chức các cuộc thi viết, vẽ về môi trường.
III. Thiết kế mẫu một số mô- đun giáo dục môi trường
III.1. Mẫu 1: Hãy sống hài hoà với thiên nhiên
A. Thiết kế mẫu
1. Tên bài: Bài 35- Môi trường sống và các nhân tố sinh thái. Mục I: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái.
2. Loại hình: GDMT khai thác từ môn Sinh học lớp 12.
3. Mục tiêu: Hình thành đạo đức môi trường và làm rõ giá trị của môi trường đối với con người.
4. Chuẩn bị
a. Phần giáo viên
* Chuẩn bị những miếng bìa ghi tên một số loài ĐV như: cá, hươu, chim, nai, hổ, báo… (lặp lại 2, 3 lần).
* Một số miếng bìa khác ghi nơi sống của những động vật trên như: Nước, không trung, rừng (lặp lại 2 lần). Những miếng bìa này đã được dán thành hàng ở giữa 2 tờ bìa khổ A3 hoặc A4.
* Một bút dạ, một lọ keo dính.
b. Phần học sinh
Đọc trước nội dung bài, chuẩn bị tham gia hoạt động.
5. Hệ thống việc làm
a. Việc làm 1
GV treo 2 tờ bìa lớn (đã được gắn những tờ bìa nhỏ viết tên môi trường sống của SV ) lên bảng, đặt những mảnh bìa ghi tên sinh vật lên bàn. Gọi 2 học sinh xung phong lên chơi.
GV yêu cầu các em chọn các mảnh bìa trên bàn dán thành cặp với các mảnh bìa gắn trên tờ bìa lớn cho thích hợp.
Sau đó yêu cầu học sinh trả lời tại sao lại ghép như vậy. Gọi 1, 2 em khác nhận xét, bổ sung. (Các em sẽ nhận biết được rằng mỗi sinh vật đều có môi trường sống của chúng)
b. Việc làm 2:
Giáo viên tiếp tục gọi hai em lên bảng, đề nghị các em (dùng bút dạ) viết ra các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của các sinh vật (thể hiện qua các mũi tên)
c. Việc làm 3:
Yêu cầu các em khác nhận xét và bổ sung. (Các em sẽ tìm được các yếu tố: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, nước, gió bão, đất, các sinh vật và con người).
d. Việc làm 4:
* Giáo viên gọi một em xung phong xếp các yếu tố trên theo nhóm
- Nhân tố vô sinh
- Nhân tố hữu sinh
- Nhân tố con người
* Học sinh tham gia hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên, thảo luận và trả lời các câu hỏi của giáo viên
Các câu hỏi có thể sử dụng
B. Những lưu ý cho giáo viên
1. Nội dung kiến thức:
- Mọi sinh vật sống trên Trái đất, kể cả con người, có mối quan hệ qua lại với nhau: chúng đều chịu sự ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của các nhân tố sinh thái (Nhân tố vô sinh, hữu sinh và con người), vì vậy con người là một phần của thiên nhiên.
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho tất cả các sinh vật trên Trái đất chứ không chỉ riêng cho con người, chúng ta cần sống hài hoà với thiên nhiên và với các sinh vật khác.
2. Hệ thống câu hỏi:
Cần phối hợp hài hoà hai loại câu hỏi ở trên để vừa hình thành các khái niệm trong SGK vừa khai thác được nội dung GDMT.
III.2. Mẫu 2: Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
A. Thiết kế mẫu
1. Tên bài: Bài 43 - Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái. Mục II: Tháp sinh thái
2. Loại hình: GDMT khai thác từ môn Sinh học lớp 12.
3. Mục tiêu: Hình thành đạo đức môi trường, kỹ năng ra quyết định môi trường thông qua việc phân tích tính toàn vẹn của HST, trong đó vai trò của con người là vô cùng quan trọng.
4. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ thể hiện mối liên hệ sinh học trong quần xã (chưa đánh mũi tên), tranh vẽ hình tháp sinh thái số lượng.
- Hai cốc hạt vừng (bằng nhau)
5. Hệ thống việc làm
a. Việc làm 1:
GV cho HS quan sát tranh vẽ để HS thảo luận và nhận xét
b. Việc làm 2:
GV goi 8 HS, chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 4 HS (A, B, C, D) lần lượt đứng trước hai bàn đã được chia làm 5 ô đánh số 1, 2, 3, 4, 5. Các em khác quan sát trò chơi.
Em A bốc vừng từ ô 1 sang ô 2, em B bốc vừng từ ô 2 sang ô 3. Cứ lần lượt cho đến hết. Đội nào có lượng vừng thu được ở ô 5 nhiều hơn là thắng (chú ý: mỗi em chỉ được dùng một tay và chỉ bốc một lần).
Trò chơi được tổ chức trong vòng 3 đến 5 phút
c. Việc làm 3
HS làm việc theo hướng dẫn của GV, thảo luận và trả lời câu hỏi
Các câu hỏi có thể sử dụng
B. Lưu ý cho giáo viên:
1. Về nội dung kiến thức:
- Trong HST, các sinh vật có mối quan hệ qua lại với nhau và với môi trường xung quanh. Hệ số sử dụng có lợi các chất dinh dưỡng và năng lượng giảm dần ở mỗi bậc theo các mắt xích.
- Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên chính là duy trì và phát triển cuộc sống của chúng ta.
- Đây không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà là trách nhiệm chung của cả cộng đồng
2. Về hình thức tổ chức:
- Nếu sau trò chơi bốc vừng mà hai nhóm hoà thì gọi hai nhóm khác làm lại (ít xảy ra)
Có thể thay bằng trò chơi múc nước: chia làm hai nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị một xô đựng đầy nước và một xô không chứa nước, để cách nhau khoảng 10 m. Các em trong nhóm lần lượt dùng cốc nhựa (có đục thủng nhiều lỗ ở đáy) múc nước từ xô đầy sang xô không, tới khi hết nước thì thôi. HS so sánh lượng nước thu được với lượng nước ban đầu, so sánh lượng nước thu được của hai nhóm và nhận xét.
GV sử dụng hệ thống câu hỏi tương tự ở bảng trên.
III.3. Mẫu 3: Xây dựng lưới thức ăn
A. Thiết kế mẫu:
1. Tên bài: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái (Bài 43)
2. Loại hình: GDMT khai thác từ môn Sinh học lớp 12
3. Mục tiêu:
- Hình thành khái niệm đạo đức môi trường
- Nhận biết được vấn đề đa dạng sinh học đang bị đe doạ
4. Chuẩn bị:
a. Phần GV: Làm các miếng bìa cứng có hình thù khác nhau trên đó viết tên một số loài động vật, thực vật (có cả tên người), bằng bút màu cùng một số bìa cứng hình mũi tên. Sau mỗi miếng bìa có gắn nam châm (nếu bảng gắn là bằng sắt) hoặc băng dính hay vải dính.
b. Phần HS: Đọc trước nội dung phần chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
5. Hệ thống việc làm
a. Việc làm 1
GV giao việc: Trên bàn GV đã có sẵn các miếng bìa cứng có đề tên các loài động vật, thực vật. Cả lớp chia thành 3 đội để thi lắp ghép lưới thức ăn lên bảng trong thời gian 3 phút, đội nào lắp được lưới rộng, đa dạng và nhanh là đội đó thắng.
b. Việc làm 2
Chia lớp thành 3 đội thực hiện. Sau khi HS làm xong thì cho thảo luận đánh giá. Yêu cầu một HS lên dỡ bỏ một số mắt lưới và một HS khác lên điều chỉnh lại lưới thức ăn.
Tiếp tục cho HS thảo luận các câu hỏi ở bảng dưới đây
B. Những lưu ý cho giáo viên
1. Về nội dung kiến thức
- Con người trong lưới thức ăn có 3 vai trò: vừa là một mắt xích của lưới thức ăn, vừa có tác động mạnh nhất tới độ đa dạng của lưới thức ăn, đồng thời giúp tiết kiệm năng lượng nhất khi sử dụng trực tiếp sinh vật sản xuất
- Đa dạng sinh học là sự tồn tại và phát triển các loài sinh vật mà mỗi sinh vật đều có vai trò quan trọng đối với sự cân bằng sinh thái.
- Khi mất quá nhiều mắt xích thì lưới thức ăn không tồn tại, tức là phá vỡ cân bằng sinh thái và con người sẽ chịu hậu quả trực tiếp.
2. Hình thức tổ chức

- Trong trường hợp không chuẩn bị được những miếng bìa cứng đề tên các loài động, thực vật thì giáo viên có thể viết tên các loài thành một cột dọc ở góc bảng và cũng tiến hành chia đội, cho học sinh viết trực tiếp lưới thức ăn lên bảng.
- Hoạt động nên tiến hành trong 7 phút.
IV. Thiết kế mẫu một số mô đun GDMT ngoài giờ lên lớp
IV.1. Mô đun 1. Vấn đề sử dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp.
1. Mục tiêu.
- Thấy rõ tính chất 2 mặt của việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích… đối với cây trồng, môi trường đất, nước và con người. Việc lạm dụng các hoá chất trên trong sản xuất nông nghiệp và trong việc bảo quản nông sản là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Tuyên truyền, vận động gia đình hạn chế sử dụng các hoá chất (phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…)

2. Thời gian: 45 phút
- Phát tờ rời và hướng dẫn: 10 phút
- Chia nhóm thảo luận: 20 phút
- Trình bày vai diễn: 10 phút
- GV tổng kết: 5 phút
3. Chuẩn bị
- Tờ rời với các thông tin về ô nhiễm môi trường do lạm dụng cấc hoá chất trong sản xuất nông nghiệp.
- Phiếu câu hỏi ngắn gọn để định hướng học sinh trả lời, sau đó đọc tờ rời tham khảo.
- Phiếu nhận vai
4. Các bước tiến hành
- Phát tờ rời để học sinh tham khảo một số thông tin về phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích…
- Học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi về tác dụng và tác hại của các loại hoá chất này với cây trồng, môi trường đất, nước và con người.
- GV hướng dẫn học sinh phân tích để thấy được tính chất hai mặt của các loại hoá chất làm phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… đối với cây trồng, môi trường và con người.
- Phân vai: Mỗi học sinh đóng một vai
+ Phân hoá học
+ Thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật, thuốc kích thích
5. Nội dung vai diễn

6. Củng cố đánh giá
Học sinh viết bài thu hoạch và trả lời các câu hỏi sau:
- Theo như em biết thì người nông dân thường dùng loài phân hoá học nào để bón cho cây? Bón với liều lượng như thế nào? Bón như vậy đã hợp lý chưa?
- Các phản ứng hoá xảy ra khi bón các loại phân đó vào đất, nước?
- Nêu các loại thuốc trừ sâu, thuốc kích thích mà gia đình em và các bác nông dân ở địa phương thường sử dụng? Sử dụng như thế nào?
GV tổng kết, đánh giá các vai diễn và chia học sinh làm hai nhóm yêu cầu về nhà tiếp tục sáng tác tiểu phẩm và biểu diễn.
7. Gợi ý cho người sử dụng

a. Đặt tên
Có thể đặt tên theo các chủ đề: phân bón; đất, nước, cây cối; tháng an toàn vệ sinh thực phẩm.
b. Thu thập thông tin
Cho học sinh thu thập thông tin về các vụ ngộ độc thực phẩm hoặc các bài báo, tài liệu, ảnh liên quan đến các chủ đề trên.
c. Chọn thời điểm
Sau khi học xong các bài về phân bón hoá học hoặc bài về môi trường.
d. Trang phục.
Học sinh tự thiết kế trang phục cho các vai diễn của mình từ các nguyên liệu, phế thải (giấy gói hoa, vỏ lon bia… )
8. Tài liệu tham khảo. Tham khảo các tờ rời
- Tờ rời 1: Phân bón hoá học
- Tờ rời 2: Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích.
IV.2. Mô đun 2. Tiếng kêu cứu của rừng
1. Mục tiêu
- Phân biệt được các hoạt động tích cực và hoạt động tiêu cực của con người đối với rừng.
- Tham gia vào các hoạt động trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh nói chung và rừng nói riêng, giúp xanh hóa nhà trường và khu dân cư.
2. Thời gian: 45 phút
3. Chuẩn bị
- Các phù hiệu, trang phục cho vai diễn.
- Băng hình về rừng Việt Nam.
- Sơ đồ chỉ ra tác hại của việc mất rừng.
- Băng hình về các hoạt động trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.
4. Các bước tiến hành
Phân vai
Học sinh tự nhận hoặc GV chỉ định. GV Chia học sinh thành các nhóm
- Nhóm 1: cây rừng
- Nhóm 2: Động vật trong rừng (chim, thú)
- Nhóm 3: Con người
Có thể tổ chức một ban giám khảo chấm điểm để chọn ra nhóm biểu diễn tốt nhất, vừa là cuộc chơi, vừa là cuộc thi mang tính giáo dục cao.
b. Nội dung các vai diễn
5. Củng cố
- GV phát cho mỗi học sinh một tờ rời và yêu cầu học sinh hoàn thành bằng cách điền nội dung vào các ô trống và các mũi tên để nối các ô với nhau.
- Gọi 2 học sinh bất kỳ lên bảng hoàn thành sơ đồ.
- Học sinh cùng nhau thảo luận về các biện pháp để tăng cường diện tích rừng trồng mới trong cả nước và biện pháp chăm sóc, bảo vệ rừng hiện có.
6. Gợi ý cho người sử dụng
Tờ rời: nguyên nhân và hậu quả của việc suy thoái rừng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Mười
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)