Tập huấn ra đề kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt theo Thông tư 22

Chia sẻ bởi Phan Ngọc Ẩn | Ngày 12/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: Tập huấn ra đề kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt theo Thông tư 22 thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

TẬP HUẤN
RA ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
MÔN TIẾNG VIỆT



Tháng 12/2016
Mục đích, yêu cầu
Hiểu biết rõ ràng, đầy đủ và thực hành biên soạn được các câu hỏi/bài tập 4 mức độ và đề kiểm tra định kì dựa trên cơ sở chuẩn KT, KN môn Tiếng Việt.
Từng bước đổi mới hình thức ra đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của từng HS theo tiếp cận năng lực và đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, vùng miền.
Mục đích, yêu cầu
“Hướng dẫn nhiệm vụ năm học
đối với GDTH”
-> Chỉ đạo chung : “Tiếp tục chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh”.
-> Chủ động thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục, nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục:


Mục đích, yêu cầu
- Thực hành vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Chú trọng giáo dục các giá trị đạo đức/KN sống cho HS, hiểu biết xã hội cho HS;
- Điều chỉnh NDDH linh hoạt, đảm bảo vừa sức, phù hợp với HS, thời gian và điều kiện DH trên cơ sở chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực;
- Đổi mới PP và hình thức dạy học theo hướng tăng cường tính chủ động, sáng tạo, tăng cường tự học.
Hướng dẫn chung
Kiểm tra định kì môn Tiếng Việt được tiến hành với 2 bài kiểm tra : Đọc, Viết, bao gồm :
(1) Bài kiểm tra đọc (10 điểm)
(2) Bài kiểm tra viết (10 điểm)
(ở mỗi lớp có hướng dẫn riêng)
Điểm kiểm tra định kì môn Tiếng Việt (điểm chung) là trung bình cộng điểm của 2 bài kiểm tra Đọc, Viết quy về thành điểm 10 (chia số điểm thực tế cho 2) và được làm tròn 0,5 thành 1. Ví dụ: điểm thực tế của 2 bài kiểm tra Đọc, Viết là 19, quy về thang điểm 10 là 9,5 (làm tròn số thành 10).


Hướng dẫn chung
Bài kiểm tra đọc (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (kiểm tra từng cá nhân) :
Mục tiêu : nhằm kiểm tra KN đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra KN nghe nói (HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc)
Nội dung kiểm tra :
+ HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt hoặc một đoạn văn không có trong SGK (do GV lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng HS bốc thăm rồi đọc thành tiếng)
+ HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do GV nêu ra.
Thời gian kiểm tra : GV kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS qua các tiết Ôn tập ở cuối học kì.

Hướng dẫn chung
Bài kiểm tra đọc (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (kiểm tra từng cá nhân) :
Cách đánh giá, cho điểm :
(Lớp 1 : 7 điểm – Lớp 2, 3 : 4 điểm – Lớp 4, 5 : 3 điểm)
+ Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu.
+ Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng.
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa.
+ Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc.
Hướng dẫn chung
Bài kiểm tra đọc (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (bài kiểm tra viết cho tất cả HS) :
Mục tiêu : nhằm kiểm tra KN đọc hiểu; KT, KN về từ và câu của HS.
Phân bố điểm cho các nội dung khảo sát :
- Đọc hiểu văn bản : (Lớp 2,3 : 4/6 điểm; Lớp 4, 5 : 4/7 điểm)
- KT, KN tiếng Việt : (Lớp 2, 3 : 2/6 điểm; Lớp 4, 5 : 3/7 điểm)
Phân bố nội dung kiểm tra ở từng mức : tùy theo từng trường có thể đưa ra tỉ lệ ở các mức khác nhau phù hợp với yêu cầu đánh giá của từng địa phương(chẳng hạn: Lớp 2, 3 khoảng 20% - 30% - 30% - 20%; Lớp 2, 3 khoảng 20% - 20% - 30% - 30%)
Thời gian làm bài kiểm tra : khoảng 35 – 40 phút
Hướng dẫn chung
Bài kiểm tra viết (10 điểm)
2.1. Kiểm tra viết chính tả (bài kiểm tra viết cho tất cả HS):
* Mục tiêu : nhằm kiểm tra kĩ năng viết chính tả của học sinh
* Nội dung kiểm tra :GV đọc cho HS cả lớp viết (Chính tả nghe – viết) một đoạn văn (hoặc thơ) phù hợp với chủ điểm đã học (khoảng 60 - 70 chữ).
* Thời gian kiểm tra : khoảng 15 - 20 phút
* Hướng dẫn chấm điểm chi tiết :
- Tốc độ đạt yêu cầu.
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ.
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi).
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp.
Hướng dẫn chung
Bài kiểm tra viết (10 điểm)
2.1. Kiểm tra viết chính tả (bài kiểm tra viết cho tất cả HS):
* Phân bố điểm từng lớp :
Lớp 1 (10 điểm : KT về KN viết chính tả - 7 điểm và KT sơ giản về chính tả, từ, câu – 3 điểm)
Lớp 2, 3 (4 điểm)
Lớp 4, 5 (2 điểm)
Hướng dẫn chung
Bài kiểm tra viết (10 điểm)
2.2. Kiểm tra viết đoạn, bài (bài kiểm tra viết cho tất cả HS):
* Mục tiêu : nhằm kiểm tra kĩ năng viết đoạn văn/văn bản của học sinh.
* Nội dung kiểm tra : HS viết theo yêu cầu của đề bài thuộc nội dung chương trình đã học ở từng học kì.
Đề kiểm tra viết đoạn, bài đánh giá tổng hợp được những nội dung học tập sau : kĩ năng viết chữ; kĩ năng viết chính tả; kĩ năng dùng từ; kĩ năng đặt câu; kĩ năng viết đoạn kể, tả đơn giản (đối với lớp 2 – 3);
Đối với lớp 4, 5, qua việc viết một bài văn, có thể đánh giá được kiến thức về kiểu loại văn bản, khả năng tạo lập văn bản (khả năng lập ý, sắp xếp ý ; khả năng dùng từ, đặt câu, liên kết câu ; khả năng thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, thái độ trước những sự vật, sự việc, hiện tượng,… trong cuộc sống).
Hướng dẫn chung
Bài kiểm tra viết (10 điểm)
2.2. Kiểm tra viết đoạn, bài (bài kiểm tra viết cho tất cả HS):
* Hướng dẫn chấm điểm chi tiết (xác định các mức độ cần đạt theo từng mức điểm tùy theo đề bài cụ thể)
Phân bố điểm từng lớp :
Lớp 2, 3 (6 điểm)
Lớp 4, 5 (8 điểm)


Xây dựng câu hỏi/bài tập
kiểm tra theo 4 mức độ
Ví dụ minh họa : kiểm tra kiến thức tiếng Việt
Mức 1 (Biết) : Nhận biết được hoặc nêu được định nghĩa đơn vị, kiểu loại đơn vị, một bộ phận nào đó.
Mức 2 (Hiểu) : Lấy ví dụ cho một đơn vị, kiểu loại đơn vị, một bộ phận nào đó hoặc giải thích được vì sao một trường hợp cụ thể nào đó thuộc một đơn vị, kiểu loại, quan hệ nào đó.
Mức 3 (Vận dụng trực tiếp) : Lựa chọn, sử dụng đúng một đơn vị, kiểu loại đơn vị, một bộ phận nào.
Mức 4 (Vận dụng trong tình huống mới hoặc có nội dung thực tiễn) : Lựa chọn để sử dụng một đơn vị, kiểu loại đơn vị, một bộ phận nào đó một cách nghệ thuật.


Ví dụ minh họa : Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu
Mức 1 (Biết) : Câu hỏi yêu cầu HS dựa vào từ ngữ, hình ảnh, chi tiết trong bài để trả lời.
Mức 2 (Hiểu) : Câu hỏi yêu cầu HS phải dựa vào ngữ cảnh, suy luận để cắt nghĩa.
Mức 3 (Vận dụng trực tiếp) : Câu hỏi yêu cầu HS đánh giá giá trị nội dung của văn bản; lí giải hoặc giải quyết các tình huống/vấn đề tương tự như tình huống/vấn đề trong văn bản.
Mức 4 (Vận dụng trong tình huống mới hoặc có nội dung thực tiễn) : Câu hỏi yêu cầu HS đánh giá giá trị nghệ thuật của văn bản; vận dụng những ý nghĩa, bài học rút ra từ văn bản để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.




Xây dựng câu hỏi/bài tập
kiểm tra theo 4 mức độ
Hoạt động thực hành 1
– Làm việc theo nhóm
1) Xây dựng câu hỏi theo 4 mức độ (lựa chọn nội dung đọc hiểu hoặc kiến thức tiếng Việt ở lớp 2 hoặc 3, 4, 5). Yêu cầu : 1 câu / 1 mức
2) Đại diện nhóm trình bày
3) Trao đổi, thảo luận



Xây dựng câu hỏi/bài tập
kiểm tra theo 4 mức độ
Hoạt động thực hành 2
– Làm việc theo nhóm
1) - Xác định nội dung kiểm tra định kì (cuối học kì I lớp 2 hoặc lớp 4)
- Xây dựng ma trận đề kiểm tra định kì
2) Đại diện nhóm trình bày
3) Trao đổi, thảo luận




Xây dựng ma trận đề kiểm tra
Bước 1: Xác định mục đích đánh giá (đánh giá kết quả học tập, năng lực, phẩm chất nào của HS ? Vào thời điểm nào? Đối tượng HS nào?...).
Bước 2: Xây dựng nội dung đánh giá, ma trận đề kiểm tra (dựa vào mục đích đánh giá, Chuẩn kiến thức, kỹ năng, nội dung trọng tâm cốt lõi…để xác định các chủ đề nội dung cần đánh giá).
Bước 3: Xây dựng các câu hỏi/bài tập (số lượng các câu hỏi, dạng câu hỏi, mức độ dựa trên các chủ đề nội dung cụ thể của bước 2).


Quy trình xây dựng đề kiểm tra
Bước 4: Dự kiến các phương án trả lời (đáp án) các câu hỏi/bài tập ở bước 3 và thời gian làm bài.
Bước 5: Dự kiến điểm số cho các câu hỏi/bài tập (căn cứ vào số lượng câu hỏi/bài tập, các mức và mục đích đánh giá, đồng thời phải dự kiến hình dung được các tình huống HS sẽ gặp phải trong khi làm bài kiểm tra để ước tính điểm số)
Bước 6: Điều chỉnh và hoàn thiện đề kiểm tra (Rà soát lại các câu hỏi/bài tập, mức độ, điểm số, dựa vào các yêu cầu ở bước 1, bước 2. Nếu có điều kiện xây dựng được ngân hàng câu hỏi/bài tập hoặc xác định được các mục đích đánh giá định kì ngay từ đầu năm học thì có thể thử nghiệm kiểm tra các câu hỏi/bài tập tương tự trong suốt quá trình dạy học).


Quy trình xây dựng đề kiểm tra
Hoạt động thực hành 3
– Làm việc theo nhóm
1) Xây dựng 1 đề kiểm tra môn Tiếng Việt dựa trên ma trận đã được xác định.
2) Đại diện nhóm trình bày
3) Trao đổi, thảo luận




Xây dựng ma trận đề kiểm tra


Trân trọng cảm ơn !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Ngọc Ẩn
Dung lượng: 226,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)