TẬP HUẤN NHA HỌC ĐƯỜNG

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Phượng | Ngày 29/04/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: TẬP HUẤN NHA HỌC ĐƯỜNG thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

TẬP HUẤN
NHA HỌC ĐƯỜNG
Năm 2009
FLUOR VÀ SỨC KHỎE RĂNG
TRƯỚC KHI CÓ FLUOR
Chúng ta
sinh ra trong
thế giới nầy
bắt đầu
không có
răng.
Chúng ta rời
xa thế giới
nầy lúc
không còn
răng
FLUOR CÓ THỂ
Phòng ngừa sâu răng và giúp con người giữ lại hàm răng lành mạnh trong cuộc sống
Đầu thập niên 1900, bác sĩ Frederick Mc Kay công
tác ở vùng Colorado thấy có nhiều người dân địa
phương có những vết nhiễm sắc màu nâu trên mặt
răng, các răng nầy xấu xí nhưng ít hoặc không bị sâu
răng. Hiện tượng nầy liên hệ đến nồng độ fluor trong
nước dùng ở các giếng nước từ đó ông nghiên cứu
Fluor trong nguồn nuớc, kết quả ông đã chứng minh
Fluor với nồng độ 0,7-1ppm có khả năng chống lại sâu
răng nhưng không gây nhiễm sắc răng.
Nam 1930 Churchill phân tích m?u nghiên cứu c?a Mc Kay
và tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về tác dụng của fluor trên răng.

Năm 1945-1970 có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy việc
sử dụng fluor trong nước máy với nồng độ 0,7-1,2 ppm làm
giảm sâu răng trong cộng đồng 50-70% (1960 đề nghị hàm
lượng fluor trong nước máy là 0,7-1,2ppm)

Năm 2001 có 60% dân số toàn cầu hưởng thụ chương trình
fluor hóa nước uống.

Năm 1990 Thành phố Hồ Chí Minh triển khai chương trình
Fluor hóa nước uống

Fluor là một nguyên tố trong thiên nhiên .
Trong bảng tuần hòan các nguyên tố hóa học, Fluor
ở nhóm VII, cùng nhóm có Cl, Mn, Br, I,.
Trong thiên nhiên, Fluor kết hợp với một chất khác
như sodium,phosphore ở dạng hợp chất hay hòa tan
trong nước .

Fluor là thành phần quan trọng của sự toàn vẹn mô xương
và mô răng. Các mô nầy giữ đến 99% tổng tượng Fluor
trong cơ thể.
Khi sử dụng fluor với hàm lượng thích hợp trong nước, thức
ăn, kem đánh răng, nước súc miệng và các sản phẩm
chuyên dùng trong nha khoa có tác dụng:
* Tăng sự khoáng hóa mô răng và độ đặc mô xương.
( Chức năng khoáng hóa mô xương cũng có vai trò quan
trọng với sức khoẻ mô xương)
* Giảm nguy cơ và phòng ngừa sâu răng.
* Tăng sự tái khoáng hóa mô răng.


Trong thiên nhiên Fluor có trong
Fluor hiện diện trong tự nhiên
* Nước biển: 1,2-1,4ppm
* Nước giếng: 0,5ppm ( Tanzania 57ppm)
* Nước dưới quặng than: 2800ppm ở Kenya

Động vật hấp thu fluor từ không khí, nước, thức ăn,
thức uống.


Fluor là chất duy nhất có khả năng làm men răng cứng chắc
ít bị hòa tan bởi axíd do vi khuẩn tạo ra, do đó Fluor có tác dụng
ngừa sâu răng. Fluor ngấm vào men răng biến apatít là chất vô
cơ của men răng thành fluoroapatit.

HYDROXY APATITE FLUOROAPATITE
TÁC DỤNG
1. Tăng cường độ cứng chắc giảm khả năng hòa tan của men
2. Giúp tái khoáng hóa sang thương sâu răng
3. Thu hẹp các hố rãnh trên mặt nhai của răng
4. Hạn chế sự sinh axít và ngăn chặn vi khuẩn lên men do
Fluor ức chế quá trình chuyển hóa đường của vi khuẩn.

5. Làm giảm hình thành mảng bám răng giúp phòng bệnh
sâu răng và viêm nha chu
SÂU RĂNG
ĐƯỜNG
RĂNG
VI KHUẨN
A�n đường vào bửa ăn chính
Hạn chế ăn quà vặt
Chải răng
ngay sau khi
ăn
Sử dụng Fluor
Sử dụng sealant hoặc GIC
Dinh dưỡng
tốt
SỬ DỤNG FLUOR
TOÀN THÂN


Có lợi cho mầm răng, sự hình thành và phát triển của răng, giúp men và ngà răng đã mọc cứng chắc hơn
Nếu chỉ dùng toàn thân trước khi mọc răng sẽ không đạt hiệu
quả phòng ngừa sâu răng tối đa.
Khi Fluor vào cơ thể được hấp thu qua đường tiêu hóa sẽ được tiết qua tuyến nước bọt và dịch nướu tẩm các mặt răng nên có thể làm giảm sâu răng 50-60%


CÁCH DÙNG FLUOR TOÀN THÂN
Sử dụng Fluor toàn thân được cung cấp bằng cách :

� Fluor hóa nước uống là biện pháp lý tưởng bằng cách cho
Fluor vào nước máy cung cấp cho cộng đồng nhân dân (ít tốn
kém, hiệu quả, an tòan) Thường dùng nồng độ 0,7ppm?1ppm
(0,7?1mgFluor/1lít nước). Có thể làm giảm sâu răng 20-40%
ở trẻ em. Chi phí 0,5USD/người/năm (Mỹ)

� Fluor hóa muối ăn rất tốt ở nông thôn

� Fluor giọt và viên : 0,05mgFluor/kg cân nặng/mỗi ngày.
Viên được nhai trong 30 giây, súc miệng trong 30 giây rồi nuốt.
Bất lợi vì dùng lâu dài, phải dùng mỗi ngày, đắc tiền.

Không dùng 1 lúc nhiều biện pháp toàn thân
Khoảng 50 năm trước đây ở Grand Rapids (Mỹ) lần đầu tiên
Fluor hóa nước uống, đến nay có khoảng 62% toàn bộ dân số
Mỹ được hưởng nguồn nước có pha Fluor. Hiện có khoảng 20
nước trên thế giới có chương trình nầy và có khỏang 230 triệu
người được hưởng nguồn nước nầy.
Fluor hóa muối ăn được dùng ở Thụy Sĩ, Pháp, Đức, vài quốc
gia ở Trung và Nam Mỹ với nồng độ 250mgFluor/Kg muối.
Fluor hóa sữa được dùng một số quốc gia với nồng độ là
5 mg Fluor/lít sữa
DÙNG FLUOR TOÀN THÂN
MUỐI
ĂN
GIỌT
VIÊN
NƯỚC
UỐNG
SỮA
250mg/kg
5mg/lít sữa
0,05mg/kg cân nặng/j
0,7?1mg/lít
Những trở ngại khi Fluor hóa nước máy:

*Phải có hệ thống nhà máy nước hoạt động chuẩn
đặc biệt là khâu pha trộn
*Xu hướng hiện nay thường dùng nước đóng chai
*Có thể gia tăng nhiễm Fluor khi người dân dùng
nước đun sôi
Những trở ngại khi Fluor hóa muối

* Phải có sự hợp tác tốt giữa nhà nước và nhà sản
suất muối
* Sản xuất qua nhiều khâu
* Phụ thuộc sự tiêu thụ muối trong nguồn thức ăn
* Có nên cho Fluor vào bánh và muối công
nghiệp ?
Những trở ngại khi Fluor hóa sữa

* Giá thành đắt
* Dễ bị quá liều khi đã sử dụng một dạng Fluor
toàn thân khác
SỬ DỤNG FLUOR
TẠI CHỖ


Thoa trực tiếp lên răng đã mọc
�Nhân viên chuyên khoa thực hiện : Dùng dd muối Sodium
Fluoride 2% thoa trực tiếp vào răng trẻ em, hiệu quả 30-40%,
Hiệu quả cho trẻ em hơn người lớn, phải đúng kỹ thuật, mất
nhiều thời gian và tốn kém.
�Súc miệng với NaF 0,2% hàng tuần tại trường kết quả khá
Giảm 20-40% sâu răng, chỉ mất 5-10 phút/tuần, ít tiền, có
sự kiểm sóat ( không sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi)
�Súc miệng với 0,05% Fluor/ngày
�Dùng kem đánh răng có Fluor
* Không dùng kem đánh răng cho trẻ em dưới 4 tuổi
* Người lớn dùng kem có hàm lượng Fluor 1000-1500ppm
* Trẻ em dùng kem có hàm lượng Fluor 200-450ppm,
* Không dùng kem đánh răng quá hạn.

TẠI CHỖ
TẠI CHỖ
CHUYÊN
VIÊN
TRƯỜNG
HỌC
HÀNG
NGÀY
KEM
ĐÁNH
RĂNG
Dd muối Sodium
Fluoride 2%
NaF 0,2%
hàng tuần
0,05% Fluor/J
1000-1500ppm/A
200-450ppm/E
CÁC LOẠI FLUOR TẠI CHỖ DO Y BÁC SĨ SỬ DỤNG

APF 12.300ppmF (Acidulated phosphate fluoride 1,23%)
NaF 9.000ppmF (Sodium Fluoride 2%)
SnF2 19.000ppmF (Stannous Fluoride 8%)
NaF trung tính dùng cho nha khoa thẩm mỹ.
Bọt Fluor: APF 1.23% hoặc NaF 2% (độ đậm đặc giảm
75% so với gel F nên giảm nguy cơ nuốt.
Nước súc miệng 2 thành phần: không dùng khay
* Súc 2 lần, mỗi lần 1 phút dd APF rồi súc 2 lần mỗi lần
1 phút dd SnF2
* Súc miệng một lần 1 phút dd APF rồi súc miệng 1 lần
1 phút dd SnF2
* Súc miệng 2 lần mỗi lần 1 phút với dd kết hợp APF
và SnF2
DÙNG FLUOR TẠI CHỖ DO Y BÁC SĨ SỬ DỤNG

APF 12.300ppmFluor
Acidulated Phosphate
Fluoride 1,23%
SnF2 19.000ppmFluor
Stannous Fluoride 8%
BỌT FLUOR
Giảm 75% so với Gel
NaF 9.000ppmFluor
Sodium Fluoride 2%
NaF trung tính
Nha Khoa thẫm mỹ
Nước súc miệng 2
thành phần
APF và SnF2

VERNI CÓ FLUOR
DURAFLUOR 5%
Pharmascience Inc
FLUOR
PROTECTOR 1%
Ivoclar-Vivadent
DURAPHAT 5%
Colgate Oral
Pharmaceuticals
Dùng 2 lần / năm
Tác dụng lớn nhất của Fluor là tác dụng
tại chỗ với lượng Fluor và khoảng thời gian vừa đủ trên vị trí thích hợp.
Không phải tăng liều lên cao là tốt
� Dùng Fluor với nồng độ 1ppm có tác dụng tốt làm giảm sâu răng
� Các muối Fluor hấp thụ nhanh ở dạ dày, ruột theo máu đến tất cả cơ quan của cơ thể
� Fluor thải trừ ở thận rất nhanh 30% muối Fluor vào dạ dày sau 4 giờ được thải trừ ở thận

HẤP THU VÀ THẢI TRỪ CỦA FLUOR
NGỘ ĐỘC FLUOR

CẤP: Ói, buồn nôn, đau bụng, khó thở và có thể
tử vong.

MÃN:
* Nhiễm Fluor trên răng
* Nhiễm Fluor trên xương

Tăng liều để mong tác dụng tốt hơn là không cần thiết. Hãy dừng lại ở giới hạn an toàn.




1. Tổng số lượng Fluor vào cơ thể hàng ngày tối ưu 0,2mg ở
trẻ em và 0,5mg ở người lớn.
2. Khi dùng dạng dược phẩm nên có sự hướng dẫn và kiểm
sóat của bác sĩ chuyên khoa.
3. Liều ngộ độc:
* 4ppm trở lên trong nước : nhiễm Fluor
* 5-8 ppm : gây tác hại xương
* 10-80mg/ngày: cứng khớp
* 50ppm: tổn thương tuyến giáp
* 100ppm: chậm phát triển cơ thể
* 125ppm: tổn thương thận
* 2,5-5g:uống một lần có thể chết, 2g trẻ em, 5g người lớn

CHÚ Ý: THẬN TRỌNG KHI SỬ DỤNG FLUOR

� Liều độc (PTD): 5mg/kg cân nặng gây ngộ độc cần cấp cứu ngay. Liều chết (CLD): 32-63mg/kg cân nặng nhưng ở trẻ em
khỏang 16mg fluor/kg cân nặng.

� Uống một lần 1 ly 7-10ml ddNaF2%=8mg NaF (chứa 3,6mgFluor) : cơ thể khó chịu, buồn nôn, nhưng không nguy
hại cho sức khỏe.

� Uống một liều 100-300mg Fluor ở trẻ em sẽ gây ra buồn
nôn và tiêu chảy.

BIỆN PHÁP CẤP CỨU KHI VÔ Ý NUỐT NaF

Trong kem đánh răng chứa khoảng 1mg Fluor/1g kem. O�ng
kem 4,6 ounce chứa 130g Fluor, trẻ em 3 tuổi ăn 3 ống kem
130g có thể tử vong.

Uống một lần 500ml ddNaF 0,2%=454,3mgFluor:nguy hiểm
Ở trẻ em 3 tuổi có thể dẫn đến tử vong trong vòng 3 giờ
đồng hồ do ngộ độc.
Uống nguyên gói bột NaF 2g một lần: rất nguy hiểm.
* Nghe vị mặn
* Cảm giác có mùi xà phòng
* Nước bọt tiết ra nhiều
* Đau thắc vùng bụng
* Buồn nôn
* Nôn mửa
* Tiêu chảy
* Ra mồ hôi
* khát nước

TRIỆU CHỨNG QUÁ LIỀU FLUOR

1. Cho uống thật nhiều sữa.

2. Dùng ngón tay ấn vào đáy lưỡi cho nôn càng nhiều
càng tốt

3. Làm nhiều lần cho đến khi ói nước trong

4. Gởi đi bệnh viện cấp cứu ngay




BIỆN PHÁP CẤP CỨU
Fluor hóa là một phương pháp bảo vệ sức khoẻ
cộng đồng được nghiên cứu xuyên suốt nhất
trong lịch sử hiện đại.
Các nghiên cứu cho thấy fluor không làm tăng tỷ
lệ hoặc mức độ tử vong của bất kỳ bệnh lý mãn
tính nào, bao gồm ung thư, tim mạch, tổn thương
nội sọ, viêm thận, xơ gan, Alzheimer`s và hội
chứng Down.
Fluor hóa nước uống với nồng độ 1ppm bảo vệ răng
và không liên quan đến bất kỳ tình trạng bệnh lý
nào.




GHI NHỚ
* Pha NaF theo tỉ lệ 0,2%=2g NaF trong 1 lít nước sạch
* Mỗi học sinh súc miệng 7cc / lần
* Mỗi lần súc miệng 2 phút
* Mỗi tuần súc một lần
* Mỗi năm học súc 36-40 lần
HƯỚNG DẪN CHO HỌC SINH SÚC MIỆNG TẠI TRƯỜNG

Bột NaF được cân và giữ kín trong bao nhỏ 2g
Phải cất thuốc trong tủ có khóa

Phải cẩn thận trong bảo quản tồn kho

Pha 2g trong 1 lít nước sạch.

Cần mua nơi có uy tín đảm bảo chất lượng,
tốt nhất theo hệ thống phân phối
Ct dược phẫm
DỤNG CỤ CẦN THIẾT
- Ly nhựa súc miệng: mỗi học sinh 1 ly
- Thùng nhựa 10 lít pha thuốc 1 lần cho nhiều lớp
- Chai 500cc nhựa để chia thuốc về cho mỗi lớp, có nhãn ghi
Nước Fluor súc miệng : KHÔNG ĐƯỢC UỐNG
- Thùng nhựa hoặc ống nhổ nhựa: mỗi lớp một cái cho
HS nhổ sau khi súc miệng
* Pha 2g trong 1 lít nước sạch, dùng đũa quậy đều
trong 1 phút cho Fluor tan hòan tòan.
* Nên pha trước 30 phút trước khi súc miệng.
* Dùng ca nhựa múc thuốc ra các chai 500cc phân phối đến
các lớp ngay trước khi súc miệng, không đưa đến các lớp
trước.
* Giáo viên chủ nhiệm rót thuốc cho mỗi HS 7-10ml
* Sau súc miệng lượng thuốc dư phải được đổ bỏ tránh uống
nhầm
CÁCH PHA THUỐC

* Giáo viên phụ trách đội điều khiển cả trường
*Giáo viên chủ nhiệm điều khiển lớp mình
*Súc miệng theo ngày giờ đã qui định trong tuần vào sau
giờ chơi trước khi vào học lại.
* Thời gian súc là 2 phút.
* Trong khi súc miệng phải trật tự, không được đùa nghịch
* Tuyệt đối không được nuốt thuốc.
* Sau khi súc xong phải vào lớp học ngay không được súc
miệng lại hoặc ăn uống trong vòng 30 phút.
CÁCH SÚC MIỆNG

1. Tiếng trống thứ nhất : Rót thuốc ra ly cho học sinh
2. Tiếng trống thứ hai : Cho thuốc vào miệng súc kỹ
trong 2 phút
Phút thứ nhất : hàm răng hở một chút dùng động tác
môi má lưỡi súc kỷ để thuốc tiếp xúc tất cả các mặt
của răng
Phút thứ hai : hàm răng cắn khít lai dùng động tác
môi má lưỡi để cho thuốc len vào các kẻ răng.
3. Tiếng trống thứ ba : Sắp hàng đi nhổ thuốc ra

SÚC MIỆNG THEO 3 TIẾNG TRỐNG
TIẾNG TRỐNG I
TIẾNG TRỐNG I
TIẾNG TRỐNG THỨ II
TIẾNG TRỐNG III
TIẾNG TRỐNG

THỨ NHẤT

HỌC SINH

ĐƯA CAO

LY NƯỚC

FLUOR
Tiếng trống

thứ hai

Học sinh

súc miệng
Học sinh

nhổ nước

Fluor

1. Cần dùng Fluor đúng liều lượng
2. Không dùng 2 hình thức toàn thân cùng một lúc
3. Có thể dùng 1 hình thức toàn thân với 1 hoặc 2 hình
thức tại chỗ

CẦN NHỚ :
CHÂN THÀNH CẢM ƠN
CHÂN THÀNH CẢM ƠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Phượng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)