Tap huan moi truong

Chia sẻ bởi Phạm Văn Quang | Ngày 08/05/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: Tap huan moi truong thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Video 1
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
TRONG MÔN SINH HỌC THPT
PHẦN I – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MT
1. Định nghĩa môi trường
- MT bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và sinh vật
(Điều 3, Luật BVMT 2005)
- Các loại môi trường
+ Môi trường trên cạn
+ Môi trường nước
+ Môi trường đất
+ Môi trường sinh vật
2. Tình hình môi trường Việt Nam hiện nay
- Nhìn chung môi trường nước ta vẫn tiếp tục xuống cấp nhanh, đáng báo động
+ Suy thoái đất canh tác
+ Ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt và phục vụ
+ Độ che phủ của rừng ngày càng giảm
+ Lượng chất thải công nghiệp, chất thải chưa qua xử lí nguy hại tăng
+ Ô nhiễm không khí bụi ở các thành phố lớn
+ Suy giảm hệ gen, số lượng và thành phần loài của sinh vật
- Một số hình ảnh về tình hình ô nhiễm môi trường :
3. Mục tiêu GDMT trong chương trình phổ thông
a, Về kiến thức: HS hiểu về
Khái niệm môi trường, hệ sinh thái, các thành phần môi trường
Nguồn tài nguyên, đặc điểm tình hình khai thác và sử dụng
Dân số - Môi trường
Sự ô nhiễm và suy thoái môi trường
Các biện pháp bảo vệ môi trường
b, Về thái độ tình cảm
HS có ý thức quan tâm đến môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ rừng
Giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động
Ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường
c, Về kĩ năng – hành vi
Có kĩ năng phát hiện vấn đề môi trường và ứng xử tích cực
Có hành động cụ thể BVMT
4. Các phương pháp giáo dục BVMT
- Tham quan, điều tra, khảo sát
Phương pháp thí nghiệm
Khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục
Phương pháp hoạt động thực tiễn
Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng
Phương pháp học tập theo dự án
Phương pháp nêu gương
Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống BVMT
Video 2
PHẦN II - GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN SINH HỌC
I – Chương trình tích hợp
- GDMT là quá trình hình thành và phát triển cho HS nhận thức, thói quen quan tâm đến MT, thông qua đó hình thành cho các em thái độ, ý thức đúng đắn và các kỹ năng cần thiết để có những hành động hài hoà với MT, tìm giải pháp cho các vấn đề MT.
- GDMT có 3 cách tiếp cận
GD về MT : Hình thành nhận thức về MT qua việc cung cấp kiến thức về MT
GD trong MT : Hình thành các kỹ năng hoạt động trong MT
GD vì MT : Hình thành ý thức, thái độ hành vi vì MT
1. Khái niệm chung
2. Khái niệm về MT sống của con người
- Là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, có ảnh hưởng tới con người và tác động qua lại với các hoạt động sống của con người như : Không khí, đất, nước, sinh vật, xã hội loài người...
- Phân loại MT (theo chức năng) :
+ MT tự nhiên : Các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học.. tồn tại bao quanh con người, khách quan ngoài ý muốn
+ MT xã hội : Tổng thể các mối quan hệ giữa người với người tạo nên sự thuận lợi hay trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của con người
+ MT nhân tạo : Là các yếu tố tự nhiên, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người
- Các chức năng của MT : 5 chức năng
Không gian sống của con người và sinh vật
Nơi cung cấp nguồn tài nguyên
Nơi chứa đựng các phế thải
Giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên
Lưu trữ và cung cấp thông tin của Trái đất
Môi trường
Không gian sống
của sinh vật
Nơi cung cấp tài nguyên
Nơi chứa đựng các phế thải
Giảm nhẹ tác động có hại
của thiên nhiên
Lưu trữ và cung
cấp thông tin
của Trái đất
II – Phương pháp tích hợp
1. Quan niệm về tích hợp dạy học
- Là quá trình dạy học trong đó có sự lồng ghép, liên hệ những tri thức khoa học, những quy luật chung gần gũi với nhau, qua đó HS không chỉ được lĩnh hội tri thức khoa học môn chính mà cả tri thức khoa học được tích hợp
- Các dạng tích hợp
Dạng lồng ghép
Dạng liên hệ
- Môi trường có quan hệ mật thiết với Sinh học, vì vậy tích hợp GDMT vào Sinh học là tất yếu, giúp nâng cao hiệu quả giáo dục bộ môn, hiểu rõ các vấn đề MT, “dạy 1 trúng 2 đích”
a, Dạng lồng ghép
- Kiến thức GDMT có sẵn trong Sinh học như là 1 bộ phận cấu thành với các mức độ lồng ghép khác nhau :
- Kiến thức GDMT là 1 phần, 1 chương : Sinh học 12, phần Sinh thái học.
- Kiến thức GDMT là 1 bài : Sinh học 10, bài 3 Thực hành Đa dạng sinh học. Sinh học 11, bài 33 Thực hành Hướng động.
- Kiến thức GDMT là 1 mục, 1 đoạn, 1 ý trong bài học (dạng thường gặp nhất).
VD Sinh học 10 : Bài 32, mục II.2 Thuốc trừ sâu từ virut
Sinh học 11 : Bài 6, mục V Phân bón với năng suất cây...
Sinh học 12 : Bài 4 mục Hậu quả và vai trò của ĐBG
- Kiến thức GDMT nằm trong phần bài đọc thêm. VD Sinh học 10, bài đọc thêm Sử dụng VSV làm sạch môi trường.
b, Dạng liên hệ
- Kiến thức GDMT không có trong SGK 1 cách rõ ràng, GV phải bổ sung kiến thức GDMT có liên quan giúp HS liên hệ và vận dụng vào thực tiễn. Hình thức có thể là :
+ Ví dụ hoặc thông tin minh hoạ : Sinh học 11, bài 39, mục II, Các nhân tố bên ngoài, GV nêu ví dụ về MT bị ô nhiễm
+ Câu hỏi liên hệ : Sinh học 10, bài Các giới sinh vật, GV nêu câu hỏi : Giới ĐV đa dạng thể hiện ở điểm nào ?
+ Bài tập về nhà : Sinh học 10, bài Nước và vai trò..., GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu hiện tượng mưa axit.
+ Các bài đọc thêm : Sinh học 11, bài Hô hấp ở ĐV, GV sưu tầm bài đọc thêm về tình hình ô nhiễm không khí làm tư liệu giảng dạy
+ Câu hỏi đánh giá vận dụng và tư duy logic : Sinh học 10, bài 18 Quang hợp, GV nêu câu hỏi : Vai trò của cây xanh ?
Video 3
2. Các hình thức tổ chức dạy học GDMT
a, Hình thức dạy học nội khóa
Là hình thức dạy học chính, chiếm chủ yếu thời gian học tại trường của HS, bao gồm dạy học trên lớp và ngoài lớp
Tích hợp sẽ được diễn ra liên tục, thời gian dài sẽ mang lại hiệu quả
b, Hình thức dạy học ngoại khóa
- Linh hoạt cả về thời gian và nội dung, địa điểm, hình thức tổ chức... và sự tham gia của các tổ chức khác.
Tuy nhiên hình thức này ít được phổ biến ở nước ta, nếu có điều kiện GV cho HS thực tế tại khu vực vườn trường, cảnh quan xung quanh trường.
Ví dụ : hùng biện môi trường, làm thơ sinh học, làm thiết bị thực hành...
3. Các phương pháp dạy học tích hợp GDMT
+ Phương pháp thuyết trình
+ Phương pháp vấn đáp
+ Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề
+ Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
+ Phương pháp thí nghiệm
+ Phương pháp đóng vai
+ Phương pháp giao bài tập về nhà
+ Phương pháp dạy học theo dự án
- Phải sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy HS làm trung tâm, và đó cũng chính là các phương pháp dạy học bộ môn.
- Có 8 phương pháp :
a, Phương pháp thuyết trình
b, Phương pháp vấn đáp
- Là phương pháp truyền thống, chủ yếu dùng lời nhưng vẫn có tính tích cực nếu thuyết trình nêu và giải quyết vấn đề.
Hiệu quả trong việc giải thích các khái niệm trừu tượng (Vai trò của HST đối với đời sống tinh thần).
- GV có thể truyền cảm xúc vào lời nói khi kể câu chuyện MT cho HS (lo lắng, bình yên, bức xúc...)
- GV đặt câu hỏi, HS trả lời hoặc có thể tranh luận với nhau hoặc tranh luận với GV.
- Vấn đáp tái hiện : Câu hỏi yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã biết. Thường dùng với mục đích gợi ý, dẫn dắt HS trong khi học bài mới hoặc củng cố.
VD : Nguyên liệu và sản phẩm của quang hợp là gì ?
- Vấn đáp tìm tòi : Là câu hỏi mà câu trả lời phải chứa đựng những kiến thức mới, chưa biết. Các câu hỏi đa dạng và ở các mức độ tư duy khác nhau : Biết, Hiểu, Vận dụng, Phân tích (Những nguồn nào gây ra ô nhiễm không khí ?), Tổng hợp, Đánh giá.
c, Dạy học đặt và giải quyết vấn đề
d, Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
e, Phương pháp thí nghiệm
- Dạy học dựa trên việc đặt hoặc phát hiện mâu thuẫn, lập kế hoạch giải quyết vấn đề và đặt ra vấn đề mới. HS tự lực lĩnh hội kiến thức mới, học cách nhận thức ra vấn đề, tìm giải pháp giải quyết vấn đề.
PP này phù hợp trong GDMT vì kỹ năng nhận biết và giải quyết vấn đề MT là những kỹ năng căn bản, quan trọng.
- Có nhiều mức độ khác nhau.
- Lớp được chai thành các nhóm (4-6 HS) được giao 1 nhiệm vụ học tập, mỗi thành viên phải tham gia vào việc hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Phân nhóm ngẫu nhiên hoặc không, cùng nhiệm vụ hoặc không, tổ chức nhóm.
- Minh họa cho kiến thức đã học hoặc dạy kiến thức mới hoặc tìm lời giải đáp.
- VD : Ảnh hưởng của nhiệt độ (hoặc độ pH) đến sự hô hấp của cá.
f, Phương pháp đóng vai
g, Phương pháp giao bài tập về nhà
Cho phép HS thể hiện hành động, quan điểm, đưa ra quyết định về 1 vấn đề thực tiễn liên quan đến bài học dựa trên việc đống giả các nhân vật có thật.
Giúp HS trải nghiệm thực hiện các hành động bảo vệ MT, có kinh nghiệm, góp phần hình thành ý thức, thái độ, hành vi của HS nên đây là PP hiệu quả trong GDMT
- VD xunh quanh vấn đề bảo vệ rừng, GV cho HS đóng các vai : lâm tặc, nông dân bìa rưng, kiểm lâm, đại diện pháp luật, lãnh đạo địa phương.
HS được giao những nhiện vụ cụ thể liên quan đến bài trên lớp, bài tập lý thuyết hoặc thực hành.
PP này thường dùng trong tích hợp dạng liên hệ khi trên lớp không có nhiều thời gian liên hệ vấn đề.
- VD : Sinh học 10, bài 4, Các nguyên tố hoá học và nước, GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm về hiện tượng mưa axit.
h, Dạy học theo dự án
- Nội dung kiến thức của bài học được thiết kế thành các dự án có liên quan đến 1 vấn đề thực tiễn. Dựa vào kế hoạch xây dựng, HS trong vai trò là nhân vật có thực thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ dự án và trình bày trước lớp. Qua đó HS lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, hành vi.
GV chỉ đóng vai trò tổ chức, trợ giúp chỉ dẫn.
- VD : Sinh học 10, bài 23 Quá trình tổng hợp, phân giải các chất ở VSV và bài 24 thực hành Lên men, GV yêu cầu HS thực hiện dự án của Công ty Công nghệ vi sinh chuẩn bị cho Hội chợ thực phẩm chế biến sẵn (giới thiệu sản phẩm, cơ sở khoa học, quy trình sản xuất, tiềm năng của Công ty...)
Các PP
Dạy học
Thuyết trình
Vấn đáp
Dạy học
theo dự án
Giao bài tập
về nhà
Đặt và giải
quyết vấn đề
Hợp tác trong
nhóm nhỏ
Thí nghiệm
Đóng vai
4. Một số kỹ thuật dạy học
Kỹ
thuật
dạy học
Động não
(brain storming)
Tranh luận
ủng hộ - phản đối
Kỹ thuật
X – Y – Z
- Là cách thức hoạt động cua GV và HS trong các tình huống nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học, là thành phần của phương pháp dạy học.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Quang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)