Tập huấn kỹ năng đoàn

Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Thanh | Ngày 11/05/2019 | 373

Chia sẻ tài liệu: Tập huấn kỹ năng đoàn thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Tập huấn công tác đoàn
Năm học 2008 - 2009
Kỹ năng nói trước công chúng
1. Đặt vấn đề : Một cán bộ đoàn trường học bên cạnh việc biết tổ chức các hoạt động , cần phải biết nói. Hơn nữa cần biết nói hay, nói giỏi  Nói trước công chúng là một nghệ thuật có những qui tắc riêng. Biết tuân thủ những quy tắc ấy và kiên trì luyện tập thì ai cũng có thể thu được những kết quả mong muốn
Tập huấn công tác đoàn
Năm học 2008 - 2009
Kỹ năng nói trước công chúng
Nói trước công chúng có nhiều hình thức :
+ Phát biểu ý kiến ngắn trước tập thể.
+ Tranh luận, thảo luận
+ trình bày một nội dung, kết hoạch, chủ chương công tác
 là các việc mà Bí thư, P.Bí thư phải làm thường xuyên trong ngày.
Tập huấn công tác đoàn
Năm học 2008 - 2009
Kỹ năng nói trước công chúng
2. Qui tắc
Qui tắc 1: Rèn luyện sự tự tin vào chính bản thân :
- Tập nói thường xuyên, lúc đầu nói ít, ngắn  dài hơn.
- Nhớ kỹ câu : “ Tập đi rồi hãy tập chạy”  Thành công được 1 vài lần, sau rất dễ thành công
- Luôn yêu cái thật, cái tốt, cái đẹp.
- Đừng để ý đến dư luận, biết dư luận để sửa các khuyết tật của mình là cần thiết, song từ đó lại kém tự tin, rụt rè thì rất có hại. Nên hiểu rằng: dư luận cũng có khi sai, chân lý klhông phải bao giờ cũng thuộc về số đông.
Tập huấn công tác đoàn
Năm học 2008 - 2009
Kỹ năng nói trước công chúng
2. Qui tắc
Qui tắc 2: Cần tuân thủ các bước khi chuẩn bị bài nói
- Chọn đề tài, nội dung định nói trước công chúng.
- Luôn nhớ tính nhất quán của vấn đề định trình bày, tìm mọi cách để đạt tới mục tiêu chính của đề tài.
- Lập đề cương sơ bộ : bao gồm những ý chính cần nói.
- Tìm ý phụ và các tư liệu bằng cách trả lời các câu hỏi : Ai?, - Cái gì? Ở đâu? Bằng cách nào? Tại sao? Ra sao? Khi nào?
- Xắp xếp các ý một cách rõ ràng , rành mạch.
Tập huấn công tác đoàn
Năm học 2008 - 2009
Kỹ năng nói trước công chúng
2. Qui tắc
Qui tắc 3: Rèn trí nhớ
Sau khi soạn xong cần nhẩm đi nhẩm lại  công thức hoá các ý ( Công thức đưa đất nước tiến lên ở các nước phát triển, dựa vào tiềm năng của lớp trẻ bằng 3 chữ I ( Imitate - Bắt chước ; Initiative - Cải tiến và Innovation - Cải tổ )
Qui tắc 4: Vạn sự khởi đầu nan.
Qui tắc 5: “ Diễn giảng là làm sống lại một đề tài”
Tập huấn công tác đoàn
Năm học 2008 - 2009
Kỹ năng nói trước công chúng
2. Qui tắc
Qui tắc 6: Không nên coi thường đoạn kết
Thông thường : Tóm tắt ý trong bài nói, gọn nhưng không thiếu, Kết thông qua những lời khuyên mang tính tâm lý, bằng triết lý của cuộc sống đời thường, dễ gây ấn tượng, Đặt một số câu hỏi, nêu một số vấn đề người nghe tiếp tục suy nghĩ, tự tìm câu trả lời
Tập huấn công tác đoàn
Năm học 2008 - 2009
Kỹ năng nói trước công chúng
2. Qui tắc
Qui tắc 7: Ý tứ rõ ràng, lời lẽ khúc triết là tiền đề của thành công. Muốn có được điều này bạn phải thấu hiểu vấn đề , không bao giờ xa đề, biết tự kiềm chế, chỉ nói những điều quan trọng nhất
Qui tắc 8: Khắc sâu những ấn tượng khó quên vào đầu óc, tâm trí người nghe. Kể chuyện lạ, chuyện vui có liên hệ với đời sống hang ngày của người nghe, gắn chặt với đề tài
Tập huấn công tác đoàn
Năm học 2008 - 2009
Kỹ năng nói trước công chúng
2. Qui tắc
Qui tắc 9: Nắm vững tâm lý của người khác  học sinh thường chỉ nói ngắn gọn, dễ hiểu
Qui tắc 10: Hướng người nghe tới hành động thực tế: Cần hướng người nghe tới cái Thật, cái Tốt, cái Đẹp; căm ghét cái Giả, cái Ác, cái Xấu.
 Những việc cần làm khi bước lên diễn đàn
Tập huấn công tác đoàn
Năm học 2008 - 2009
Kỹ năng nói trước công chúng
2. Qui tắc
- Mỉm cười, bước khoan thai, đầu hơi ngửng lên, ngực hướng về phía trước
- Nếu còn hồi hộp thì thở mạnh, đưa mắt tìm người quen trong phòng.
- Tránh nói đều đều, cần lúc mạnh, lúc nhẹ, lúc nhanh, lúc chậm. Nghỉ một chút trước và sau các ý quan trọng
- Phải nhìn thẳng vào người nghe để nói với họ, tránh nhìn xuống nền, nhìn lên trần nhà hoặc nhìn ra ngoài cửa…
- Khi thấy có người buồn ngủ phải nói to hơn, hăng hái hơn và nên xen vào một vài chuyện vui
- Điệu bộ tự nhiên, không nên bắt chước ai
Tập huấn công tác đoàn
Năm học 2008 - 2009
Kỹ năng nói trước công chúng
2. Qui tắc
-Bỏ thói xấu: mân mê cúc áo, đưa tay gãi đầu, xỏ tay vào túi quần…
- Đừng tỏ ra rụt rè, có thể vung tay hợp lý, có thể ngồi nếu thấy mỏi ..
 Nắm được các điều trên chúng tôi không mong muốn các bạn sẽ là một diễn giả, xong cũng đủ để cho các bạn có thể triển khai, tổ chức tốt các hoạt động tại chi đoàn và biết đâu, chúng ta lại có thể thấy nhau xuất hiện trên truyền hình ?!?
Tập huấn công tác đoàn
Năm học 2008 - 2009
Kỹ năng soạn thảo một văn bản
1. Khái niệm: Văn bản là phương tiện cần thiết để triển khai các mặt hoạt động ; công bố các chủ chương, chính sách, giải quyết các công việc cụ thể được giao hàng ngày.
2. Các văn bản thường dùng đối với chi đoàn
- Chương trình, Kế hoạch của chi đoàn
- Báo cáo tháng, tuần
- Nghị quyết chi đoàn ( biên bản họp chi đoàn)
Tập huấn công tác đoàn
Năm học 2008 - 2009
Kỹ năng soạn thảo một văn bản
3. Kết cấu chung và qui cách soạn thảo một văn bản
(1): Tên cơ quan ra văn bản
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
BCH chi đoàn: ……….. (2) Địa danh
( Thuận Thành, ngày.. tháng… năm)
(3) Tên của văn bản và trích yếu
( Báo cáo tháng/ kế hoạch công tác tuần/ Nghị quyết )
VD: Nghị quyết ( tên )
V/v giới thiệu kết nạp đoàn viên
(4) Nội dung cụ thể của văn bản ( Gồm 3 phần)
Phần mở đầu: Nêu mục đích, ý nghĩa, kiểm điểm, đánh giá hoặc xuất xứ vấn đề
Phần thân của văn bản: Là phần cốt yếu trình bày toàn bộ vấn đề cần nêu
Phần kết thúc: Nêu kết luận, biện pháp thi hành, yêu cầu cụ thể của văn bản hoặc lời cảm ơn
(5) Nơi nhận văn bản (6) Phần chứng nhận văn bản
T/M BCH chi đoàn
( Họ tên, chứ ký)
Tập huấn công tác đoàn
Năm học 2008 - 2009
Kỹ năng soạn thảo một văn bản
4. Phương pháp soạn thảo một số văn bản thường dùng
a) Soạn thảo một báo cáo:
Yêu cầu: Trung thực, chính xác, nội dung cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm
Nội dung báo cáo ( 3 phần nhỏ) :
Phần 1: Nêu thực trạng tình hình hoặc mô tả sự việc, hiện tượng xảy ra: Nêu những điểm chính về nhiệm vụ, chức năng của tổ chức mình, về chủ trương công tác do cấp trên hướng dẫn hoặc việc thực hiện kế hoạch công tác của đơn vị mình.
Tập huấn công tác đoàn
Năm học 2008 - 2009
Kỹ năng soạn thảo một văn bản
4. Phương pháp soạn thảo một số văn bản thường dùng
a) Soạn thảo một báo cáo:
Phần 2: Phân tích nguyên nhân, điều kiện của sự việc, hiện tượng, đánh giá tình hình, xác định những công việc cần tiếp tục giải quyết
Phần 3: Nêu những phương hướng, nhiệm vụ, biện pháp chính để tiếp tục giải quyết, cách thức tổ chức thực hiện cụ thể
Tập huấn công tác đoàn
Năm học 2008 - 2009
Kỹ năng soạn thảo một văn bản
4. Phương pháp soạn thảo một số văn bản thường dùng
b) Soạn thảo một kế hoạch , thông báo ( triển khai kế hoạch của đoàn cấp trên)
* Căn cứ để xây dựng kế hoạch : Khi nhận được công việc, kế hoạch của đoàn cấp trên hay của GVCN
Tập huấn công tác đoàn
Năm học 2008 - 2009
Kỹ năng soạn thảo một văn bản
4. Phương pháp soạn thảo một số văn bản thường dùng
b) Soạn thảo một kế hoạch , thông báo ( triển khai kế hoạch của đoàn cấp trên)
* Xây dựng kế hoạch:
- Cần phải làm gì ?
- Ai sẽ làm công việc đó ?
- Tại sao lại phân công như vậy ( có phù hợp thực tế không , có đảm bảo công việc hoàn thành hay không ? )
- Thời gian hoàn thành ?
- Công việc cụ thể là gì ?
- Kiểm tra việc thực hiện đó như thế nào ? ( thời gian, địa điểm )
Tập huấn công tác đoàn
Năm học 2008 - 2009
Kỹ năng soạn thảo một văn bản
4. Phương pháp soạn thảo một số văn bản thường dùng
b) Soạn thảo một kế hoạch , thông báo ( triển khai kế hoạch của đoàn cấp trên)
* Chú ý:
- Khoa học, hợp lý, đảm bảo mục tiêu hoàn thành công việc .
- Nếu được phân công, khó khăn thì phát biểu ý kiến để cùng giải đáp tìm phương án khác.
- Chọn đúng người, đúng việc. Biết phối hợp với BCS, BCH chi đoàn và GVCN để hoàn thành công việc, kế hoạch.
Tập huấn công tác đoàn
Năm học 2008 - 2009
Kỹ năng soạn thảo một văn bản
4. Phương pháp soạn thảo một số văn bản thường dùng
c) Soạn thảo một biên bản ( nghị quyết)
Yêu cầu: Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể ; ghi chép trung thực, đầy đủ, không suy diễn chủ quan  đòi hỏi trách nhiệm của người lập và những người có trách nhiệm kí. Khi đã thành nghị quyết thì thực hiện theo đúng nghị quyết.
Tập huấn công tác đoàn
Năm học 2008 - 2009
Kỹ năng soạn thảo một văn bản
4. Phương pháp soạn thảo một số văn bản thường dùng
c) Soạn thảo một biên bản ( nghị quyết)
Nội dung:
Tên biên bản ( Biên bản họp đoàn trường / Chi đoàn)
Ngày, tháng, năm , giờ
Thành phần tham dự ( gồm những ai ( họ tên, chức vụ) kiểm tra vắng/ đủ, ai chủ toạ…)
Diễn biến sự kiện thực tế ( ghi nội dung họp)
Phần kết thúc Ghi thời gian,ngày, tháng, năm kết thúc
Phần thủ tục kí xác nhận ( Người ghi biên bản/ Chủ toạ kí)
Áp dụng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)