Tạp huấn KNS

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Tường | Ngày 27/04/2019 | 61

Chia sẻ tài liệu: Tạp huấn KNS thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Kĩ năng sống
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Giáo dục
************
2
Giáo dục Kĩ năng sống
Suy ngẫm: Thế giới quanh ta!!!!
Lý luận: Khái niệm, tác dụng, phân loại, con đường GD KNS
Kĩ năng 1: Kĩ năng lắng nghe
Kĩ năng 2: Kĩ năng thuyết trình
Kĩ năng 3: Kĩ năng giải quyết vấn đề
Kĩ năng 4: Kĩ năng tự nhận thức
Kĩ năng 5: Kĩ năng kiểm soát cảm xúc
Kĩ năng 6: Kĩ năng giải quyết xung đột
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Giáo dục
************
3
Suy ngẫm Thế giới quanh ta!!!!
4
Mục tiêu của giáo dục phổ thông: giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Luật Giáo dục (2005)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thảo luận nhóm ( 5 nhóm):
Nhóm 1: Kĩ năng sống là gì
Nhóm 2: Giáo dục kĩ năng sống là gì
Nhóm 3: Tác dụng giáo dục KNS cho HS
Nhóm 4: Cần trang bị cho HS kĩ năng nào
Nhóm 5: Con đường giáo dục KNS
Thời gian thảo luận 10 phút:
Trình bày: 3 phút/1 nhóm
Tổng kết!
* Khái niệm KNS
* Giáo dục KNS
* Tác dụng GD KNS
* KNS cho HS - SV
* Tiếp cận GD KNS
Lý luận: Khái niệm, tác dụng, phân loại, con đường GD KNS
6

Kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả.

KHÁI NIỆM
7
Giáo dục kỹ năng sống
là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng thích hợp. 
8
Từ kỹ năng sống có thể thể hiện thành những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến hành động của những người khác cũng như dẫn đến những hành động nhằm thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh.
Các kỹ năng sống chính là sự bổ sung cần thiết về kiến thức và năng lực cho một cá nhân, để họ có thể hoạt động một cách độc lập, giúp họ tránh được những khó khăn trong quá trình sống và làm việc.
TÁC DỤNG
9
Phân loại KNS
Theo UNICEF
Kỹ năng nhận thức
Bao gồm các kỹ năng
như: Tư duy phê phán,
giải quyết vấn đề,
nhận thức hậu quả,
ra quyết định, khả năng
sáng tạo, tự nhận thức
về bản thân, đặt
mục tiêu, xác
định giá trị..
Kỹ năng đương đầu
với cảm xúc: Bao gồm
động cơ, ý thức trách nhiệm,
cam kết, kiềm chế căng thẳng
kiểm soát được cảm xúc,
tự quản lý, tự giám sát
và tự điều chỉnh...
Kỹ năng xã hội
hay kỹ năng tương tác: 
Bao gồm kỹ năng giao tiếp;
tính quyết đoán; kỹ năng
thương thuyết / từ chối;
lắng nghe tích cực,
hợp tác, sự thông cảm,
nhận biết sự thiện cảm
của người khác v.v…
10
Kỹ năng nhận biết và sống với chính mình
gồm: Kỹ năng tự nhận thức; lòng tự trọng; sự kiên định;
đương đầu với cảm xúc; đương đầu với căng thẳng.
Kỹ năng nhận biết và sống với người khác
bao gồm: Kỹ năng quan hệ / tương tác liên nhân cách; sự cảm thông;
đứng vững trước áp lực tiêu cực của bạn bè hoặc của người khác;
thương lượng giao tiếp có hiệu quả.
Kỹ năng ra quyết định một cách hiệu quả
bao gồm các kỹ năng: Tư duy phê phán; tư duy sáng tạo;
ra quyết định; giải quyết vấn đề.
Phân loại KNS
Theo UNICEF
11
1.      Kỹ năng học và tự học (learning to learn)
2.      Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)
3.      Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills)
4.      Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
5.      Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills)
6.      Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn (Self esteem)
7.      Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc (Goal setting/ motivation skills)
8. Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career development skills)
9.      Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (Interpersonal skills)
10.  Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)
11.  Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)
12.  Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organizational effectiveness)
13.  Kỹ năng lãnh đạo bản thân (Leadership skills)
Kĩ năng cần thiết cho cuộc sống
Theo Bộ lao động và hiệp hội đào tạo phát triển Mỹ
12
1.      Kỹ năng giao tiếp (Communication skills)
2.      Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork skills)
3.      Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
4.      Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills)
5.      Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills)
6.      Kỹ năng quản lý bản thân (Self-management skills)
7.      Kỹ năng học tập (Learning skills)
8.      Kỹ năng công nghệ (Technology skills)
Tại Úc, Bộ giáo dục, Đào tạo và Khoa học: gồm 8 kĩ năng
13
1.    Kỹ năng công sở và tính toán (Workplace literacy & numeracy)
2.      Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Information & communications technology)
3.      Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định (Problem solving & decision making)
4.      Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative & enterprise)
5.      Kỹ năng giao tiếp và quản lý quan hệ (Communication & relationship management)
6.      Kỹ năng học tập suốt đời (Lifelong learning)
7.      Kỹ năng tư duy mở toàn cầu (Global mindset)
8.      Kỹ năng tự quản lý bản thân (Self-management)
9.      Kỹ năng tổ chức công việc (Workplace-related life skills)
10.  Kỹ năng an toàn lao động và vệ sinh sức khỏe (Health & workplace safety).
Tại Singapore, Cục phát triển lao động đưa ra 10 kỹ năng
14
1.      Kỹ năng học và tự học (Learning to learn)
2.      Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân (Self leadership & Personal branding)
3.      Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills)
4.      Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills)
5.      Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)
6.      Kỹ năng thuyết trình (Presentation skills)
7.      Kỹ năng giao tiếp và ứng xử (Interpersonal skills)
8.      Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
9.      Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)
10.  Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)
Tổng hợp lại, các kĩ năng chung cần thiết cho HS – SV Việt Nam
15
Cách tiếp cận giáo dục KNS tổng thể
16
Phương pháp giáo dục KNS
17
Cách tiếp cận giáo dục từng kĩ năng
18
Hoạt động 1: Nhận thức về khả năng giao tiếp/ ứng xử của bản thân với những người xung quanh
F. Trải nghiệm một số hoạt động tự nhận thức
Bước 1: Đọc từng tình huống sau và đưa ra 1 – 2 cách ứng xử bạn cho là tốt nhất
Bước 2: Vẽ sơ đồ đánh giá bản thân
Bước 3: Suy ngẫm
19
TH 1: Bạn của bạn tâm sự với bạn một chuyện buồn và với một tâm trạng chán nản: Người yêu tớ vừa chia tay với tớ. Bạn sẽ nói hay làm gì với tình huống này
TH 2: Khi đến thăm nhà bạn, bạn của bạn chẳng may làm vỡ một chiếc cốc kỉ niệm của bạn, bạn sẽ nói hay làm gì với tình huống này
20
TH 3: Bố của bạn so sánh bạn với một bạn khác của bạn, luôn khen bạn đó và chê bạn. bạn sẽ nói hay làm gì với tình huống này
TH 4: Bạn mời bạn mình ăn một món ăn, sau khi ăn xong, bạn đó nói. Món ăn chán quá – người nấu ăn hơi kém. bạn sẽ nói hay làm gì với tình huống này
21
TH 5: Bạn về xin tiền của Bố, Bố bạn có nói: Sau này không biết có làm được gì không mà suốt ngày xin tiền. Bạn sẽ nói hay làm gì với tình huống này
TH 6: Bạn của bạn đang thuyết trình trước tập thể đông người, bỗng dưng bạn quên mất bài thuyết trình và bỏ dở thuyết trình. Bạn bước xuống sân khấu với trạng thái buồn chán. Bạn sẽ nói hay làm gì với tình huống này
22
Bước 2: Vẽ sơ đồ đánh giá bản thân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Tường
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)