Tập huấn kĩ năng sống môn tiếng Việt ở tiểu học

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Lực | Ngày 06/05/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: Tập huấn kĩ năng sống môn tiếng Việt ở tiểu học thuộc Học vần 1

Nội dung tài liệu:

Tập huấn kĩ năng sống môn tiếng Việt ở tiểu học
Giáo dục kĩ năng sống
trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học
Các loại KNS :
- KN cơ bản
- KN đặc thù : + KN nghề nghiệp
+ KN chuyên biệt
I. NỘI DUNG GDKNS TRONG MÔN T.VIỆT
1. Khái niệm KNS : là tất cả các KN được rèn luyện nhờ GD, nhờ học hỏi và trải nghiệm.
2. Mục tiêu và nội dung GD KNS qua môn TV:
+ Mục tiêu GDKNS trong môn T Việt Giúp HS bước đầu hình thành và rèn luyện cho HS các KNS cần thiết, phù hợp với lứa tuổi,giúp các em nhận biết được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, biết tự nhìn nhận đánh giá đúng về bản thân để tự tin, tự trọng và không ngừng vươn lên trong cuộc sống, biết ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với người thân,với cộng đồng và với môi trường tự nhiên, biết sống tích cực,chủ động trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh.
+Nội dung GD KNS được thể hiện ở tất cả các nội dung học tập của môn học. Những KNS chủ yếu đó là: KN giao tiếp; KN tự nhận thức; KN suy nghĩ sáng tạo; KN ra quyết định; KN làm chủ bản thân . . .

Các KNS đặc thù, là ưu thế của môn TV :
- KN giao tiếp
- KN nhận thức (gồm nhận thức thế giới xung quanh, tự nhận thức, ra quyết định,...) là những KN mà môn TV cũng có ưu thế vì đối tượng của môn học này là TV - công cụ của tư duy.
- Giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc,... giữa các thành viên trong xã hội. Gồm các hành vi giải mã (nhận thông tin), ký mã (phát thông tin) qua : nghe, nói và đọc, viết.
-Các KNS này của HS được hình thành, phát triển, từ những KN đơn lẻ đến những KN tổng hợp.
3 GIÁO DỤC KNS
2.1. KN giao tiếp
Để hình thành và phát triển kĩ năng sống cho học sinh, chương trình Tiếng Việt Tiểu học đã phân giải các kĩ năng giao tiếp cần rèn luyện cho HS như sau:

KÜ n¨ng ®äc
Đọc thông
Đọc hiểu
Kĩ năng viết
Kĩ năng viết chữ
Kĩ năng viết văn bản
Kĩ năng nghe
Kĩ năng nghe - hiểu
Kĩ năng nghe - ghi
Kĩ năng nói
Sử dụng nghi thức lời nói, đặt và trả lời câu hỏi
Thuật việc, kể chuyện
Trao đổi, thảo luận, phát biểu, thuyết trình, .
KN nhận thức gồm một số KN bộ phận (tự nhận thức, nhận thức thế giới, ra quyết định,...
- Môn TV góp phần hình thành và phát triển KN nhận thức thông qua một CT tích hợp. Các chủ điểm được chọn dạy ở những lớp đầu cấp liên quan đến những con người, sự vật, hiện tượng gần gũi mà trẻ em có thể cảm nhận bằng giác quan và được nâng dần độ sâu sắc.
- Các bài học trong SGKTV tiểu học giúp HS tăng cường hiểu biết về thế giới xung quanh và tự nhận thức bản thân.
- KN ra quyết định thể hiện năng lực phân tích, ứng phó với các tình huống khác nhau của trẻ, được hình thành chủ yếu qua các bài TLV, một số bài LT&C rèn nghi thức lời nói.
2.2. KN nhận thức

So sánh mặt bằng kiến thức, KN của CT TV với CT của Pháp, Anh, Mỹ thì CTTV đặt yêu cầu thấp hơn.
GV, HS Việt Nam khi giao tiếp vẫn mang tâm lý chung của người Châu Á : rụt rè, thiếu mạnh dạn, thiếu cởi mở hơn trong giao tiếp so với người Âu và trẻ em châu Âu.
3. Nhận xét chung

- CTTV mới rất giàu tiềm năng giáo dục KNS, đã chuẩn bị cho HS có KN ứng dụng điều đã học vào cuộc sống tốt hơn; có nhiều hơn các kiểu bài tập luyện nghe, nói.
- GD học đường gắn với thực tiễn hơn. Trẻ em tự tin, mạnh bạo hơn, có nhiều KNS hơn.
3.1. Kết quả
3.2. Hạn chế

- Đưa vào CT những KN mới (như diễn thuyết, thương lượng, thương thuyết, ứng khẩu,...) ở mức phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của HS Việt Nam; tăng thời lượng để rèn kĩ và sâu hơn, chuyển xuống lớp dưới để dạy sớm hơn một số KNS cần thiết của con người hiện đại mà trẻ VN còn yếu.
- Việc “tích hợp” giáo dục KN sống (với môn học giàu khả năng GDKNS như TV) nên giới hạn ở một số bài, tập trung vào các bài rèn những KNS mà GV còn lúng túng khi dạy, HS còn yếu khi học - theo hướng tổ chức các hoạt động tương tác tích cực trong giờ học để khắc sâu kiến thức của bài học, hình thành những KN xã hội tương ứng hoặc tô đậm những KN vốn đã có trong quá trình tổ chức dạy học. Tránh đưa thêm nhiều mục tiêu rèn KNS vào một bài học.
4. Định hướng GDKNS
- ND bài học chỉ chuyển thành KNS ở HS nếu các em tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. Con người chỉ hình thành, phát triển KN qua hoạt động ; chỉ làm chủ được kiến thức khi chiếm lĩnh nó bằng hoạt động có ý thức ; tư tưởng, tình cảm và nhân cách tốt đẹp cũng chỉ được hình thành qua rèn luyện.
- GV cần sử dụng linh hoạt, đúng lúc đúng chỗ các PPDH truyền thống và hiện đại theo tinh thần phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS, hạn chế thuyết giảng, làm thay HS, chú ý tạo ra những quan hệ tương tác tích cực giữa HS với nhau trong học tập và thực hành KN.
II. VẬN DỤNG PPDH TÍCH CỰC, RÈN KNS CHO HS
4.Thực hành thiết kế bài giảng giáo dục KNS trong môn TV

GV đưa ra nhận xét và đánh giá về kết quả làm
việc các nhóm:
Về mục tiêu bài học (hợp lý, đầy đủ,… điều chỉnh, bổ sung):
Về các KNS được tích hợp trong bài (đủ chưa, có hợp lý không, có thực hiện được không,…. điều chỉnh, bổ sung)
Về các PP, KT DH tích cực (có được vận dụng không, thừa hay thiếu, điều chỉnh, bổ sung…):
Cấu trúc bài soạn (hợp lý, cân đối,… điều chỉnh, bổ sung):
Tiến trình thực hiện bài (hợp lý, đảm bảo thực hiện được mục tiêu chuyên môn và GD KNS,… điều chỉnh, bổ sung)
Mức độ bài học thực hiện GD KNS cho HS, KNS nào được hình thành rõ rệt qua bài học?
Các ý kiến điều chỉnh, bổ sung khác cho bài soạn:

5. Giải đáp thắc mắc:
Trao đổi cả lớp, hệ thống những nội dung về KNS nói chung và trong môn TV nói riêng .
Hoạt động 6:
Tổng kết lớp tập huấn

GV tổng kết và định hướng các công việc triển khai sau tập huấn
CHÚC THẦY CÔ NHIỀU SỨC KHOẺ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Lực
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)