Tập huấn hè 2015

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Loan | Ngày 04/05/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: Tập huấn hè 2015 thuộc Cùng học Tin học 4

Nội dung tài liệu:

TẬP HUẤN HÈ 2015
CHUYÊN ĐỀ “QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CẢ NGÀY Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC”
Mục tiêu: Nhằm giúp học viên
- Có hiểu biết vấn đề cơ bản của đổi mới giáo dục hiện nay ở trường tiểu học.
Có khả năng thực hiện một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở nhà trường dạy học cả ngày theo định hướng đổi mới.
Có khả năng tập huấn lại cho CBQL, GV ở các trường tiểu học.
Triển khai, áp dụng những kiến thức, kỹ năng thu được trong lớp tập huấn vào quản lý chất lượng giáo dục ở đơn vị công tác.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DẠY HỌC THEO LỐI TRUYỀN THỐNG
1. Học viên xem Clip 1, 2 (5 phút).
2. Thảo luận nhóm - HV viết ra giấy A4 (5 phút).
3. Thảo luận cả lớp: Nhận xét, phân tích tiết học (trên cơ sở các tiêu chí của nội dung đánh giá trong Thông tư 30) (45 phút).
Clip 1
Clip 2
Tóm tắt một số hình ảnh về việc học của HS ở Video 1
Tóm tắt một số hình ảnh về HS trong Video 2
MỘT SỐ HẠN CHẾ DẠY HỌC THEO LỐI TRUYỀN THỐNG
GV dạy học giảng giải nhiều, ít quan tâm đến HS học như thế nào.
GV chủ yếu quan tâm đến việc dạy cái gì mà ít quan tâm đến việc tổ chức cho HS học như thế nào.
- Dạy học theo lối truyền thống GV chưa phát triển các nhóm năng lực cho HS (theo TT30), gồm:
+ Tự phục vụ, tự quản;
+ Giao tiếp, hợp tác;
+ Tự học và giải quyết vấn đề.
- Dạy học theo lối truyền thống GV chưa hình thành nhóm phẩm chất cho HS, gồm:
+ Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động;
+ Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm
+ Trung thực, kỉ luật, đoàn kết
+ Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước?
13
GV chủ yếu quan tâm đến việc dạy
14
HỌC SINH KHÓ KHĂN, BUỒN CHÁN, KHÔNG CÓ CƠ HỘI TỰ HỌC
RẤT KHÓ HÌNH THÀNH PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC
15
Trong trường tiểu học hiện nay ngoài HĐDH còn có những HĐGD nào?
Nêu cụ thể cách thức tổ chức một HĐGD?
Học viên làm cá nhân viết ra giấy A4.
Thảo luận cả lớp (10 phút).
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆN NAY

1. Học viên xem Clip 3 - HĐ giáo dục trong trường tiểu học hiện nay (2 phút).
2. Thảo luận nhóm - HV viết ra giấy A4 (5 phút).
3. Thảo luận cả lớp: Nhận xét, phân tích việc tổ chức các hoạt động giáo dục (trên cơ sở các tiêu chí theo nội dung đánh giá trong Thông tư 30) (45 phút).
VIDEO TRẢI NGHIỆM LÀM NÔNG DÂN TRƯỜNG TH ĐÔNG LỖ 1
Clip 3
CÁC CÂU LẠC BỘ YÊU THÍCH TRONG TRƯỜNG TH
CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
MỘT SỐ HẠN CHẾ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆN NAY

Các hoạt động giáo dục (HĐGD) vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng và chưa thực sự thu hút được nhiều HS tham gia.
Các HĐGD phần lớn là người lớn làm thay, làm hộ HS hoặc can thiệp quá sâu vào HĐ của HS.
Nhiều HĐ có tính chất giải trí là chủ yếu chưa thực sự có ý nghĩa giáo dục HS (phát triển năng lực và phẩm chất).
MỘT SỐ HẠN CHẾ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆN NAY

Các HĐGD có xu hướng tập trung vào một số học sinh có năng khiếu tham gia mà chưa cho nhiều đối tượng HS khác tham gia.
Hoạt HĐGD tổ chức chưa thực sự bài bản, khoa học và chưa hình thành kỹ năng sống cho tất cả HS.
- Các HĐGD chưa phát triển được năng lực của tất cả HS (theo yêu cầu của Thông tư 30), gồm 3 nhóm năng lực như:
+ Tự phục vụ, tự quản;
+ Giao tiếp, hợp tác;
+ Tự học và giải quyết vấn đề.
- Các HĐGD chưa hình thành 4 nhóm phẩm chất cho tất cả HS như:
+ Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động không;
+ Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm?
+ Trung thực, kỉ luật, đoàn kết?
+ Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước?
QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Nghị quyết 29-NQTW nhấn mạnh:
“Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”.
2. Chương trình hành động của Chính Phủ (NQ số 44) nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29 – NQTW đã chỉ rõ:
Chú trọng việc tăng cường các hoạt động trải nghiệm thực tế nhằm giáo dục đạo đức, lối sống và rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
Giáo dục chuyển từ hướng tiếp cận nội dung sang hướng tiếp cận năng lực:
- Theo hướng tiếp cận nội dung nghia là Dạy cho trẻ cái gì?
- Theo hướng tiếp cận năng lực là Học sinh làm được gì trên cơ sở học sinh biết.
* Năng lực (KT, NL, PC) là đích, là đầu ra của giáo dục.
GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC
THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC
Nguyên nhân nào dẫn đến những hạn chế, yếu kém trên?
CBQL, GV nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục.
Chưa xây dựng được môi trường giáo dục thực sự trong trường tiểu học.
Hệ thống điều kiện về CSVC, xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Tổ chức các hoạt động dạy học chưa thực sự hướng đến việc phát triển năng lực cho HS.
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo vừa thiếu, vừa yếu và chưa hiệu quả, chưa quan tâm thực sự đến phát triển năng lực và hình thành phẩm chất cho HS.
Để nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay chúng ta cần phải thực hiện một số giải pháp như thế nào?
1. Cải thiện môi trường giáo dục trong trường tiểu học (môi trường vật chất và tinh thần).
2. Trường tiểu học tổ chức các hoạt động dạy học hiệu quả và trọng tâm là tổ chức dạy học theo nhóm cộng tác.
3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo hiệu quả trong trường tiểu học
(Điều quan trọng nhất là nhà trường phải sắp xếp, tổ chức các HĐDH và HĐTNST một cách hiệu quả)
Phần tiếp theo chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu 2 vấn đề quan trọng nhất (2 giải pháp) đó là:
1. Tổ chức dạy học theo nhóm cộng tác.
2. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Bài học trước
Bài học sau
Tại sao phải tổ chức học nhóm?
Bài học trước
Bài học sau
Bài học trước
Bài học sau
Bài học trước
Bài học sau
Tại sao phải tổ chức học nhóm?
Nhằm thực hiện tốt Nghị quyết số 29-NQTW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
Nhằm thực hiện tốt Thông tư 30 về đánh giá học sinh.
Tránh việc GV giảng giải nhiều, làm thay làm hộ học sinh
Giúp GV có nhiều thời gian để tổ chức lớp học.
Giúp HS được tự học, giao tiếp, tạo lập mối quan hệ, trải nghiệm, hứng thú học,... hình thành năng lực và phẩm chất.
Giải quyết các vấn đề khó khăn học tập của từng học sinh trong giờ học.
- Dạy học theo nhóm là giải pháp tốt để thực hiện giáo dục HS theo hướng tiếp cận năng lực
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO NHÓM CỘNG TÁC
1. Hoạt động nhóm là gì?

Là một trong các loại hình tổ chức lớp học ở đó HS được trao đổi, thảo luận và cộng tác với nhau theo nhóm nhỏ để hoàn thành một nhiệm vụ học tập nhất định.

- Mục đích của HĐ nhóm không phải để thống nhất ý kiến của cả nhóm mà để giúp mỗi HS trở nên độc lập và hiểu những điều các em chưa hiểu hoặc cảm thấy khó hiểu thông qua sự giúp đỡ của các bạn khác (Việc học suy cho cùng là của mối cá nhân HS).
2. Lợi ích của hoạt động nhóm đối với HS?

- HS có thành tích thấp sẽ học tốt hơn vì được bạn giúp đỡ.
- HS có thành tích cao sẽ được củng cố hiểu biết của mình, nhờ đó mà nâng cao năng lực hơn nữa.
- HS giải quyết được vấn đề bằng việc lắng nghe ý kiến và suy nghĩ của các bạn khác.
- HS tạo dựng được MQH tốt đẹp với các bạn, hình thành được năng lực và phẩm chất thông qua việc cộng tác với nhau trong học tập.
3. Cấu tạo của nhóm
Chúng ta nên sắp xếp, bố trí nhóm học sinh trong lớp học như thế nào là hợp lý? Tại sao?
Cách sắp xếp nhóm như hình dưới đây đã hợp lý chưa? Tại sao?
1
3
4
2
CẤU TẠO NHÓM LÝ TƯỞNG NHẤT?
- 3 đến 4 học sinh/nhóm.
- Có cả HS nam và nữ trong một nhóm (lý tưởng nhất là 2 nam và 2 nữ).
- HS cùng giới ngồi chéo nhau như hình dưới.
* Lưu ý: Với học sinh lớp 1, 2 giáo viên có thể tổ chức hoạt động nhóm đôi vì học sinh còn nhỏ, khả năng giao tiếp với các bạn khác còn hạn chế.
Từ lớp 3 trở lên, hoạt động nhóm 3-4 nên được thường xuyên tiến hành để tối đa hoá ý kiến của học sinh.
4. Sắp xếp, bố trí chỗ ngồi học sinh trong nhóm như thế nào cho hợp lý nhất?
- Chú ý về diện tích bề mặt của bàn, số lượng bàn trong nhóm nếu quá lớn thì gây khó khăn cho HS thảo luận.
5. Nhiệm vụ học tập trong nhóm cộng tác như thế nào? Tại sao?
Có 2 nhiệm vụ quan trọng khi tiến hành nhóm cộng tác:
5.1. Nhiệm vụ chia sẻ kiến thức cơ bản (SGK)
- Câu hỏi ở mức độ dễ thường trả lời theo kiểu kể lại, nhớ lại, liệt kê,....
- Các câu hỏi đóng thì chỉ có một cách giải quyết/một câu trả lời đúng duy nhất.
- Câu hỏi, nhiệm vụ của GV gần như cả lớp trả lời được
5.2. Nhiệm vụ chia sẻ kiến thức ở mức độ nâng cao
- Các nhiệm vụ mang tính thách thức thường yêu cầu HS trả lời các câu hỏi đào sâu suy nghĩ như tại sao, như thế nào, điều gì,...
- Đây là những câu hỏi mang tính chất mở, khơi gợi học sinh suy nghĩ, thảo luận, và có thể có nhiều câu trả lời hay cách giải quyết khác nhau.
- Nhiệm vụ có khoảng 1/3 HS hay một nửa HS trong lớp giải quyết được buộc HS cần phải thảo luận với nhau mới có thể giải quyết.
6. Đồ dùng, tài liệu học tập trong nhóm cộng tác?
- Kết nối HS với kiến thức của bài.
Việc sử dụng đồ dùng học tập thực tế trong bài học là rất quan trọng nhằm giúp cho suy nghĩ của HS cụ thể hơn.
Giáo viên phải sử dụng đồ dùng, tài liệu đúng thời điểm, đúng cách: Chỉ có 1 ĐD, tài liệu học cho cả nhóm thì sao? (Tốt hay không tốt phụ thuộc vào kỹ năng của HS)
7. Khi nào bắt đầu tổ chức hoạt động học nhóm? Khi nào dừng hoạt động học nhóm?
Khoảng 5 phút đầu giờ học để tránh GV giảng giải một chiều quá lâu và HS có thể mất tập trung.

Khi GV nhận thấy một vài HS lúng túng không hiểu câu hỏi của GV hay nhiệm vụ được giao hoặc HS bắt đầu gặp khó khăn.
Học nhóm suy cho cùng để hỗ trợ cá nhân học: (1) Làm cá nhân – (2) Khó khăn thì thảo luận với bạn (thảo luận nhóm 2-3-4 em) – (3) Làm cá nhân (sản phẩm của mỗi cá nhân)
Dừng hoạt động nhóm trong các trường hợp:

- Khi hầu hết các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ được giao
- Khi nhiều nhóm đang bị tắc về một vấn đề nào đó
- Một số học sinh có biểu hiện mất tập trung như chán, nghịch bút, nói chuyện riêng, có những biểu hiện cơ thể mất tập trung học.
8. Thảo luận và trình bày nhóm như thế nào?
- GV chọn nhóm có ý tưởng hay, lạ, có sự hiểu lầm và nhóm chưa hoàn thành xong nhiệm vụ học tập trình bày (gọi 2-3 nhóm).
GV kết nối với ý kiến của các nhóm khác: “Các em có suy nghĩ gì về ý kiến của nhóm bạn? Bạn nói thế còn ý kiến của em thế nào? Các em cố gắng tìm ra những cách giải quyết khác nữa?... GV tìm cách khuyến khích để cho các em học cộng tác với nhau như trên để tự giải quyết vấn đề chứ không phải nghĩ cách nói thay, nói hộ HS.
Không khuyến khích HS đánh giá câu trả lời của bạn là đúng hay sai mà yêu cầu các em trình bày ý kiến của riêng mình.
Nền tảng để HS học nhóm hiệu quả là:
+ Giữa các em trong lớp không còn khoảng cách (mạnh dạn hỏi, trả lời mỗi khi gặp khó khăn);
+ Giữa GV và HS không có khoảng cách, các em mạnh dạn hỏi mỗi khi khó khăn mà không thấy ngại.
9. Sự can thiệp của giáo viên như thế nào khi học sinh thảo luận nhóm?
- Khi bắt đầu HĐ nhóm GV hãy quan sát, lắng nghe.
Khi 1 HS gặp khó khăn GV khuyến khích HS đó hỏi bạn.
Khi có HS chiếm lĩnh cả nhóm hoặc tranh giành cơ hội làm việc của bạn khác.
Khi có 1 nhóm hay cả lớp gặp khó khăn.
10. Giáo viên phải làm gì để rèn luyện thói quen thảo luận nhóm?
Xây dựng MQH giữa các HS và làm cho tất cả HS thấy thoải mái trong lớp học.
Xây dựng các quy tắc lắng nghe, không chỉ trích các bạn khác hay làm bạn xấu hổ, mọi HS tham gia bình đẳng như nhau.
HD, khuyến khích HS không biết hỏi các bạn khác và biết cách giúp đỡ các bạn khác.
Ngay từ lớp 1 hay đầu mỗi năm học GV rèn luyện cho HS cách ngồi yên, lắng nghe kiên nhẫn, thảo luận nhóm (tổ chức thành bài học).
GV phải lắng nghe HS thật chăm chú.
Khi một HS phát biểu còn lại lắng nghe và quay mặt về phía bạn đang phát biểu.
Lớp học bố trí theo hình chữ U thì HS sẽ rất dễ quan sát bạn phát biểu ý kiến.
HD HS khi phát biểu cho cả lớp nghe, chứ không chỉ hướng tới GV (điều này rất quan trọng để các em bắt đầu cộng tác).
GV nên đặt câu hỏi mở yêu cầu HS giải thích cho câu trả lời/lựa chọn của mình hoặc tạo cơ hội cho HS tranh luận, HS sẽ học được những kĩ thuật này và áp dụng trong khi hoạt động nhóm.
- Thảo luận
- Lắng nghe
CLIP HỌC NHÓM CỘNG TÁC CỦA GIÁO VIÊN
QUAN SÁT, NHẬN XÉT CLIP NHÓM CỘNG TÁC
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH
Quan niệm về Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HDTNST) như thế nào?
* HSTNST là quá trình cho HS quan sát, suy nghĩ và tham gia các HĐ thực tiễn, qua đó khuyến khích các em tích cực nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực cho HS.
* HĐTNST trong nhà trường cần được hiểu là HĐ có động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của HS, được thực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường.
Đối tượng để trải nghiệm nằm trong thực tiễn. Qua trải nghiệm thực tiễn, người học có được kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định.
Sự sáng tạo sẽ có được khi phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phải vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới, không theo chuẩn đã có . . .
Nội dung phong phú, đa dạng, bao gồm: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục nghệ thuật, thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội...
2. Mục đích, nội dung, hình thức, quy mô của HĐTNST ở trường tiểu học?
Mọi HS phải được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động:
+ Thiết kế HĐ (Kế hoạch);
+ Chuẩn bị HĐ;
+ Tổ chức thực hiện HĐ;
+ Đánh giá kết quả HĐ, xây dựng ý tưởng mới (Thu hoạch)
Tại sao phải như vậy? Áp dụng từng khâu trên với từng lớp như thế nào?
Hình thức: Tổ chức theo lớp, trường, liên trường,...nhưng đơn vị lớp là lý tưởng nhất
+ Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng... 
+ HS có nhiều cơ hội trải nghiệm.
+ Có nhiều lực lượng tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động trải nghiệm với các mức độ khác nhau (giáo viên, phụ huynh, nhà hoạt động xã hội, chính quyền, doanh nghiệp,...).
Tương tác, phương pháp: Đa chiều; HS tự hoạt động, trải nghiệm là chính.
Mục đích: Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại (đáp ứng được yêu cầu đánh giá của Thông tư 30).
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM GÓI BÁNH CHƯNG
THIẾT KẾ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC MỘT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
Mỗi huyện thiết kế 1 hoạt động ra giấy A0 (HV di chuyển về vị trí ngồi theo huyện)- Sắp xếp HV ngồi theo huyện
Luân chuyển sản phẩm giữa các nhóm để kiểm tra (2 nhóm sửa và phản biện).
THIẾT KẾ KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC MỘT HOẠT ĐỘNG
Tổ chức hoạt động của 1 câu lạc bộ
Tổ chức hoạt động thăm quan, dã ngoại
Tổ chức hoạt động sự kiện
Tổ chức cuộc thi/ Hội thi/ Giao lưu
Tổ chức hoạt động nhân đạo
(2 huyện sẽ cùng chọn thiết kế 1 HĐ)
QUY TRÌNH TỔ CHỨC MỘT HOẠT ĐỘNG?
Đặt tên hoạt động và xác định mục tiêu
Xây dựng nội dung và xác định hình thức tổ chức
Chuẩn bị hoạt động (địa điểm, thời gian, thành phần, csvc; tuyên truyền, phát động; phân công, huy động lực lượng tham gia; tập huấn, hướng dẫn, tìm hiểu;...)
Tiến hành hoạt động
Đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi tiến hành
ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CÁC HOẠT ĐỘNG TNST
Các khâu có đảm bảo phát triển năng lực cho HS.
Tất cả HS có được tham gia được vào các khâu để phát triển và hình thành:
+ Năng lực (3 nhóm năng lực quy định TT30)
+ Phẩm chất (4 nhóm PC theo quy định TT30)?
Có tính khả thi không?
Có huy động được cộng đồng tham gia không?
Người lớn có can thiệp quá sâu vào quá trình không?
KHI NGƯỜI LỚN LÀM
KHI HỌC SINH LÀM
Clip LỄ TỔNG KẾT HỌC SINH LỚP 1
Đầu năm học GV nên có kế hoạch làm lễ tổng kết như thế nào.
Tổ chức HĐGD, HĐDH đều lưu giữ hình ảnh, clíp, các dấu ấn của lớp từ rồi làm thành đĩa,...
Tổ chức tổng kết có sự tham gia của GĐ
HS
(Cuối năm)
HS
(Đầu năm)
NĂNG LỰC
Hoạt động dạy học (KT,NL,PC)
Hoạt động TNST (KT,NL,PC)
BH1
BH3
BH2
HĐ1
HĐ2
HĐ3
GIÁO DỤC HS THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC
- Nhà trường phải coi trọng tổ chức thường xuyên, hiệu quả cả hai hoạt động DH và TNST.
Chú trọng tăng cường hoạt động trải nghiệm thực tế (cả HĐ day học và HĐTNST).
Phát triển nhận thức bắt nguồn gốc tương tác XH, từ học tập định hướng vùng phát triển gần; Đánh giá KT,LN,PC
HĐ...
HĐ...
3. Quản lý HĐTNST trong trường tiểu học
3.1. Phòng GD&ĐT
Chỉ đạo, hướng dẫn các trường thực hiện bằng văn bản.
Tập huấn kỹ thuật tổ chức các HĐTNST.
Xây dựng mô hình điển hình, tổ chức các trường chia sẻ kinh nghiệm.
Tăng cường kiểm tra đánh giá (tiêu chí theo TT30), thu minh chứng và chấm điểm thi đua.
- Tuyệt đối không để các trường vì thành tích mà tổ chức các HĐTNST đối phó.
3.2. Các trường tiểu học
Xây dựng kế hoạch triển khai HĐTNST ngay từ đầu năm học.
Tập huấn kỹ thuật, rèn kỹ năng tổ chức, điều khiển các hoạt động cho 100%GV, HS.
Mua sách, tài liệu hỗ trợ cho GV (sách rèn kỹ năng sống, hướng dẫn tổ chức các hoạt động,..).
Xây dựng lớp điển hình, tổ chức chia sẻ kinh nghiệm ra các lớp (tránh công bố KQ ngay).
Quay phim, chụp ảnh để SHCM điều chỉnh HĐ.
Các nhà trường phải làm thường xuyên, thành thói quen
- Tăng cường kiểm tra đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm (quay tóm tắt HĐ để phân tích và xem xét), thu nộp minh chứng.
- Tuyệt đối không để GV vì thành tích mà tổ chức các HĐTNST ép buộc HS.
Bố trí thời gian phù hợp để có thể tổ chức được HĐTNST. Vậy cách bố trí như thế nào là phù hợp?
Mọi HS phải được tham gia, trải nghiệm không bỏ sót HS nào.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Loan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)