Tap Huan Doi Moi SHCM Moi

Chia sẻ bởi Trần Anh Mạnh | Ngày 02/05/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: Tap Huan Doi Moi SHCM Moi thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHỦ ĐỀ 1


SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
SHCM THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
Trong các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2014 – 2015 của Bộ, Sở:
Công văn số 4099/BGDĐT-GDTrH ngày 5/8/2014 của Bộ Giáo dục;
Công văn số 1336/SGD&ĐT-GDTrH ngày 28/8/2014 của Sở GD&ĐT Phú Thọ;
Công văn số 1337/SGD&ĐT-GDTrH ngày 28/8/2014 của Sở GD&ĐT Phú Thọ;
đã chỉ rõ:

“Tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm chuyên môn thông qua hoạt động nghiên cứu bài học.”
Nghiên cứu bài học là một quá trình nghiên cứu, học hỏi từ thực tế của một nhóm hay nhiều GV trong một nhà trường nhằm đáp ứng tốt nhất việc học tập có chất lượng của từng học sinh.
I. Sinh hoạt chuyên môn (SHCM) theo nghiên cứu bài học (NCBH) là gì?
SHCM THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
SHCM theo NCBH là hoạt động GV cùng nhau học tập từ thực tế việc họpc của học sinh. Ở đó, GV cùng nhau thiết kế kế hoạch bài học, cùng dự giờ, quan sát, suy ngẫm và chia sẻ bài học (tập trung chủ yếu vào việc học của học sinh). Đồng thời đưa ra những nhận xét về sự tác động của lời giảng, các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập mà GV đưa ra có ảnh hưởng đến việc học của HS. Trên cơ sở đó, GV được chia sẻ, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, PPDH vào bài học hằng ngày một cách hiệu quả.
I. Sinh hoạt chuyên môn (SHCM) theo nghiên cứu bài học (NCBH) là gì? (tt)
SHCM THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
I. Sinh hoạt chuyên môn (SHCM) theo nghiên cứu bài học (NCBH) là gì? (tt)
SHCM theo NCBH không nhằm mục đích đánh giá, xếp loại giờ dạy mà ở đó GV được khuyến khích học tập lẫn nhau, cùng tìm ra nguyên nhân tại sao HS học/không học được, đồng thời đề xuất các biện pháp để giúp đỡ tất cả HS học tập thực sự, qua quá trình đó GV sẽ có khả năng tự điều chỉnh nội dung, PPDH một cách linh hoạt, phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình.
SHCM THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
6
Triết lí SHCM dựa trên NCBH
Đảm bảo cơ hội học tập cho từng học sinh
Đảm bảo cơ hội phát triển chuyên môn cho từng giáo viên
Xây dựng cộng đồng nhà trường để đổi mới nhà trường
Mỗi học sinh đến trường đều phải được học và học được
Giáo viên phải chấp nhận mọi em học sinh với đặc điểm riêng của HS
SHCM THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
7
2. Quy trình SHCM theo NCBH
a) Quy trình SHCM theo NCBH
SHCM THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
8
b) Về các bước trong quy trình SHCM theo NCBH
SHCM THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
9
Phân tích bài học, chiều sâu của SHCM theo NCBH
Phần nhìn thấy thực tế của BH
Phần nhìn thấy nhờ NCBH
Phần nhìn thấy nhờ PTBH
SHCM THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
10
3. Những khác biệt của SHCM theo NCBH và SHCM truyền thống
SHCM THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
11
3. Những khác biệt của SHCM theo NCBH và SHCM truyền thống (tt)
SHCM THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
12
VỊ TRÍ DỰ GIỜ SHCM THEO NCBH
SHCM THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
13
3. Những khác biệt của SHCM theo NCBH và SHCM truyền thống (tt)
SHCM THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
14
3. Những khác biệt của SHCM theo NCBH và SHCM truyền thống (tt)
SHCM THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
4. Các điều kiện để tổ chức SHCM theo NCBH
Tần suất thực hiện: Tất cả GV dạy minh hoạ 1 lần/năm học
Tiến hành BH suy ngẫm và thảo luận ít nhất 4 buổi/năm học, thời gian 1 buổi từ 4 tiếng trở lên).
Giai đoạn đầu: Tất cả GV khác môn trong tổ cùng tham gia.
Giai đoạn sau: Số người tham gia không quá đông.
Có quay phim tiết học để phân tích hoạt động học của HS.
Nơi thảo luận: Xem được phim, có bảng viết.
SHCM THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
16
5. Vai trò và năng lực của người chủ trì SHCM theo NCBH
Là thợ quan sát/chuyên gia phân tích BH
Lắng nghe
Ngăn chặn ý kiến tiêu cực/tránh trở về SHCM truyền thống
Dẫn dắt/Gợi ý GV thảo luận
Đào sâu/phát triển suy nghĩ/ý kiến
Liên kết suy nghĩ/ý kiến
Quay phim/chọn lọc tình huống

Người chủ trì rất quan trọng.
SHCM THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
6. Các điều kiện đảm bảo cho SHCM theo NCBH
a) Lãnh đạo nhà trường

Thực sự coi SHCM là trụ cột, là biện pháp quan trọng để thay đổi chất lượng học tập của HS và văn hoá nhà trường tiến tới đổi mới nhà trường.
Tìm hiểu đầy đủ thông tin và cách thức thực hiện mô hình SHCM theo NCBH.
Tổ chức bồi dưỡngcho đội ngũ GV để giới thiệu môn hình SHCM mới
Thành lập nhóm tư vấn cho các buổi SHCM hỗ trợ cho GV trong việc thiết kế kế hoạch bài dạy, dạy minh hoạ và vẫn dụng những điều đã học được trong SHCM vào thực tế dạy học hằng ngày.
Xây dựng kế hoạch và triểm khai việc thực hiện SHCM theo NCBH hằng hăm và theo từng giai đoạn.
Trang bị công cụ cho các hoạt động SHCM của nhà trường như: máy chiếu, máy quay phim, phòng chức năng.
Chỉ đạo sâu sát hoạt động SHCM
Tham gia vào SHCM, lãnh đạo nahf trường sẽ nắm bắt được những khó khăn, tình trạng học tập của học sinh, những vấn đề cần thiết cho việc nâng cao chất lượng dạy học nằm ngoài phạm vi của GV giải quyết.
SHCM THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
b) Giáo viên cần làm gì?
Tham gia các lớp bồi dưỡng tìm hiểu nội dung, cách thứcthực hiẹn mô hình SHCM theo NCBH.
Tự nguyện đăng ký dạy minh hoạ, tích cực sáng tạo trong việc đề xuất, áp dụng những ý tưởng, nội dung, phương pháp mới để thiết kế bài học.
Học cách quan sát học sinh, ghi chép, lắng nghe và suy ngẫm.
Học cách lắng nghe và phản hồi mang tính xây dựng, tích cực tham gia thảo luận sau khi dự giờ về những khó khăn, nguyên nhân và hướng giải quyết.
Tham gia tích cực vào SHCM mới, có thể là khác môn, khác tổ nhưng sẽ rất tốt cho việc phát triển chuyên môn của bản thân.
Tự rút knih nghiệm cho bản thân sau giờ dự để điều chỉnh nội dung, cách dạy cho phù hợp với HS của mình.
Mạnh dạn và kiên trì áp dụng những điều đã học được từ SHCM mới vào bài họpc hằng ngày.
SHCM THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
6. Các điều kiện đảm bảo cho SHCM theo NCBH (tt)
CHỦ ĐỀ 2

KỸ NĂNG CHIA SẺ, THẢO LUẬN TRONG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
1. Nguyên tắc trao đổi, chia sẻ trong SHCM
Nguyên tắc 1. Từ bỏ thói quen quan sát và đánh giá người dạy.
Nguyên tắc 2. Nội dung trao đổi tập trung vào học động học của HS.
Nguyên tắc 3. Lắng nghe, tôn trọng sự khác biệt trong việc suy ngẫm bài học.
Nguyên tắc 4. Mỗi thành viên của tổ/nhóm chuyên môn đều có ý kiến riêng.
Nguyên tắc 5. Không xếp loại giờ dạy minh hoạ trong nghiên cứu bài học.
KỸ NĂNG CHIA SẺ, THẢO LUẬN TRONG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
2. Kỹ năng trao đổi, chia sẻ trong SHCM
Bỏ thói quen quan sát và đánh giá người dạy, thay vào đó là quá trình quan sát việc học của HS
Khi thảo luận, nội dung trao đổi cần tập trung vào nhận xét các hoạt động học tập của HS: hoạt động nào hiệu quả, hoạt động nào chưa hiệu quả? Câu hỏi nào hay? Tình huống học tập nào đáng lưu ý. HS, nhóm HS nào hoạt động hiệu quả, lí do? HS nào chưa tập trung chú ý vào việc học, vì sao?
Trao đổi về những khả năng HS đạt đực trong thự tế giờ học rồi đem đối chiếu với ý định của GV dạy, nên tránh cách nói: Theo tôi phải thế này, thế kia,…”, “Nếu tôi dạy bài này, tôi sẽ làm thế này, thế kia,…”
KỸ NĂNG CHIA SẺ, THẢO LUẬN TRONG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
Lắng nghe và tôn trọng các ý kiến khác nhau; không xếp loại giờ dạy minh hoạ, không phê bình, chỉ trích GV và HS.
Trong quá trình thảo luận và chia sê sau khi dự giờ minh hoạ không nên quan tâm tới các tiêu chuẩn truyền thống của một giờ dạy như thời gian, nội dung kiến thức, sự hoàn hảo về tiến trình lên lớp. Cần quan tâm đến thái độ, hành vi, suy nghĩ, sản phẩm học tập, thực tế việc học của các em HS và mối quan hệ của chúng với tác động sư phạm của GV.
Không nên rút ra kêt luận thống nhất chung của bổi thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ. Tuy nhiên có thể nhấn mạnh lại các vấn đề nổi bật, đáng quan tâm và chú ý trong buổi SHCM.
KỸ NĂNG CHIA SẺ, THẢO LUẬN TRONG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
2. Kỹ năng trao đổi, chia sẻ trong SHCM (tt)
3. Kỹ năng chủ trì, điều hành thảo luận trong SHCM
Xác định mục tiêu;
Tập trung người tham dự;
Lập chương trình buổi họp;
Kiểm soát cuộc họp;
Kỹ năng lắng nghe;
Kỹ năng gợi ý phát biểu, thảo luận khi SHCM;
Kỹ năng ra quyết định.
KỸ NĂNG CHIA SẺ, THẢO LUẬN TRONG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
CHỦ ĐỀ 3

SINH HOẠT CHUYÊN MÔN VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1. Một số loại hình kiểm tra – đánh giá
Đánh giá trên lớp học
Đánh giá dựa vào nhà trường
Đánh giá trên diện rộng
Đánh giá kết quả - Đánh giá tổng kết
Đánh giá quá trình
Đánh giá theo chuẩn
Đánh giá theo tiêu chí
Đánh giá chính thức
Đánh giá không chính thức
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ
2. Một số định hướng đổi mới trong kiểm tra, đánh giá
Chuyển từ tập trung đánh giá cuối môn học, khoá học sang hình thức đánh giá định kỳ sau từng phần, tường chương
Chuyển từ đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực của người học
Chuyển từ đánh giá một chiều sang đánh giá đa chiều (tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau)
Chuyển đánh giá từ một hoạt động độc lập với quá trình dạy học (đánh giá quá trình dạy học) sang việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá là một PPDH
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ
CHỦ ĐỀ 4
KỸ NĂNG CHIA SẺ, THẢO LUẬN TRONG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THÔNG QUA MẠNG INTERNET, SỬ DỤNG DIỄN DÀN
1. Kỹ năng chia sẻ thông tin bằng công nghệ điện toán đám mây trong SHCM
Cách đăng ký một tài khoản email của Google
Sử dụng Google Driver để lưu trữ và chia sẻ tài liệu qua mạng
2. Kỹ năng sử dụng diễn đàn trên mạng để thảo luận trong SHCM
Kỹ năng sử dụng diễn đàn trên mạng để thảo luận trong SHCM
Kỹ năng sử dụng họp trực tuyến trong SHCM
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Anh Mạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)