Tập huấn CM

Chia sẻ bởi Vũ Hoàng Long | Ngày 02/05/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: Tập huấn CM thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Trao đổi

KĨ NĂNG GIAO TIẾP, GIẢI QUYẾT

TÌNH HUỐNG GIÁO DỤC

CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC


Tháng 8 năm 2013

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1. Giao tiếp:
Là tiếp xúc, trao đổi thông tin với nhau.
Là mối quan hệ giữa con người với con người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin và cảm xúc, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau.
Các hình thức của quan hệ giao tiếp: giữa cá nhân với cá nhân; giữa cá nhân với nhóm; giữa nhóm với nhóm hoặc giữa nhóm với cộng đồng người.
Giao tiếp vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội.


2. Ứng xử

Là khả năng ứng phó, ứng xử của con người đối với sự tác động của người khác đến với người đó.
Trong một tình huống cụ thể con người phải lựa chọn, tính toán các thái độ, các cử chỉ, hành vi, cách nói năng phù hợp với đối tượng nhằm tạo nên một quan hệ hài lòng với đối tượng.


3. Tình huống

Là những sự kiện, vụ việc, hoàn cảnh có chứa mâu thuẫn nẩy sinh trong hoạt động, trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội, giữa con người với nhau.
Giải quyết, ứng xử tình huống: nhằm hướng những bất lợi thành có lợi, làm cho hệ thống ổn định và phát triển cao hơn, bền vững hơn.
Đặc chưng của tình huống có vấn đề là sự xuất hiện của mâu thuẫn


4. Tình huống giáo dục

Là hiện tượng có vấn đề mang tính điển hình đối với học sinh nẩy sinh trong quá trình giáo dục, trong đời sống nhà trường, lớp học hoặc trong gia đình, ngoài cộng đồng xã hội.
Các loại tình huống giáo dục: + Tình huống chứa đựng mâu thuẫn giữa HS với người khác; + Tình huống chứa đựng mâu thuẫn giữa thái độ, hành vi của HS với trách nhiệm, bổn phận trong các hoạt động công việc.


5. Ứng xử, giải quyết tình huống giáo dục

Với hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ phù hợp nhằm giải quyết tình huống nẩy sinh trong quá trình hoạt động, trong quản lý giáo dục, buộc tình huống đó chuyển sang trạng thái ổn định và phát triển hướng tới mục tiêu, kế hoạch đã được xác định của nhà trường hoặc một tổ chức giáo dục và đào tạo


II. KĨ NĂNG GIAO TIẾP, HIỆU QUẢ TRONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC


1. Kĩ năng điều hành cuộc họp
2. Kĩ năng nói
3. Kĩ năng nghe
4. Kĩ năng viết
5. Kĩ năng sử dụng điện thoại

1. Kĩ năng điều hành cuộc họp

1.1. Chuẩn bị họp:
- Chuẩn bị nội dung
- Phân công người trình bày
- Phân công người tiếp thu
1.2. Điều hành họp
- Trình bày: ngắn, rõ, kiểm soát
- Người tiếp thu: ý kiến, giải thích, tiếp nhận, chốt lại phần cần thiết
- Kết luận
1.3. Sau cuộc họp: triển khai, kiểm tra, tiếp nhận thông tin ngược.


2. Kĩ năng nói:

- Nói cho ai
- Nội dung định nói
- Họ có nghe không
- Lường trước những câu hỏi có thể được đưa ra
- Ngữ điệu, cách nói
- Cẩn thận khi trình bày những quan điểm cá nhân
- Bằng im lặng và không trả lời khi cần thiết


3. Kĩ năng nghe

- Không chỉ nghe bằng tai mà bằng cả khả năng nhận thức
- Cố gắng hiểu ý nghĩa và tình cảm phía sau lời nói
- Nghe xong mới nói
- Kiểm soát được xúc cảm của bản thân
- Hỏi đáp (khi có thể)
- Không ngắt lời người nói khi chưa thật cần thiết
- Không vội vàng tranh cãi hay phán xét


4. Kĩ năng viết

- Mục đích viết
- Vấn đề định viết
- Viết cho ai, dùng ngôn ngữ
- Đúng yêu cầu quy định (thể thức cho từng loại)
- Dùng từ dễ hiểu, tránh dùng từ lóng, đúng chính tả
- Đọc kĩ nhiều lần trước khi chuyển đi

5. Kĩ năng điện thoại

- Chú ý câu chào đầu
- Lắng nghe
- Kiềm chế khi nghe
- Mục đích thoại
- Nội dung thoại
- Cố gắng thể hiện giọng nói rõ ràng, truyền cảm và thích hợp với từng đối tượng

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG GIẢI QUYẾT THÀNH CÔNG TÌNH HUỐNG GD
1. Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giải quyết tình huống
a) Phong cách của chủ thể:
- Yếu tố khách quan của chủ thể
- Yếu tố chủ quan của chủ thể
b) Đối tượng trong tình huống
c) Tính chất của vấn đề
- Phạm vi của vấn đề
- Tính phức tạp của vấn đề


2. Một số yêu cầu mang tính định hướng khi giải quyết tình huống

- Dựa vào đặc điểm của đối tượng và tính chất của tình huống để lựa chọn giải pháp giải quyết hiệu quả;
- Đảm bảo tính khách quan, công bằng;
- Khích lệ yếu tố tích cực để thay thế hoặc hạn chế yếu tố tiêu cực;
- Đặt đối tượng vào vào vị trí của người khác hoặc ngược lại, đặt chủ thể của tình huống vào vị trí của đối tượng trong tình huống để cảm nhận, thấu hiểu cảm xúc của mỗi người;
- Không đồng nhất hành vi không mong đợi với nhân cách.
- Căn cứ vào các văn bản quy định:

3. Các bước ứng xử, giải quyết tình huống

- Bước 1. Thu tập thông tin; xác định nguồn gốc, phân tích thông tin, biểu đạt vấn đề.
- Bước 2. Phát hiện nhận dạng vấn đề, xác định mục tiêu cần đạt của giải quyết tình huống
- Bước 3. Tìm kiếm con đường, cách thức và tất cả các phương án giải quyết vấn đề có thể để hướng tới mục tiêu đặt ra
- Bước 4. Phân tích và lựa chọn để xác định được một phương án tối ưu
- Bước 5. Thực hiện phương án đã lựa chọn
- Bước 6. Kiểm tra, đánh giá phương án đã lựa chọn và quá trình thực hiện để rút kinh nghiệm

IV. MỘT SỐ TÌNH HUỐNG

1. TRONG QUẢN LÍ GIÁO DỤC
TH1. Trong giờ học, một học sinh xin ra ngoài và đánh một em cùng lứa tuổi và gây thương tích đến mức phải nhập viện. Gia đình em bị đánh yêu cầu bên gia đình có con gây thương tích chi trả tiền viện phí và bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho con họ. Phụ huynh yêu cầu nhà trường có trách nhiệm gánh chịu một phần kinh phí bồi thường. Hiệu trưởng (GV chủ nhiệm lớp) nên giải quyết thế nào?

TH2. Tiết 1 ôn tập chiều hôm nay vào giờ được 10 phút, thầy Hiệu trưởng kiểm tra thấy ở đa số lớp học sinh vắng gần nửa và có lớp giáo viên chưa thực sự vào nội dung dạy, có hai lớp đủ sĩ số và thày trò làm việc nghiêm túc.
Nêu suy nghĩ của thày cô giáo trước hiện tượng này? ở cương vị hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm lớp thì giải quyết thế nào?

TH 3. Giáo án nội dung soạn sơ sài, có tính hành chính, ảnh hưởng lớn đến chất lượng tiết dạy trên lớp.
Theo thầy, cô kết luận trên có đúng không, giáo án cần đảm bảo tiêu chí nào?

TH4. Trong cuộc họp Hội đồng giáo dục, Hiệu trưởng phổ biến nội dung công việc nhưng có một số người nói chuyện riêng, một vài người ra ngoài, một số đọc tài liệu riêng.
Theo thầy cô, Hiệu trưởng nhà trường nên xử lý thế nào?


TH 5. Hãy nêu ý kiến của thầy, cô khi kiểm tra việc thực hiện đánh giá kết quả học tập cuối năm học của một số học sinh cuối năm học 2012-2013:

Họ và tên: Nguyễn Văn E
Toán: 8,1 Vật lý: 7,2 Hoá học: 7,5 Sinh học: 6,1
Ngữ văn: 5,0 Lịch sử: 5,3 Địa lý: 3,3 Ngoại ngữ: 6,0 GDCD: 6,2 Công nghệ: 9,0
Mĩ thuật: Đ Âm nhạc: Đ Thể dục: Đ
TBm: 6,6
Xếp loại học lực: Khá

Họ và tên: Nguyễn Văn H
Toán: 81 Vật lý: 82 Hoá học: 75 Sinh học: 61
Ngữ văn: 50 Lịch sử: 53 Địa lý: 43 Ngoại ngữ: 60 GDCD: 62 Công nghệ: 90 Thể dục: CĐ Âm nhạc: Đ Mĩ thuật: Đ
TBm: 6,6
Xếp loại học lực: TB

Họ và tên: Nguyễn Văn E
Toán: 8,1 Vật lý: 7,2 Hoá học: 8,5 Sinh học: 6,1 Tin học: 6,5
Ngữ văn: 5,0 Lịch sử: 5,3 Địa lý: 1,8 Ngoại ngữ: 6,0 GDCD: 6,2 Công nghệ: 9,0 Thể dục: Đ GDQP-AN: 8,5
TBm: 6,5
Xếp loại học lực: TB


TH6: Các sổ sách quy định đối với giáo viên; các sổ sách của nhà trường liên quan đến giáo viên và quy định thực hiện nội dung?

Sổ sách quy định đối với giáo viên:
Giáo án; Sổ điểm cá nhân; Đăng kí giảng dạy; Sổ dự giờ; Sổ ghi chép.
Sổ sách liên quan:
Sổ gọi tên ghi điểm; Sổ đầu bài; Học bạ học sinh; Sổ nhật kí phòng học bộ môn


2. TÌNH HUỐNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH

TH1. Một số giáo viên có hành vi: tát học sinh mà GV cho là có lỗi; bắt học sinh nằm trên bàn và dùng thước đánh; dùng thước kẻ vụt vào tay học sinh; mắng và nói với “ý xỉ vả” HS. Thầy Hiệu trưởng ít quan tâm và không có biện pháp hiệu quả để biết hết, nắm bắt kịp thời các hành vi của GV và xử lí giải quyết chưa đúng mức, triệt để.
Quan điểm của thầy, cô về hiện tượng này? thầy Hiệu trưởng cần làm gì?

TH 2. Để "xử lý" các trường hợp học sinh vi phạm nội quy nhà trường, có việc làm không tốt được giáo viên bộ môn ghi trong sổ đầu bài, ảnh hưởng đến xếp loại tiết học, ảnh hưởng đến xếp loại thi đua của lớp trong trường. Cô giáo chủ nhiệm đề ra một số quy định "phạt" và thông qua lớp trước lớp: Học sinh đi dép không có quai hậu đến trường thì bị cô giáo giẫm guốc lên ngón chân; không bỏ áo vào trong quần thì bị cắt một đoạn ngắn từ dưới lên; để tóc dài hoặc nhuộm tóc đỏ, vàng,... sẽ bị cắt một lọn tóc; nói chuyện; làm việc riêng trong tiết học thì phải ngồi ở bàn quy định riêng; HS mắc khuyết điểm thì không có cơ hội sửa điểm kém đã có, ...
Ý kiến của thày cô giáo trong trường hợp này thế nào?

TH3. Chuẩn bị vào dạy tiết 1 cô giáo H đi đến lớp, thấy hiện tượng không bình thường. Các HS đứng ngoài hành lang, nhiều em túm tụm bàn chuyện gì đó, cửa ra vào lớp khép kín.
Cô dừng trước cửa lớp và hỏi:"Sao các em đứng ở ngoài cả thế này". Cả lớp im lặng, chợt có tiếng ngập ngừng "thưa cô bạn M và bạn N đang...".
Cô lưỡng lự và khẽ mở cửa lớp, cô sững người trước cảnh, M và N đang ngồi ôm nhau.
Nếu thày cô ở trong tình huống như cô H thì sẽ giải quyết thế nào?


3. TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC

TH 1. Thày giáo K say sưa vừa nói vừa viết lên bảng nội dung một kiến thức. Dưới lớp một số học sinh mải mê nhìn lên bảng viết vào vở, một số chăm chú đọc SGK, một số đang làm việc riêng.
Nêu suy nghĩ của thày cô trước hiện tượng này?

TH2. Vào tiết dạy cô giáo nêu câu hỏi là HĐ1 trong SGK, sau khi diễn giải cô ghi bảng nội dung kiến thức và làm câu hỏi 1 trong SGK.
Nêu suy nghĩ của thày cô về thực hiện một phần của tiết dạy trên.

TH3. Sau khi dạy xong một nội dung kiến thức, cô giáo đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời một ý trong nội dung, cả lớp chỉ có vài cánh tay học sinh đưa lên.
Thầy, cô suy nghĩ gì về hiện tượng này?
TH4. Tiết vừa dạy, cô giáo truyền đạt nội dung kiến thức đủ, chính xác; học sinh hiểu bài và biết giải quyết trực tiếp vấn đề.
Tiết dạy được đánh giá xếp loại giỏi được không?

TH5. Hôm nay dạy tiết luyện tập, Gv nêu bài tập 1 trong SGK, gọi học sinh lên bảng làm, nhận xét và hoàn chỉnh lời giải. GV tiếp tục thực hiện 3 bài trong SGK và ra bài tập về nhà.
Ý kiến của thày cô về thực hiện nội dung tiết dạy?

TH 6. Thày Hiệu trưởng đang thông báo tin "nóng xốt, mới cập nhật" về kết quả thi HSG các môn học. Đội tuyển môn Vật lý tôi phụ trách chỉ được 1 giải khuyến khích.
Các chuyên đề cần thiết tôi đều dạy hết, có bài dạy sát với đề ra nhưng HS không làm được. Tôi buồn không biết mình nên thế nào? thày cô giúp tôi?


BÀI TẬP

1. Thuật lại một tình huống giáo dục mà thầy, cô đã giải quyết thành công hoặc không thành công.
2. Nêu tình huống trong lĩnh vực chuyên môn hoặc giáo dục đạo đức học sinh hoặc nâng cao chất lượng giáo dục để bản thân hoặc nhiều người cùng giải quyết mà thầy, cô thấy cần thiết, có tác dụng thiết thực.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Hoàng Long
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)