Tập huấn chuẩn kiến thức môn vật lí THCS

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Vũ | Ngày 22/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: Tập huấn chuẩn kiến thức môn vật lí THCS thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


TẬP HUẤN GIÁO VIÊN

THỰC HIỆN DẠY HỌC, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
MÔN VẬT LÍ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ LỘC
NỘI DUNG TẬP HUẤN
MỤC TIÊU CỦA ĐỢT TẬP HUẤN
MỤC ĐÍCH CỦA ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC - KỸ NĂNG
1./ Về kiến thức:
- Hiểu các khái niệm cơ bản về chuẩn.
- Biết lựa chọn nội dung trong SGK
- Thực hiện việc dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.
- Biết phát huy khả năng sáng tạo trong đổi mới phương pháp, đổi mới kiểm tra, đánh giá.
- Hoàn chỉnh PPCT Lý THCS
MỤC TIÊU CỦA ĐỢT TẬP HUẤN
Sau khi tập huấn, học viên sẽ đạt được:

2./ Về kỹ năng:
- Hoàn thành các biểu mẫu, phiếu học tập.
- Phát triển năng lực lập luận, tranh luận để bảo vệ ý kiến của mình.
- Tổ chức được các hoạt động học tập .
3./ Về thái độ:
- Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu đặt ra đối với công tác tập huấn.
MỤC ĐÍCH CỦA ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Mục đích của việc ĐMPPDH là thay đổi
lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực” (PPDHTC).
1./ Các yếu tố tác động vào PPDHTC:
Phương tiện vật chất: công nghệ thông tin, trang thiết bị dạy học.
GV có vai trò kích thích HS hoạt động.
Dạy học cần thích ứng với trình độ, sự thông minh của HS. Đánh giá HS trên cơ sở năng lực của chính em đó.
2./ Thuận lợi và khó khăn:
a) Thuận lợi:
- PPDHTC có hiệu quả hơn vì huy động được HS tham gia vào quá trình nhận thức.
- Nếu được rèn luyện, HS dần dần có những phẩm chất và năng lực: biết tự học, tự đánh giá
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: (Làm trên giấy A4) .
Nhiệm vụ: Thảo luận theo nhóm, cử đại diện nhóm trình bày ý tưởng của nhóm:


Anh chị cho biết các khó khăn gặp phải khi sử dụng phương pháp dạy học tích cực?

.
Thời gian: 10 phút
b) Khó khăn:
b) Khó khăn:
- Có những kiến thức không thể do HS phát hiện được dù cung cấp bất cứ phương tiện nào.
- Không phải mọi HS đều tham gia vào các hoạt động tích cực.
- Có thể mất rất nhiều thời gian.
- Đòi hỏi nhiều điều kiện về CSVC, phương tiện, tài liệu.
- Ảnh hưởng thiên lệch trong tâm lý HS có thể coi nhẹ vai trò người thầy và HS có thể tự mãn.
- Năng lực nhận thức của HS không đồng đều nên dễ thiên về 1 đối tượng HS nào đó (HS xuất sắc hay HS chậm phát triển)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: (Làm trên giấy A4)

Nhiệm vụ: Thảo luận theo nhóm, cử đại diện nhóm trình bày ý tưởng của nhóm:

Anh chị cho biết các cấp độ nhận thức của Bloom có mấy bậc, kể ra theo thứ tự từ thấp lên cao?


Thời gian: 10 phút
CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
Chuẩn kiến thức - kỹ năng (KT- KN) của một đơn vị kiến thức là: các yêu cầu cơ bản, tối thiểu mà HS cần phải đạt và có thể đạt được về kiến thức, kỹ năng của đơn vị kiến thức đó.
Chuẩn KT-KN là căn cứ để:
Biên soạn SGK, tài liệu hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá.
Chỉ đạo, quản lý, thanh tra, sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng CB quản lý và GV.
Xác định mục tiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học.
Xác định mục tiêu của kiểm tra đánh giá đối với từng bài kiểm tra, bài thi, đánh giá kết quả giáo dục.
Các mức độ về kiến thức - kỹ năng
a./ Các mức độ về kiến thức:
Nhận biết: nhớ lại, ghi nhớ, nhắc lại…
Thông hiểu: hiểu được ý nghĩa, giải thích được, chứng minh được…
Vận dụng: sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới.
Phân tích: phân chia thông tin thành nhiều phần nhỏ để hiểu được cấu trúc, tổ chức và mối quan hệ lẫn nhau
Đánh giá: khả năng bình xét, nhận định, đánh giá…
Sáng tạo: khả năng tổng hợp, khai thác, bổ sung từ các nguồn tư liệu khác để sáng lập một hình mẫu mới
b./ Các mức độ về kỹ năng:
Kỹ năng được xác định theo 3 mức độ:
Thực hiện được.
Thực hiện thành thạo.
Thực hiện sáng tạo.

Trong chương trình GDPT chủ yếu đề cập đến 2 mức độ đầu. Mức độ 3 chú trọng phát huy năng khiếu, sở trường năng lực sáng tạo của HS.
MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
1./ Kỹ thuật dạy học “khăn trải bàn”
2. Kĩ thuật “Các mảnh ghép”
3./ Học theo góc:
4./ Học theo hợp đồng :
5./ Dạy học theo dự án:
1./ Kỹ thuật dạy học “khăn trải bàn”

Cách tiến hành kĩ thuật “khăn trải bàn”
• Hoạt động theo nhóm (4 người /nhóm).
• Mỗi người ngồi vào vị trí như vẽ trên tấm khăn phủ bàn trên đây.
• Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,…).
• Viết vào ô đánh số của bạn những điều bạn thích về câu hỏi (chủ đề) và những điều bạn không thích. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút.
• Khi mọi người đều đã xong, chia sẻ và thảo luận các câu trả lời.
• Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn.
• Cả nhóm quyết định lựa chọn một câu hỏi/chủ đề nghiên cứu.
2. Kĩ thuật “Các mảnh ghép”

1
2
3
Vòng 1
Vòng 2
1
1
1
1
2
2
2
2
3
3
3
3
3
2
1
Cách tiến hành kĩ thuật “Các mảnh ghép”
Vòng 1:
• Hoạt động theo nhóm 3 người
• Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ (Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C).
• Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao.
• Mỗi thành viên đều trình bày được nhóm đã tìm ra câu trả lời như thế nào.
Vòng 2:
• Hình thành nhóm 3 người mới (1người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2 và 1 người từ nhóm 3).
• Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau.
• Nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa thành lập để giải quyết.
• Lời giải được ghi rõ trên bảng.
3./ Học theo góc:
Là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học.

Mục đích là để học sinh được thực hành, khám phá và trải nghiệm qua mỗi hoạt động

Ví dụ: 4 góc cùng thực hiện một nội dung và mục tiêu học tập nhưng theo các phong cách học khác nhau và sử dụng các phương tiện/đồ dùng học tập khác nhau.
Đọc tài liệu
Xem băng
Làm thí nghiệm
Áp dụng
(Trải nghiệm)
(Quan sát)
(Phân tích)
(Áp dụng)
Cơ hội cho HS:
1. HS được lựa chọn hoạt động.
2. Các góc khác nhau – cơ hội khác nhau: Khám phá, Thực hành, Hành động, …:
- Mở rộng, phát triển, sáng tạo (thí nghiệm mới, bài viết mới,…).
- Đọc hiểu các nhiệm vụ và các hướng dẫn bằng văn bản của GV.
- Cá nhân tự áp dụng.
3. Đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau.
4./ Học theo hợp đồng :


Là cách tổ chức học tập, trong đó HS làm việc theo một gói các nhiệm vụ trong một khoảng thời gian nhất định.
Ưu điểm của học theo hợp đồng

• Cho phép phân hoá nhịp độ và trình độ của HS.
• Tăng cường tính độc lập của HS.
• Nâng cao ý thức trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ học tập có kế hoạch.
• Cơ hội cho hướng dẫn cá nhân.
• Hoạt động phong phú hơn.
• Lựa chọn đa dạng hơn.
• Tránh chờ đợi.
Hạn chế của học theo hợp đồng

• Các nhiệm vụ, tài liệu học tập phải được chuẩn bị trước
• Các tài liệu học tập phải được đa dạng hoá cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng học sinh
• Cả thầy và trò đều cần một khoảng thời gian nhất định để làm quen với phương pháp dạy và học mới.
Ví dụ: Hãy tính áp suất lên bàn tay phải khi em xách cặp sách ?
*Phương pháp
Xác định lực (= F) lên bàn tay
- Xác định trọng lượng cặp sách
- Chuyển đổi trọng lượng thành Newton bằng cách nhân lên 10 lần
Tính diện tích S bề mặt tay cầm trong lòng bàn tay
- Đo chiều dài (= a) và chiều rộng (= b) tay cầm trong lòng bàn tay. Sử dụng đơn vị (cm)
- Tính diện tích bề mặt tay cầm trong lòng bàn tay: S = a.b
- Đổi diện tích thành m2
Chú ý: 1 cm2 = 0,0001 cm2
Đưa kết quả tìm được vào công thức sau: p = F/S
5./ Dạy học theo dự án:

Dạy học theo dự án là dạy học trong hành động, trong đó học sinh chủ động tìm hiểu và giành lấy kiến thức thông qua việc thực hiện các dự án.

Các chủ đề trong dạy học dự án chủ yếu liên quan đến đời sống hàng ngày của học sinh, có thể nằm trong một môn học hoặc liên môn học.


Dạy học theo dự án có những ưu điểm sau:
- Chủ đề của dự án không đóng khung ở nội dung sách giáo khoa mà liên quan đến những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống và kĩ thuật.
- Đòi hỏi học sinh huy động kiến thức của nhiều môn học khác nhau.
- Phương pháp đánh giá kết quả dự án đa dạng, phối hợp đánh giá quá trình và đánh giá kết quả, trong đó coi trọng đánh giá quá trình.
- Huy động những học sinh có trình độ nhận thức khác nhau cùng tham gia vào việc thực hiện dự án.
- Không gian là không giới hạn. Trái lại, có thể tiến hành trong lớp học, trong phòng thí nghiệm, trong vườn trường, ngoài phạm vi lớp học,...
- Thời gian cũng không giới hạn. Thời gian thực hiện dự án không đóng khung ở một hoặc một vài tiết học mà có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng, thậm chí diễn ra trong cả năm học
- Tư duy có tính mở. Từ một chủ đề, có thể mở rộng các ý tưởng, tạo ra một không gian vô hạn để sáng tạo.
ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1) Thực trạng KTĐG ở giáo dục phổ thông
2) Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá
1) Thực trạng KTĐG ở giáo dục phổ thông
Trong thực tế hiện nay việc KT môn học còn thiên về kiểm tra học thuộc lòng, kiểm tra trí nhớ một cách máy móc, đơn điệu, vụn vặt. Người ra đề ít hoặc không chú ý đến các mức độ của đề ra.

- Việc KTĐG kết quả học tập còn chưa có tác dụng mạnh mẽ kích thích, động viên HS, hoặc ra đề quá khó làm cho những HS có học lực trung bình trở lên thấy quá khó, từ đó sinh ra tâm lí chán nản, hoặc quá dễ sẽ dẫn đến HS chủ quan, tâm lí thoả mãn, không đánh giá đúng trình độ của mình. Phần lớn lời phê, sửa lỗi bài làm của HS còn chung chung, ít khai thác lỗi để rèn kĩ năng tư duy cho HS...một số lời phê của GV thiếu thân thiện gây chán nản cho HS.
Các kiến thức được KTĐG chủ yếu là kiến thức lí thuyết. Số câu hỏi về kĩ năng ít được quan tâm và cũng chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu đề kiểm tra, đề thi; chưa coi trọng việc đánh giá giúp đỡ HS học tập thông qua kiểm tra mà chỉ tập trung chú ý vào việc cho điểm bài kiểm tra. Một số GV lạm dụng kiểm tra trắc nghiệm.

- Trong KTĐG chỉ mới tập trung vào việc GV đánh giá HS, ít tạo điều kiện cho HS đánh giá lẫn nhau, HS tự đánh giá kết quả học tập của mình. Việc đánh giá còn mang nặng tính chủ quan do chưa có chuẩn chung quy định rõ mức độ cần đạt được trong toàn quốc nên kết quả đánh giá giữa các GV, giữa các trường và các tỉnh thường khác nhau.
Cách đánh giá như hiện nay dẫn đến việc học tủ, học vẹt của HS. Kết quả đánh giá chủ yếu nêu lên mức độ ghi nhớ bài của HS, khó đánh giá được trình độ tư duy, khả năng phát triển trí tuệ cùng như năng lực vận dụng tri thức, kĩ năng của HS. Cách đánh giá này gắn liền với PPDH thông báo, minh hoạ, với loại “sách giáo khoa kín” chỉ nhằm cung cấp thông tin một chiều từ thầy đến trò.

- Một bộ phận GV coi nhẹ KTĐG, do vậy trong các kì KT như bài cũ, 15 phút, 1 tiết việc ra đề còn qua loa, nhiều GV ra đề kiểm tra, thi với mục đích dễ chấm, chấm nhanh nên kết quả đánh giá chưa khách quan. Phần lớn GV chưa quan tâm đến qui trinh soạn đề KT nên các bài KT còn mang nặng tính chủ quan của người dạy.

(Trích báo cáo tại Hội thảo Cần Thơ và Đà Lạt)
2) Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá
Đảm bảo tính toàn diện: Đánh giá được các mặt kiến thức, kĩ năng, năng lực, ý thức, thái độ, hành vi của học sinh.
Đảm bảo độ tin cậy: Tính chính xác, trung thực, minh bạch, khách quan, công bằng trong đánh giá.
Đảm bảo tính khả thi: Nội dung, hình thức, cách thức, phương tiện tổ chức kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với điều kiện học sinh, cơ sở giáo dục.
Đảm bảo yêu cầu phân hoá: Phân loại được chính xác trình độ, mức độ, năng lực nhận thức của học sinh; cần đảm bảo dải phân hoá rộng đủ cho phân loại đối tượng.
THỰC HIỆN
CHUẨN KIẾN THỨC - KỸ NĂNG
MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG


Phần này chi tiết hoá các chuẩn kiến thức,
kĩ năng dưới dạng một bảng gồm có 4 cột:

- Cột thứ nhất (STT) ghi thứ tự các đơn vị kiến thức, kĩ năng trong mỗi chủ đề.
- Cột thứ hai (Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình) nêu lại các chuẩn kiến thức, kĩ năng tương ứng với mỗi chủ đề đã được quy định trong chương trình hiện hành.
- Cột thứ ba (Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN) trình bày nội dung chi tiết tương ứng với các chuẩn kiến thức, kĩ năng nêu trong cột thứ hai. Đây là phần trọng tâm, trình bày những kiến thức, kĩ năng tối thiểu mà HS cần phải đạt được trong quá trình học tập. Ngoặc vuông [ ] ghi cấp độ nhận thức cao nhất trong số đó.
- Cột thứ tư (Ghi chú) Đó là những kiến thức, kĩ năng cần tham khảo hoặc đó là những ví dụ minh hoạ, những điểm cần chú ý khi thực hiện.
Ví dụ: Dựa vào chuẩn KTKN, SGK, SGV,... để viết tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN về bài Vận tốc – Lý 8
Thực hành: Soạn thảo hướng dẫn thực hiện chuẩn KT, KN.
Các nhóm làm trên giấy A0


Nhóm 1: Bài: Đo thể tích chất lỏng (lớp 6)
Nhóm 2: Bài: Định luật phản xạ ánh sáng (lớp 7)
Nhóm 3: Bài: Áp suất chất lỏng- Bình thông nhau (lớp 8)
Nhóm 4: Bài: Đoạn mạch song song (lớp 9)

http://sites.google.com/site/ntsuuhanoi/uuhanoi/
http://violet.vn/thcs-locdien-thuathienhue
http://violet.vn/unglinhsontth
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Vũ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)