Tap huan

Chia sẻ bởi Phạm Hồ Hải Triều | Ngày 22/10/2018 | 60

Chia sẻ tài liệu: tap huan thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY , CÔ THAM DỰ LỚP TẬP HUẤN CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP




GIÁO DỤC
KĨ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

08/2011




TỔ CHỨC GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG
MỤC TIÊU

Nắm được bản chất của KNS và sự tất yếu phải giáo dục KNS;
Nắm được các nguyên tắc, con đường giáo dục KNS;
Nắm được cách thiết kế một số chủ đề giáo dục KNS cốt lõi; KNS chuyên biệt;
Điều chỉnh được ND, PP, thời lượng... cho phù hợp để tập huấn cho GVCN khác.



PHẦN MỘT

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
KĨ NĂNG SỐNG



Mỗi Thầy , cô hãy cho một ví dụ (một tình huống cụ thể mà mình đã trải nghiệm) về KNS
Trong tình huống ấy, thầy (cô) đã ứng xử như thế nào?
1. Khái niệm KNS
- KNS là năng lực/khả năng tâm lý - xã hội của con người có thể ứng phó với những thách thức trong cuộc sống, giải quyết các tình huống một cách tích cực và giao tiếp có hiệu quả. (Tài liệu tập huấn, tr83)
1. Khái niệm KNS
2. Các cách phân loại KNS
2. 1. Cách phân loại của UNESCO:
a. Nhóm KNS chung:

KNS thể hiện trong những vấn đề cụ thể khác nhau trong đời sống xã hội như:
Các vấn đề về giới tính, sức khoẻ sinh sản;
Vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh sức khoẻ, vệ sinh dinh dưỡng;
Ngăn ngừa và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS;
Vấn đề sử dụng rượu, thuốc lá, ma tuý;
Ngăn ngừa thiên tai, bạo lực và rủi ro;
Đề phòng tai nạn thương tích;
Bảo vệ thiên nhiên và môi trường; vv…
2. Các cách phân loại KNS
2. 1. Cách phân loại của UNESCO:
b. Nhóm KNS chuyên biệt:

2. Các cách phân loại KNS
2.2. Cách phân loại của UNICEF: KNS cốt lõi
a. Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với chính mình

2. Các cách phân loại KNS
2.2. Cách phân loại của UNICEF: KNS cốt lõi
a. Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với chính mình

2. Các cách phân loại KNS
2.2. Cách phân loại của UNICEF: KNS cốt lõi
b. Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với người khác

2. Các cách phân loại KNS
2.2. Cách phân loại của UNICEF: KNS cốt lõi
a. Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với người khác

2. Các cách phân loại KNS
2.2. Cách phân loại của UNICEF: KNS cốt lõi
c. Nhóm kĩ năng ra quyết định một cách hiệu quả

Thảo luận
Yêu cầu:
Thầy /cô hãy đưa ra vài tình huống cụ thể để từ đó lý giải vì sao cần GD KNS cho HS THCS.

Vì sao cần GD KNS cho HS THCS?
3. Sự tất yếu phải giáo dục KNS cho HS
KNS góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân
KNS góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội.
Đặc điểm lứa tuổi HS phổ thông
Bối cảnh hội nhập quốc tế và nền kinh tế thị trường
Yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
Giáo dục KNS cho HS trong các nhà trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới
Thảo luận nhóm (10 phút)


Những KNS nào cần giáo dục cho HS THCS ở vùng thầy cô công tác? Vì sao?


3/ Những KNS cần giáo dục cho HS THCS
Phòng tránh
3/ Những KNS cần giáo dục cho HS THCS



PHẦN HAI

GVCN với công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
1. Mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục KNS
1.1. Mục tiêu: Tăng cường năng lực TL- XH, xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực cho HS;
2.1. Nhiệm vụ:
Hình thành, củng cố thái độ, hành vi, cách ứng xử lành mạnh, mang tính xây dựng;
Thay đổi suy nghĩ, niềm tin, thói quen, hành vi tiêu cực, có nguy cơ rủi ro thành những hành vi tích cực, an toàn.


Thảo luận nhóm (15 phút)

Với chức năng, nhiệm vụ của một GVCN, các thầy cô có những con đường nào để giáo dục kĩ năng sống cho HS?
Cho ví dụ cụ thể.



2. Những con đường giáo viên chủ nhiệm tiến hành giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
2.1. Giáo dục KNS thông qua xử lý các tình huống trong thực tiễn cuộc sống.

2. Những con đường giáo viên chủ nhiệm tiến hành giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
2.2. Lồng ghép, tích hợp qua các chủ đề, các dạng HĐNGLL
Hoạt động kỉ niệm những ngày lễ lớn;
HĐ tìm hiểu những truyền thống tốt đẹp của trường, của địa phương;
HĐ kết nghĩa, giao lưu với các trường bạn, các đơn vị bộ đội;
Các HĐ tìm hiểu về các danh nhân, các nhà khoa học;
Các HĐ tình nguyện khác;
Các HĐ dã ngoại: tham quan các danh lam thắng cảnh, bảo tàng, di tích lịch sử văn hóa, hội trại, trò chơi;
Các HĐ câu lạc bộ theo sở thích: Văn, Toán, Tiếng Anh, Giao tiếp ứng xử, Nhạc, Họa, TDTT...
Thi An toàn giao thông, tìm hiểu về tác hại của ma tuý, vấn đề môi trường sống…



2. Những con đường giáo viên chủ nhiệm tiến hành giáo dục kĩ năng sống cho học sinh:
2.3. Tổ chức các chủ đề giáo dục KNS thông qua HĐNGLL
- Tổ chức các chủ đề GD KNS cốt lõi
Vd: KN kiên định; KN ra quyết định và giải quyết vấn đề; KN tự nhận thức.
- Tổ chức các chủ đề GD KNS chuyên biệt
KN phòng tránh thuốc lá, rượu bia, ma túy;
KN phòng tránh sự đụng chạm không an toàn…

2. Những con đường giáo viên chủ nhiệm tiến hành giáo dục kĩ năng sống cho học sinh:
2.4. Giáo dục KNS thông qua tham vấn:
Sau khi được giáo dục KNS theo những con đường trên bao giờ cũng còn một vài em (khoảng từ 5 – 10%) các em vẫn có những hành vi không mong đợi. Khi đó cần sử dụng cách tiếp cận cá nhân thông qua hoạt động tham vấn.
Trong tham vấn để giáo dục KNS, tức là để HS thay đổi hành vi theo hướng tích cực, nhà tham vấn thường sử dụng mô hình nhận thức hành vi để HS thay đổi niềm tin sai lệch dẫn đến hành vi tiêu cực.
2. Những con đường giáo viên chủ nhiệm tiến hành giáo dục kĩ năng sống cho học sinh:
2.5. Giáo dục KNS thông qua giảng dạy các môn học
2 con đường:
Qua sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực;
Qua nội dung bài học.
Thảo luận
Các thầy, cô hãy nêu cách giải quyết mang tính tích cực có tác dụng giáo dục KNS cho học sinh qua tình huống sau:
Trong giờ nghỉ, một nhóm HS lớp lớn đến lớp chủ nhiệm của mình dùng lời lẽ thô tục xúc phạm đến các em HS. Không khí rất căng thẳng và có nguy cơ diễn biến theo chiều hướng xấu.

NGUYÊN TẮC GD KNS
(Nguyên tắc 5 chữ T)
Tương tác
Trải nghiệm
Tiến trình
Thay đổi hành vi
Thời gian
NGUYÊN TẮC GD KNS
Tương tác: KNS không thể được hình thành qua việc nghe giảng & tự đọc tài liệu. Cần tổ chức cho HS tham gia các HĐ, tương tác với GV và với nhau trong quá trình GD
Trải nghiệm: Người học cần được đặt vào các tình huống để trải nghiệm & thực hành
Tiến trình: GD KNS không thể hình thành trong “ngày một, ngày hai” mà đòi hỏi phải có cả quá trình:
nhận thứchình thành thái độ thay đổi hành vi
NGUYÊN TẮC GD KNS
Thay đổi hành vi: Mục đích cao nhất của GD KNS là giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực.
Thời gian: GD KNS cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đ/v trẻ em.
3. Các nguyên tắc giáo dục KNS

Tạo cơ hội cho học sinh qua trải nghiệm.
Cung cấp kiến thức vừa đủ, tránh mang tính hàn lâm.
Tập trung vào những thông điệp tích cực, (hạn chế sử dụng những thông điệp mang tính đe doạ) để động viên sự thay đổi hành vi.
Triển khai theo nhóm nhỏ, nhưng cần cho các em đủ thời gian để trải nghiệm và củng cố hành vi.
Khuyến khích tư duy phê phán trong các tình huống lựa chọn.
Phối hợp với gia đình, cộng đồng để tạo ra môi trường giáo dục khuyến khích sự thay đổi hành vi tiêu cực, rủi ro.
Phòng ngừa sự lặp lại thói quen cũ.
4. Các phương pháp giáo dục KNS

Căn cứ vào các điều kiện cụ thể như: thời gian, đối tượng HS, đặc điểm địa phương có thể vận dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp đóng vai.
- Phương pháp giải quyết vấn đề: Giáo viên nên tiến hành 4 bước sau:
+ Tạo tình huống có vấn đề (giúp HS nhận biết vấn đề)
+ Lập kế hoạch giải quyết (tìm các phương án giải quyết)
+ Thực hiện kế hoạch (quyết định phương án giải quyết)
+ Vận dụng (vận dụng cách giải quyết này vào các tình huống khác)
- Phương pháp tình huống.
- Phương pháp trò chơi.
- Phương pháp giao nhiệm vụ.
- Phương pháp tổ chức hoạt động giao lưu.
- Phương pháp diễn đàn: được thực hiện theo các bước sau đây:
+ Chuẩn bị: định hướng chủ đề và gợi ý cách thức tiến hành.
+ Tổ chức diễn đàn: nên khuyến khích, động viên HS tham gia một cách có hiệu quả và kết thúc bằng một thông điệp có giá trị.
+ Đánh giá kết quả: bằng nhận xét của người chủ trì diễn đàn hoặc lời phát biểu cảm tưởng của đại diện HS.

4. Các phương pháp giáo dục KNS

- Phương pháp động não:
Nêu vấn đề hoặc câu hỏi mở (có nhiều cách trả lời).
Kích thích tư duy: Gợi ra các hướng và khích lệ nhiều HS tham gia trả lời (bằng các câu ngắn). Giáo viên hoan nghênh tất cả các câu trả lời không nhận xét, chê trách gì).
Thảo luận: Phân loại, chọn lựa ý kiến làm sáng tỏ vấn đề, giáo viên chốt lại kết quả và nhấn mạnh đây là thành quả chung của cả lớp.
4. Các phương pháp giáo dục KNS

Kết luận
Mục tiêu của giáo dục KNS là tăng cường năng lực TL- XH, xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực cho HS => nhiệm vụ GDKNS:
Hình thành, củng cố thái độ, hành vi, cách ứng xử lành mạnh, mang tính xây dựng
Thay đổi suy nghĩ, niềm tin, thói quen, hành vi tiêu cực, có nguy cơ rủi ro thành những hành vi tích cực, an toàn.


Kết luận ( tt)
2. GVCN cần GD KNS cho HS qua:
Tổ chức các chủ đề giáo dục KNS chuyên biệt thông qua HĐNGLL
Lồng ghép, tích hợp qua các chủ đề, các dạng HĐNGLL khác
Qua tiếp cận 4 trụ cột“ Học để biết, “ Học để làm, “ Học để sống, “ Học để tự khẳng định“
Qua xử lý các tình huống trong thực tiễn cuộc sống
Qua tư vấn, tham vấn trực tiếp đối với cá nhân hoặc nhóm HS
3.Các nguyên tắc giáo dục KNS nhằm thay đổi hành vi
- Tạo cơ hội cho HS học qua trải nghiệm
- Cung cấp kiến thức vừa đủ, tránh mang tính hàn lâm
- Tập trung vào những thông điệp tích cực, rất hạn chế sử dụng những thông điệp mang tính đe dọa
Kết luận ( tt)
Triển khai theo nhóm nhỏ, cần đủ thời gian
để trải nghiệm và củng cố hành vi
- Khuyến khích tư duy phê phán trong các tình huống lựa chọn
- Sử dụng tác động của người có uy tín và phương pháp đồng đẳng
Phối hợp với gia đình, cộng đồng để tạo ra môi trường GD khuyến khích sự thay đổi hành vi
Phòng ngừa sự lặp lại thói quen cũ
Kết luận ( tt)
PHẦN BA

Thiết kế, tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống
1. Khi thiết kế chủ đề GD KNS có thể theo 2 cách
1.1. Thiết kế các chủ đề GD KNS cốt lõi
Vd: Kĩ năng Kiên định; KN ra quyết định và giải quyết vấn đề; KN tự nhận thức.
*Yêu cầu: HS hiểu được:
KNS đó là gì;
Cách hình thành KNS đó;
Vận dụng nó để giải quyết các tình huống giả định.
1.2. Thiết kế các chủ đề GD KNS chuyên biệt
- Gắn với một vấn đề thường nảy sinh trong cuộc sống ở lứa tuổi HS THCS;
KN phòng tránh thuốc lá, rượu bia, ma túy;
KN phòng tránh sự đụng chạm không an toàn…
Vận dụng nhiều KNS cốt lõi để giải quyết vấn đề.

1. Khi thiết kế chủ đề GD KNS có thể theo 2 cách
2. Những việc cần làm khi thiết kế

- Xác định MT của chủ đề và phương tiện
- Xác định nội dung của chủ đề, thiết kế các HĐ cần thiết
HĐ 1: Người học hiểu KNS đó là gì.
Bước 1: Khai thác kinh nghiệm của người học.
Bước 2: Phản hồi, chia sẻ những cách xử lý theo thói quen, kinh nghiệm.
HĐ 2: Người học nắm được cách/ các bước thể hiện kĩ năng mới (KNS cần hình thành).
HĐ3: Tạo tình huống để người học vận dụng KNS vừa học.
Những việc cần làm khi thiết kế các chủ đề giáo dục KNS
1.1 Đối với giáo viên:
- Bước 1: Xác định mục tiêu nội dung của chủ đề và phương tiện cần có để tổ chức và thiết kế các hoạt động.
- Bước 2: Giúp HS hiểu được KNS đó là gì.
+ Hướng vào khai thác kinh nghiệm của học sinh để xử lí vấn đề đặt ra.
+ Phản hồi, chia sẻ những cách xử lí theo thói quen, kinh nghiệm cũ của HS.
- Bước 3: Tập trung làm cho HS hiểu rõ KNS này là gì và các bước thực hiện kĩ năng đó: Tiếp thu, lĩnh hội kĩ năng, cách ứng xử mới thông qua hoạt động nhóm.
- Bước 4: Tạo tình huống, cơ hội để HS vận dụng KNS.
2. Đối với học sinh:

- HS nắm được mục tiêu của hoạt động để định hướng cho hoạt động, có nhu cầu và động cơ học tập.
- Đặt mình vào những tình huống cụ thể, tư duy để đưa ra ý kiến của mình về vấn đề đã có chút ít kinh nghiệm, hiểu biết hoặc một vấn đề mới trên cơ sở được cung cấp một số thông tin cơ bản, cần thiết.
- Trải nghiệm qua việc thực hành vận dụng các KNS đã học để cách giải quyết các tình huống tương tự.
Thảo luận nhóm

Kĩ năng giao tiếp: để giao tiếp có hiệu quả cần có và nên tránh vấn đề gì?
Yêu cầu
- Các nhóm tiến hành thảo luận và đại diện nhóm trình bày.
- Thời gian chuẩn bị 10 phút
KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Nội dung và ý nghĩa
- Giao tiếp là quá trình tiếp xúc, trao đổi thông tin, suy nghĩ, tình cảm giữa con người với con người. Giao tiếp là một dạng hoạt động cơ bản và quan trọng của con người.
- KN truyền và nhận thông tin là một nội dung quan trọng của KN giao tiếp. Người truyền tin phải rõ ràng, chính xác và dễ hiểu. Người nhận tin cần biết lắng nghe một cách tích cực để hiểu rõ vấn đề, khuyến khích người truyền tin và thể hiện sự tôn trọng họ.
- Giao tiếp có thể bằng lời và không bằng lời, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp qua thư từ, điện thoại, email ...


KỸ NĂNG GIAO TIẾP
- Biết cảm thông, chia sẻ với người khác cũng là nội dung của KN giao tiếp.
KN giao tiếp giúp cho các mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp và gần gũi hơn.
Biểu hiện hành vi của kỹ năng giao tiếp
Chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, lắng nghe tích cực, cảm thông, chia sẻ, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, ...
Để quá trình giao tiếp có hiệu quả thì mỗi người cần
Tôn trọng nhu cầu của đối tượng khi giao tiếp
Tự đặt mình vào địa vị của người khác
Chăm chú lắng nghe khi đối thoại
Lựa chọn cách nói sao cho phù hợp với người nghe
Kết hợp giữa lời nói với cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt ... phù hợp
Chân thành, cầu thị, luôn tìm ra những điểm tốt, điểm mạnh của người khác đề học tập
KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Những điều cần tránh trong giao tiếp
- Tự hào, nói về mình quá nhiều
- Tranh cãi với bạn đến cùng
- Nói mỉa mai, châm biếm
- Tỏ vẻ ta đây, tỏ vẻ biết nhiều
- Dùng những từ không hay
- Lơ đãng, không chú ý vào câu chuyện
KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Đặc điểm của một người giao tiếp tốt
- Tự tin, tự trọng
- Biết lắng nghe tích cực
- Biết thể hiện sự đồng cảm
- Biểu lộ ý nghĩ, cảm xúc một cách rõ ràng
- Thân thiện, gần gũi
- Biết nhìn nhận, phân tích vấn đề
- Cân nhắc trước khi nói
- Phản hồi đúng lúc, đúng sự việc
* Đừng tin vào cảm nhận đầu tiên của bạn
* Kiểm soát cảm xúc của bạn
* Lắng nghe trước
* Tìm những điểm chung
* Trung thực nhận lỗi
* Hứa xem xét lại cẩn thận ý kiến của đối phương
* Thành thật cảm ơn đối thủ về sự quan tâm của họ
* Đừng hành động vội để cả hai bên có thì giờ suy nghĩ thấu đáo vấn đề.
KỸ NĂNG GIAO TIẾP
3. Vận dụng: Thiết kế GD KN kiên định
Mục tiêu
Thông điệp
Tài liệu và phương tiện
Hướng dẫn tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Kiên định trong giao tiếp với người hiếu thắng
Hoạt động 2: Kĩ năng kiên định
Hoạt động 3: Vận dụng KN kiên định giải quyết các tình huống
Tổng kết
KĨ NĂNG KIÊN ĐỊNH
Mục tiêu:
Hiểu được thế nào là kĩ năng kiên định.
Hiểu được sự cần thiết của kĩ năng kiên định trong cuộc sống.
- Biết vận dụng kĩ năng này trong các tình huống khác nhau để sống an toàn, lành mạnh.
Đọc câu chuyện về Trung , Hiếu và Nghĩa (tr101) và trả lời câu hỏi:
1/ Đặc điểm trong quan hệ/ giao tiếp/ hành vi của 3 cậu bạn trong câu chuyện có gì khác nhau?(nhận dạng tâm lý của từng em hs thuộc loại nào?)
2/ Hiếu và Nghĩa có nhận thức được tình huống và cảm xúc xuất hiện ở 2 người có tương đồng không?
3/ Cách ứng xử của Nghĩa khác Hiếu điều gì?
Trung có phong cách giao tiếp/quan hệ hiếu thắng/áp đặt:đó là phong cách của một số người chỉ đứng từ phía quyền lợi của mình mà không nghĩ đến người khác.
Hiếu có phong cách giao tiếp là những quan hệ Phụ thuộc /Bị động không phải vì quyền lợi của mình mà luôn vị nể người khác,làm theo sự điều kiển của người khác.
Nghĩa có phong cách giao tiếp/quan hệ dung hòa/Kiên định: đó là phong cách nằm giữa hai kiểu phong cách quan hệ trên.Đó
là những người vừa bảo vệ quyền lợi của mình nhưng không xem thường quyền lợi người khác.
2. Hiếu và Nghĩa đều nhận thức được tình huống và cảm xúc xuất hiện ở hai bạn là tương đồng: Điều thấy nếu đi theoTrung đánh nhau thì tình hình sẽ nghiêm trọng hơn, nên hai bạn đều không muốn tham gia.
3. Nghĩa kiên quyết không tham gia đánh nhau, còn Hiếu thì nể và sợ nên đi theo
Thiết kế chủ đề giáo dục kĩ năng Kiên định trong giải quyết tình huống mang tính tích cực
Trong cuộc sống hàng ngày, HS luôn phải đối diện với nhiều tình huống ngặt nghèo cần vận dụng kĩ năng kiên định để bảo vệ cuộc sống của bản than và gia đình như:
- Kiên định trước sự lôi kéo của bạn thân.
- Kiên định trước rủi ro.
- Kiên định trước văn hoá phẩm độc hại.
Kiên định trước sự thuyết phục quan hệ tình dục.
Kiên định là KNS thuộc nhóm nhận biết và sống với người khác. Kĩ năng kiên định là khả năng con người nhận biết được những mình muốn/ hay không muốn, tại sao muốn/ hay không muốn và khả năng tiến hành các bước cần thiết để đạt được những gì mình.
muốn trong những hoàn cảnh cụ thể và luôn dung hoà được giữa quyền và nhu cầu của mình với quyền và nhu cầu của người khác Như vậy, thông qua tình huống trên, kĩ năng kiên định đã được hình thành qua các bước:
- Nhận thức được cảm xúc, xuất hiện cảm xúc.
- Tư duy phân tích, tư duy phê phán, xác định hành vi của người giao tiếp với mình.
- Khẳng định ý muốn của bản thân.
- Thực hiện hành động cần làm hoặc điều cần nói:
+ Nói bằng cảm nhận của trái tim. Nếu người đó không dừng thì:
+ Nói bằng sự phân tích của tư duy, lí trí: cái đúng, cái sai, cái phù hợp, cái vô lí…Nếu người đó vẫn không dừng thì:
+ Buộc lòng phải chân thành, lịch sự từ chối.


Những KNS được sử dụng để kiên định trước tình huống:
- Kĩ năng giao tiếp khi thảo luận nhóm.
- Kĩ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo khi phân tích tình huống.
- Kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề khi giải quyết các tình huống.
- Kĩ năng kiên định khi lựa chọn cách giải quyết các tình huống.
1. Kĩ năng kiên định là gì?

Kĩ năng kiên định là khả năng con người nhận biết những gì mình muốn hay không muốn, tại sao lại muốn hay không muốn và khả năng tiến hành các bước cần thiết để đạt được những gì mình muốn trong những hoàn cảnh cụ thể và luôn dung hòa giữa quyền và nhu cầu của mình với quyền và nhu cầu của người khác.
Kĩ năng kiên định thể hiện sự tự tin, bản lĩnh vững vàng của con người trước mọi sự cám dỗ, mọi sức ép…
Kiên định không phải là hiếu thắng, bảo thủ , cứng nhắc.

Từ tình huống sau đây, quý thầy cô hãy trình bày cách tổ chức tình huống trên thành một chủ đề giáo dục KNS cho HS.
Anh trai của Nguyên là công nhân xây dựng thường đi xa nhà. Tuần trước anh về thăm nhà, anh khen Nguyên lớn nhanh quá và còn chăm ngoan nữa, nên anh thưởng cho Nguyên mấy điếu thuốc lá. Chưa hút bao giờ nhưng nể anh, Nguyên hút thử, lúc đầu cậu bị sặc, rất khó chịu, nhưng rồi chẳng mấy chốc Nguyên thấy có nhiều cảm giác rất thích thú. Nguyên nghĩ đến cậu bạn thân là Hiển, liền chạy đến nói với Hiển là mình đã tập hút thuốc lá rồi và cố rủ Hiển cùng tập hút cho sành điệu.
KN – RA QUYẾT ĐỊNH
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (7 bước cơ bản)


* Bước 1: Nhận dạng vấn đề (như hai tảng băng nổi – chìm, nổi có thể bị đánh lừa vì còn phần chìm, tảng băng chìm là thực chất của vấn đề
* Bước 2: Dùng tư duy phê phán để chắt lọc các thông tin đã được thu thập để nhận ra các thông tin đích thực.
* Bước 3: Đưa ra các phương án có thể giải quyết được tình huống

* Bước 4: Phân tích mặt được – mặt không được (như 2 mặt của 1 đồng tiền) nếu như nói chọn phương án nào có lợi thì chưa đúng -> chọn vật chất hoặc chọn nhu cầu… đâu sẽ là phương án tối ưu -> phương án tối ưu còn có sự tham gia của giá trị của bản thân và phải phù hợp với bản thân
* Bước 5: Ra quyết định -> lựa chọn phương án
* Bước 6: Thực hiện bằng giải quyết vấn đề
* Bước 7: Đánh giá, rút kinh nghiệm: đánh giá cả quá trình thực hiện, kết quả đạt được

Thiết kế chủ đề giáo dục kĩ năng giải quyết mâu thuẫn trong tập thể lớp mang tính tích cực
Trước những mâu thuẫn hàng ngày xảy ra giữa HS với nhau, bản thân mỗi giáo viên luôn có những cách xử lí khác nhau. Nhìn chung, hầu hết giáo viên do không có thời gian nên phần nhiều là giải quyết chiếu lệ, mang tính áp đặt, cảm tính và thể hiện rõ dấu ấn cá nhân về phong cách của chính giáo viên đó (người nhu hoà thì ngọt ngào khuyên bảo, người nóng nảy thì la mắng, đe doạ…). Cách giải quyết đó không triệt để và thường dẫn đến những mâu thuẫn dai dẳng và đó không phải là phương pháp giáo dục KNS. Chính vì vậy, đều cần thiết hiện nay là giáo viên phải có cách giải quyết mâu thuẫn trong tập thể lớp mang tính tích cực.
Sau đây là các bước tiến hành:
- Bước 1: Giáo viên cần phải ứng xử phù hợp với chính mình (không bị chi phối bởi cảm xúc chủ quan).
- Bước 2: Giáo viên cần tuân thủ các nguyên tắc:
Tập trung vào vấn đề, thiện chí, không kích động.
+ Công bằng, khách quan, không áp đặt.
- Bước 3: Giáo viên tiến hành:
+ Lắng nghe để tìm hiểu nguyên nhân.
+ Đặt mình vào vị trí các em để tìm hiểu cảm xúc.
+ Tìm hiểu mong muốn và khuyến khích các em tự đề xuất cách giải quyết.
+ Giúp HS thấu hiểu cảm xúc của bạn và tạo điều kiện cho các em xích lại gần nhau.
+ Cam kết thực hiện.
TRÂN TRỌNG CÁM ƠN
SỰ CHÚ Ý VÀ THAM GIA TÍCH CỰC CỦA
QUÝ THẦY/CÔ!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Hồ Hải Triều
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)