Tap doc 4

Chia sẻ bởi Lê Mai Hương | Ngày 09/10/2018 | 123

Chia sẻ tài liệu: tap doc 4 thuộc Kể chuyện 4

Nội dung tài liệu:

Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
Từ ngày cắp sách đến trường, các em đã được làm quen với những con chữ thân thương: o, a, ă, â... rồi vần oa, vần ương để đến cuối lớp một các em có thể đọc trơn từ, tiếng, câu, đoạn, để các em có thể say mê dần với những đoạn, những bài, những câu chuyện văn học đầy bổ ích và lý thú.
Phân môn Tập đọc rèn cho các em các kỹ năng đọc, nghe và nói. Tuy vậy, khi học hết lớp 3, các em vẫn chỉ dừng lại ở yêu cầu đọc hay là cao nhất. Khi lên lớp bốn việc luyện đọc bắt đầu chú ý đến yêu cầu biểu cảm, câu hỏi tìm hiểu bài, chú trọng khai thác hàm ý về nghệ thuật và biểu hiện nhiều hơn. Phân môn Tập đọc lớp Bốn đã chú trọng đến yêu cầu rèn luyện đọc diễn cảm (thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc trong bài). Biết đọc diễn cảm văn bản sẽ giúp các em có khả năng cảm thụ văn bản tốt hơn, từ đó càng thêm yêu thích môn học Tiếng Việt môn học đem đến biết bao vẻ đẹp, niềm vui và hứng thú.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp bốn là việc làm khó , mất nhiều thời gian và công sức. Để đọc diễn cảm được một văn bản nghệ thuật yêu cầu học sinh phải:
Đọc đúng: phát âm đúng, ngắt nghỉ đúng.
Đọc hay: thể hiện được ngữ điệu từng câu, từng đoạn.
Đọc diễn cảm: ngắt giọng biểu cảm, nhấn giọng hoặc kéo dài giọng, đọc đúng giọng của nhân vật nhằm thể hiện tình cảm, thái độ của tác giả cũng như bản thân.
Như vậy, đọc diễn cảm là hình thức đọc cao nhất mà người đọc phải thổi đựơc cái hồn của tác phẩm vào từng câu, từng chữ. Vậy làm thế nào để rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4, cần sử dụng những hình thức, biện pháp nào để luyện đọc tốt trong các giờ lên lớp,…đó là lý do thúc đẩy tôi nghiên cứu đề tài này
2. Mục đích nghiên cứu.
Thông qua đề tài này, bản thân tôi hi vọng tìm ra được những biện pháp hữu hiệu nhằm thực hiện việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp bốn trường Tiểu học Nghĩa Đô, nâng cao chất lượng dạy và học môn Tập đọc, thực hiện mục tiêu đổi mới dạy và học có hiệu quả.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3. 1. Đối tượng nghiên cứu:
Trong đề tài này, đối tượng nghiên cứu là “ Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp bốn”
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài được nghiên cứu và hoàn thành trên chương trình phân môn Tập đọc của môn Tiếng Việt 4.
Do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở việc điều tra việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm ở lớp 4A, trường Tiểu học Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy (thời gian từ 15/ 9/ 2007 đến 20/ 3/ 2008).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Mai Hương
Dung lượng: 166,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)