Tập đọc
Chia sẻ bởi Vũ Nguyễn Ngọc Hiền |
Ngày 12/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: tập đọc thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ:LỊCH SỬ
PHƯƠNG PHÁP VÀ MỘT SỐ DẠNG BÀI LỊCH SỬ KHỐI 4-5
I. ĐẶC TRƯNG LỊCH SỬ VÀ NHỮNG PPDH CƠ BẢN Ở TIỂU HỌC
1.* Thứ nhất ,lịch sử là những việc đã diễn ra và tồn tại khách quan trong quá khứ .Do đó , không thể phán đoán ,suy luận ,để nhận thức lịch sử cũng không thể quan sát (tri giác )trực tiếp những sự việc đã xảy ra ,bởi nó là cái đã qua và không thể tái diễn .Muốn nhận thức được lịch sử ,con người phải thông qua dấu tích của quá khứ ,những chứng cứ về sự tồn tại của các sự việc để
Tái tao lịch sử ,dựng lại hình ảnh của sự kiện ,hiện tượng ,nhân vật
lịch sử một cách cụ thể ,rõ nét .Vậy tái tạo lịch sử ,dựng lại hình ảnh của quá khứ bằng cách nào ?Có nhiều biện pháp ,con đường (như cho học sinh tiếp nhận các thông tin từ sử liệu ; sử dụng các phương tiện trực quan như tranh ảnh,bản đồ ,mẫu vật ,đồ phục chế ,xem phim tư liệu .).song phương án tỏ ra tiện dụng và hiệu quả nhất
Là sử dụng lời nói sinh động ,giàu hình ảnh của giáo viên để:
Miêu tả ,kể chuyện ,tường thuật .
2.*Thứ hai ,nhận thức lịch sử phải thông qua những "dấu tích của quá khứ (di tích ,đồ vật ,hiện vật ,tranh ảnh .) Bởi vậy trong dạy học lịch sử không thể không cho học sinh quan sát những hình ảnh đó .Cho nên phương pháp trực quan đặc biệt có ý nghĩa trong dạy học lịch sử .Điều này không chỉ góp phần tạo biểu tượng lịch sử mà còn đem đến cho học sinh những hình ảnh thật cụ thể ,rõ ràng
3.*Thứ ba ,học tập lịch sử không chỉ để hình dung được hình ảnh
của quá khứ mà điều cốt yếu là phải hiểu lịch sử nắm được bản chất ,ý nghĩa của sự kiện ,hiện tượng lịch sử.trên cơ sở đó hình thành khái niệm ,rút ra bài học lịch sử ,những kết luận cần thiết .
Muốn vậy ,giáo viên cần tổ chức cho các em đi sâu vào tìm hiểu bản chất của sự kiện ,dùng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt ,nêu vấn đề ,khêu gợi sự suy nghĩ ,tìm tòi và giải đáp của học sinh
4.*Thứ tư ,trong dạy học nói chung dạy học bộ môn lịch sử nói riêng
Muốn có những con người năng động ,sáng tạo ,có năng lực hợp tác ,có khả năng làm việc cùng đồng đội ,cần tổ chức các hoạt động vui chơi ,học tập theo nhóm ,mang tính tâp thể .Bởi vậy ,tổ chức dạy học theo nhóm ,thảo luận nhóm được sử dụng như một su thế phổ biến trong dạy học ở các trường phổ thông .
5.*Thứ năm ,học sinh tiểu học đôi khi không thể hiểu được những kiến
thức trừu tượng nếu giáo viên chỉ bằng giảng giải ,cắt nghĩa .Nhưng các em có thể hiểu được ,thậm chí là khá sâu sắc những kiến thức thông qua tổ chức các trò chơi lịch sử như đánh trận ,đóng vai ..có thể nói học tập bằng hành động là kiểu học tập cơ bản .Bởi vậy ,tổ chức cho học sinh đóng vai trò cũng cần được vận dụng trong một số
bài lịch sử .Ví dụ: đoạn đối thoại giữa anh Tư Lê với Nguyễn Tất Thành
(Bài 6) đoạn Dương Văn Minh đầu hàng quân giải phóng .Tóm lại trong dạy học phân môn lịch sử ở lớp 4.5 ,giáo viên nên sử dụng các phương pháp : miêu tả ,kể chuyện ,tường thuật ;trực quan đóng vai để giúp các em tái tạo lại hình ảnh của lịch sử .đồng thời kết hợp với đàm thoaị ,thảo luận nhóm để kích thích học sinh suy nghĩ
Phát huy tính tích cực của các em trong việc tìm hiểu bản chất
,ý nghĩa của sự kiện ,hiện tượng ,rút ra kết luận cần thiết .Đó chính là những phương pháp cơ bản để dạy tốt phân môn lịch sử .
II. DẠY HỌC CÁC LOẠI BÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH
1.*Bài học có nội dung về tình hình chính trị -kinh tế ,văn hoá-xã hôi
Để dạy tốt dạng bài này giáo viên cần thực hiện trình tự bài giảng theo các ý cơ bản sau .
+ Phải mô tả được tình hình nước ta (cuối thời kì hay sau thời kì nào đó .)như thế nào ?(tình cảnh đất nước ;chính quyền;cuộc sống nhân dân?...)
+Trong tình cảnh đó chính quyền (hay nhân dân ,nhân vật lịch sử )
Đã làm gì ?làm như thế nào ?
+Kết quả của những việc làm đó ra sao ?
2,*Bài học có nội dung về các nhân vật lịch sử
Khi giảng dạy những bài về nhân vật lịch sử ,giáo viên cần lưu ý một số điểm cơ bản sau:
-Mỗi một bài đều có hình ảnh (tranh vẽ hoăc chân dung )nhân vật lịch sử để giúp học sinh biết được diện mạo cũng như hình thức bên ngoài của nhân vật .Giáo viên cần sử dụng và khai thác
tốt những bức ảnh này để phục vụ nội dung bài học.
-Khi trình bày nhân vật ,phải cho học sinh biết nhân vật lịch sử đó là người như thế nào ?(sinh ra khi nào ? ở đâu ? Làm gì ? Có đặc điểm ,tính cách gì nổi bật ? Đời sống nội tâm ,tư tưởng tình cảm thế nào ? Tài năng ,đức độ ra sao ?...)
-Phải miêu tả cụ thể và tường thuật (hay kể lại )những hoạt động của họ để làm cơ sở cho việc đánh giá khách quan công lao của các nhân vật đó đối với lịch sử
Khi miêu tả ,tường thuật tình tiết các hoạt động ,giáo viên có thể kết
hợp phân tích để học sinh hiểu sâu hơn nội dung ,bản chất sự kiện .
-Trên cơ sở khai thác những nội dung đó ,giáo viên tiến hành giáo dục tư tưởng ,tình cảm ,thái độ cho học sinh về lòng biết ơn ,sự khâm phục ,kính trọng đối với nhân vật lịch sử một cách tự nhiên .Thông thưòng ,đối với dạng bài này ,phương pháp chủ đạo là kể chuyện
Miêu tả ,tường thuật kết hợp với đàm thoại để khắc sâu hình ảnh
Nhân vật trong tâm trí học sinh
3*Bài học có nội dung đề cập tới các cuộc khởi nghĩa ,kháng chiến ,chiến thắng ,chiến dịch ,phản công ,tiến công .
Với loại bài này ,giáo viên phải cho học sinh nắm được những vấn đề cơ bản sau :
+Nguyên nhân (hoặc hoàn cảnh )dẫn đến cuộc khởi nghiã /cuộc kháng chiến /chiến dịch.
+Diễn biến cuộc khởi nghĩa /kháng chiến /chiến dịch.
+Kết quả và ý nghĩa :hầu hết các bài đều có lược đồ ,bản đồ .Giáo viên phải hướng dẫn học sinh xác định và mô tả đựoc vị trí ,khu vực ,địa bàn nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa /kháng chiến /chiến dịch . Đặc biệt là phải trình bày được diễn biến trên lược đồ .
Phương pháp chủ đạo khi giảng dạy loại bày này là giáo viên
(hoặc học sinh )tiến hành miêu tả ,tường thuật kết hợp với đồ dùng trực quan để làm sống dậy diễn biến của cuộc khởi nghĩa /kháng chiến /chiến dịch hay cuộc tiến công .
Đó chính là phương pháp đàm thoại (hỏi -đáp ).Phương pháp này giúp
học sinh lĩnh hội kiến thức một cách vững chắc ,phát triển tư duy độc lập ,sáng tạo và tạo nên sự thông minh ,nhanh nhẹn ở học sinh .Tuy nhiên ,đàm thoại trong dạy học mất rất nhiều thời gian và đòi hỏi giáo viên cần thiết kế câu hỏi hết sức công phu .Các câu hỏi đặt ra phải ngắn gọn ,chính xác ,tường minh ,kích thích học sinh suy nghĩ làm việc .
4.Dạy học các bài có nội dung về thành tựu văn hoá -khoa học kĩ thuật.
Khi giảng dạy những bài này ,gv cần chú ý những điểm sau:
+Phải mô tả được những đặc điểm nổi bật của công trình kiến trúc.
+Mô tả được cách tổ chức giáo dục -thi cử.
+Nêu được thành tựu cơ bản về văn học ,khoa học trong thời kì đó.
Trên đây là một số loại bài lịch sử và pp được áp dụng trong quá trình đổi mới cách thức dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng .
Rất mong các đồng chí đóng góp ý kiến để chuyên đề sau khối 4-5 thực hiện tốt hơn.
Chuyên đề đã hết.
TẠM BIỆT VÀ HẸN GẶP LẠI
QUÍ THẦY CÔ
TỪ ĐƠN, TỪ GHÉP
PHÂN BIỆT TỪ GHÉP VÀ CỤM TỪ
Trong các kết hợp 2 tiếng sau, kết hợp nào là từ ghép, kết hợp nào là 2 từ đơn ?
Tay người, tay tre, tay mướp, chân núi, chân trời, chân mây, lưng người, lưng núi, miệng chén, mắt thỏ, mắt dứa, mắt lưới ..
- Nếu được dùng theo nghĩa gốc là cụm từ
- Nếu được dùng theo nghĩa chuyển là từ ghép
Ngoài ra còn tuỳ theo văn cảnh để xác định
Quy tắc
VD :
- Cánh én dài hơn cánh chim sẻ.
- Mùa xuân, những cánh én lại bay về
- Những bắp ngô đang chờ tay người đến bẻ mang về.
* Cánh én và tay người ở đây chỉ bộ phận tổng thể nên nó là từ ghép.
Bài tập : Những từ in đậm trong các cây sau đây là từ đơn hay từ ghép?
1. Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
(TV4,T1,tr28)
2. Tôi nhận mặt nó ngay giữa đám đông.
1. Nhận mặt : Nhìn nhận, cảm nhậ nét đẹp truyền thống văn hoá Từ ghép (từ phức)
2. Nhặn mặt là 2 từ đơn vì có kết cấu lỏng lẻo.
- Căn cứ vào ngữ cảnh và khả năng kết hợp của từ đó với các từ xung quanh để xác định.
- Từ ghép không thể chêm xen từ nào vào giữa, nếu xen vào nghĩa sẽ thay đổi.
VD1 : Cánh én cánh chim én (2 từ đơn)
VD 2 : Những cánh én lại bay về. Cánh én chỉ bộ phận tổng thể từ ghép
Trong đề thi vừ rồi
Bài 1 (0,5 điểm) : Trong các k?t h?p 2 ti?ng sau, những kết hợp nào là từ ghép ?
a) Đạp xe, nướng khoai, tay người.
b) Xe hoả, khoai nướng, chân núi.
c) Êm ái, óc ách, cong queo, cập kênh.
TỪ LÁY
Bài tập 1 : Các từ sau đây là từ láy hay từ ghép?
- Êm ái, êm ả, ấm áp, ấm ức, óc ách .
- Cuống quýt, công kênh, cập kênh, .
* Êm ái, êm ả, ấm áp, ấm ức, óc ách . Láy phụ âm đầu tắc thanh hầu (láy vắng khuyết âm đầu) không thể hiện bằng hình thức chữ viết.
- Trong TV không chỉ có âm này không thể hiện bằng hình thức chữ viết mà còn có thanh không cũng không thể hiện bằng hình thức chữ viết.
Cuống quýt, công kênh, cập kênh, . là từ láy âm (âm /K/ (cờ)) được thể hiện ở các hình thức chữ viết khác nhau.
Bài 2 : Các từ: bình minh, cần mẫn, chí khí, tham lam, bao biện, căn cơ, hoan hỉ, chuyên chính, chí lí, khắc khổ, khẩn khoản . là từ ghép hay từ láy?
Thoạt nhìn các từ trên có hình thứ` ngữ âm giống như từ láy; nhưng thực sự đây chỉ là từ ghép Hán Việt, có hình thứ ngữ âm ngẫu nhiên giống từ láy, bởi vì mỗi tiếng trong từ này đều có nghĩa.
VD : Ban bố Ban : Ban hành,
Bố : Công bố
Hoan hỉ Hoan : Vui
Hỉ : Mừng
Bài 3 :
Các từ : Bù nhìn, bồ kết, bồ hóng, mặc cả, xà phòng, cà phê, xì dầu, mít tinh, căng tin, ra-di-ô, vi-dê-ô .là từ đơn hay từ ghép.
Các từ trên do 2 tiếng trở nên tạo thành, do đó chúng là từ phức. Từ phức này không phải là từ ghép vì các tiếng tại nên từ đều không có nghĩa và quan hệ giữa các tiếng trong từ không phải là quan hệ về nghĩa. Các từ này cũng không phải từ láy, bởi quan hệ giữa các tiếng trong mỗi từ không phải là quan hệ về âm. Đây là một loại từ phức đặc biệt, gọi là từ ngẫu kết.
Đại đa số từ ngẫu kết là từ vay mượn
Xác định từ loại
* Tiêu chuẩn phân định từ loại :
- Ý nghĩa khái quát
- Khả năng kết hợp
- Chức năng ngữ pháp
Khả năng
kết hợp của từ
ĐỘNG TỪ
- Đứng trức động từ : Hãy, đừng, chớ, sẽ, đã, vẫn, cứ .
- Đứng sau động từ : Rồi, song, nữa, mãi .
- Động từ trạng thái (vui, buồn.) có thể kết hợp với rất, hơi, khá.
TÍNH TỪ
- Đứng trước tính từ : rất, hơi khá, cực kì.
- Đứng sau tính từ : Lắm quá, vô cùng .
DANH TỪ
- Đứng trước DT : Các, mấy, vài, những .; cuộc, sự, nỗi, niềm .
- Đứng sau DT : Này, kia, ấy, nọ, đó .
CHỨC NĂNG NGỮ PHÁP
- DT, cụm DT thường làm chủ ngữ
- DT làm VN phải đứng sau từ là
- ĐT và TT, cụm DT, TT thường làm VN.
Một số bài tập thực hành
Trạng ngữ
TRẠNG NGỮ
Xác định trạng ngữ của các câu sau :
Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách làng mỹ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.
- Những từ trái lại, bởi thế, vì thế, vì vậy, cho nên . là thành phần chuyển tiếp để kiên kết các câu.
- Nó biểu thị quan hệ giữa nội dung của câu với câu đứng trước, TN bổ sung ý nghĩa cho sự vật được nói đến trong câu.
TN có thể đứng trước, giữa hay cuối câu. Trường hợp TN đứng cuối câu thường được ngăn cách với nòg cốt câu bởi dấu phẩy hoặc QHT chỉ NN, mục đích, phương tiện. Để phù hợp với trình độ HS tiểu học, SGK chỉ nêu các trường hợp TN đứng trước nòng cốt câu. Tuy nhiên HS đặt câu có TN đứng giữa hoặc cuối câu vẫn chấp nhận.
TN ngăn cách với nòng cốt câu bởi dấu phẩy đây là chuẩâ3. Song cũng chấp nhận những trường hợp ngoại lệ.
Vd :
- Vào lúc sáu giờ, Nam về quê.
- Nam về quê, vào lúc sáu giờ.
- Nam về quê vào lúc sáu giờ.
Câu 2 : Tiếng Việt
Trong các câu sau, câu nào có trạng ngữ chỉ nguyên nhân?
a) Vì tập tành đều đặn, cậu ta rất khoẻ.
b) Vì tôi, cậu ấy bị phê bình.
c) Vì chăm học, Lan thi rất tốt.
Đáp án câu 2
b) Vì tôi, cậu ấy bị phê bình.
a) Vì tập tành đều đặn
c) Vì chăm học
Là một vế của câu ghép mà CN có thể khôi phục được.
Nếu bộ phận đứng sau các quan hệ từ chỉ nguyên nhân, điều kiện, giả thiết - kết quả là danh từ, cụm danh từ hoặc đại từ thì bộ phận ấy là trạng ngữ.
Nếu bộ phận đứng sau các quan hệ từ nói trên là tính từ, cụm tính từ, động từ, cụm động từ thì đó là một vế của câu ghép đã lược bỏ chủ ngữ.
Câu 4 : Tiếng Việt
Trong ví dụ sau, đại từ dùng để làm gì ?
"Hoa đang học. Em gái Hoa cũng vậy."
a) Xưng hô
b) Thay thế cho danh từ
c) Thay thế cho động từ
d) Thay thế cho tính từ
Đáp án câu 4
C) Thay thế cho động từ
Câu 1 : Tiếng Việt
Bộ phận được gạch chân trong câu sau giữ chức vụ gì trong câu ?
Ở nhà, bình yên cả.
a) Trạng ngữ
b) Chủ ngữ
c) Vị ngữ
d) Thành phần chuyển tiếp
Đáp án câu 1
b) Chủ ngữ
Thoạt nhìn cụm từ "ở nhà" là trạng ngữ, song khác với TN cụm từ này không thể bị lược bỏ, nếu lược bỏ câu sẽ không trọn nghiã.
Câu 3 : Tiếng Việt
Câu "Khi chim én bay về thì muà xuân đến." là câu đơn hay câu ghép ?
Đáp án câu 3
Câu đơn
Chúng chỉ được cấu tạo bởi 1 cụm C-V
(mùa xuân).
"Khi chim én bay về" là trạng ngữ chỉ thời gian.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Nguyễn Ngọc Hiền
Dung lượng: 503,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)