Tập đoàn tài chính Ngân Hàng Đông Dương

Chia sẻ bởi Xuân Kiên | Ngày 26/04/2019 | 88

Chia sẻ tài liệu: Tập đoàn tài chính Ngân Hàng Đông Dương thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

MỤC LỤC


BỐI CẢNH XUẤT HIỆN CỦA TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG (TCNHĐD) Ở VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI
Tình hình ở Pháp với sự lớn mạnh của tập đoàn Tài chính ngân hàng Đông Dương
Tình hình ở Việt Nam thời cận đại
VAI TRÒ CHÚA TỂ CỦA TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI
Những đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ) Pháp cho vay nặng lãi và các hình thức lũng loạn tại thị trường Việt Nam
Biểu hiện
Trong lĩnh vực kinh tế
Trong tài chính – tiền tệ
Trong nông nghiệp
Trong thủ công nghiệp
Trong giao thông vận tải
Trong lĩnh vực chính trị
Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội
Tác động đến tình hình Việt Nam

KẾT LUẬN












BỐI CẢNH XUẤT HIỆN CỦA TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG (TCNHĐD) Ở VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI

Tình hình ở Pháp với sự lớn mạnh của tập đoàn Tài chính ngân hàng Đông Dương
Với những âm mưu và kế hoạch xâm lược phương Đông từ lâuthì đến ngày 1 – 9 – 1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam. Việc xâm lược Việt Nam của Pháp cũng như xâm lược các nước phương Đông của phương Tây đều là vấn đề tất yếu khi Chủ nghĩa tư bản (CNTB) ngày càng lớn mạnh mà hệ quả của nó sẽ là nhu cầu mở rộng thị trường để tiêu thụ hàng hóa sản xuất và sau đó là nguồn nguyên liệu. Quá trình xâm lược của Pháp ở Việt Nam đến năm 1862 chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ và năm 1867 chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ.
Nhưng năm 1870, chiến tranh Pháp – Phổ xảy ra, Pháp bị quân Đức đánh bại và một phần lãnh thổ bị quân Đức chiếm đóng. Tình hình lúc này không cho phép giai cấp tư sản Pháp tăng cường hoạt động.Năm 1873, quân Đức rút khỏi đất Pháp, nhưng sự uy hiếp của Đức với Pháp rất mạnh, buộc giới chính trị Pháp phải đề phòng đường biên giới phía đông.Đến trước năm 1873, tình hình kinh tế và chính trị nước Pháp chưa ổn định nên không cho phép giai cấp tư sản Pháp nghĩ tới chuyện đánh chiếm thuộc địa nơi xa, vừa tốn kém vừa nguy hiểm.Điều này khiến tư bản Pháp vẫn chưa dám chủ trương mở rộng chiến tranh ở Việt Nam, đem quân ra đánh chiếm Bắc Kì.
Trước tình cảnh đó, Soái phủ Nam Kỳ đã vận động Chính phủ Pháp chothành lập một “ngân hàng phát hành giấy bạc trực thuộc chính phủ” nhưng đã bị Chính phủPháp phủ quyết, không chấp nhận với lý do nước Pháp đang bận rộn vào tình hình chiến sự tạichâu Âu và nguy cơ chiến tranh Pháp - Phổ có thể xảy ra.Trước thất bại đó, Soái phủ Nam Kỳ đã cùng với Bộ Hải quân và Thuộc địa Pháp vậnđộng giới Tài chính - ngân hàng Pháp, thành lập một ngân hàng phát hành giấy bạc giành choxứ thuộc địa và lấy tên gọi là Ngân hàng Đông Dương (Banque de l’Indochine). Đề nghị này đãnhận được sự tán đồng của giới tài phiệt Pháp và họ đã nhất trí các văn bản chờ Chính phủPháp phê duyệt.
Sau khi cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871) kết thúc, nước Pháp lâm vào tìnhcảnh túng thiếu về mặt tài chính, Chính phủ Pháp phải lệ thuộc vào các ngân hàng nên đã đồngý đề nghị của Soái phủ Nam Kỳ.Ngày 21 – 1 - 1875 giới tài phiệt Pháp thành lập ra Ngân hàng Đông Dương và cho cơ quan này được hưởng “đặc quyền” phát hành giấy bạc.
Năm 1867, sau khi chiếm xong Nam Kỳ, thực dân Pháp đã ngay lập tức cho mở cửa thương cảngSài Gòn nhằm thoát khỏi tình trạng bị cô lập từ phía quân đội triều đình Huế và thăm dò tiềmnăng thương mại của xứ Nam Kỳ.Kết quả của việc làm này, không những giúp cho thực dânPháp dần thoát ra khỏi tình trạng bị cô lập từ phía quân đội triều đình Huế mà còn giúp chochính quyền thực dân có thêm nguồn tài chính để làm giàu cho chính quốc.Nhưng do thiếu nguồn vốn dùng chocác hoạt động sản xuất, kinh doanh và đặc biệt là nạn cho vay nặng lãi tại đây đã làm cho nền kinh tế Nam Kỳ lâm vào tình trạng trì truệ trong suốt thời gian dài.Mọi tiềm năng thương mại của xứ sở đều rơi dần vào tay các thương nhân người Anh, Đức vàHoa kiều.Saukhi chiếm xong Nam Kì, thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị cuộc tấn công chinh phục toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Chúng ra sức củng cố bộ máy cai trị đàn áp từ trên xuống dưới, một bộ máy cai trị trực tiếp mang nặng tính chất độc tài quân sự.
Từ đó, sự hiện diện và lớn mạnh của ngân hàng Đông Dương đã xuất hiện ở Việt Nam cùng với quá trình xâm lược của Pháp và ngày càng thâu tóm mọi quyền
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Xuân Kiên
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)