Tảo- ứng dụng

Chia sẻ bởi Phạm Thị Thanh Huệ | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Tảo- ứng dụng thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

THÀNH VIÊN NHÓM

Phan Thục Uyên.
Hồ Thị Kim Ánh.
Trương Đình Xuân Tịnh.
Phạm Bích Ngọc.
Hà Thị Ngọc Dung.
Phạm Thị Thanh Huệ.
Lê Thị Tường Oanh.
TẢO – Ứng dụng trong y học - sức khỏe, đời sống con người




I. TẢO (Algae).
1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG:

Tảo là thực vật bậc thấp, cơ thể chưa phân hóa thành thân, lá, rễ được gọi là tản thực vật (thallophytes).

Có chlorophyll đóng vai trò như sắc tố quang hợp sơ cấp, thiếu lớp tế bào bất thụ đóng vai trò như lớp tế bào trợ dưỡng có nhiệm vụ bao quanh lớp tế bào sinh dục.
Vách tế bào cấu tạo bằng xenluloza và pectin , đôi khi có thêm silic hoặc CaCO3.

Tế bào có 1 hay nhiều nhân.

Trong chất nguyên sinh có bản chứa chất màu(thể màu).
2. HÌNH THỨC SINH SẢN

Sinh sản hữu tính (noãn giao) ở Vaucheria
Autheridium- Túi đực
Oogonium- Túi cái
Eggs- Các noãn cầu
TẢO LỤC TIẾP HỢP
Vaucheria noãn giao

3. SỰ PHÂN BỐ CỦA TẢO

Tảo phân bố ở nhiều môi trường khác nhau và hình thức sinh sống đa dạng, phong phú:

Trong môi trường nước: nước ngọt, nước mặn.
Sống trôi nổi tự do.
Sống ở dưới đáy hồ, biển, đại dương.
Bám trên đất, đá, thân cây...

Trên thế giới có nhiều hệ thống phân loại tảo, gần đây tảo được nhiều tác giả phân thành 9 ngành như sau:
1) Ngành Tảo giáp (Pyrrophyta)
2) Ngành Tảo vàng ánh (Chrysophyta)
3) Ngành Tảo vàng lục (Xantophyta)
4) Ngành Tảo mắt (Euglenophyta)
5) Ngành Tảo silic (Bacillariophyta)
6) Ngành Tảo lục (Chlorophyta)
7) Ngành Tảo vòng (Charophyta)
8) Ngành Tảo nâu (Phaeophyta)
9) Ngành Tảo đỏ (Rhodophyta)

4. PHÂN LOẠI TẢO:
SƠ ĐỒ PHÂN LOẠI TẢO
MỘT SỐ ĐẠI DIỆN VỀ TẢO
 Proterospongia   
Chrysocapsa
Dinobryon
Phaeoplaca
Tảo vàng ánh
Có hình thái đa dạng (các hình amíp, monad,  hạt, tập đoàn, palmella, sợi,  bản,  cây...), dạng chuyển động thường có 1 hay 2 lông roi ( không đều nhau).
Sắc tố trong tế bào là chlorophyl a và c, carotenoid và xantophin, màu tảo thay đổi từ vàng kim, vàng xanh hay nâu xanh. Sản phẩm tạo thành không phải là tinh bột mà là leucosin .
Phân bố chủ yếu ở các thủy vực nước ngọt chưa bị ô nhiễm. Phần lớn có đời sống tự dưỡng, phù du, một số loài dị dưỡng. Ít gặp các loài sống trong đất ẩm hay ở đáy nước.
Sinh sản bằng cách phân chia tế bào, sinh sản vô tính bằng động bào tử. Chỉ rất ít loài có sinh sản hữu tính đẳng giao. Hợp tử hình thành thường có dạng túi, thành túi nhiễm silic vững chãi nên có thể giúp chúng vượt được qua các điều kiện bất lợi.
Nhiều loài tảo vàng ánh là thức ăn cho các động vật phù du. Khi nước nhiều chất hữu cơ hay giàu đạm tảo vàng ánh có thể gây ra hiện tượng “ nước nở hoa” (algal bloom), gây mùi tanh thối.



ĐẶC ĐIỂM NGÀNH TẢO VÀNG ÁNH:
TẢO VÀNG LỤC
Tribonema
Characiopsis
Hình thái tảo vàng lục rất đa dạng: hình monad, hình amíp, hình hạt... Một số có dạng sợi đơn hay phân nhánh, dạng ống thông suốt chứa nhiều nhân.
Sống đơn độc hay thành tập đoàn.
Tản thường có màu vàng lục.


Merotrichia

Goniochloris
Thành tế bào cấu tạo bởi cellulose.
Thành phần sắc tố gồm có chlorophyll a, c, carotenoid, xanthophyll.
Thường có 2 lông roi không đều nhau, cũng có khi có 1 hay nhiều lông roi (xếp thành từng đôi không đều, đính ở phía cực tế bào).
Thường gặp trong các thủy vực nước ngọt có độ dinh dưỡng trung bình hay nghèo.
Chúng có đời sống phù du hay sống bám. Một số loài sống trên đất hay trên thân cây ẩm ướt.
TẢO SILIC
Có cấu tạo đơn bào sống đơn độc hay thành tập đoàn dạng palmella, dạng sợi, dạng chuỗi, dạng zic-zắc, dạng dải, dạng sao, dạng ống, dạng cây... Kích thước thay đổi từ vài mm đến 1 mm.
Tế bào có nhân lưỡng bội. Tế bào chất trong suốt ,tạo thành lớp mỏng nằm bên dưới thành tế bào hay tạo thành khối nhỏ ở trung tâm với nhiều sợi sinh chất nối với thành tế bào.
Tảo si lic có màu vàng lục hay vàng nâu.

Đặc biệt tảo silic có thành tế bào gồm hai mảnh vỏ. Lớp trong là pectin, lớp ngoài là oxyd silic . Hai mảnh vỏ  (nắp đậy và đáy) như hai cái nắp của một cái hộp nhỏ lắp khít vào nhau, bên trong chứa tế bào chất.
Nhiều tảo silic có cấu trúc hoa văn trên mặt vỏ. Hoa văn cấu tạo bởi các lỗ nhỏ hay các rãnh nhỏ. Có khi có các khe hở.
Một số có khả năng di động nhờ nội chất chuyển động trong các khe trên thành tế bào.
 Hydrosera
Melosira
Pinnularia
Triceratium
Tảo silic sinh sản bằng các hình thức:
- Phân cắt tế bào.
- Bào tử tự thân.
- Rất ít gặp sinh sản hữu tính.
Gặp điều kiện bất lợi tảo silic hình thành bào tử nghỉ bằng cách chất tế bào mất nước, co lại và tạo ra lớp vỏ tạm thời khá dầy, nhiều khi có gai nhưng vẫn nằm trong nắp cũ.. Khi gặp điều kiện thận lợi trở lại thì nắp vỏ ngoài tan đi và nẩy mầm thành tế bào sinh trưởng bình thường.
Chúng phân bố hét sực rộng rãi trên Trái đất: trên thân cây ở đỉnh núi cao, trên đất, đá ẩm, mọi thủy vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn. Có thể gạp tảo silic ở cả đáy biển sâu tới hàng nghìn mét.
Trong các thủy vực nước ngọt tảo silic là thành phần chính của năng suất sơ cấp.
Trong các biển và đại dương tảo silic chiếm ưu thế cả về sinh khối lẫn thành phần loài. 
Hàng năm tảo silic tạo ra tới 19 tỷ tấn chất hữu cơ, nuôi sống được tới 5 tỷ tấn động vật không xương sống.
Qua nhiều thế kỷ xác của tảo silic tạo nên các các mỏ diatomid lớn do cấu trúc silic của nắp vỏ xác tảo silic không bị phân hủy.
Diatomid có tính chất nhẹ, xốp, cách điện, trơ với acid... cho nên đã được ứng dụng rộng rãi để chế tạo các sản phẩm cách điện, cách nhiệt, chất đệm trong thuốc nhuộm, trong xà phòng, sản xuất thủy tinh lỏng, làm nền khi điện di chiết tách dược phẩm...
Các tầng diatomid còn là cơ sở để xác định tuổi của các địa tầng và lịch sử của vỏ Trái đất
TẢO MẮT
Tảo mắt sống riêng rẽ, tế bào kiểu monad có 1 hay 2 lông roi.
Thành tế bào chỉ là chất nguyên sinh đậm đặc lại do đó hình dạng có thể thay đổi.
Lông roi nằm ở đầu trước, xuất phát từ điểm gốc (nằm ở trong nguyên sinh chất hay trong không bào) và đi qua một phần lõm dài gọi là họng.
Nhân nằm ở phần sau của tế bào.
Cấu tạo tảo mắt
Phân bố:
Ở các thủy vực nước ngọt, chúng ưa môi trường giàu dinh dưỡng, giàu chất hữu cơ.
Một ít loài sống được ở môi trường nước lợ có nồng độ muối dưới 0,5%. Phần lớn tảo mắt có đời sống tự dưỡng nhưng cũng có loài dị dưỡng (không có sắc tố quang hợp).
Các váng màu xanh, vàng, đỏ, nâu trong các ao tù thường là váng tảo mắt.

Phacus
Euglena
Sắc tố có chlorophyll a và b, còn có cả carotenoid.
Tảo mắt thường sinh sản bằng phương pháp phân đôi hay bằng cách tạo túi có thành dầy hay bao dầy. Chưa phát hiện thấy sinh sản hữu tính ở tảo mắt.


4. VAI TRÒ CỦA TẢO TRONG THIÊN NHIÊN VÀ TRONG ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI:
Vai trò
của tảo

A. Công dụng:
I. Trong thiên nhiên:


- Là thành viên đầu tiên trong chuỗi thức ăn của các sinh vật sống ở nước.



- Cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho con người.
- Là đội quân tiên phong đến các vùng cằn cỗi, mở đường cho các thực vật khác định cư.
- Trong quang hợp, tảo hút khí cacbonic, cung cấp oxi cho các động vật trong nước.
Nguồn thức ăn của cá

- Xác tảo silic lắng xuống đáy tạo thành lớp cát mịn, có tính chất lý hóa học bền vững dùng làm chất lọc, chất cách nhiệt, cách âm, chế cốc mìn, đánh bóng kim loại.


- Một số tảo khác được dùng trong công nghiệp làm giấy, chế keo, hồ vải, tơ nhân tạo (tảo nâu, tảo đỏ), làm nguồn nguyên liệu sinh học.





II. Trong đời sống con người:
Tảo làm nhiên liệu
Nhựa làm từ tảo
B. Tác hại:
- Gây hiện tượng nước nở hoa làm nước thiếu oxi, thành phần nước bị thay đổi, ảnh hưởng đến các động vật sống ở nước.
- Một số tảo ở các ruộng lúa, sử dụng các khoáng chất trong ruộng và sợi tảo quấn chặt thân lúa, làm lúa khó đẻ nhánh.
Hiện tượng “thủy triều đỏ’
Thu dọn tảo ở bờ biển Trung Quốc
Vi khuẩn có tên Lyngbya, một loại tảo lục gồm nhiều tế bào liên kết với nhau.
II. Ứng dụng của tảo:
1. TẢO LỤC
1.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TẢO LỤC:
Tổ chức cơ thể: thể đơn bào, đa bào hay tập đoàn, phân nhánh hình bản mỏng.
Tảo lục đơn bào
Tảo xoắn
Cấu tạo tế bào: vách tế bào bằng xeluloz, pectin, chứa carotein, xantophin, diệp lục a và b (chiếm ưu thế) nên tảo có màu xanh.
. -Tập đoàn tảo di chuyển được ở trạng thái dinh dưỡng nhờ có roi, các tảo lục khác chỉ có bào tử hay giao tử có roi mới di chuyển được.
1.2 PHÂN BỐ:
Có khoảng 8000 loài, phân bố khắp mọi nơi có ánh sáng (nước ngọt, nước mặn, đất ẩm, vách đá ẩm, thân cây bờ tường. Còn có dạng kí sinh và cộng sinh.

1.3 SINH SẢN:
Sinh sản sinh dưỡng bằng phân chia tế bào.
Sinh sản vô tính bằng động bào tử có hai roi bằng nhau.
Sinh sản hữu tính bằng đẳng giao, dị giao và noãn giao.
Một số theo kiểu tiếp hợp.



Trong ngành tảo, điển hình và được ứng dụng hết sức quan trọng là tảo xoắn – Spirulina.
1.4 TẢO XOẮN - TẢO Spirulina
a. Đặc điểm:
Ngành: Cyanobacteria.
Lớp : Chroobacteria.
Bộ : Oscillatoriales.
Họ : Phormidiaceae.
Chi : Arthrospira.
Cấu trúc giống một tế bào thực vật (có màng, chất nguyên sinh,nhân).
Dạng sợi xoắn màu xanh lục do nhiều tế bào đơn cấu tạo thành.
b. THÀNH PHẦN:
Hàm lượng protein cao nhất trong các loại thực phẩm hiện nay.
c. Thành phần:
Hàm lượng vitamin rất cao. Cứ 1kg tảo xoắn Spirulina chứa:




Hàm lượng khoáng chất rất cao:
Phần lớn chất béo là axit béo không no, trong đó:
Đây là điều hiếm thấy trong các loại thực phẩm tự nhiên.
H àm lượng cacbon hydrat chiếm khoảng 16,5%
Tảo spirulina còn chứa nhiều axit amin cần thiết như lysin, threonin,....... rất quan trọng.
Công dụng làm thuốc
sắt, canxi có nhiều trong tảo vừa dễ hấp thụ vừa có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh thường gặp ở người già như thiếu máu, xốp xương.
β-caroten, vitamin E, axít γ-linoleic có nhiều trong tảo khả năng loại bỏ các gốc tự do thông qua tác dụng chống ôxi hóa, làm chậm sự lão hóa của tế bào.

Có khả năng chống ung thư, chống HIV.
Sản phẩm chống suy dinh dưỡng rất tốt cho trẻ em, người già, người bệnh sau phẫu thuật, thiểu năng dinh dưỡng...
Tảo Spirulina dùng để hỗ trợ trong điều trị bệnh viêm gan, suy gan, bệnh nhân bị cholesterol máu cao và viêm da lan tỏa, bệnh tiểu đường, loét dạ dày tá tràng và suy yếu hoặc viêm tụy, bệnh đục thủy tinh thể và suy giảm thị lực, bệnh rụng tóc...
Tăng sức đề kháng.
Cân bằng dinh dưỡng, tổng hợp các chất nội sinh, tăng hormon và điều hòa sinh lý.
Các hoạt chất của nó sẽ điều hòa hormon, làm cân bằng và giúp cơ thể sẽ trẻ ra, biểu hiện rõ nhất trên làn da.
Tảo Spirulina có tác dụng làm tăng số lượng đại thực bào, hoạt hóa chúng, gia tăng sản xuất kháng thể và tăng hiệu quả diệt vi khuẩn giúp phòng chống bệnh tật.
Công dụng làm đẹp
Có thể dùng tảo Spirulina trộn với mật ong loại tốt (hoặc lòng trắng trứng gà ta) để làm dưỡng da rất hiệu quả.
Mặt nạ tảo biển:
Chúng có tác dụng giữ ẩm, làm cho da sáng, mịn màng. Mặt nạ tảo biển còn khôi phục sự đàn hồi cho da.




Làm đẹp:
Tảo Spirulina 100 giàu vitamin và Beta-carotene nên có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, đặc biệt là lão hóa da, làm mờ vết thâm nám và nếp nhăn.
Các vitamin trong tảo như vitamin B1, B2, B6, B12, và vitamin E sẽ nuôi dưỡng làn da làm cho da bạn khỏe mạnh từ bên trong, đem lại vẻ hồng hòa tươi tắn cho da bạn.
Dùng làm thực phẩm
Tảo Spirulina là nguồn thức ăn tiềm năng, có giá trị dinh dưỡng rất tốt giúp ngăn ngừa, phục hồi suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi.
Tảo xoắn Spirulina còn là nguồn thức ăn bổ dưỡng để bổ sung vào bát bột, bát cháo để cứu sống những trẻ em bị suy dinh dưỡng.
Chất béo trong tảo chiếm khoảng 6%, nhưng có tính chất ưu việt là một nguồn dinh dưỡng rất giàu acid béo omega-3 ( DHA) và acid béo Gamma Linolenic (GLA), là các loại acid béo có tác dụng:
Hoàn thiện tế bào thần kinh trung ương cho trẻ em.
Giúp tăng cường trí nhớ cho trẻ em.
Ngăn ngừa suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi.
2.TẢO ĐỎ:
Những sinh vật quang tự dưỡng thuộc ngành Rhodophyta.
Đặc điểm chung là màu đỏ tươi hoặc tía.
Màu sắc của chúng là do các hạt sắc tố phycobilin tạo thành.
Tảo đỏ là các sinh vật đa bào và cơ thể phân nhiều nhánh.
Cơ thể chúng không có sự biệt hóa thành các mô riêng biệt.
Hoàn toàn không có roi bơi, không có tế bào có khả năng di chuyển ở bất kỳ dạng nào.
Tảo đỏ nước mặn có cơ thể mềm mại, mỏng manh còn được gọi là thalli.Tảo rạn san hô (coralline algae) có cơ thể được calci hóa nên khá vững chắc.
Acanthophora spicifera (tảo đỏ ở VIỆT NAM)
Hàm lượng iodine cao nhất trong các loại tảo.
Hàm lượng calcium khoảng 70mg/gr tảo khô.
Có một vài vitamin điển hình như: caroten (provitamin A), B12 với hàm lượng thay đổi từ 20 – 170 ppm.
Giàu vitamin C khoảng từ 500 – 3000 ppm.
Ít chất mỡ thay đổi từ 1 – 5% chất khô.
CÔNG DỤNG
Tiêu đàm tích tụ, tiêu bướu cổ và khối u, chữa bệnh sưng tuyến giáp.
Cấp nước, giải nhiệt, giảm bệnh phù, thông đường tiểu.
Có tính năng diệt khuẩn và nấm, giúp chống mụn và hiện tượng gàu.

Tảo san hô
Tảo rong thạch
Trong vách tế bào tảo đỏ có chứa chất Agar-agar và Caragheen. .. được ứng dụng rất nhiều trong đời sống được dùng làm nguồn thực phẩm có giá trị kinh tế cao.

Công thức cấu tạo của Agar - agar
2.TẢO NÂU(Phaeophyta):
Tảo nâu là ngành tảo phân hóa khá cao. Tản đa bào hình sợi, hình bản.
Sống dưới nước nhờ rễ giả, trôi nổi nhờ phao chứa khí.
Vách tế bào bằng xenlulo, tế bào chứa 1 nhân và nhiều thể màu.
Sinh sản bằng nhiều con đường: sinh dưỡng, hữu tính, vô tính.
Tảo quạt
Chi Padina
Sừng hươu
Chi Fucus
RONG MƠ (Chi Sargassum)
TẢO LÁ DẸT
Chi Laminaria
75% là chất hữu cơ (lipid, protid, glucid, vitamin).
25% là khoáng chất, các nguyên tố vi lượng như iốt, magiê, fluor, kali...
Rất có giá trị trong các lĩnh vực làm đẹp, sức khỏe, dinh dưỡng..

Tảo phóng thích các hoạt chất tác động hiệu quả trong nước tắm, trong kem xoa mặt và toàn thân nhờ hàm lượng magiê và kali cao, giúp cơ thể chống lại các khối u xơ ở cơ bắp, làm săn da, giảm hiện tượng da sần, da vỏ cam.

CÔNG DỤNG
Agel UMI: chứa chất chống oxi hóa của FUCOIDAN từ tảo nâu. - Chống máu tụ lại thành cục.
Chống viêm.
-Ngăn chặn sự xuất hiện của khối u và cự phát triển của tế bào ung thư.
- Giảm nguy cơ ung thư.
- Chống virus và vi khuẩn.
- Kích thích tế bào đề kháng.
- Chống dị ứng.
- Bảo vệ hoạt động của gan.
- Giảm lượng đường trong máu và giúp làm giảm bệnh tiểu đường.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và huyết áp cao.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn.
- Giúp cải thiện tình trạng viêm khớp.
Thích hợp dùng cho những người bị các bệnh như: tiểu đường, bệnh về gan, bệnh ung thư,…
Tảo Nâu có Acid alginic (hay còn gọi Alginat), Mannitol là những hợp chất đặc trưng được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. .
Một phần phân tử Acid alginic
Acid alginic là một cấu thể quan trọng của vách tế bào và chất nhầy giữa tế bào Tảo nâu, chiếm từ 15 đến 40% trọng lượng khô và 2 đến 3% trọng lượng tươi.
Alginat được điều chế từ Acid alginic có rất nhiều công dụng vì tính nhầy, tính nhũ tương hóa, tính làm bền nhũ tương, được dùng trong kỹ nghệ sơn, xà phòng, cao su, phim ảnh, vải lợp nhuộm vecni và sơn để tăng độ bền màu. Màu vẽ có Alginat dễ tan điều trong nước và tốt hơn màu xưa.
Dùng rất nhiều Alginat để làm kem, socola, mayonnaise, bánh, món tráng miệng... pha với phèn, Algiant làm cho nước mau lắng trong.
Trong kỹ nghệ son phấn, Alginat rất quan trọng, dùng trong thuốc nhuộm, các loại kem, xà bông.
Tơ được tạo từ Alginat dùng để khâu vết thương, dùng Alginat để lấy dấu răng, pha thuốc, pha huyết thanh.
Alginat thường dùng làm chất nhũ tương hóa và bền vững hóa trong Pilluele, Pastille, nhũ tương, Suppositorie Penicilin... bao bằng Alginat không bị dịch bao tử tiêu hóa và chỉ tan trong ruột: rất quý cho những thuốc kị với dịch bao tử.
Do khả năng hấp thụ cao mà một số muối có tính chất vi lượng trong Tảo nâu trở nên khá cao nên còn được dùng làm thức ăn bổ sung để phòng bệnh thiếu một số chất như sắt, iod…

Màng được tạo thành từ Alginat và Gelatin (GA) kết hợp với một số chất như tinh dầu tràm, rau má, nghệ, mỡ trăng, dầu mù u có tác dụng trong điều trị một số vết thương.
Màng GA có khả năng thải và nạp thuốc.
Màng GA mang thuốc tác dụng tốt trong điều trị bỏng ngăn cản sự xâm nhiễm, giảm viêm đẩy mạnh quá trình lành hóa vết thương.
CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Thanh Huệ
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)