Tạo sự hứng thú trong hoạt động thảo luận nhóm

Chia sẻ bởi Kiều Lệ Quyên | Ngày 25/04/2019 | 86

Chia sẻ tài liệu: tạo sự hứng thú trong hoạt động thảo luận nhóm thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

MỤC LỤC

TT
Nội dung
Trang

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1
 Lý do chọn đề tài
2

2
 Cơ sở lý luận:
3

3
 Cơ sở thực tiễn:
3

4
 Mục đích nghiên cứu:
4

5
 Đối tượng nghiên cứu:
4

6
 Phạm vi nghiên cứu:
4

7
 Kế hoạch, phương pháp nghiên cứu:
4

PHẦN II: NỘI DUNG

8
 Mục tiêu, ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề:
5

9
 Thuận lợi – khó khăn
5

10
 Các biện pháp, giải pháp thực hiện:
6-22

11
 Kết quả đạt được:
23

PHẦN III: KẾT LUẬN

12
 Những kết luận và bài học kinh nghiệm:
24

13
 Đề xuất – Kiến nghị
24

14
 Tài liệu tham khảo
25


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nội dung

GV
HS
SGK
THPT
Giáo viên
Học sinh
Sách giáo khoa
Trung học phổ thông


I – ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:
Sự phát triển như vũ bão của Công nghệ Thông tin và Truyền thông đóng vai trò không nhỏ trong sự phát triển chung của nhân loại. Đảng và nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học, Công nghệ Thông tin và Truyền thông cũng như yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng Công nghệ Thông tin, đào tạo thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, nắm vững tri thức khoa học công nghệ để làm chủ trong mọi hoàn cảnh công tác và hoạt động xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên nhà nước đã đưa môn tin học vào trong nhà trường và ngay từ bậc tiểu học học sinh được tiếp xúc môn tin học để làm quen dần với lĩnh vực công nghệ thông tin, tạo nền móng ban đầu để học những phần nâng cao tiếp theo. Mặc dù vậy, việc học tin học ở trường trung học phổ thông của học sinh vẫn chưa đạt hiệu quả, phần đông học sinh chưa phát huy tính tích cực, còn thụ động, ỷ lại. Nhằm giúp học sinh tham gia một cách tích cực, tránh tính thụ động, ỷ lại thì phương pháp dạy học trong nhà trường có một vai trò rất to lớn. Là giáo viên môn tin học tôi luôn trăn trở làm thế nào để học sinh hiểu và yêu thích môn học, tích cực và húng thú trong từng tiết học. Điều trăn trở đó chỉ được thực hiện khi đổi mới cách thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh. Việc tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát huy tích tích cực của học sinh là một trong những nhiệm vụ của năm học, năm học với chủ đề trường học thân thiện, học sinh tích cực.

Là giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi không ngừng phấn đấu trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức các môn liên quan, thường xuyên học hỏi kinh nghiệm để hoàn thiện hơn trong quá trình giảng dạy. Trong quá trình giảng dạy bản thân đã rút ra kinh nghiệm nhỏ trong việc tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm. Đó chính là: “Tạo sự hứng thú trong hoạt động thảo luận nhóm” muốn chia sẽ với quý đồng nghiệp cùng tham khảo và có ý kiến xây dựng để một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh ở trường trung học phổ thông nơi mình đang công tác.
2. Cơ sở lí luận:
Tạo hứng thú cho người học luôn là một vấn đề quan trọng trong hoạt động dạy - học. Bởi vì, như chúng ta biết, dạy - học là một hoạt động phức tạp, trong đó chất lượng, hiệu quả cơ bản phụ thuộc vào người học. Và điều này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm...; nó còn phụ thuộc vào: môi trường học tập, người tổ chức quá trình dạy học, sự hứng thú trong học tập.
Các nhà nghiên cứu tâm lý học cho rằng, hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, nó có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm cá nhân trong quá trình hoạt động. Sự hứng thú biểu hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của chủ thể hoạt động. Sự hứng thú gắn liền với tình cảm con người. Trong bất cứ công việc gì, nếu có hứng thú làm việc, con người sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động, làm nẩy sinh khát vọng hành động một cách có sáng tạo. Ngược lại, nếu không có hứng thú, dù là hoạt động gì cũng sẽ không đem lại hiệu quả cao. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có hứng thú, kết quả sẽ không là gì hết, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực.
Việc học có tính chất đối phó, miễn cưỡng, người học may lắm chỉ tiếp thu được một lượng kiến thức rất ít, không sâu, không bản chất. Và vì thế dễ quên.
Khi có hứng thú, say mê trong nghiên cứu, học tập thì thì việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn; ngược lại, khi nắm bắt được vấn đề, tức là hiểu được bài thì người học lại có thêm hứng thú. Trên thực tế, những người không thích, không hứng thú khi học môn học nào đó thường là những người không học tốt môn học đó. Chính vì vậy, việc tạo hứng thú cho người học được xem là yêu cầu bắt buộc đối với bất cứ ai làm công tác giảng dạy, đối với bất cứ bộ môn khoa học nào.
3. Cơ sở thực tiễn:
Ngày nay, trên thế giới đang diễn ra quá trình tin học hóa trên nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người. Cũng giống như cuộc cách mạng công nghiệp, cuộc cách mạng thông tin đang dẫn đến những thay đổi quan trọng trong cách sống và ngay cả cách suy nghĩ của chúng ta. Ngoài sự tò mò, ham hiểu biết càng sớm càng tốt mỗi người phải ý thức được rằng nếu không có hiểu biết về tin học thì khó có thể hòa nhập vào cuộc sống hiện đại.
Chính vì vậy việc học môn tin học lại càng quan trọng, nó là hành trang cho các em để tiến xa hơn vào cuộc cách mạng công nghệ thông tin hiện nay. Cấu trúc - nội dung chương trình giảng dạy được xem như khung của toàn bộ quá trình học tin học. Cấu trúc được xây dựng hợp lý cùng với những bài giảng sinh động, cộng thêm vào đó là sự hứng thú tìm hiểu, trao đổi của học sinh sẽ làm cho chất lượng môn tin học được nâng lên.
Giáo viên tin học là người giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức một giờ học, là yếu tố căn bản để các em có thêm động lực, hứng thú khi học môn tin học.
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường đáp ứng được yêu cầu của môn học.
4. Mục đích của đề tài:
- Hiện nay các thành tựu của tin học được áp dụng ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội và đem lại nhiều thành quả to lớn. Mối quan hệ tương tác giữa các nhu cầu của xã hội ngày càng đa dạng và những tiến bộ của khoa học kĩ thuật đã dẫn đến sự phát triển như vũ bão của tin học. Nhiều quốc gia (trong đó có Việt Nam) ý thức được rất rõ tầm quan trọng của tin học và có những đầu tư lớn cho lĩnh vực này, đặc biệt trong giáo dục nâng cao dân trí về tin học và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao.
- Đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục là yêu cầu đặt ra cho bộ môn tin học nói riêng và toàn ngành giáo dục nói chung. Làm thế nào để học sinh được đào tạo tốt nhất, có chất lượng nhất luôn là mối quan tâm của nhiều thầy cô.
5. Đối tượng nghiên cứu:
Các phương pháp đổi mới việc dạy và học.
Chất lượng giáo dục môn tin học qua các năm.
Học sinh trong đơn vị nhà trường
6. Phạm vi nghiên cứu:
Học sinh học tại trường THPT
Đề tài không nghiên cứu toàn bộ chương trình giáo dục môn tin học trung học phổ thông, chỉ nghiên cứu một số bài, một số phương pháp mà tôi cho là thành công nhất.
7. Kế hoạch, phương pháp nghiên cứu.
Thời gian nghiên cứu áp dụng trong vòng 3 năm từ năm 2011 – 2012. Sau một năm trường chuyển giao từ cơ sở cũ sang cơ sở mới.
Qua các tiết thao giảng, dự giờ giữa các thành viên trong tổ và học hỏi kinh nghiệm từ các tổ khác trong nhà trường trong cuộc thi giáo viên dạy giỏi vòng trường. Đánh giá khối lượng, chất lượng, hiệu quả giờ dạy và các phương pháp giáo dục mà giáo viên sử dụng, thực hiện nhằm đạt được kết quả giáo dục cao nhất.
Các bài kiểm tra đánh giá khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của học sinh. Phân loại học sinh theo khả năng.
Tổ chuyên môn thường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề. Đưa ra những bài học, những phương pháp, những tình huống, những kinh nghiệm để trao đổi.
II – NỘI DUNG
8. Mục tiêu, ý nghĩa và tầm quan trọng của đề tài.
- Thảo luận là thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mực của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập.
- Làm việc theo nhóm cần động viên tất cả các thành viên tham dự và kích thích tự suy nghĩ của học sinh.
- Các thành viên tham dự trong nhóm cần bám vào một chủ đề và tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề đó.
- Tạo được hứng thú, thoải mái, vui nhộn cho học sinh trong khi thảo luận.
- Giúp học sinh có cơ hội diễn đạt ý nghĩ của mình, phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề.
9. Thuận lợi – Khó khăn
9.1 Thuận lợi
Sống trong giai đoạn mà cả thế giới đang quan tâm đến Công nghệ thông tin và các ứng dụng của tin học. Học sinh cũng cảm thấy rằng nếu như một thời gian không cập nhật thông tin, không quan tâm đến Công nghệ thông tin là đã tụt hậu so với mọi người, so với thế giới. Nên khi được học môn tin học trong giáo dục phổ thông các em cảm thấy hào hứng hơn hẳn.
Bên cạnh đó Ban giám hiệu nhà trường cũng rất coi trọng sự phát triển của Công nghệ thông tin nói chung và chất lượng môn tin học nói riêng. Nhà trường đã trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, nhằm tạo điều kiện tốt nhất để học sinh có thể học tốt môn tin học.
Tập thể Giáo viên trong nhà trường luôn nhiệt tình giúp đỡ đồng nghiệp khi cần giúp đỡ. Các giáo viên trong tổ tin cũng luôn nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm vì mục tiêu chung.
9.2 Khó khăn
Kiến thức môn tin học trong chương trình giáo dục THPT mỗi năm thuộc về một mảng kiến thức khác nhau.
Một số học sinh lợi dụng những tiết thực hành để lén chơi game.
Các em cho rằng học tin học là phải lên phòng thực hành, nên các em xem nhẹ những tiết lí thuyết, các em cho rằng học lí thuyết là nhàm chán.
Vì đây là môn không có mặt trong các kì thi quan trọng nên một số phụ huynh và học sinh không quan tâm nhiều, họ khuyên con em mình chú tâm học những môn thi tốt nghiệp hay thi đại học, nên môn tin học không coi trọng
10. Các biện pháp, giải pháp thực hiện:
10.1 Thực trạng trước khi giải quyết vấn đề:
Vấn đề là làm thế nào để tạo hứng thú cho người học khi giảng dạy tin học?
Đây là một vấn đề khó, không có một cách thức, con đường ch
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Kiều Lệ Quyên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)