Tao hinh ngôi nhà của bé

Chia sẻ bởi Lan Ho Diep | Ngày 03/05/2019 | 88

Chia sẻ tài liệu: tao hinh ngôi nhà của bé thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHỦ ĐỀ: Động vật biết bay
HOẠT ĐỘNG :Khám phá khoa học
ĐỀ TÀI: Khám phá một số loài chim
GiÁO VIÊN: HUỲNH THỊ THU SƯƠNG
ĐỘ TUỔI: MG LỚN
PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH KHÊ
TRƯỜNG MN TUỔI HOA
I. Mục đích yêu cầu:
Nhận thức:
Làm giàu biểu tượng của trẻ về loài chim:Chim sống trên mặt đất, trên mặt nước, có thể bay trong không khí
Nhận biết cấu tạo cơ thể nổi bật:2 chân, 2 cánh, có mỏ, bao bọc cơ thể bằng lông vũ
Gọi đúng tên một số loài chim
Kĩ năng:
So sánh các đặc điểm khác nhau
Biết sử dụng mô hình hoá
Phân biệt những dấu hiệu liên quan đến chim, nêu ý kiến có dẫn chứng của mình
Tham gia chơi một số trò chơi”nhận biết, phân biệt một số loài chim ”
Giáo dục tư tưởng:
Giáo dục trẻ biết yêu quí, chăm sóc và có ý thức bảo vệ chim
II. Chuẩn bị môi trường hoạt động:
Không gian tổ chức: Trong lớp
Đồ dùng phương tiện:
Một số chim thật
Tranh cô chuẩn bị được tải từ mạng (các loài chim, bướm, ruồi, muỗi...)
Một số bài hát tích hợp
* Phương pháp: Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm

I. Mở đầu hoạt động
Trẻ hát múa bài “con chim non ”
Đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát(các con vừ hát múa về con gì vậy? Các con có yêu mến chim không ...)
II. Hoạt động trọng tâm:
1. Giới thiệu:
Chim hót làm cho các con vui, vậy hôm nay lớp mình cùng khám phá những điều kì lạ về các loài chim nhé!
2. Nhận biết một số loài chim
Cho trẻ xem phim quay về các loài chim
Đàm thoại với trẻ về đoạn phim trẻ vừa được xem
(chim sống ở đâu?, chim có những bộ phận gì?...)
Cô giới thiệu từng loại chim
Cho trẻ gọi tên và quan sát hoạt động đặc điểm, cấu tạo của từng loại chim
Trẻ gọi tên, nêu đặc điểm
CHIM CÔNG
CHIM CÒ
CHIM VẸT
CHIM GÕ KIẾN
CHIM BÓI CÁ
CHIM SÂU
CHIM THIÊN NGA
CHIM DIỀU HÂU
3. So sánh giống nhau và khác nhau của các loài chim
Các con à! Chim có rât nhiều loại, chúng mới khác nhau làm sao. Chúng khác nhau ở điểm nào chúng ta hãy quan sát bắt đầu từ chân nhé!
a) Về chân chim:(trẻ trả lời) Chân cò dài sống ở đầm lầy, chân thiên nga có màng sống ở dưới nước, chân vẹt ngắn có móng bấu chặt sống ở trên cây.
Tại sao chim có chân khác nhau(vì chúng sống ở những nơi khác nhau)
Cô nhấn mạnh chim sống ở đầm lầy đều có chân dài, chim sống ở dưới nước và bơi lội nên chân đều phải có màng, còn tất cả chim sống ở trên cây và trên mặt đất đều có móng bấu chặt

b)Về mỏ chim:
Các con chim còn có điểm gì khác nhau nữa(mỏ)
Mỏ của chim như thế nào?(mỏ ngắn, mỏ dài , mỏ nhọn...)
Mỏ chim sâu nhọn ngắn để bắt sâu trong lá
Mỏ chim gõ kiến dài để làm gì?(tìm thức ăn dưới vỏ cây)
Mỏ chim bói cá dài để bắt cá
Mỏ con vẹt cong để làm gì?(nó dùng mỏ để tìm hạt )
Tại các con chim khác nhau lại có mỏ khác nhau?(chúng ăn nhiều loại thức ăn khác nhau)


Còn bộ lông của chúng như thế nào?(chim cò, thiên nga: màu trắng, vẹt màu xanh, chim sẻ có bộ lông maù nâu)
Chim không chỉ biết bơi, đi trên mặt đất mà còn biết gì nữa?(biết hót, biết nói, biết bay...)
Cái gì giúp nó bay được?(2 cánh)
Cánh của nó như thế nào?(to, nhỏ, dài, ngắn... )
Chúng khác nhau nhiều quá nhưng ta chỉ có thể gọi chúng một từ là (Chim). Vậy tất cả chim có điểm gì giống nhau(2 cánh, 2chân, có mỏ,có lông vũ, biết bay).

4. Phân biệt chim với động vật khác







CON BƯỚM
Cô đưa tranh
Đây có phải là chim không?(không). Tranh vẽ gì?(con bướm).
Vì sao không phải là chim(vì có 6 chân, 4 cánh, không có lông vũ )


Tranh vẽ gì?(châu chấu). Thế có phải là chim không?
Tương tự cô đưa tranh một số động vật khác và hỏi trẻ

Nếu là chim thì cần đủ những yếu tố nào?(2 chân, 2 cánh,có mỏ có lông vũ )
Chim thuộc nhóm gì?(gia cầm). Chim đẻ gì?(trứng)
Tình cảm của các con đối với chim như thế nào?(Yêu chim, mến chim )(hát một đoạn của bài”con chim non”)
Chúng ta làm gì để bảo vệ chúng?(không bắt chim, bắn chim, không chọc phá tổ chim, yêu quí chăm sóc chim, làm tổ cho chim, trồng cây cho chim ở,... )
Chim có lợi như thế nào?(hót, làm thuốc chữa bệnh, làm thức uống...)
Cô và trẻ cùng đọc:
”chim có tổ như ta có nhà
Ai mà mất tổ chim buồn không ca”
5) Luyện tâp:

Trò chơi1: Giúp chim về nhà
- Luật chơi: Đội nào đưa được chim về đúng nhà nhanh, nhiều là chiến thắng, mỗi trẻ chỉ đưa được một chú chim
Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội thi đua, từng trẻ chạy lên lấy 1 chú chim và đặt đúng nơi ở của chúng rồi chạt về cuối hàng.
VD: Thiên nga ở dưới nước
Bồ câu ở chuồng
Trò chơi 2:Ai nhanh nhất
Cách chơi: Cô đọc câu đố, trẻ đoán sau khi trẻ đoán cô mời trẻ lên click chuột xem mình đoán đúng chưa
Luật chơi: Ai đoán nhanh và đúng thì chiến thắng





CHIM SÂU
Con gì nho nhỏ
Cái mỏ xinh xinh
Chăm nhặt chăm tìm
Bắt sâu cho lá


Mỏ dài lông biếc
Trên cành lặng im
Bỗng vụt như tên
Lao mình bắt cá

CHIM BÓI CÁ
Mỏ dài lông biếc
Trên cành lặng yên
Bỗng vụt như tên
Lao mình bắt cá
CON CÒ
Con gì đẹp nhất loài chim
Đuôi xoè rực rỡ như ngàn cánh hoa
CHIM CÔNG
Mỏ cứng như đùi
Gõ luôn không mỏi
Cây nào cây đục
Có tôi! Có tôi!
Là con gì?
Chim gì lượn tựa thoi đưa
Báo mùa xuân đẹp say sưa giữa trời
Trò chơi 3: Đoán ý đồng đội
- Luật chơi: Tìm đúng các cặp tranh giống nhau, mỗi bạn chỉ lấy đựoc một cái tranh
- Cách chơi: chia trẻ thành 2 đội một bạn đại diện nhìn tranh và diễn tả điệu bộ để cho bạn của đội mình biết sau đó cùng lấy tranh mang ra rồi chạy về sau hàng. Từng cặp lên diễn tả điệu bộ rồi lấy tranh(hết một đoạn nhạc), cô kiểm tra kết quả xem có bao nhiêu cặp tranh giống nhau. Đội nào có nhiều cặp tranh giống nhau là chiến thắng
III. Kết thúc hoạt động:
Các con vừa nhận biết, phân biệt về con gì? (thưa cô con chim)
Cho trẻ hát và vận động bài “con chim nhúc nhích”
Cô tuyên dương trẻ cho trẻ nghỉ

TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lan Ho Diep
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)