Tầng ozone

Chia sẻ bởi Cao Hoàng Tân | Ngày 23/10/2018 | 61

Chia sẻ tài liệu: Tầng ozone thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Nhóm thực hiện: Tổ 1 – Lớp 10A6
CHÀO MỪNG CÁC BẠN
ĐẾN VỚI
BuỔI THUYẾT TRÌNH
CỦA CHÚNG TÔI
CHỦ ĐỀ THUYẾT TRÌNH
VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ
CÁCH BẢO VỆ
TẦNG OZONE
I/ Ozone:
Ozone là 1 dạng thù hình của oxy, có công thức phân tử là O3 , công thức cấu tạo


Ở điều kiện tiêu chuẩn, khí ozone có màu xanh thẫm. Ozone có nóng chảy ở -1930C và sôi ở -1190C.
II/ Tầng ozone
Tầng ozone là một lớp trong bầu khí quyển của Trái Đất chứa nồng độ tương đối cao của ozone (O3). Lớp này hấp thụ 93-99% của ánh sáng mặt trời cao tần số tia cực tím, mà là khả năng gây tổn hại đến cuộc sống trên trái đất. Hơn 91% của ozon trong khí quyển của Trái Đất có mặt ở đây. Nó là chủ yếu nằm ở dưới phần của tầng bình lưu từ khoảng 10 km đến 50 km trên Trái đất, mặc dù chiều dày thay đổi theo mùa và địa lý. Tầng ozone được phát hiện vào năm 1913 bởi các nhà vật lý người Pháp Charles Fabry và Henri Buisson.
Ozone trong tầng bình lưu được hình thành bời phản ứng:
3 O2 2 O3
Ngoài ra, ozone có thể được hình thành bởi phản ứng:
NO2 NO + O
O2 + O O3
Mặc dù vậy, phân tử ozone không bền. Nó hoàn toàn có thể phân hủy trở lại thành 1 phân tử oxy và 1 nguyên tử oxy
Sự hình thành ozone trong tự nhiên:
Tia cực tím
Ánh sáng mặt trời
Đo lượng ozone trong khí quyển
Người ta dùng đơn vị Dosbon (DU) để đo lượng ozone trong khí quyển.
Đơn vị Dobson (DU) là đơn vị đo lường ozone trong khí quyển, đặc biệt là trong tầng bình lưu. Một đơn vị Dobson bằng 2,69 x 1016 phân tử ozone trên một cm2 hay 2,69 × 1020 trên một m2, tương đương với một lớp ôzôn dày 0,001 xentimét trong điều kiện tiêu chuẩn.
III/ Vai trò của tầng ozone:
Vai trò quan trọng nhất của tầng ozone là ngăn ngừa tia cực tím.
.


1) Tác hại của tia cực tím

Tia cực tím gây hại cho ADN của sinh vật theo nhiều cách. Một trong những cách phổ biến nhất tác động liên kết bất thường giữa 2 đơn phân kế cận thay vì giữa các đơn phân bổ sung trên 2 mạch đối nhau (tạo bậc thang). Kết quả là ADN có một chỗ phình trong cấu trúc và nó không còn có thể thực hiện những chức năng bình thường nữa.
Khoa học đã cho thấy các tia bức xạ có hại tác động đến nhiều mặt của sự sống trên trái đất: tác động đối với sức khỏe con người. Sự gia tăng bức xạ tử ngoại gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Trước hết, bức xạ tử ngoại tác động đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, là các tế bào da. Nhiều bệnh sẽ phát sinh do hệ thống miễn dịch bị suy giảm. Tăng bức xạ tử ngoại UV-B sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư da.


Tia cực tím đến Trái Đất sẽ bị tầng Ozone ngăn lại:

O3 O2 + O
Thực tế cho thấy tầng ozone đã ngăn chặn được 97 – 99% lượng tia cực tím từ Mặt Trời. Nếu lượng ozone giảm 1% sẽ làm tăng khoảng 2% lượng tia cực tím xuống Trái Đất
. Các nghiên cứu khoa học cho thấy nếu ozone tầng bình lưu giảm 1%, số người mắc bệnh ung thư da sẽ tăng 2%. Sự suy giảm tầng ozone còn làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể và các bệnh về mắt khác.
2) Tầng ozone bảo vệ Trái Đất khỏi tia cực tím:
Tia cực tím
III/ Bảo vệ tầng ozone:
Tầng ozone vô cùng quan trọng đối với Trái Đất nhưng không phải ai cũng biết. Chính vì vậy, trước đây, con người đã vô tình sản xuất ra những chất phá hoại tầng ozone mà tiêu biểu nhất là CFC.
Tầng ozone có thể suy giảm do chất như nitơ oxide (NO), nitơ đioxit (N2O), nguyên tử clo (Cl), và nguyên tử brôm (Br). Trong đó, tiêu biểu nhất là cloflocacbon (CFC). Khí này vào tầng bình lưu có phản ứng giải phóng gốc Cl tự do. Sau đó, gốc Cl tự do này sẽ có phản ứng:
Cl + O3 ClO + O2
ClO + O Cl + O2
Gốc Cl tự do sinh ra cứ thế lại phá hủy O3 . Chính vì vậy, lượng CFC con người đã thải ra có thể phá hủy tầng ozone đến hàng trăm năm sau.
Tầng ozone bị phá hủy ra sao?
GiẢI PHÁP BẢO VỆ
TẦNG OZONE
Trên thế giới
Công ước Viên về bảo vệ tầng ozone đã được thông  qua vào tháng 03/1985 tại Viên, Áo. Công ước gồm 21 điều, thúc đẩy các bên để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trước tiên hãy bảo vệ tầng ozone.  Nghị định thư mang tính lịch sử về các chất làm suy giảm tầng ozone (ODS) được thông qua tại Montreal, Canada vào tháng 9-1987. Nghị định thư Montreal  áp đặt các biện pháp và nghĩa vụ loại trừ hoàn toàn sản xuất và sử dụng các chất làm suy giảm tầng ozone đối với các nước thành viên, trong đó có xem xét đến hoàn cảnh đặc biệt của các nước đang phát triển.


Với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều chất thay thế đã được phát minh và đưa vào áp dụng, đồng thời nhằm đẩy  nhanh tiến trình loại trừ sản xuất và sử dụng các chất ODS,  Nghị định thư Montreal  đã được sửa đổi bổ sung tại cuộc họp các bên: Luân Ðôn (1990), Cô-pen-ha-gen (1992), Montreal  (1997) và Bắc Kinh (1999).  Nghị định thư Montreal  với các sửa đổi, bổ sung quy định: các nước phát triển loại trừ hoàn toàn sản xuất và sử dụng các chất CFC vào halon vào năm 1996, các chất HCFC vào năm 2020, trong  khi các nước đang phát triển được ưu đãi sử dụng các chất CFC và halon đến năm 2010 và các chất HCFC đến năm 2040.


Năm 1992, các bên tham gia Nghị định thư Montreal  đã thành lập Quỹ đa phương thi hành Nghị định thư do các nước phát triển đóng góp tài chính. Quỹ đa phương về ozone được dành riêng để cung cấp hỗ trợ tài chính và công nghệ cho các nước đang phát triển thực hiện tiến trình loại trừ sản xuất và sử dụng các chất ODS theo quy định của Nghị định thư Montreal. Ðến nay, hơn 90% lượng tiêu thụ CFC và halon trên toàn cầu đã được loại trừ; hầu hết các nước trên thế giới đã thực hiện các biện pháp như cấm sử dụng CFC trong sản xuất, cấm nhập khẩu hàng hóa có, hoặc sử dụng CFC.


Một số hình ảnh
Ở Việt Nam
Tháng 01/1994, Việt Nam chính thức tham gia Công ước viên về bảo vệ tầng ozone và Nghị định thư Montreal  về các chất làm suy giảm tầng ozone, đồng thời phê chuẩn hai sửa đổi, bổ sung Nghị định thư Luân Ðôn (1990) và Copenhagel (1992) của Nghị định thư. Ðể thực hiện Công ước Viên và Nghị định thư Montreal, chính phủ Việt Nam đã giao cho Tổng cục khí tượng Thủy văn (cũ) và từ năm 2002 là Bộ Tài nguyên và Môi trường.


Học sinh có thể làm gì?
Hưởng ứng các cuộc vận động cắt giảm khí CFC.
Sử dụng tủ lạnh, máy điều hòa có lượng khí CFC thấp.
Không mở cửa tủ lạnh quá lâu, chỉnh nhiệt độ quá thấp trên máy điều hòa vì những hoạt động làm lạnh này đều sản sinh ra CFC.
BÀI THUYẾT TRÌNH ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC
XIN CẢM ƠN CÁC BẠN
ĐÃ CHÚ Ý
LẰNG NGHE!!!
Danh sách các thành viên
Trần Công Đức Huy (06) (Tổ trưởng)
Văn Ngọc Thành (27)
Lê Minh Hoàng (05)
Hồ Thị Anh Thư (31)
Trần Thị Thanh Huyền (08)
Huỳnh Thiên Trúc (38)
Nguyễn Phạm Nhật Tú (40)
Nguyễn Hồng Lâm (12)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Hoàng Tân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)