TẢN ĐÀ.hay,súc tích

Chia sẻ bởi Phạm Văn Trung | Ngày 10/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: TẢN ĐÀ.hay,súc tích thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

TIẾT 5:
TÌM HIỂU THÊM VỀ TẢN ĐÀ
Giáo viên thực hiện: PHẠM VĂN TRUNG
TRUNG TÂM GDTX II THÁI THỤY
SỞ GD & ĐT TỈNH THÁI BÌNH
I. TẢN ĐÀ - NGƯỜI CỦA HAI THẾ KỶ:
1. Vài nét về tác giả Tản Đà:
- Tản Đà (1889 - 1939)
+ Tên thật: Nguyễn Khắc Hiếu
+ Quê: Khê Thượng - Bất Bạt – Sơn Tây (nay là Ba Vì – Hàn Nội).
- Tản Đà sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng.
- Tản Đà học giỏi, từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng nhưng thi cử đều trượt, Tản Đà “phá nghiệp” khoa cử chuyển sang viết văn bằng chữ quốc ngữ.
Tác phẩm tiêu biểu:
+ Khối tình con I, II (thơ 1916 - 1918)
+ Giấc mộng con I, II (1916 - 1932)
+ Khối tình bản chính, khối tình bản phụ
(luận thuyết 1918)
+ Còn chơi (thơ văn xuôi 1921).
+ Thơ Tản Đà (1925)
+ Giấc mộng lớn (tự truyện 1928).

=> Tản Đà là một tài năng đa dạng trên nhiều lĩnh vực.
I. TẢN ĐÀ - NGƯỜI CỦA HAI THẾ KỶ:
1. Vài nét về tác giả Tản Đà:
Sinh 1889
Mất 1939
Xuất thân trong gia đình quan lại, tự nhận là nhà hủ nho
Có lối sống phóng túng, thích chơi ngông với đời
Học chữ Hán và theo nghiệp khoa cử, từng thi hương 2 lần nhưng không đỗ
Viết văn bằng chữ quốc ngữ, sinh sống bằng nghề " bán chữ buôn văn"
Sáng tác chủ yếu theo thể loại cũ: Tứ tuyệt, yết hầu, bát cú, trường thiên, hát nói.
Cho ra đời những bài thơ tự do, cảm xúc mới, cái tôi cá nhân phóng túng.
Hán học đã tàn
Tây học mới bắt đầu
Tản Đà - người của hai thế kỉ, dấu gạch nối giữa hai thời đại văn học - "người thi sĩ đầu tiên đã mở đầu cho thơ ca trung đại, người duy nhất có can đảm làm thi sĩ một cách đường hoàng, bạo dạn..." (Xuân Diệu)
2. tính chất giao thời trong con người Tản Đà
II. TÍNH CHẤT GIAO THỜI TRONG BÀI THƠ “HẦU TRỜI” :
1. Về hình thức:
- Đưa cả câu chuyện vào bài thơ, giọng kể hóm hỉnh, cách kể chuyện có duyên.
- Ngôn ngữ thơ giản dị, nôm na, gần với ngữ điệu nói.
- Tản Đà xuất hiện với tư cách là người kể chuyện đồng thời là nhân vật chính; cảm xúc phóng túng, tự do, không gò bó.
II. TÍNH CHẤT GIAO THỜI TRONG BÀI THƠ “HẦU TRỜI” :
1. Về hình thức:
2. Về nội dung:
- Thể hiện cái tôi phóng túng với giấc mơ kỳ lạ: Lên hầu trời.
- Phản ánh trong thơ bức tranh hiện thực trần gian và gia cảnh của thi nhân
- Thể hiện cái nhìn và quan niệm mới về văn chương: Văn chương trở thành một nghề để kiếm sống, trở thành hàng hoá có kẻ bán người mua, có thị trường tiêu thụ.
III. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CÁI TÔI NGÔNG TẢN ĐÀ TRONG BÀI THƠ “HẦU TRỜI”:
1. Ngông khi nói về tài năng của mình:
- Nhà thơ công khai đắc ý ca ngợi tài năng của minh: “Văn dài hơi tốt ran cung mây” hoặc: “Văn đã giàu thay lại lắm lối”.
- Tài năng và sự tự tin của Tản Đà còn được thể hiện qua thái độ xuýt xoa khen ngợi của chư tiên khi nghe văn Tản Đà.
Vùng đất Tây Sơn nảy một ông
Tuổi chưa bao nhiêu văn rất hùng
Sông Đà núi Tản ai hun đúc
Bút thánh câu thần sớm vãi vung
III. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CÁI TÔI NGÔNG TẢN ĐÀ TRONG BÀI THƠ “HẦU TRỜI”:
1. Ngông khi nói về tài năng của mình:
2. Ngông khi xưng danh tính:
- Tác giả cung khai lý lịch rất rành mạch, hiện đại: Có tên họ, quê quán, quốc gia, châu lục, hành tinh.
Trang trọng, đàng hoàng, đĩnh đạc thể hiện tên tuổi và sự tồn tại của mình trên bức đồ họa sông núi. Tự hào khẳng định trước mặt trời mình là đứa con đích thực của sông Đà, núi Tản nước Nam Việt => Thái độ tự tôn dân tộc.
III. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CÁI TÔI NGÔNG TẢN ĐÀ TRONG BÀI THƠ “HẦU TRỜI”:
1. Ngông khi nói về tài năng của mình:
2. Ngông khi xưng danh tính:
3. Thể hiện ở việc tự đánh giá thiên chức của mình dưới trần gian:
Tản Đà tự nhận mình là trích tiên được trời đưa xuống hạ giới để truyền bá và làm cho thiên lương được hưng thịnh. Tản Đà luôn tự hào và không bao giờ quên nhiệm vụ của mình:
"Hai chữ thiên lương thằng Hiếu nhớ
Dám xin không phụ trời trông mong".
IV. Tổng kết
Con người và sự nghiệp thơ văn Tản Đà là nhân chứng cho buổi giao thời với không ít những sóng gió, biến động của xã hội và của nền văn học dân tộc.
Con người Tản Đà có "cái cốt cách vững vàng, phong thái ung dung" nhưng cũng có một cái tôi phóng túng, tự do bay bổng, lãng mạn.
Trong thơ văn Tản Đà vừa có vẻ đẹp hài hòa, cổ kính của thơ ca trung đại nhưng cũng có cái phá cách, tự do, không gò bó hoàn toàn mới mẻ.
Tản Đà có một vị trí đặc biệt quan trong trong tiến trình văn học dân tộc, vai trò lịch sử của Tản Đà là chôn cất thơ cũ lần cuối cùng với tất cả vẻ đẹp huy hoàng của nó và mở đừơng cho thơ mới ra đời
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Học theo nội dung bài.
- Ghi nhớ những biểu hiện của tính chất giao thời trong con người và văn thơ Tản Đà
- Nắm được những biểu hiện của cái tôi ngông Tản Đà trong bài thơ “Hầu trời”.
- Nắm được những dấu hiệu đổi mới của bài thơ “Hầu trời”
- Chuẩn bị ôn tập bài “Vội vàng”
chân thành cảm ơn:
các thầy cô giáo
và các em học sinh !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Trung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)