Tam quoc dien nghia

Chia sẻ bởi Dương Thị Ngát | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: tam quoc dien nghia thuộc Toán học

Nội dung tài liệu:

TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
LA QUÁN TRUNG
Tác giả
La Quán Trung
La Quán Trung tên là Bản, tên chữ
là Quán Trung, lại có biệt hiệu là "Hồ Hải
tản nhân" có thể là người Thái Nguyên
(còn có thuyết cho rằng ông là người Lư
Lăng, Tiền Đường, Đông Nguyên. v. v ...).
Ông sinh vào cuối đời Nguyên, mất vào
Đầu đời Minh, ước chừng vào khoảng
năm 1300 đến năm 1400 giữa thời thống
trị của nhà Nguyên Thuận Đế (Thỏa Hoàn
Thiếp Mộc Nhĩ) và Minh Thái Tổ (Chu
Nguyên Chương). Có thuyết còn nói rõ
rằng ông sinh năm 1328 và mất năm
1398.
- Gia đình ông có bầu không khí văn hóa nồng nàn, từ thuởu nhỏ ông thích đọc sách, đọc nhiều sách kinh sử, các thứ này đã đặt cơ sở sáng tác tốt đẹp cho ông sáng tác văn học về sau. Thời đại La Quán Trung sinh sống là thời đại có mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp hết sức gay gắt phức tạp, quý tộc dân tộc Mông Cổ xây dựng chính quyền đời Nguyên, thực thi thống trị đàn áp đối với dân tộc Hán, dẫn đến đông đảo nhân dân dân tộc Hán chống đối, các nơi đều xuất hiện quân khởi nghĩa.
La Quán Trung trẻ tuổi tham gia một quân khởi nghĩa, nhậm chức tham mưu. Lúc đó, La Quán Trung ấp ủ hoài bão chính trị, mong mình có thể lên ngôi vua quản lý đất nước trong thời buổi loạn lạc. Sau đó, quân khởi nghĩa do Chu Nguyên Chương dẫn đầu giành được thắng lợi cuối cùng, xây dựng vương triều nhà Minh, hoài bão chính trị của La Quán Trung bị tan vỡ, ông bèn ở ẩn và bắt đầu sáng tác văn học.
Các nghĩa quân không những chiến đấu với quân đội nhà Nguyên, mà còn thôn tính nhau, mong lật đổ nhà Nguyên và thống trị cả Trung Quốc.
- Về tiểu thuyết thì ngoài Tam Quốc Diễn Nghĩa ra, tương truyền có tất cả hơn mười bộ, như nay ta biết còn có: Tùy Đường chí, Tản Đường ngũ đại sử diễn ca, Tam toại bình yêu truyện... (hiện nay những bản còn lưu truyền đã bị người đời sau sửa đổi, viết lại, không còn nguyên bản của ông nữa).
Tác phẩm
TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
Tóm tắt tác phẩm.

Bộ “Tam Quốc Diễn Nghĩa” kể câu chuyện lịch sử phức tạp nói về triều đại Đông Hán tới Tây Tấn Võ Đế trong 100 năm từ năm 184 đến năm 280 công nguyên.
Truyện lấy bối cảnh vào thời suy vi của nhà Hán khi mà những hoàng đế cuối cùng của nhà Hán quá tin dùng giới hoạn quan mà gạt bỏ những bề tôi trung trực. Triều đình ngày càng bê tha, hư nát, khiến kinh tế suy sụp và an ninh bất ổn.
Bản đồ Trung Quốc thời nhà Hán
Trương Giác
Đến đời Hán Linh Đế, loạn giặc Khăn Vàng nổ ra do Trương Giác, một người đã học được nhiều ma thuật và bùa phép chữa bệnh, cầm đầu.Hà Tiến chỉ huy các quan đại thần chẳng mấy chốc dập tắt được quân nổi loạn.Tuy nhiên, Hà Tiến lại mắc mưu của đám hoạn quan, bị chúng lừa vào cung và giết chết. Liền sau đó các quan đại thần nổi giận chạy vào cung giết sạch đám hoạn quan này
Trong số các quan lại cứu vua có Đổng Trác là thứ sử Tây Lương. Đổng Trác nhân cơ hội này vào cung bảo vệ vua. Sau đó ông ta phế truất Linh Đế và lập Trần Lưu Vương lên làm hoàng đế, rồi làm tướng quốc nắm hết quyền triều chính vào tay mình. Hành vi tàn bạo, lộng quyền của Đổng Trác khiến quan lại vô cùng phẫn nộ, họ hội quân với Viên Thiệu và lập mưu khiến Đổng Trác dời đô từ Lạc Dương về Trường An.

Cuối cùng Đổng Trác bị giết bởi chính người con nuôi của ông ta là Lữ Bố, do cùng giành giật một người con gái đẹp là Điêu Thuyền.

Lữ Bố
Điêu Thuyền
Trong lúc đó, trong các quan lại lục đục nội bộ với nhau, Tôn Kiên, cha của Tôn Sách và Tôn Quyền, lợi dụng lúc lộn xộn, đã lấy được ngọc tỷ triều đình và chạy về vùng Giang Đông. Không còn triều đình trung ương vững mạnh, các quan lại quay về địa phương của mình và bắt đầu giao chiến với nhau. Nhiều anh hùng như Tào Tháo và 3 anh em kết nghĩa Lưu Bị,Quan Công, Trương Phi mặc dù chưa chính thức được ban tước và quân, cũng bắt đầu xây dựng lực lượng riêng 


Tào Tháo
Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi kết nghĩa vườn đào
Tào Tháo hùng tài đại lược chiêu nạp nhân tài lấy danh nghĩa tôn phò nhà Hán chấn áp chư hầu,đánh bại đối thủ chính Viên Thiệu thống nhất miền Bắc dựng nên nhà Ngụy. Tôn Quyền kế thừa sự nghiệp của cha anh làm chủ Đông Ngô. Lưu Bị xuất thân tay trắng,sau nhờ Gia Cát Lượng bày mưu tính kế mới xây dựng được sự nghiệp. Lưu Bị liên minh với Tôn Quyền đánh bại Tào Tháo ở Xích Bích, thế chân vạc Tam Quốc bắt đầu hình thành.Sau đó Lưu Bị chiếm được Tây Thục,coi mình là người kế tục nhà Đông Hán.

Bản đồ Tam Quốc năm 262
Ngụy
Ngô
Thục
Ngay cả khi Tào Tháo,Lưu Bị và Tôn Quyền chết cục diện Tam quốc vẫn được duy trì. Những nỗ lực Bắc phạt của Gia Cát Lượng và Khương Duy bên Thục đều thất bại.Trong phần lớn thời gian cuộc chiến 2 nước yếu Thục và Ngô thường liên minh với nhau để chống lại nước Ngụy hùng mạnh.Sự chia cắt đất nước chỉ chấm dứt khi nhà Tấn thay thế nhà Ngụy và lần lượt tiêu diệt Thục và Ngô.Cả ba vua cuối cùng của ba nước là Tào Hoán, Lưu Thiện và Tôn Hạo, được sống cho đến tận cuối đời.Và thế là thời đại Tam Quốc cuối cùng cũng chấm dứt sau gần một thế kỷ đầy xung đột. 

* Giá trị nghệ thuật của “Tam Quốc diễn nghĩa”
Bộ “Tam Quốc Diễn Nghĩa” đạt thành tựu nghệ thuật trong các mặt. La Quán Trung chưa thoát khỏi quan điểm phong kiến chính thống và đưa vào truyện một số chi tiết hư cấu, hoang đường nhằm mục đích ``tôn Lưu Bị-phê Tào Tháo``. Nhưng thông qua kể lại các cuộc đấu tranh khủng khiếp về chính trị và quân sự,tác giả đã xây dựng thành công hàng loạt hình tượng nhân vật.
Trong hơn 400 nhân vật trong bộ sách, tác giả ra sức miêu tả mấy chục nhân vật có tính cách rất điển hình.VD Tào Tháo giỏi về mưu trí nhưng tính tình nham hiểm đa nghi; Lưu Bị - chính thống hiền quân
Gia Cát Lượng - tầm nhìn cao xa, đoán việc như thần, hỏa thiêu Tân Dã, lừa mượn tên Tào Tháo, bắt sống Trương Nhiệm, mắng chết Vương Lãng, thất cầm Mạnh Hoạch với lòng trung thành "Cúc cung tận tụy, tử nhi hậu kỷ" khiến hậu thế sùng bái. Quan Vũ quá ngũ quan trảm lục tướng, đơn đao phó hội; Trương Phi lỗ mãng; Lỗ Túc thật thà trung hậu;Tư Mã Ý thâm trầm khó đoán…đều là những nhân vật điển hình ai cũng biết. Bên cạnh các câu thề trong truyện, nhiều thành ngữ Trung Quốc đang dùng ngày nay đều xuất phát từ tiểu thuyết này. 
Cách kể chuyện La Quán Trung phản ánh tình hình chính trị thời tg sống. Hoàng đế nhà Minh Vạn Lịch đã chính thức nâng Quan Vũ thành thánh để nhấn mạnh đức tính quả cảm và tuyệt đối trung thành của ông (những tính cách mà rõ ràng hoàng đế muốn đề cao để các thần dân noi theo). Tuy nhiên La Quán Trung lại xây dựng cho chúng ta một nhân vật Quan Vũ tinh tế hơn ở chỗ Quan Vũ chết như một thần tượng tan vỡ, đáng thương vì tính cả tin của mình. Các lời bình cổ đã không chú ý đến chi tiết này nhưng khám phá gần đây cho thấy Quan Vũ của La Quán Trung là một sự phản ánh hấp dẫn của văn hoá Trung Quốc dưới luật thời nhà Minh, tác giả vừa theo chương trình tuyên truyền của triều đình phong kiến thời đấy mà vẫn phá luật một cách khá tinh tế.


* Gía trị nội dung của “Tam quốc diễn nghĩa”
Bộ “Tam Quốc Diễn Nghĩa” kể câu chuyện lịch sử phức tạp trong 100 năm từ năm 184 đến năm 280 công nguyên. La Quán Trung thu thập nhiều tài liệu lịch sử, tạp ký, những truyện ít ai biết đến, tiểu thuyết dã sử và truyền thuyết dân gian về Tam Quốc, dung hợp hoài bão chính trị và sự từng trải cuộc sống chiến tranh khi tham gia quân khởi nghĩa nông dân của mình, tái hiện sinh động lịch sử đấu tranh chính trị và quân sự giữa ba nước Ngụy, Thục, Ngô.
Bộ “Tam Quốc Diễn Nghĩa” do La Quán Trung sáng tác không những có giá trị văn học quan trọng, mà còn là một tác phẩm kiểu bách khoa toàn thư về xã hội phong kiến, nó miêu tả về các mặt xã hội lúc đó. Ở Trung Quốc, ngày càng nhiều chuyên gia, học giả nghiên cứu kiệt tác “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, họ nghiên cứu giá trị văn hoá và ý nghĩa hiện thực của nó từ nhiều góc độ như sử học, nhân tài học, tâm lý học, truyền thông quan hệ công chúng, mưu lược học, quản lý học, quân sự học, nghệ thuật học và luân lý học v.v.


Phân tích nhân vật trong

“Tam Quốc diễn nghĩa”
* Lưu Bị
Lưu Bị, tên chữ là Huyền Đức, là dòng dõi Trung Sơn Tĩnh Vương, cháu chắt xa của Hiếu Cảnh Hoàng đế (Các Hoàng đế đầu tiên nhà Hán là Cao Tổ, Hiếu Huệ đế, Văn Đế, Cảnh đế, Vũ đế ...). Thực chất Huyền Đức là tầng lớp quý tộc suy vi của Hán tộc, truyền đến đời Huyền Đức thì đã suy, nên Huyền Đức sinh ra trong nghèo khổ, cha mất sớm, phải đi làm nghề dệt chiếu đóng giày để kiếm ăn.
Sinh thời, Huyền Đức là một người con có hiếu, thờ Lư Thực và Trịnh Huyền làm thầy, kết bạn với Công Tôn Toản. Lưu Bị đã sớm bày tỏ ý chí của mình "Sau này lớn lên ta làm vua cũng sẽ làm cỗ xe như thế" (hồi 1 - nói về cây dâu nhà Huyền Đức). Tướng mạo Lưu Huyền Đức đã thấy một người khác thường "mình cao tám thước, tay dài quá đầu gối, mắt nhìn thấy tai", quả thật khác thường. Tính Huyền Đức nghiêm trang, nhưng khoan dung, không thích đọc sách, biết lãnh đạo, có tầm nhìn xa trông rộng biết nắm bắt thời cơ ông ta cũng xứng là một anh hùng như Tào Tháo khen ngợi vậy “Anh hùng thiên hạ chỉ có sứ quân và Tháo này thôi!”.
Từ lúc còn khó khăn, lúc mà quân không nổi nghìn người, tướng chỉ có Quan, Trương, Triệu, Huyền Đức đến Từ Châu giúp Đào Khiêm, và Khiêm đã nhận ngay ra Huyền Đức là anh hùng thời nay: khoan dung, độ lượng và biết thu phục nhân tâm. Ngay lập tức, ông đem Từ Châu dâng lên Lưu Bị mà không chút nghi hoặc, nhưng ba lần Đào Khiêm nhường Từ Châu cho Lưu Bị, thì ba lần Lưu Bị từ chối.
Lưu Bị từ chối nhận Từ Châu là hoàn toàn thực lòng, bởi ông ta là người biết nhìn xa. Từ Châu là một trong 9 châu của Trung Hoa (Thanh, U, Từ, Đại, Ký, Ích, Kinh, Dự, Lương). Thời điểm đó, Từ Châu là một địa điểm dân giàu, đất rộng, các thế lực luôn nhòm ngó: Viên Thuật ở Hoài Nam, Lã Bố, Tào Tháo... Chắc chắn Lưu Bị cũng muốn có một vùng đất như thế để làm chủ. Nhưng lúc đó, Lưu Bị quân không đầy một ngàn, tướng chỉ có Quan, Trương, Triệu, trong tay không có lấy một quân sư hỗ trợ, nếu làm chủ Từ Châu, ông ta sẽ là chỗ để cho các thế lực tấn công mà không thể nào chống đỡ nổi.
Lúc này Lưu biết mình còn yếu, muốn nằm yên chờ thời cơ và xây dựng lực lượng, và Từ Châu không phải là địa điểm an toàn. Quả nhiên, sau đó vì bất đắc dĩ, Huyền Đức phải nhận Từ Châu do Đào Khiêm chết, Lữ Bố dễ dàng chiếm lấy Từ Châu mà Huyền Đức không có khả năng chống đỡ.
Lưu Bị khoan dung, biết lợi dụng nhân hòa và đối đãi người thực tâm. Cách dùng người của ông là dùng thì phải tin. Những người theo ông luôn hết lòng theo từ những người thưở ban đầu như Tử Long, Tôn Càn, My Chúc, Mã Lương... và sau này, ta nhớ Hoàng Quyền ở Tây Thục khi đầu hàng Huyền Đức, cùng Huyền Đức đánh Đông Ngô, vì bị vây khốn, bất đắc dĩ phải hàng Ngụy, Huyền Đức vẫn đối đãi tốt với gia đình Hoàng Quyền và Quyền vẫn luôn ca tụng Huyền Đức. Điều đó cho thấy ông ta có lòng nhân đối đãi kẻ sĩ thật sự. Giữa lúc quân tình nguy cấp, gia quyến thất lạc, mọi người đều bảo Tử Long bỏ theo hàng Tào Tháo, thì Lưu Bị vẫn một lòng tin vào Tử Long rằng "Tử Long theo ta đã lâu, quyết không bao giờ phản ta cả". Đây là điểm đáng ca ngợi, và là điểm sáng nhất của Lưu Bị.
Lưu Bị
Quả thật, thất bại liên tiếp với Tào Tháo khiến Lưu Bị luôn khao khát một vị quân sư tài năng để giúp mình điều binh khiển tướng. Huyền Đức có vẻ giống ông tổ của mình là Lưu Bang, đối đãi người cực hậu, tin người và hoàn toàn để cho các tướng của mình phát huy tài năng.Từ Thứ là người đầu tiên mà Lưu Bị sử dụng, ngay lập tức tin tưởng vào tài năng của Nguyên Trực. Nhưng rồi Tào Tháo dùng mẹ Từ Thứ làm sức ép, Từ Thứ vội vàng không suy nghĩ (đúng như Thủy Kính Tiên sinh - Tư Mã Huy nói Từ mẫu là người trung hậu, nếu thấy con bỏ Lưu nhất định sẽ xấu hổ mà tự vẫn) bỏ Lưu Bị về mong cứu mẹ, nhưng ngược lại còn làm mẹ bị chết.
Trước đó, có người từng khuyên Lưu Bị cố giữ Từ Thứ ở lại, Tào Tháo sẽ giết mẹ Từ Thứ và Từ Thứ sẽ càng căm thù Tào Tháo, hết sức phò tá Lưu Bị, nhưng Huyền Đức không làm vậy càng cho thấy ông ta quý trọng người tài thế nào. Chia tay Từ Thứ, Huyền Đức nói rằng "Tôi mất ông, như bị mất tay chân, dù có gan rồng tủy phượng ăn cũng không thấy ngon!", và cảm tấm lòng của Huyền Đức, Nguyên Trực đã tiến cử Ngọa Long với Huyền Đức và câu chuyện "Tam cố thảo lư" đã trở thành điển tích muôn đời, được lấy làm tấm gương về cầu người hiền tài của Lưu Bị.
Lúc gặp Ngọa Long, Lưu Huyền Đức đã 47 tuổi, còn Ngọa Long mới 27 tuổi, có thể nói Huyền Đức đã chinh chiến nửa đời người, nếu xét lẽ thường sẽ cho rằng mình kinh nghiệm trận mạc, còn anh chàng kia cũng chỉ là "ngựa non háu đá", nhưng không, Huyền Đức hoàn toàn tin tưởng con người "cao ngạo", tự nhận mình sánh ngang "Quản Trọng, Nhạc Nghị" kia, và coi rằng "Ta gặp Khổng Minh như cá gặp nước", "Khổng Minh là thầy ta" thì đủ thấy Huyền Đức trọng người tài thế nào. Sự tin tưởng vào người tài ấy đã phát huy tác dụng ngay lập tức khi Khổng Minh giúp Lưu Bị trở thành một trong 3 cái chân kiềng thời Tam Quốc, trở thành Hoàng đế nước Thục.
Bản thân Lưu Bị long đong vất vả nửa đời người, cũng từng suýt bị vinh hoa và mĩ nhân làm quên mất. Khi đến cưới vợ ở Đông Ngô, Chu Du từng phân tích "Lưu Bị vất vả nửa đời người, nếu ta đem vinh hoa, cùng với phu nhân ra nhử, hạnh phúc có rồi, Lưu Bị tất dần dần mà quên lũ ở Kinh Châu". Và quả thật, vui duyên mới, suýt nữa Huyền Đức quên mất Kinh Châu, may có Tử Long theo mật kế của Khổng Minh thức tỉnh.
Gia Cát Lượng
Triệu Tử Long
Chuyện Lưu Bị đem con phó thác cho Khổng Minh cũng là một điển tích:
"Thành Bạch Đế mấy lời thấm thót
Tình thác cô chua xót nhường bao
Kỳ Sơn trỏ ngọn cờ đào
Một tay mong chống trời cao nghìn trùng..."
Đó là mấy câu thơ mô tả việc Lưu Huyền Đức lúc sắp lâm chung ở Bạch Đế thành đem con mình là Lưu Thiện phó thác cho Gia Cát Khổng Minh, dặn các con mình coi Khổng Minh như cha, khiến cho Khổng Minh cảm kích tấm lòng, cố hết sức mình vì nước đến chết mới thôi. Và điều quan trọng ông dặn các con mình vẫn là "đừng thấy điều thiện nhỏ mà bỏ, cũng đừng thấy điều ác nào mà cứ làm" cho thấy Lưu Huyền Đức muốn các con mình học mình ở đức thu phục nhân tâm.
Xét về mặt tài năng, Lưu Bị không có cái tài thơ phú hay cầm quân như Tào Tháo, không có mưu lược như Khổng Minh, cũng không chói ngời trung nghĩa như Quan Vũ, lại chẳng thẳng mạnh bạo như Trương Phi, nhưng Lưu Bị phải thừa nhận là người khoan dung, biết dựa vào lòng dân và dựa vào  nhân tài, biết nhìn người và sử dụng người. Cái anh hùng của Lưu Bị ở chỗ đó.
Tào Tháo

Xét một cách công bằng, Tào Tháo vừa là anh hùng, cũng vừa là một đại gian hùng. Theo lịch sử, công và tội của Tào Tháo lớn ngang nhau. Tào Tháo có công chấm dứt cục diện loạn lạc cuối thời Đông Hán, ổn định lại cuộc sống miền Bắc Trung Hoa, nhưng tội cũng rất lớn là thẳng tay tàn sát những người trái với quan điểm mình.
Tào Tháo, vốn họ gốc là Hạ Hầu, vì bố là con nuôi hoạn quan họ Tào nên mang họ Tào. Tháo có tên chữ là A Man, hay Mạnh Đức. Khuôn mặt của Tào Tháo được mô tả “mắt nhỏ, râu dài..”, rất đặc trưng của một gian hùng. Tính cách điển hình của Tháo là đa nghi (người đời vẫn gọi là đa nghi Tào Tháo). Bản thân Tào Tháo vốn là người có chí lớn, văn võ toàn tài và có tài thao lược. Có thể nói Tào Tháo là một trong những nhà quân sự kiệt xuất nhất thời Tam Quốc. Trận chiến điển hình của Tào Tháo là trận Quan Độ, với số lượng quân ít hơn, đã đánh tan tập đoàn họ Viên, tạo nên thế lực hùng hậu của đội quân Tào Tháo. Một mình Tào Tháo diệt Lã Bố, dẹp Viên Thiệu, đuổi Lưu Bị, chiếm Kinh Châu, đánh Trương Lỗ, phá tan Mã Siêu -Hàn Toại …,
Tào Tháo là nỗi khiếp đảm của bao người. Nhưng bên cạnh những nỗi khiếp đảm ấy, ta vẫn thấy một Tào Tháo rất con người. Ít ai hiểu được tài năng và cái đáng yêu của Sái Văn Cơ (con gái nhà sử học Sái Ung, tác giả cuốn Hậu Hán Thư) khi nghe khúc nhạc đau xót ở xứ rợ Hồ do nàng sáng tác, để rồi chuộc nàng về, là một người bạn của nàng. Cũng mấy ai giữa lúc trận chiến Xích Bích sắp nổ ra, uống rượu say rồi cao hứng ngâm thơ (dù sau đó thua tan nát).
Giữa cái chốn thị phi của triều đình, anh em nhà Viên Thiệu, Viên Thuật chỉ khinh thường coi Quan Vân Trường là tay mã cung, thì Tào Tháo lại nhận ra người anh hùng trung nghĩa ấy, để rồi hết lòng kính trọng, dùng đủ mọi cách để người anh hùng ấy làm bạn với mình. Dù Tào Tháo có thất tín với ai, nhưng với Vân Trường, Tháo luôn giữ chữ tín (xem phần Quá ngũ quan, trảm lục tướng, Hồi thứ 27 sẽ thấy Mạnh Đức giữ chữ tín với Vân Trường thế nào). Tình bạn của Mạnh Đức và Vân Trường vẫn là điều để người đời nhắc đến, nào là 3 ngày một tiệc nhỏ, 5 ngày tiệc lớn, tặng túi bọc râu, tặng ngựa xích thố..
Tào Tháo
Quan Vũ
Tào Tháo là một vị tướng anh hùng trên chiến trường, nhưng cũng có lúc nhát gan đến mức phải phì cười: cởi áo, cắt râu là điển tích đáng lăn ra cười của Tào Tháo ở trận Đồng Quan khi đánh Mã Siêu. Trương Tùng, mưu sĩ của Lưu Chương xứ Ích Châu đã châm biếm Mạnh Đức rằng “Thừa tướng oai hùng thiên hạ đều biết cả, nào là lửa cháy thành Bộc Dương (thua Lã Bố), đuổi Trương Tú ở Uyển Thành (bị Trương Tú đuổi đánh gần chết, mất cả con trai và cháu họ vì mĩ nhân ), cởi áo cắt râu, cướp thuyền tránh tên ở Đồng Quan (thua Mã Siêu)…”.
Giữa những lúc nguy Tào Tháo cười to. Đó là trận Xích Bích, 83 vạn quân của Tháo bị đốt chết mười phần còn chưa đầy một, 3 lần cười chê Chu Du, Gia Cát Lượng kém mưu không biết bày phục ở Ô Lâm, Hoa Dung… thì 3 lần đều bị phục bởi Tử Long, Dực Đức và Vân Trường do Khổng Minh bày sẵn. Thực ra đâu phải Tháo chê bọn họ vô mưu, Tháo cười lúc đó để khích động lòng tướng sĩ mà thôi, chứ qua trận chiến đó, chắc chắc Tháo hiểu địch thủ của mình không kém mưu chút nào. Cái tín nghĩa của Tháo đối với Vân Trường đã cứu ông thoát chết ở Hoa Dung tử lộ (chết là cái chắc nếu đó là Tử Long hay Dực Đức). Và khi thoát nạn rồi, Tháo mới lăn ra khóc. Lúc đó Tháo không khóc vì sợ hãi nữa rồi, mà khóc vì tiếc, tiếc là không được một mưu sĩ nào ra hồn lúc đó. Cái khóc của Tháo lúc đó lại là khích động tướng sĩ của mình biết xấu hổ để tránh cái thất bại sau đó.
Việc Tháo dùng người cũng là một điều đáng bàn. Có thể nói Tháo chẳng tin một ai, ai cũng nghi ngờ, nhưng lạ một điều Tháo dùng được toàn các vị mãnh tướng hiếm có trong đời: nào là siêu khỏe Điển Vi, hổ dại Hứa Chử, tướng dọa trẻ con Trương Liêu (tôi gọi vậy vì nhớ trận Tiêu Diêu, Trương Liêu đánh tan quân Đông Ngô làm cho quân Đông Ngô sợ Trương Liêu đến mức trẻ con không dám khóc đêm khi đem Trương Liêu ra dọa) Trương Cáp. Giữa lúc trăm người nghi ngờ Bàng Đức (vì có chủ cũ là Mã Siêu làm tướng Tây Thục, anh cũng làm quan Tây Thục) thì Tháo lại tin tưởng giao cho Bàng Đức làm tướng tiên phong đánh Quan Vũ cũng là chuyện lạ.
Giữa trận chiến Đương Dương Trường Bản, nhìn một Triệu Tử Long anh dũng giết chết 54 tướng, một mình phò ấu chúa vượt vòng vây, lập tức Tháo yêu mến ngay, và ra lệnh cấm bắn lén, phải bắt sống Tử Long để sử dụng (tiếc cho Tháo là không thành). Có thể nói Tháo rất biết nhìn người, nhìn đúng nhân tài để sử dụng. Có lẽ mưu sĩ Tháo tâm đắc nhất là Quách Gia (Quách Phụng Hiếu) nhưng lại mất sớm ở xứ Liêu Đông khi đánh Viên Thượng, sau Quách Gia, Tháo còn ít các mưu sĩ đánh kể, chỉ nổi lên sau này là Tư Mã Ý (sẽ có bình luận sau). Một sự tích lưu truyền về Tháo là món “kê cân” trong trận chiến xứ Hán Trung với Lưu Bị, và nhân đó giết Dương Tu cũng là một chuyện lý thú về Tào Tháo.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Ngát
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)