TÂM LÝ TRẺ EM MẪU GIÁO

Chia sẻ bởi Trần Minh Khôi | Ngày 03/05/2019 | 55

Chia sẻ tài liệu: TÂM LÝ TRẺ EM MẪU GIÁO thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

PHẦN 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC TRẺ EM
(10TIẾT)

CHƯƠNG I:
ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC TRẺ EM. (3TIẾT)

I. Đối tượng, nhiệm vụ, của TLHTE
1.Đối tượng của TLHTE:
- TLHTE n/cứu những sự kiện và quy luật phát triển hoạt động, phát triển các quá trình và phẩm chất TL cũng như sự hình thành nhân cách của trẻ trong sự phát triển của nó.
- TLH lứa tuổi MN là một bộ phận của TLHTE. Nó n/c những quy luật, những đặc điểm lứa tuổi của các quá trình tâm lý, những khả năng lứa tuổi của việc lĩnh hội kinh nghiệm – xã hội, những nhân tố chủ đạo của sự phát triển tâm lý của trẻ MN.
2. Nhiệm vụ và ý nghĩa của TLHTE:
2.1. Nhiệm vụ của TLHTE: Đối tượng của TLHTE qui định những nhiệm vụ cơ bản của nó. Cụ thể:
- Làm sáng tỏ các quy luật và đặc điểm của sự phát triển.
- Tìm hiểu những nguyên nhân qui định sự phát triển.
- Nghiên cứu những đặc điểm mang tính quy luật về sự chuyển đoạn trong tiến trình phát triển của trẻ từ lọt lòng đến 6 tuổi.
2.2. Ý nghĩa của TLHTE: Hiểu TLHTE có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Cụ thể:
* Về lý luận:
- Qua sự hiểu biết về sự phát triển TLTE có thể rút ra quy luật phát triển của svht nói chung và đồng thời thấy rõ sự phát triển TLTE bộc lộ qua quy luật đó.
- Hiểu sâu sắc và rõ ràng hơn bản chất chung của nhận thức con người.
- Làm sáng tỏ luận thuyết về sự hình thành và phát triển TL theo quy luật biện chứng và vạch ra được MQH của con người đối với tgxq và chính mình.
* Về thực tiễn:
- Sự hiểu biết về những đặc điểm và quy luật của sự phát triển TLTE giúp nhà giáo dục có phương pháp giáo dục hiểu quả cho từng lứa tuổi và từng em cụ thể. Từ đó giúp cho TL, NC trẻ phát triển tốt và phát hiện ra những tiểm năng trí tuệ cũng như chức năng tâm lý cao cấp khác ở mỗi lứa tuổi.
- Hiểu biết về TLTE giúp cho nhà giáo dục biết quan sát tinh tế và hiểu trẻ được tốt hơn.
3. Mối quan hệ giữa TLHTE với các ngành khoa học:
3.1. Với triết học:
Dựa trên triết học MLN, CNDVBC chứng minh rằng ý thức con người là do xã hội quyết định( TLHTE có cái nhìn đúng đắn đối với sự phát triển TLTE.
3.2. Với TLH đại cương:
- TLHTE dựa trên tri thức về con người do TJH đại cương cung cấp.
- TLH đại cương n/c về sự trưởng thành của con người không thẻ bỏ qua nguồn gốc phát sinh của nó.
3.3. Với giải phẩu sinh lý:
TLHTE sử dụng những thành tựu của giải phẩu & sinh lý lứa tuổi nhất là sự phát triển của hệ thần kinh cấp cao và não.
3.4. Với giáo dục học:
- Muốn giáo dục con người về mọi mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt.
- Trong giáo dục trẻ muốn thành công phải hiểu đặc điểm TL trẻ. TLH giúp người giáo dục có biện pháp thích hợp, kịp thời với từng trẻ.( Học TLH giúp người giáo dục không chỉ có kỹ năng hiểu trẻ mà còn biết vun trồng và phát triển những phẩm chất tốt đẹp của trẻ.

CHƯƠNG II:
NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ EM (7 TIẾT)
I. Mối quan hệ giữa hoàn cảnh xã hội và sự phát triển TLTE:
1. Gia đình và sự phát triển tâm lý trẻ:
Gia đình là môi trường văn hoá được tạo dựng nên trên cơ sở tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những người ruột thịt trong gia đình( văn hoá gia đình.
- Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên về mặt thời gian và gần gủi nhất về mặt không gian.
- Văn hoá gia đình là môi trường đặc biệt phù hợp với sự phát triển của trẻ thơ. (MT an toàn)( tạo cho trẻ cảm giác an toàn về mặt tâm lý và an toàn về mặt thể chất( giúp cho sự phát triển tâm lý được thuận lợi.
* Phương thức tác động của gia đình có đặc điểm:
- Gia đình chăm sóc trẻ bằng tình yêu thương ruột thịt (nuôi dưỡng và dạy dỗ)( Thoả mãn về tình cảm( Giúp trẻ phát triển về thể chất và tinh thần. Đặc biệt là vai trò của người mẹ: Nhạy cảm và sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ.
- Người lớn trong gia đình dạy trẻ bằng giao lưu trực tiếp thường xuyên với trẻ( trẻ học cách làm người
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Minh Khôi
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)