Tâm lí học
Chia sẻ bởi Trịnh Ngọc Bảo Trân |
Ngày 11/05/2019 |
237
Chia sẻ tài liệu: tâm lí học thuộc Giáo dục tiểu học
Nội dung tài liệu:
KÍNH CHÀO CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM 7
Môn: Tâm lý học lứa tuổi tiểu học
và tâm lý học sư phạm
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7:
1. Trần Thị Thúy Nga ( nhóm trưởng )
2. Trịnh Ngọc Bảo Trân
3. Lê Thủy Tiên
4. Lê Trương Phương Trâm
5. Đinh Nguyễn Thanh Ngọc
6. Phạm Thị Phương Thảo
7. Trần Kiều Thùy Trang
8. Vũ Phương Thảo
9. Phùng Thị Phương Anh
NỘI DUNG
Năng lực giáo dục bao gồm: 4 năng lực
Năng lực xây dựng dự án phát triển nhân cách học sinh
Năng lực giao tiếp sư phạm
Năng lực cảm hóa học sinh
Năng lực khéo léo đối xử sư phạm
2. Năng lực tổ chức hoạt động sư phạm
1. Năng lực giáo dục
Năng lực xây dựng dự án phát triển nhân cách học sinh
Năng lực giao tiếp sư phạm
Năng lực cảm hóa học sinh
Năng lực khéo léo đối xử sư phạm
CÁC NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT
Năng lực xây dựng dự án phát triển NHÂN CÁCH của học sinh
Khái niệm: Là năng lực biết dựa vào mục đích giáo dục, yêu cầu đào tạo mà hình dung trước cần phải giáo dục cho học sinh những phẩm chất nào và hướng hoạt động của mình để đạt tới hình mẫu trọn vẹn của con người mới.
Vừa có kỹ năng tiên đoán sự phát triển của học sinh, vừa nắm được nguyên nhân sinh ra cũng như mức độ phát triển của những thuộc tính đó.
Có sự sáng rõ về những biểu hiện nhân cách của những học sinh khác sẽ thu được trong tương lai dưới ảnh hưởng của những dự án phát triển nhân cách do mình xây dựng.
Hình dung được hiệu quả của các tác động giáo dục nhằm hình thành nhân cách theo dự án.
BIỂU HIỆN:
Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh được tạo bới các yếu tố tâm lý như: óc tưởng tượng sư phạm, tính lạc quan sư phạm, niềm tin vào sức mạnh giáo dục, niềm tin vào con người, óc quan sát sư phạm. Nhờ có năng lực này công việc của người thầy giáo trở nên có kế hoạch, chủ động và sáng tạo.
KẾT LUẬN SƯ PHẠM
Năng lực giao tiếp sư phạm
Khái niệm:
Là năng lực nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và những diễn biến tâm lý bên trong của học sinh và bản thân giáo viên, đồng thời biết sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách tổ chức, điều khiển và điều chỉnh quá trình giao tiếp nhằm đạt được mục đích giáo dục.
Kỹ năng định hướng giao tiếp: Là khả năng dựa vào sự biểu hiện bên ngoài như sắc thái biểu cảm, ngữ điệu, thanh điệu của ngôn ngữ, cử chỉ, động tác, thời điểm, không gian giao tiếp.
Kỹ năng định vị: biết xác định vị trí trong giao tiếp, biết đặt vị trí của mình vào vị trí của học sinh tạo điều kiện cho học sinh chủ động, thoải mái giao tiếp với mình.
Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp: phải biết biểu hiện ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp với tình huống giao tiếp nhất định, phát huy hiệu quả những cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cười, ánh mắt,....
Kỹ năng tổ chức và điều khiển, điều chỉnh quá trình giao tiếp sư phạm: biết kiềm chế các cảm xúc mạnh, khắc phục những tâm trạng có hại.
BIỂU HIỆN:
MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
Tự nhiên, chân thật, niềm nở, vui vẻ với các em, nở nụ cười nhiều hơn.
Dễ gần, khoan dung.
Đối xử công bằng, không thiên vị.
Không nên những gì khiến học sinh thấy xấu hổ trước bạn bè cùng lớp.
Khen gợi học sinh trước tập thể, khuyến khích học sinh.
Nhớ tên học sinh, biết nhiều về học sinh, thường xuyên lắng nghe và tâm sự với học sinh.
KẾT LUẬN SƯ PHẠM
Việc rèn luyện năng lực giao tiếp không tách rời với việc rèn luyện các phẩm chất nhân cách. Chỉ có những giáo viên nào luôn nhiệt tình, tôn trọng nhân cách học sinh, thiện chí, quan tâm giúp đỡ học sinh, luôn lắng nghe và dân chủ trong giao tiếp với học sinh thì thường dễ dàng thiết lập mối quan hệ tốt và đạt được kết quả cao trong hoạt động sư phạm.
Khái niệm: Là năng lực gây được ảnh hưởng trực tiếp từ giáo viên với học sinh về mặt tình cảm và ý chí.
_ Năng lực cảm hóa phụ thuộc vào một tổ hợp các phẩm chất nhân cách của người giáo viên như tinh thần trách nhiệm, niềm tin và kỹ năng truyền đạt niềm tin, sự tôn trọng học sinh, chu đáo, khéo léo đối với sư phạm, lòng vị tha và các phẩm chất ý chí khác.
_ Cảm hóa một cách tự nguyện không đe dọa, cưỡng bức nhưng cũng không nhu nhược, khoan dung vô nguyên tắc.
Năng lực cảm hóa học sinh
XÂY DỰNG NĂNG LỰC CẢM HÓA HỌC SINH BẰNG CÁCH:
Phải phấn đấu và tu dưỡng để có một nét sống văn hóa cao, một phong cách mẫu mực nhằm tạo ra uy tín chân chính và thực sự, biểu hiện từ cử chỉ, lời nói đến tinh thần lao động hăng say, sáng tạo, lý tưởng nghề nghiệp cao đẹp.
Xây dựng mối quan hệ thầy trò tốt đẹp: vừa nghiêm túc vừa thân mật, có thái độ thương yêu và tin tưởng học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tôn trọng các em.
Có tư thế tác phong gương mẫu trước học sinh: ăn nói lịch sự, nhã nhặn, tôn trọng, cử chỉ lịch thiệp, giọng điệu đàng hoàng.
KẾT LUẬN: Sức hút của sự cảm hóa không ở đâu sâu xa mà hoàn toàn bắt nguồn và hiện thân từ chính bộ mặt chính trị đạo đức và tài nghệ sư phạm của người thầy.
Khái niệm:
Là khả năng trong bất kỳ trường hợp nào cũng tìm ra được những tác động sư phạm đúng đắn nhất như một nghệ thuật.
Vai trò:
Sự khéo léo đối xử sư phạm được xem như là một thành phần quan trọng của ‘‘ tài nghệ sư phạm ’’.
Năng lực khéo léo đối xử sư phạm
BIỂU HIỆN:
Sự nhạy bén về mức độ sử dụng bất kỳ mọi tác động sư phạm nào ( khuyến khích, trách phạt, ra lệnh, .... ).
Nhanh chóng xác định được vấn đề xảy ra và kịp thời áp dụng những biện pháp thích hợp.
Biết phát hiện kịp thời và xử lý khéo léo những vấn đề xảy ra bất ngờ, không nóng vội, không thô bạo.
Biết biến cái bị động thành cái chủ động, giải quyết một cách mau lẹ các vấn đề phức tạp đặt ra trong công tác dạy học và giáo dục.
Ngoài ra người thầy giáo khéo léo ứng xủa sư phạm thời quan tâm chu đáo đến trẻ, hiểu được đặc điểm tâm lý của cá nhân học sinh, quang minh chính đại.
YÊU CẦU SƯ PHẠM
Người GV TH phải xây dựng cho mình một tinh thần trách nhiệm cao, một lương tâm nghề nghiệp cao thượng, một tâm hồn nhạy cảm cùng vốn kiến thức vững vàng, vốn văn hóa phong phú để có thể tạo nên sự kết hợp chặt chẽ giữa tính khoa học,nghệ thuật và tính sáng tạo trong các hoạt động sư phạm của mình.
KẾT LUẬN: năng lực khéo léo đối xử sư phạm chỉ có thể phát triển khi người giáo viên có lương tâm nghề nghiệp có niềm tin yêu và sự tôn trọng học sinh, kết hợp với sự tinh thông nghề nghiệp.
2. Năng lực tổ chức hoạt động sư phạm
Khái niệm:
Năng lực tổ chức hoạt động sư phạm bao gồm các năng lực như tổ chức tốt các hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt tập thể, vui chơi cho học sinh trong quá trình dạy học.
BIỂU HIỆN:
Tổ chức cổ vũ học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong công tác dạy học và giáo dục.
Thông qua hoạt động sư phạm tổ chức học sinh thành lập tập thể sư phạm đoàn kết, có kỷ luật, có nề nếp, có dư luận lành mạnh.
Biết tổ chức và vận động nhân dân, cha mẹ và các tổ chức xã hội cùng tham gia hoạt động sư phạm.
YÊU CẦU
Biết vạch kế hoạch tổ chức các loại hình hoạt động.
Biết sử dụng và phối hợp nhuần nhuyễn các hình thức tổ chức các phương pháp dạy học và giáo dục khác nhau nhằm tạo ra các tác động sâu sắc đến tư tưởng tình cảm học sinh.
Biết định mức độ và giới hạn của từng biện pháp dạy học và giáo dục khác nhau.
Có nghị lực và dũng cảm tin vào sự đúng đắn của kế hoạch và các biện pháp giáo dục.
* YÊU CẦU:
- Chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 5 người.
* LUẬT CHƠI:
- Tìm ra các từ đơn và từ phức.
- Nhóm nào tìm được nhiều từ và đúng nhiều nhất sẽ chiến thắng.
TRÒ CHƠI
10 ĐIỀU GIÁO VIÊN TIỂU HỌC CẦN BIẾT KHI THỰC HÀNH GIÁO DỤC
Hãy vui cùng những thành tích và chia sẻ những thất bại của trẻ.
Gần gũi với học trò để chúng luôn cởi mở với bạn.
Khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh.
Đừng nên đòi hỏi quá nhiều đối với học sinh, đừng làm cho giờ học quá gò bó, cứng nhắc.
Hãy cố gắng đừng để bài giảng của bạn quá rập khuôn, phải biết chế biến tài liệu phù hợp, sáng tạo.
Thường xuyên trao đổi với phụ huynh của học sinh.
Nở nụ cười thân thiện khi bước vào lớp học.
Hãy gieo hy vọng cho các em để các em cố gắng.
Đừng sợ xin lỗi học sinh nếu thấy mình sai.
Một lần nữa xin nhắc lại: Hãy kiềm chế, bình tĩnh, kiên trì và mềm mỏng.
Thank You
Môn: Tâm lý học lứa tuổi tiểu học
và tâm lý học sư phạm
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7:
1. Trần Thị Thúy Nga ( nhóm trưởng )
2. Trịnh Ngọc Bảo Trân
3. Lê Thủy Tiên
4. Lê Trương Phương Trâm
5. Đinh Nguyễn Thanh Ngọc
6. Phạm Thị Phương Thảo
7. Trần Kiều Thùy Trang
8. Vũ Phương Thảo
9. Phùng Thị Phương Anh
NỘI DUNG
Năng lực giáo dục bao gồm: 4 năng lực
Năng lực xây dựng dự án phát triển nhân cách học sinh
Năng lực giao tiếp sư phạm
Năng lực cảm hóa học sinh
Năng lực khéo léo đối xử sư phạm
2. Năng lực tổ chức hoạt động sư phạm
1. Năng lực giáo dục
Năng lực xây dựng dự án phát triển nhân cách học sinh
Năng lực giao tiếp sư phạm
Năng lực cảm hóa học sinh
Năng lực khéo léo đối xử sư phạm
CÁC NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT
Năng lực xây dựng dự án phát triển NHÂN CÁCH của học sinh
Khái niệm: Là năng lực biết dựa vào mục đích giáo dục, yêu cầu đào tạo mà hình dung trước cần phải giáo dục cho học sinh những phẩm chất nào và hướng hoạt động của mình để đạt tới hình mẫu trọn vẹn của con người mới.
Vừa có kỹ năng tiên đoán sự phát triển của học sinh, vừa nắm được nguyên nhân sinh ra cũng như mức độ phát triển của những thuộc tính đó.
Có sự sáng rõ về những biểu hiện nhân cách của những học sinh khác sẽ thu được trong tương lai dưới ảnh hưởng của những dự án phát triển nhân cách do mình xây dựng.
Hình dung được hiệu quả của các tác động giáo dục nhằm hình thành nhân cách theo dự án.
BIỂU HIỆN:
Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh được tạo bới các yếu tố tâm lý như: óc tưởng tượng sư phạm, tính lạc quan sư phạm, niềm tin vào sức mạnh giáo dục, niềm tin vào con người, óc quan sát sư phạm. Nhờ có năng lực này công việc của người thầy giáo trở nên có kế hoạch, chủ động và sáng tạo.
KẾT LUẬN SƯ PHẠM
Năng lực giao tiếp sư phạm
Khái niệm:
Là năng lực nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và những diễn biến tâm lý bên trong của học sinh và bản thân giáo viên, đồng thời biết sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách tổ chức, điều khiển và điều chỉnh quá trình giao tiếp nhằm đạt được mục đích giáo dục.
Kỹ năng định hướng giao tiếp: Là khả năng dựa vào sự biểu hiện bên ngoài như sắc thái biểu cảm, ngữ điệu, thanh điệu của ngôn ngữ, cử chỉ, động tác, thời điểm, không gian giao tiếp.
Kỹ năng định vị: biết xác định vị trí trong giao tiếp, biết đặt vị trí của mình vào vị trí của học sinh tạo điều kiện cho học sinh chủ động, thoải mái giao tiếp với mình.
Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp: phải biết biểu hiện ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp với tình huống giao tiếp nhất định, phát huy hiệu quả những cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cười, ánh mắt,....
Kỹ năng tổ chức và điều khiển, điều chỉnh quá trình giao tiếp sư phạm: biết kiềm chế các cảm xúc mạnh, khắc phục những tâm trạng có hại.
BIỂU HIỆN:
MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
Tự nhiên, chân thật, niềm nở, vui vẻ với các em, nở nụ cười nhiều hơn.
Dễ gần, khoan dung.
Đối xử công bằng, không thiên vị.
Không nên những gì khiến học sinh thấy xấu hổ trước bạn bè cùng lớp.
Khen gợi học sinh trước tập thể, khuyến khích học sinh.
Nhớ tên học sinh, biết nhiều về học sinh, thường xuyên lắng nghe và tâm sự với học sinh.
KẾT LUẬN SƯ PHẠM
Việc rèn luyện năng lực giao tiếp không tách rời với việc rèn luyện các phẩm chất nhân cách. Chỉ có những giáo viên nào luôn nhiệt tình, tôn trọng nhân cách học sinh, thiện chí, quan tâm giúp đỡ học sinh, luôn lắng nghe và dân chủ trong giao tiếp với học sinh thì thường dễ dàng thiết lập mối quan hệ tốt và đạt được kết quả cao trong hoạt động sư phạm.
Khái niệm: Là năng lực gây được ảnh hưởng trực tiếp từ giáo viên với học sinh về mặt tình cảm và ý chí.
_ Năng lực cảm hóa phụ thuộc vào một tổ hợp các phẩm chất nhân cách của người giáo viên như tinh thần trách nhiệm, niềm tin và kỹ năng truyền đạt niềm tin, sự tôn trọng học sinh, chu đáo, khéo léo đối với sư phạm, lòng vị tha và các phẩm chất ý chí khác.
_ Cảm hóa một cách tự nguyện không đe dọa, cưỡng bức nhưng cũng không nhu nhược, khoan dung vô nguyên tắc.
Năng lực cảm hóa học sinh
XÂY DỰNG NĂNG LỰC CẢM HÓA HỌC SINH BẰNG CÁCH:
Phải phấn đấu và tu dưỡng để có một nét sống văn hóa cao, một phong cách mẫu mực nhằm tạo ra uy tín chân chính và thực sự, biểu hiện từ cử chỉ, lời nói đến tinh thần lao động hăng say, sáng tạo, lý tưởng nghề nghiệp cao đẹp.
Xây dựng mối quan hệ thầy trò tốt đẹp: vừa nghiêm túc vừa thân mật, có thái độ thương yêu và tin tưởng học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tôn trọng các em.
Có tư thế tác phong gương mẫu trước học sinh: ăn nói lịch sự, nhã nhặn, tôn trọng, cử chỉ lịch thiệp, giọng điệu đàng hoàng.
KẾT LUẬN: Sức hút của sự cảm hóa không ở đâu sâu xa mà hoàn toàn bắt nguồn và hiện thân từ chính bộ mặt chính trị đạo đức và tài nghệ sư phạm của người thầy.
Khái niệm:
Là khả năng trong bất kỳ trường hợp nào cũng tìm ra được những tác động sư phạm đúng đắn nhất như một nghệ thuật.
Vai trò:
Sự khéo léo đối xử sư phạm được xem như là một thành phần quan trọng của ‘‘ tài nghệ sư phạm ’’.
Năng lực khéo léo đối xử sư phạm
BIỂU HIỆN:
Sự nhạy bén về mức độ sử dụng bất kỳ mọi tác động sư phạm nào ( khuyến khích, trách phạt, ra lệnh, .... ).
Nhanh chóng xác định được vấn đề xảy ra và kịp thời áp dụng những biện pháp thích hợp.
Biết phát hiện kịp thời và xử lý khéo léo những vấn đề xảy ra bất ngờ, không nóng vội, không thô bạo.
Biết biến cái bị động thành cái chủ động, giải quyết một cách mau lẹ các vấn đề phức tạp đặt ra trong công tác dạy học và giáo dục.
Ngoài ra người thầy giáo khéo léo ứng xủa sư phạm thời quan tâm chu đáo đến trẻ, hiểu được đặc điểm tâm lý của cá nhân học sinh, quang minh chính đại.
YÊU CẦU SƯ PHẠM
Người GV TH phải xây dựng cho mình một tinh thần trách nhiệm cao, một lương tâm nghề nghiệp cao thượng, một tâm hồn nhạy cảm cùng vốn kiến thức vững vàng, vốn văn hóa phong phú để có thể tạo nên sự kết hợp chặt chẽ giữa tính khoa học,nghệ thuật và tính sáng tạo trong các hoạt động sư phạm của mình.
KẾT LUẬN: năng lực khéo léo đối xử sư phạm chỉ có thể phát triển khi người giáo viên có lương tâm nghề nghiệp có niềm tin yêu và sự tôn trọng học sinh, kết hợp với sự tinh thông nghề nghiệp.
2. Năng lực tổ chức hoạt động sư phạm
Khái niệm:
Năng lực tổ chức hoạt động sư phạm bao gồm các năng lực như tổ chức tốt các hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt tập thể, vui chơi cho học sinh trong quá trình dạy học.
BIỂU HIỆN:
Tổ chức cổ vũ học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong công tác dạy học và giáo dục.
Thông qua hoạt động sư phạm tổ chức học sinh thành lập tập thể sư phạm đoàn kết, có kỷ luật, có nề nếp, có dư luận lành mạnh.
Biết tổ chức và vận động nhân dân, cha mẹ và các tổ chức xã hội cùng tham gia hoạt động sư phạm.
YÊU CẦU
Biết vạch kế hoạch tổ chức các loại hình hoạt động.
Biết sử dụng và phối hợp nhuần nhuyễn các hình thức tổ chức các phương pháp dạy học và giáo dục khác nhau nhằm tạo ra các tác động sâu sắc đến tư tưởng tình cảm học sinh.
Biết định mức độ và giới hạn của từng biện pháp dạy học và giáo dục khác nhau.
Có nghị lực và dũng cảm tin vào sự đúng đắn của kế hoạch và các biện pháp giáo dục.
* YÊU CẦU:
- Chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 5 người.
* LUẬT CHƠI:
- Tìm ra các từ đơn và từ phức.
- Nhóm nào tìm được nhiều từ và đúng nhiều nhất sẽ chiến thắng.
TRÒ CHƠI
10 ĐIỀU GIÁO VIÊN TIỂU HỌC CẦN BIẾT KHI THỰC HÀNH GIÁO DỤC
Hãy vui cùng những thành tích và chia sẻ những thất bại của trẻ.
Gần gũi với học trò để chúng luôn cởi mở với bạn.
Khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh.
Đừng nên đòi hỏi quá nhiều đối với học sinh, đừng làm cho giờ học quá gò bó, cứng nhắc.
Hãy cố gắng đừng để bài giảng của bạn quá rập khuôn, phải biết chế biến tài liệu phù hợp, sáng tạo.
Thường xuyên trao đổi với phụ huynh của học sinh.
Nở nụ cười thân thiện khi bước vào lớp học.
Hãy gieo hy vọng cho các em để các em cố gắng.
Đừng sợ xin lỗi học sinh nếu thấy mình sai.
Một lần nữa xin nhắc lại: Hãy kiềm chế, bình tĩnh, kiên trì và mềm mỏng.
Thank You
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trịnh Ngọc Bảo Trân
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)