TÂM LÍ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
Chia sẻ bởi Lý Văn Thạch |
Ngày 27/04/2019 |
145
Chia sẻ tài liệu: TÂM LÍ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH thuộc Giáo dục công dân
Nội dung tài liệu:
Dinh dưỡng cho bạn gái khi đến tuổi dậy thì
Cơ thể bạn gái đến tuổi dậy thì cần rất nhiều chất, một mặt giúp cơ thể tồn tại, mặt khác giúp cho sự phát triển của cơ thể được cân đối. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được những chất cần thiết để vừa đảm bảo sức khoẻ, vừa giữ được vẻ đẹp duyên dáng của người thiếu nữ. Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia về dinh dưỡng.
Axit Folic
Axit Folic hay vitamin B9 là chất giúp tổng hợp ADN và các protein rất cần thiết cho sự sinh sản của tế bào cấu tạo nên các tổ chức trong cơ thể. Ngay từ thời niên thiếu, các bé gái cần tạo thói quen ăn những thực phẩm có hàm lượng axit folic cao để cung cấp đủ cho cơ thể như các loại ngũ cốc, ... Chất này rất cần thiết cho sự mang thai sau này. Ngoài ra, axit folic có tác dụng bảo vệ tim mạch cũng như các chức năng về thần kinh.
Sắt Sắt là một nguyên tố cần thiết để tạo máu. 90% phụ nữ ở tuổi mang thai đều bị thiếu sắt, tỷ lệ này ở thiếu nữ là 14%. Khi thiếu sắt, sức đề kháng của cơ thể kém, cơ thể và trí óc nhanh mệt mỏi.
Ở một số bạn gái, cơ thể thiếu chất sắt âm ỉ, thường xuất hiện rõ rệt khi bắt đầu có kinh nguyệt. Vì vậy từ khi có kinh người gầy và xanh xao, hay hồi hộp, vã mồ hôi. Người ta đã nhận xét trong thực tế hầu như cứ 5 phụ nữ khỏe mạnh thì có một người bị mất tới 30mg sắt trong một kỳ hành kinh.
Chính vì vậy, trong giai đoạn dậy thì, bạn gái cần khoảng 15 mg sắt mỗi ngày. Trong kỳ nguyệt san, nhu cầu về sắt của cơ thể lớn hơn, nếu cơ thể bạn thiếu chất sắt sẽ dẫn đến thiếu máu. Vì vậy, bạn gái nên ăn nhiều thực phẩm có màu sẫm như gan, tim, bầu dục, thịt bò, cà rốt, rau dền ...
Kẽm Ngoài nguyên tố sắt, những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu còn cho thấy rõ nếu bạn gái thiếu nguyên tố kẽm, chiều cao sẽ kém phát triển và chậm dậy thì. Vì trong cơ thể người, kẽm tham gia vào cấu tạo của hơn hai mươi loại men điều khiển nhiều quá trình chuyển hóa và phát triển ở tế bào. Đặc biệt ở bạn gái đang trong độ tuổi dậy thì, cơ th không thể thiếu chất kẽm, bởi kẽm có tác dụng rất quan trọng đối với hoạt động của bộ máy sinh dục.
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, hàng ngày cơ thể cần tới 15-20 mg kẽm. Trên thực tế, vi chất kẽm có rất nhiều trong các loại thực phẩm, vì vậy, các bạn gái cần ăn uống đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm, không nên kiêng kem để có thể cung cấp đủ hàm lượng kẽm mỗi ngày cho cơ thể.
Một nghiên cứu ở Iran của nhà khoa học Rôđaghi tiến hành trên 187 thanh niên lùn đã phát hiện được một cô gái đã 20 tuổi mà vẫn chưa có dấu hiệu của tuổi dậy thì, khi kiểm tra huyết tương, hồng cầu và tóc thì thấy hàm lượng kẽm rất thấp. Một thời gian sau đó, khi cho thêm vào khẩu phần ăn của cô gái này khoảng 20-30mg kẽm/ngày, thì thấy cô gái cao lên rõ rệt và đã bắt đầu xuất hiện những biểu hiện rõ ràng của giới tính.
Một nghiên cứu khác (của J.A.Hanstit) cũng đã chứng minh thêm tình trạng cơ thể thiếu kẽm sẽ gây chậm lớn, chậm phát dục ở thanh thiếu niên. Khi thử nghiệm mười bảy nam nữ thanh niên bị chậm lớn, chậm dậy thì với chế độ ăn có nhiều prôtêin thì không có kết quả. Nhưng đến khi cho thêm vào khẩu phần của mười bảy người này mỗi ngày 20mg kẽm sunphát thì đều khỏi bệnh một cách kỳ lạ.
Canxi Canxi được cơ thể hấp thụ trong suốt thời thiếu niên đều tham gia vào việc hình thành khung xương, sau thời gian này là quá muộn. Sự hấp thu canxi trong thời kỳ tuổi trẻ không đủ sẽ dẫn đến bệnh loãng xương sau này. Cách phòng tránh duy nhất là hình thành tốt khung xương ở tuổi thiếu niên với lượng thức ăn có đủ 1.200mg canxi mỗi ngày bằng các sản phẩm giàu canxi như sữa, tôm, cua, ốc hến, canh xương ... và một số loại thực phẩm cung cấp có hàm lượng canxi cao như bánh quy, ...
Tuổi dậy thì thường được gọi là "tuổi của khung xương". Lúc này, bộ xương phát triển rất mạnh nhưng lại chưa cố định cho nên nếu không giữ gìn dễ mắc chứng cong, lệch cột sống, gù lưng, xương chậu méo mó làm cho vóc dáng của cơ thể xấu đi. Mặt khác còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh
Cơ thể bạn gái đến tuổi dậy thì cần rất nhiều chất, một mặt giúp cơ thể tồn tại, mặt khác giúp cho sự phát triển của cơ thể được cân đối. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được những chất cần thiết để vừa đảm bảo sức khoẻ, vừa giữ được vẻ đẹp duyên dáng của người thiếu nữ. Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia về dinh dưỡng.
Axit Folic
Axit Folic hay vitamin B9 là chất giúp tổng hợp ADN và các protein rất cần thiết cho sự sinh sản của tế bào cấu tạo nên các tổ chức trong cơ thể. Ngay từ thời niên thiếu, các bé gái cần tạo thói quen ăn những thực phẩm có hàm lượng axit folic cao để cung cấp đủ cho cơ thể như các loại ngũ cốc, ... Chất này rất cần thiết cho sự mang thai sau này. Ngoài ra, axit folic có tác dụng bảo vệ tim mạch cũng như các chức năng về thần kinh.
Sắt Sắt là một nguyên tố cần thiết để tạo máu. 90% phụ nữ ở tuổi mang thai đều bị thiếu sắt, tỷ lệ này ở thiếu nữ là 14%. Khi thiếu sắt, sức đề kháng của cơ thể kém, cơ thể và trí óc nhanh mệt mỏi.
Ở một số bạn gái, cơ thể thiếu chất sắt âm ỉ, thường xuất hiện rõ rệt khi bắt đầu có kinh nguyệt. Vì vậy từ khi có kinh người gầy và xanh xao, hay hồi hộp, vã mồ hôi. Người ta đã nhận xét trong thực tế hầu như cứ 5 phụ nữ khỏe mạnh thì có một người bị mất tới 30mg sắt trong một kỳ hành kinh.
Chính vì vậy, trong giai đoạn dậy thì, bạn gái cần khoảng 15 mg sắt mỗi ngày. Trong kỳ nguyệt san, nhu cầu về sắt của cơ thể lớn hơn, nếu cơ thể bạn thiếu chất sắt sẽ dẫn đến thiếu máu. Vì vậy, bạn gái nên ăn nhiều thực phẩm có màu sẫm như gan, tim, bầu dục, thịt bò, cà rốt, rau dền ...
Kẽm Ngoài nguyên tố sắt, những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu còn cho thấy rõ nếu bạn gái thiếu nguyên tố kẽm, chiều cao sẽ kém phát triển và chậm dậy thì. Vì trong cơ thể người, kẽm tham gia vào cấu tạo của hơn hai mươi loại men điều khiển nhiều quá trình chuyển hóa và phát triển ở tế bào. Đặc biệt ở bạn gái đang trong độ tuổi dậy thì, cơ th không thể thiếu chất kẽm, bởi kẽm có tác dụng rất quan trọng đối với hoạt động của bộ máy sinh dục.
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, hàng ngày cơ thể cần tới 15-20 mg kẽm. Trên thực tế, vi chất kẽm có rất nhiều trong các loại thực phẩm, vì vậy, các bạn gái cần ăn uống đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm, không nên kiêng kem để có thể cung cấp đủ hàm lượng kẽm mỗi ngày cho cơ thể.
Một nghiên cứu ở Iran của nhà khoa học Rôđaghi tiến hành trên 187 thanh niên lùn đã phát hiện được một cô gái đã 20 tuổi mà vẫn chưa có dấu hiệu của tuổi dậy thì, khi kiểm tra huyết tương, hồng cầu và tóc thì thấy hàm lượng kẽm rất thấp. Một thời gian sau đó, khi cho thêm vào khẩu phần ăn của cô gái này khoảng 20-30mg kẽm/ngày, thì thấy cô gái cao lên rõ rệt và đã bắt đầu xuất hiện những biểu hiện rõ ràng của giới tính.
Một nghiên cứu khác (của J.A.Hanstit) cũng đã chứng minh thêm tình trạng cơ thể thiếu kẽm sẽ gây chậm lớn, chậm phát dục ở thanh thiếu niên. Khi thử nghiệm mười bảy nam nữ thanh niên bị chậm lớn, chậm dậy thì với chế độ ăn có nhiều prôtêin thì không có kết quả. Nhưng đến khi cho thêm vào khẩu phần của mười bảy người này mỗi ngày 20mg kẽm sunphát thì đều khỏi bệnh một cách kỳ lạ.
Canxi Canxi được cơ thể hấp thụ trong suốt thời thiếu niên đều tham gia vào việc hình thành khung xương, sau thời gian này là quá muộn. Sự hấp thu canxi trong thời kỳ tuổi trẻ không đủ sẽ dẫn đến bệnh loãng xương sau này. Cách phòng tránh duy nhất là hình thành tốt khung xương ở tuổi thiếu niên với lượng thức ăn có đủ 1.200mg canxi mỗi ngày bằng các sản phẩm giàu canxi như sữa, tôm, cua, ốc hến, canh xương ... và một số loại thực phẩm cung cấp có hàm lượng canxi cao như bánh quy, ...
Tuổi dậy thì thường được gọi là "tuổi của khung xương". Lúc này, bộ xương phát triển rất mạnh nhưng lại chưa cố định cho nên nếu không giữ gìn dễ mắc chứng cong, lệch cột sống, gù lưng, xương chậu méo mó làm cho vóc dáng của cơ thể xấu đi. Mặt khác còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lý Văn Thạch
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)