Tái sử dụng phân hữu cơ và sức khỏe cộng đồng

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Vui | Ngày 05/10/2018 | 56

Chia sẻ tài liệu: tái sử dụng phân hữu cơ và sức khỏe cộng đồng thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

GVHD: LÊ THỊ KIM OANH
Đề tài :Tái sử dụng phân hữu cơ và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
LỚP: K14M1
TÊN THÀNH VIÊN
1
1
4
2
3
4
5
6
7
8
Nguyễn Thị Vui
Nguyễn Thị Thoa
Nguyễn Thị Bảo Trâm
Lương Thị Bích Phượng
Trần Thị Anh Kiều
Bùi Thị Bích Thùy
Phạm Xuân Vinh
Nguyễn Bá Trí
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sản xuất bền vững là hướng phấn đấu của ngành nông nghiệp nhiều nước tiên tiến trên thế giới hiện nay và cũng là mục tiêu để vươn tới của nền nông nghiệp nước ta. Muốn vậy, chúng ta cần chú trọng đến việc tận dụng các nguồn phân bón hữu cơ sẵn có.

Hiện nay giá phân vô cơ đang ở mức cao và có xu hướng tăng hơn nữa.
NỘI DUNG
Khái niệm tái sử dụng phân hữu cơ.
Khái quát hiện trạng tái sử dụng
phân hữu cơ ở Việt Nam.
Phương pháp tái sử dụng phân hữu cơ
trong nông nghiệp.
Ảnh hưởng và hạn chế của việc
tái sử dụng phân.
Các biện pháp hạn chế ảnh hưởng.
KHÁI NIỆM
Phân hữu cơ là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng những hợp chất hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phụ phế phẩm nông nghiệp, phân rác…
Tái sử dụng phân hữu cơ là dùng các phương pháp chế biến phân hữu cơ,ủ hoai mục để đảm bảo vệ sinh, hạn chế lây lan bệnh sau đó đem sử dụng để bón cho cây lúa, hoa màu,...
PHÂN LOẠI
PHÂN LOẠI
Phân chuồng
Là loại hỗn hợp chủ yếu của: phân, nước tiểu gia súc và chất độn. Nó không những cung cấp thức ăn cho cây trồng mà còn bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cho đất được tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học….
Phân chuồng
sau khi đã ủ hoai mục
PHÂN LOẠI
Phân xanh
Là phân hữu cơ sử dụng các loại lá tươi bón ngay vào đất không qua quá trình ủ do đó chỉ dùng để bón lót. Cây xanh thường dùng lá cây họ đậu: điền thanh, muồng, keo dâu, cỏ Stylo, điên điển…


Phân xanh
là một chất độn cho đất
PHÂN LOẠI
Phân rác
Là phân hữu cơ được chế biến từ cỏ dại, rác, thân lá cây xanh, rơm rạ…ủ với một số phân men như phân chuồng, lân, vôi…đến khi mục thành phân (thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng).

Sản xuất phân hữu cơ
từ rác thải
PHÂN LOẠI
Phân vi sinh
Là chế phẩm phân bón được sản xuất bằng cách dùng các loại vi sinh hữu ích cấy vào môi trường là chất hữu cơ (bột than bùn).Khi bón cho đất VSV sẽ phát huy vai trò của nó như phân giải chất dinh dưỡng cho cây hấp thụ, hoặc hút đạm khí trời để bổ sung cho đất và cây.

Sản xuất phân vi sinh
từ than bùn
PHÂN LOẠI
Phân SH hữu cơ
Là loại phân có nguồn gốc hữu cơ được sản xuất bằng công nghệ sinh học (như lên men vi sinh) và phối trộn thêm một số hoạt chất khác để làm tăng độ hiệu quả của phân, khi bón vào đất tạo môi trường cho các quá trình SH trong đất diễn ra thuân lợi làm tăng năng suất cây trồng.
Phân sinh học hữu cơ
đã được đóng gói
LÍ DO NÊN SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ
Ngày nay, sử dụng phân hóa học là rất phổ biến trong sản xuất nông nghiệp và nó cũng đã đem lại những kết quả mà người ta mong muốn. Nhưng hậu quả nó đem lại cũng vô cùng khủng khiếp. Ta không nên chạy theo năng suất mà sử dụng các loại phân bón hóa học một cách bừa bãi.

Phân hữu cơ góp phần bổ sung các nguyên tố vi lượng cho đất mà phân vô cơ không có khả năng này. Giá cả phân vô cơ trên thị trường đang ngày càng có xu hướng tăng cao.
LÍ DO NÊN SỬ DUNG PHÂN HỮU CƠ
Phân hữu cơ là làm tăng năng suất cây trồng, giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, tăng hiệu lực phân hóa học, cải tạo đất, giữ pH đất ở mức độ trung hòa hợp lý…

Khai thác, sử dụng hữu cơ là một giải pháp để bảo tồn tài nguyên đất trong sản xuất nông nghiệp bền vững.
Phân hữu cơ hạn chế biến đổi khí hậu.
CHƯƠNG 2: Hiện trạng tái sử dụng phân ở VN
Hiện nay, phân vô cơ được sử dụng khá nhiều do chi phí và những hiệu quả nhanh chóng tác động lên cây trồng.

Do yêu cầu cần bổ sung đồng bộ các chất dinh dưỡng cho cây nên người nông dân đã chuyển sang sử dụng phân tổng hợp thay cho phân đơn.
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN BÓN HIỆN NAY
CHƯƠNG 2: Hiện trạng tái sử dụng phân ở VN
Nhiều năm qua, những nhà khoa học đã nghiên cứu sản xuất nhiều loại phân hữu cơ sinh học và được đưa vào sử dụng nhiều nơi, nhiều vùng trong cả nước.

Thực tế sử dụng cho thấy, phân bón hữu cơ chế biến từ các nguồn phế phẩm vi sinh là một trong những loại phân bón có chất lượng tốt.

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ HIỆN NAY
CHƯƠNG 2: Hiện trạng tái sử dụng phân ở VN
Phân chuồng chứa đầy đủ
các nguyên tố dinh dưỡng:đạm, lân,
kali, canxi, magie, natri,.
Dùng phân chuồng để bón cho
cây trồng,canh tác rau màu.
Dùng để sản xuất biogas
Tái sử dụng
phân chuồng
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ HIỆN NAY
CHƯƠNG 2: Hiện trạng tái sử dụng phân ở VN
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ HIỆN NAY
Sử dụng phân chuồng
bón cho cây trồng
Nông dân làm máy phát điện
bằng khí Biogas
CHƯƠNG 2: Hiện trạng tái sử dụng phân ở VN
Sử dụng phân rác ở nước ta
chưa được phổ biến, chủ yếu
là ở các hộ gia đình.
Từ rác hữu cơ, người dân
có thể tạo ra phân compost
Sử dụng phân compost để bón
cho cây trồng
Tái sử dụng phân rác
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ HIỆN NAY
CHƯƠNG 2: Hiện trạng tái sử dụng phân ở VN
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ HIỆN NAY
Mô  hình xử lý rác thải
làm phân compost
Sử dụng phân compost
để trồng cây
CHƯƠNG 2: Hiện trạng tái sử dụng phân ở VN
Chế phẩm sinh học có tác dụng
cân bằng hệ sinh thái trong
môi trường đất.
Sử dụng trong sản xuất nông nghiệp
góp phần tăng độ phì nhiêu của đất
góp phần tăng năng suất
và chất lượng nông sản phẩm
Tái sử dụng phân
vi sinh
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ HIỆN NAY
CHƯƠNG 2: Hiện trạng tái sử dụng phân ở VN
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ HIỆN NAY
Vườn cà phê
tươi tốt nhờ
sử dụng
phân vi sinh
CHƯƠNG 3 Các phương pháp sử dụng phân HC
Đối với hoa màu
Phân chuồng thô là một nguồn nguyên liệu tuyệt vời cho việc canh tác rau màu theo hướng hữu cơ.

Nó cung cấp chất dinh dưỡng, chất mùn hữu cơ và kích thích các hoạt động của vi sinh trong đất để tạo nên độ phì nhiêu.
SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ TRONG NÔNG NGHIỆP
CHƯƠNG 3 Các phương pháp sử dụng phân HC
Đối với cây ăn trái

Cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây ăn quả, giúp cây ăn quả sinh trưởng phát triển tốt, tăng khả năng ra hoa và đậu quả, tăng năng suất, cho quả an toàn và sạch.
SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ TRONG NÔNG NGHIỆP
CHƯƠNG 3 Các phương pháp sử dụng phân HC
SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ TRONG NÔNG NGHIỆP
Phân hữu cơ
có thể dùng bón cho
nhiều loại cây ăn trái
CHƯƠNG 3 Các phương pháp sử dụng phân HC
Đối với cây lúa
Chất hữu cơ cung cấp 16 chất cho cây lúa, trong đó chủ yếu là những chất trung vi lượng và một phần là các chất N, P, K. Phân hóa học thì không có chức năng này.

Làm tơi xốp đất, tạo cấu trúc đất sét mùn để giữ nước, giữ phân bón tốt hơn, làm tăng tính đệm cho đất, chống lại các điều kiện ngập úng, phèn, mặn…
SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ TRONG NÔNG NGHIỆP
CHƯƠNG 3 Các phương pháp sử dụng phân HC
SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ TRONG NÔNG NGHIỆP
Dùng phân hữu cơ bón lúa.
CHƯƠNG 3 Các phương pháp sử dụng phân HC
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BiẾN PHÂN HỮU CƠ
KỸ THUẬT

NỔI
KỸ THUẬT

CHÌM
KỸ THUẬT

PHÂN
XANH

HOAI
MỤC
CHƯƠNG 3 Các phương pháp sử dụng phân HC
Phân chuồng, phân bắc tốt nhất là ủ kết hợp với một trong 3 loại phân sau: Super lân Lâm Thao hoặc phân vi sinh Sông Gianh hoặc chế phẩm EM thứ cấp, có bổ sung thêm chế phẩm Penac P (gói màu vàng, có tác dụng kích thích vi sinh vật có ích phát triển, hạn chế vi sinh vật có hại).
KỸ THUẬT Ủ NỔI
CHƯƠNG 3 Các phương pháp sử dụng phân HC
Trộn đều các loại phân với nhau, chất thành đống có độ cao 1,5m đến 2m, đường kính tùy số lượng phân đem ủ. Nén chặt, trát một lớp bùn nhão kín toàn bộ đống phân, trên đỉnh đống phân để chừa một lỗ hình tròn có đường kính 20cm đến 25cm để đổ nước tiểu, nước phân bổ sung (15-20 ngày/lần), làm mái che mưa cho đống phân ủ.

Thời gian ủ từ 40 ngày đến 50 ngày (vụ hè) hoặc 50 ngày đến 60 ngày (vụ đông).
KỸ THUẬT Ủ NỔI
CHƯƠNG 3 Các phương pháp sử dụng phân HC
Kích thước hố ủ sâu từ 0,7m đến 1m (hố quá sâu sẽ gây khó khăn khi lấy phân), chiều rộng của hố phụ thuộc vào lượng phân cần ủ, có thể từ 1m đến 1,3m. Khi tiến hành ủ phân dùng rơm rạ lót xuống đáy hố dầy từ 20cm đến 25cm.

Cách rải phân xuống hố tương tự như ủ phân nổi, khi hố ủ đầy thì dùng rơm rác và đất bột phủ kín trên hố phân.
KỸ THUẬT Ủ CHÌM
CHƯƠNG 3 Các phương pháp sử dụng phân HC
Cần có phân men là phân chuồng tươi cộng phân vi sinh Sông Gianh hoặc Super lân có bổ sung thêm phế phẩm EM. Penac P .Thân lá cây xanh được chặt ngắn thành đoạn dài 30-40cm, chất thành từng lớp dày 0,5m đến 0,6m lại rắc một lớp phân men, tưới thêm nước dải, nước phân chuồng đảm bảo độ ẩm đống phân 75-80%, nén chặt.

KỸ THUẬT Ủ PHÂN XANH
CHƯƠNG 3 Các phương pháp sử dụng phân HC
Sau đó trát kín toàn bộ đông phân bằng lớp bùn nhão, để lỗ tưới nước ở đỉnh đống phân, cứ 15 ngày đến 20 ngày lại tưới bổ sung nước đẻ duy trì độ ẩm sao đó trát kín lại. Khoảng 35 ngày đến 40 ngày sau ủ, ta tiến hành đảo đều đống phân, bổ sung nước cho đủ ẩm, lại nén chặt, trát bùn kín, sau khoảng 20-30 ngày là phân hoàn toàn hoai mục, sử dụng được.
KỸ THUẬT Ủ PHÂN XANH
CHƯƠNG 3 Các phương pháp sử dụng phân HC
Là phương pháp chuyển phân từ trạng thài hữu cơ thành trạng thái vô cơ cây mới hấp thụ được.

Nếu được ủ hoai mục các chất hữu cơ sẽ phân hủy và chuyển thành dạng vô cơ khi đó phân sẽ sạch hơn.

Có 3 phương pháp ủ phân: Ủ nóng, ủ nguội và ủ nửa nóng nửa nguội.
Ủ HOAI MỤC
CHƯƠNG 3 Các phương pháp sử dụng phân HC
Ủ phân hữu cơ đúng kỹ thuật tiêu diệt được các vi sinh vật có hại.
CHƯƠNG 4: Ảnh hưởng tiêu cực của việc tái sử dụng phân
Phân bón gây ô nhiễm môi trường là do lượng dư thừa các chất dinh dưỡng do cây trồng chưa sử dụng được hoặc do bón không đúng cách…

Đối với môi trường nước nếu bón quá nhiều phân hữu cơ, vào những ngày oi bức, phân hữu cơ phân giải mạnh làm cho nước ao thiếu oxy, ảnh hưởng đến đời sống của cá.
NGUYÊN NHÂN
CHƯƠNG 4: Ảnh hưởng tiêu cực của việc tái sử dụng phân
Môi trường đất
Phân chuồng thường giàu một số chất dinh dưỡng nào đó như lân hoặc kali. Nếu sử dụng nhiều và lặp đi lặp lại sẽ gây nên tình trạng dư thừa một hoặc hai nguyên tố gây nên tình trạng mất cân đối dinh dưỡng.
Nếu sử dụng quá nhiều.Với số lượng quá dư thừa chúng có thể làm cháy rễ các cây con, giảm khả năng chống chịu sâu bệnh và làm giảm thời gian bảo quản của nông sản.


ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG 4: Ảnh hưởng tiêu cực của việc tái sử dụng phân
Sử dụng liên tục phân chuồng thô sẽ làm cho đất có tính axit (bị chua).

Dư thừa độ mặn trong đất thường liên quan với việc bón phân chuồng quá nhiều trong những vùng đất mà khả năng rửa trôi tự nhiên kém.
ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG 4: Ảnh hưởng tiêu cực của việc tái sử dụng phân
ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Những cánh đồng bị nhiễm mặn.
CHƯƠNG 4: Ảnh hưởng tiêu cực của việc tái sử dụng phân
Môi trường nước
Khi các chất dinh dưỡng trong phân chuồng thô bị rửa trôi hoặc ngấm xuống đất từ các nông trại hoặc các khu vực tồn trữ gây nên tình trạng ô nhiễm.

Khi bị ngấm xuống các tầng nước ngầm, các hợp chất Nitrat trong phân chuồng gây nên nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe con người.
ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG 4: Ảnh hưởng tiêu cực của việc tái sử dụng phân
Môi trường nước
Khi bị trôi theo dòng nước, các chất dinh dưỡng gây nên hiện tượng phú dưỡng làm cho nước ao hồ, sông suối quá giàu dinh dưỡng gây nên tình trạng rong rêu phát triển.
ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Hiện tượng phú dưỡng.
CHƯƠNG 4: Ảnh hưởng tiêu cực của việc tái sử dụng phân
Vấn đề cỏ dại
Việc sử dụng phân chuồng thô thường liên quan tới vấn đề gia tăng cỏ dại

Sự phát triển mạnh mẽ của cỏ dại sau khi bón phân chuồng tính năng kích thích của phân chuồng đối với hạt cỏ có sẵn trong đất
ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG 4: Ảnh hưởng tiêu cực của việc tái sử dụng phân
ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Những cánh đồng biến thành đồng cỏ dại
khi bón phân hữu cơ có chứa
những chất kích thích sự phát triển của cỏ trong đất.
CHƯƠNG 4: Ảnh hưởng tiêu cực của việc tái sử dụng phân
Việc sử dụng quá nhiều các loại phân, đặc biệt là các loại phân có chứa đạm và sử dụng không đúng kỹ thuật đã để lại một dư lượng NO3- cao làm ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.

Nếu trẻ em thường xuyên sử dụng loại nước uống chứa 45 mg NO3-/ 1 lít nước thì sẽ dễ bị rối loạn quá trình trao đổi chất, giảm khả năng đề kháng các loại bệnh của cơ thể.
ẢNH HƯỞNG ĐẾN CON NGƯỜI
CHƯƠNG 4: Ảnh hưởng tiêu cực của việc tái sử dụng phân
Các phân bón còn làm cho thức ăn bị nhiễm độc mà ta ít chú ý. Lượng đạm cao có tác hại cho sức khỏe vì chúng gây chứng methemoglobinemie, thể hiện qua việc ion NO2 kết hợp với Hemoglobin, làm cho hô hấp (tiếp nhận O2) khó khăn.

Nitrit được thành lập trong ống tiêu hóa có thể biến thành Nitrosamine, là một chất gây ung thư mạnh.
ẢNH HƯỞNG ĐẾN CON NGƯỜI
CHƯƠNG 4: Ảnh hưởng tiêu cực của việc tái sử dụng phân
Ảnh hưởng của phân hữu cơ đặc biệt là phân bắc và phân chuồng đến sự tích lũy vi khuẩn gây bệnh, trứng và ấu trùng giun sán là rất lớn.

Việc bón phân tươi này sẽ làm rau bị nhiễm vi khuẩn, vi trùng, kí sinh trùng gây nguy hiểm đến sức khỏe chúng ta, đặc biệt là những bệnh liên quan đến đường ruột.
ẢNH HƯỞNG ĐẾN CON NGƯỜI
CHƯƠNG 4: Ảnh hưởng tiêu cực của việc tái sử dụng phân
Ví dụ như rau củ quả trồng tưới bằng phân bắc (phân người) trên đó ẩn núp một loại ký sinh trùng độc hại tên amíp nếu chúng ta ăn vào có thể gây ra bệnh áp-xe gan.

ẢNH HƯỞNG ĐẾN CON NGƯỜI
Người mắc bệnh áp-xe gan
CHƯƠNG 4: Ảnh hưởng tiêu cực của việc tái sử dụng phân
Đồng thời việc sản suất đó sẽ gây ra những mùi hôi thối làm ô nhiễm không khí môi trường xung quanh làm ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của con người.

Thực tế cho thấy người dân vì lợi ích kinh tế mà đã không quan tâm đến sự an toàn của người sử dụng. Họ đã sử dụng các phân chưa được xử lý hoặc các chất thải ô nhiễm để tưới cho cây và rau xanh.

ẢNH HƯỞNG ĐẾN CON NGƯỜI
CHƯƠNG 4: Ảnh hưởng tiêu cực của việc tái sử dụng phân
ẢNH HƯỞNG ĐẾN CON NGƯỜI
Dùng nước ô nhiễm
để tưới cho rau.
Dùng nước thải dưới mương
để tưới cho rau sống.
CHƯƠNG 5: Các biện pháp hạn chế ảnh hưởng
Không sử dụng các loại phân vi sinh vật không qua kiểm nghiệm chất lượng và không dùng phân hữu cơ để thay thế hoàn toàn phân vô cơ trong việc cung cấp dinh dưỡng cho vườn cây.

Và chúng ta cũng không nên tuỳ tiện trộn chung nhiều loại phân lại với nhau vì có khả năng làm giảm chất lượng của một số loại phân.
HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG 5: Các biện pháp hạn chế ảnh hưởng
Khi tiến hành ủ phân cần che đậy kín để không phát tán vi sinh vật gây bệnh ra ngoài môi trường.
Bón đủ, bón đúng cho cây trồng tránh dư thừa, lãng phí hoặc sai quy cách sử dụng.
Dùng biện pháp để hạn chế vấn đề cỏ dại.Như chú ý cân nhắc vấn đề hàm lượng phân bón.
Áp dụng các công nghệ tiên tiến để xử lí phân hiệu quả hơn.
HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG 5: Các biện pháp hạn chế ảnh hưởng
HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Khi ủ phân cần đậy kín.
CHƯƠNG 5: Các biện pháp hạn chế ảnh hưởng
Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền và hướng dẫn cho nông dân về sử dụng phân bón. Ví dụ như: chế biến đúng cách, che đậy và sử dụng hợp vệ sinh.

Nghiên cứu tạo ra các chế phẩm phân bón mới, các chế phẩm sinh học giúp cho quá trình xử lý ủ phân hoặc xử lý các phế phụ phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi mau hoai, giảm thiểu mùi hạn chế mức thấp nhất khả năng ô nhiễm môi trường.

HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5: Các biện pháp hạn chế ảnh hưởng
Cần đưa ra các quy định, chính sách xây dựng Luật phân bón để tăng hiệu lực công tác quản lý phân bón.

Ngoài ra nhà nước chúng ta cần phải xây dựng, ban hành kịp thời và đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất, sử dụng phân bón.
HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5: Các biện pháp hạn chế ảnh hưởng
Thông qua hệ thống thông tin đại chúng như truyền hình, đài, báo chí…tăng cường việc phổ biến các kiến thức khoa học kỹ thuật, các kinh nghiệm về sản xuất, sử dụng phân bón có hiệu quả ,đem lại cho nông dân những hiểu biết và những kiến thức mới. Đem lại hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp.VD như sử dụng tiêu chuẩn GAP...
HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5: Các biện pháp hạn chế ảnh hưởng
HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CON NGƯỜI
Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices - GAP) .
KẾT LUẬN
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy các CHC có vai trò hết sức quan trọng đối với độ phì nhiêu của đất và dinh dưỡng cây trồng. CHC có khả năng tương tác với các chất dinh dưỡng, điều phối theo nhu cầu của cây trồng đồng thời giữ độ ẩm tối ưu cho cây trồng, khử nhiều loại độc tố, tạo thành hệ tổng thể đảm bảo duy trì độ phì nhiêu của đất và sự phát triển của cây trồng.



KẾT LUẬN
Đồng thời để phát triển bền vững tránh những tác hại lớn khi sử dụng phân hóa học. Sự lựa chọn thực phẩm của bạn ngày hôm nay sẽ ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới sức khỏe của con bạn trong tương lai.

Nhưng bên cạnh đó nó cũng còn những ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và con người mà chúng ta cần phải biết cách hạn chế và khắc phục.
KẾT LUẬN
“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, là những yếu tố cần và đủ trong canh tác nông nghiệp được các nhà nông tổng kết, truyền từ đời này sang đời khác. Vì vậy chúng ta phải biết cách tái sử dụng phân bón đúng cách để bảo đảm năng suất cây trồng, nhất là bảo vệ sức khỏe cho tất cả mọi người. Đồng thời để đảm bảo cho một nền nông nghiệp bền vững phải kết hợp hài hoà giữa bón phân vô cơ và phân hữu cơ.
KẾT LUẬN
Phát triển
nông nghiêp bền vững
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE !!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Vui
Dung lượng: 4,35MB| Lượt tài: 1
Loại file: pptx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)