Tại sao nói xuất khẩu tư bản là sự ăn bám, boc lột bình phương chủ nghĩa tư bản ?

Chia sẻ bởi Xuân Kiên | Ngày 03/05/2019 | 10396

Chia sẻ tài liệu: Tại sao nói xuất khẩu tư bản là sự ăn bám, boc lột bình phương chủ nghĩa tư bản ? thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
… ((( …

BÀI KIỂM TRA
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN I
Tại sao nói xuất khẩu tư bản là sự ăn bám, boc lột bình phương chủ nghĩa tư bản ? hãy phân tích tác động xuất khẩu tư bản đối với Việt Nam hiện nay ?
/


Giáo viên Hướng Dẫn
NGUYỄN VĂN THẮNG
Sinh Viên Thực Hiện
ĐÀM XUÂN KIÊN


Huế, 5 năm 2013

Xuất khẩu tư bản là sự ăn bám, bóc lột bình phương của chủ nghĩa tư bản
Khái niệm Xuất khẩu hàng hóa: Xuất khẩu hàng hóa là mang hàng hóa ra nước ngoài đểthực hiện giá trị và giá trị thặng dư.
Khái niệm Xuất khẩu tư bản: Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (Đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư ở các nước xuất khẩu tư bản đó.
Lênin khẳng định rằng , xuất khẩu tư bản khác về nguyên tắc với xuất khẩu hàng hóa và là quá trình ăn bám bình phương. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến vì:
Một là , trong một số ít nước phát triển đã tích luỹ được một khối lượng lớn tư bản kếch xù và một bộ phận đã trở thành “ tư bản thừa ” do không tìm được nơi đầu tư có tỷ suất lợi nhuận cao ở trong nước.
Hai là, khả năng xuất khẩu tư bản xuất hiện do nhiều nước lạc hậu về kinh tế bị lôi cuốn vào sự giao lưu kinh tế thế giới, nhưng lại rất thiếu tư bản. Các nước đó giá ruộng đất lại tương đối hạ, tiền lương thấp , nguyên liệu rẻ, nên tỷ suất lợi nhuận cao.
Ba là, chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì mâu thuẫn kinh tế – xã hội càng gay gắt.Xuất khẩu tư bản trở thành biện pháp làm giảm mức gay gắt đó.
Xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu vì trong những nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã tích lũy được một khối lượng tư bản lớn và nảy sinh tình trạng “thừa tư bản”.Tình trạng thừa tư bản này không phải là tình trạng thừa tuyệt đối, mà là tương đối, nghĩa là không tìm được nơi đầu tư có lợi nhuận cao ở trong nước. Tiến bộ khoa học kỹ thuật ở các nước này đã dẫn đến tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản và hạ thấp tỉ suất lợi nhuận; trong khi đó, ở các nước kém phát triển về kinh tế, nhất là ở các nước thuộc địa, dồi dào nguyên liệu và nhân công rẻ nhưng lại lại thiếu vồn và kỹ thuật. Do tập trung trong tay một khối lượng tư bản khổng lồ nên việc xuất khẩu tư bản ra nước ngoài trở thành một nhu cầu tất yếu của các tổ chức độc quyền.
Phân loại xuất khẩu tư bản: Xét về hình thức đầu tư có thể phân chia xuất khẩu tư bản thành xuất khẩu tư bản trực tiếp và xuất khẩu tư bản gián tiếp.
(Xuất khẩu tư bản trực tiếp: Xuất khẩu tư bản trực tiếp là việc đưa tư bản ra nước ngoài để trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận cao hay Là tư bản trực tiếp đem máy móc, thiết bị ra nước ngoài để tổ chức sản xuất. Xuất trực tiếp có ưu thế sau: Tư bản bị trôn chặt vào máy móc thiết bị và nhà xưởng nên không thể vận động nhanh được. Do đó nó phải chuyển giao công nghệ, đào tạo công nhân và mở rộng thị trường cho hàng hoá. Cho nên nhiều quốc gia rất  thích xuất khẩu trực tiếp. Tuy nhiên xuất khẩu tư bản trực tiếp có nhược điểm là di chuyển quan hệ tư bản chủ nghĩa sang và thường áp dụng chính sách diễn biến hoà bình làm lung lay chế độ chính trị của nước nhập khẩu. (Xuất khẩu gián tiếp: Là nhà tư bản cho vay vốn để thu lợi tức hoặc bỏ tiền ra mua cổ phiếu của công ty, mua công trái của chính phủ. Xuất khẩu tư bản gián tiếp có ưu thế là: Tập trung vốn nhanh để giải quyết các công trình kinh tế trọng điểm của nước nhập khẩu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Xong tư bản sẽ vận động đưa ra nước ngoài nhanh chóng, dễ gây đổ vỡ cho nền kinh tế.Các công trình đầu tư từ nguồn vốn xuất khẩu gián tiếp dễ bị quan chức tham nhũng, dẫn đến không có hiệu quả.
Nếu xét theo chủ sở hữu, có xuất khẩu tư bản nhà nước và xuất khẩu tư bản tư nhân
(Xuất khẩu tư bản nhà nước là hình thức xuất khẩu tư bản mà nhà nước tư sản lấy tư bản từ ngân quỹ của mình đầu tư vào nước nhập khẩu tư bản, hoặc viện trợ hoàn lại hay không hoàn lại để thực hiện những mục tiêu về kinh tế, chính trị và quân sự.
Về kinh tế, xuất khẩu tư bản nhà nước thường hướng vào các ngành thuộc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Xuân Kiên
Dung lượng: | Lượt tài: 891
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)