Tài nguyên rừng

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh | Ngày 24/10/2018 | 107

Chia sẻ tài liệu: tài nguyên rừng thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:



Khái niệm rừng
Phân loại rừng
Tầm quan trọng của rừng
Hiện trạng khai thác rừng hiện nay

KHÁI NIỆM VỀ RỪNG:

. Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển (Morozov 1930). Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý

Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài (M.E. Tcachenco 1952)

Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu (I.S. Mê lê khôp 1974)

Rừng cũng có thể hiểu bằng một cách khác là vùng đất đủ rộng có cây cối mọc lâu năm.
RỪNG LÁ KIM
Ở vùng ôn đới có thành phần khá đồng nhất, khí hậu lạnh, có thời gian sinh trưỞng ngắn, năng suất thấp hơn vùng nhiệt đới(nhóm cây đặc trưng là thông, vân sam, lim sam và cây Seqnota khổng lồ).
Phân bố chủ yếu ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Nga, Trung Quốc và một số vùng núi cao nhiệt đới
Rừng thông_(lá kim)
RỪNG RỤNG LÁ ÔN ĐỚI
Giáp nhiệt đới và phân bố chủ yếu ở vùng thấp, chủ yếu ở Châu Âu, Đông Bắc Mỹ, Nam Mỹ, một phần Trung Quốc, Nhật Bản, Oxtrâylia…nó thường rụng lá vào mùa thu, chiếm phần lớn diện tích canh tác của những nước này khoảng 35% diện tích .
Rừng lá rụng ôn đới
RỪNG MƯA NHIỆT ĐỚI
Phân bố chủ yếu ở vùng khí hậu nóng, mưa nhiều và có tính đa dạng sinh học cao nhất.Hệ cây rừng quanh năm có lá,dây leo chằng chịt,phía dưới đất tối âm u,nóng và ẩm
Rừng nhiệt đới có giá trị kinh tế cao phục vụ đời sống con người do có khối lượng sinh học cao phong phú về số lượng cũng như chất lượng nên đang bị con người khai thác một cách triệt để
Diện tích chỉ còn khoảng 50% so với trước và chỉ còn chiếm 8% so với diện tích lục địa
Rừng mưa nhiệt đới
RỪNG PHÒNG HỘ
Rừng được sử dụng cho mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ nguồn nước chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu bảo vệ môi trường.
RỪNG ĐẶC DỤNG
Được sử dụng cho mục đích đặc biệt như bảo tồn thiên nhiên, mẩu chuẩn hệ sinh thái, bảo tồn nguồn gen động thực vật, phục vụ nghiên cứu khoa học…
Bao gồm các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu văn hóa lịch sử và môi trường
RỪNG SẢN XUẤT
Bao gồm các loại rừng sử dụng để sản xuất kinh doanh gỗ, đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp bảo vệ môi trưòng sinh thái



Rừng ngập mặn, các vỉa san hô và cỏ biển còn nguyên vẹn có thể làm giảm nhẹ hoặc tiêu tan các đợt sóng thần cao 15 mét. Một nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy, một rừng ngập mặn có chiều rộng 100 mét có thể làm giảm 50% chiều cao của sóng triều và giảm 50% năng lượng của sóng.
VD: Trong đợt động đất và sóng thần ngày 26 tháng 12 năm 2004, tại đảo Pulau Sêmplu của Inđônêxia nằm gần tâm ngoài của trận động đất, chỉ có 100 người bị chết vì những người dân trên đảo đã học được kinh nghiệm chạy trốn lên vùng đất cao và những vùng có rừng ngập mặn bao quanh

Tầm quan trọng của rừng
Rừng là hợp phần quan trọng tao nên sinh quyển
Là nơi chứa đựng tài nguyên động thực vật phong phú
Yếu tố địa lý không thể thiếu trong tự nhiên
Hình ảnh: rừng ở INDO
Tầm quan trọng của rừng
Tạo cảnh quan và tác động mạnh mẽ tới yếu tố khí hậu và đất đai
Cung cấp vật liệu xây dựng, năng lượng, nguyên liệu y dược, nguyên liệu chế biến lương thực
Hình ảnh: Rừng cao su
Tầm quan trọng của rừng
Là nhà che chở cho loài động vật, là “lá phổi” của sự sống
Nói chung rừng là một hệ sinh thái lớn, quan trọng, có đa dạng sinh học cao
Có ý nghĩa phát triển kinh tế xã hội
Hình ảnh: rừng ở Mpumalanga
Tầm quan trọng của rừng
Có ý nghĩa đặc biệt trong bảo vệ môi trường
Rừng Điều hòa khí hậu. Rừng chắn gió, làm sạch không khí, cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển, giảm tiếng ồn
Rừng bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất chống sói mòn
Hình ảnh: Rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Phú Vinh
Tầm quan trọng của rừng
Thảm mục rừng chứa chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất
Tạo một hoàn cảnh tiểu khí hậu tác động tốt đến sức khỏe con người
Làm giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm không khí
Hình ảnh: rừng mao 7 năm tuổi
Tầm quan trọng của rừng
Như vậy mất rừng sẽ làm mất dần nguồn tài nguyên thiên nhiên dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật
Hình ảnh: phá rừng ở quảng ngãi
III.TÌNH TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ .
III.1.Tình trạng khai thác tài nguyên rừng:
Trước đây, rừng chiếm diện tích khoảng 60 tr km2.
Đến năm 1958 chỉ còn 44,05 tr km2 (chiếm khoảng 33 % diện tích đất liền).
Năm 1973 còn 37,37 tr km2.
Hiện nay, diện tích rừng ngày càng giảm, chỉ còn khoảng 29 tr km2.
TRÊN THẾ GIỚI:

Tổng số rừng trên thế giới có trữ lượng gỗ trên 50 m3/ ha chỉ có khoảng 2,8 tỉ ha, phần còn lại là rừng thưa khoảng 1,2 tỉ ha.
Phần lớn diện tích rừng kín phân bố ở vùng nhiệt đới (60% diện tích rừng kín trên thế giới).
Hiện nay, rừng trồng có diện tích khoảng 150 tr ha, chiếm 4% tổng số diện tích rừng.
Ở VIỆT NAM

Vào năm 1943 có khoảng 14 tr ha, tỉ lệ che phủ 43% diện tích.

Năm 1976 còn 11 tr ha, tỉ lệ che phủ còn 34%.

Năm 1985 còn 9,3 tr ha, tỉ lệ che phủ còn 30%.

Năm 1995 còn 8 tr ha và tỉ lệ che phủ còn 28%.

Ngày nay chỉ còn 7,8 tr ha, chiếm 23,6% diện tích, tức là dưới mức báo động cân bằng 3%
III.2.Nguyên nhân làm cho diên tích rừng ngày càng giảm:
-Trên thế giới:
Việc chặt phá rừng cho phát triển nông nghiệp xảy ra ở Trung và Nam Phi từ 7000 năm trước, còn ở Ấn Độ vào khoảng 9000 năm trước.
Ở những vùng nhiệt đới, việc chặt phá rừng xuất hiện vào những năm cuối thế kỉ XVIII, do mở rộng diện tích trồng cây công- nông nghiệp.
-Ở Việt Nam:
Tốc độ kinh tế tăng nhanh tương ứng với tốc độ phá rừng. Mỗi năm, rừng Việt Nam mất đi 13- 15 nghìn ha, chủ yếu do nạn du canh, du cư, lấy gỗ, đốt rừng lấy đất trồng cây công nghiệp xuất khẩu, giao thông, khai thác mỏ, xây dựng đô thị…
Mặt khác do hậu quả chiến tranh hoá học của Mỹ gây tổn thất ¼ diện tích rừng nguyên sinh Việt Nam.



Dự đoán trong tương lai, nếu không có chính sách bảo vệ hữu hiệu của nhà nước thì sức ép về dân số, nhu cầu cuộc sống, nhu cầu lương thực, năng lượng,…thì rừng Việt Nam ngày càng bị ảnh hưởng xấu nghiêm trọng: gây lũ lụt, xói mòn đất, diện tích đất trống, đồi trọc ngày càng tăng,…
III.3. Vấn đề quản lý rừng
Quản lý và bảo vệ rừng hiện nay đang là vấn đề hết sức cấp bách.
Nguồn tài nguyên rừng, đất rừng quốc gia hiện có trên cơ sở ổn định lâu dài để đáp ứng nhu cầu của nhà nước về lâm sản, bảo vệ môi trường, nâng cao sản lượng rừng,..

Tăng cường sự tham gia của nhân dân (đặc biệt là cộng đồng miền núi) vào việc trồng, bảo vệ và quản lý, phát triển rừng có hiệu quả vì lợi ích của môi trường chung.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ THEO DÕI CỦA CÔ VÀ CÁC BẠN.

Thực hiện: Nhóm 5.2
THÀNH VIÊN NHÓM 5.2:
Trần Thị Phương Nhi.
Huỳnh Thị Đan Hồng Thủy Tiên.
Thạch Thị Mộng Thu.
Bùi Khắc Sơn.
Lê Trung Tính.
Cao Phương Bình.
Nguyễn Hữu Cao.
Lê Đức Thuận.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)