Tài nguyên nước

Chia sẻ bởi Nguyễn Tương Lai | Ngày 26/04/2019 | 79

Chia sẻ tài liệu: Tài nguyên nước thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Tài nguyên nước


Nước là tài nguyên quan trọng nhất của loài người và sinh vật. Nước ở tự nhiên không ngừng vận động và chuyển đổi trạng thái tạo nên chu trình nước trong tự nhiên.


Nước thông qua chu trình vận động của mình đã tham gia vào thành phần cấu trúc sinh quyển, đồng thời điều hòa mọi yếu tố của khí hậu, đất đai và sinh vật.

Nước đáp ứng các yêu cầu đa dạng của con người: tưới tiêu cho nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, tạo ra điện năng và tô thêm vẻ đẹp cho cảnh quan.

Đặc điểm các nguồn nước:


Nguồn nước mưa: lượng nước mưa phân bố không đều trên trái đất, nhìn chung nước mưa là nguồn nước tương đối sạch, đáp ứng được các tiêu chuẩn dùng nước. 

Nguồn nước mặt: là nguồn nước có mặt thoáng tiếp xúc với không khí và thường xuyên được bổ xung bởi nước mặt, nước ngầm tầng nông và nguồn nước thải từ khu dân cư.
Nguồn nước ngầm: là nguồn nước tồn tại trong các khoảng trống dưới đất, trong các khe nức, các mao quản, thấm trong các lớp đất đá,...và có thể tập trung thành từng bể, bồn, dòng chảy dưới lòng đất.



Tài nguyên nước trên thế giới


Tài nguyên nước ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km3, tập trung phần lớn ở biển và đại dương (trên 98%), 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở hai cực



Lượng nước ngọt được con người sử dụng có nguồn gốc ban đầu là nước mưa ước chừng 105.000 km3, trong đó khoảng 1/3 chảy ra sông, còn lại 2/3 quay trở lại khí quyển do bốc hơi bề mặt và thoát hơi nước ở thực vật.



Từ khi sinh ra, con người đã tác động vào chu trình nước chủ yếu chỉ trong phạm vi của phần nước mưa trên bề mặt đất. Con người cần nước cho đời sống và các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,...

Các vấn đề môi trường hiện nay liên quan tới tài nguyên nước ở qui mô toàn cầu có thể phân loại thành các dạng sau:

Con người ngày càng khai thác và sử dụng nhiều tài nguyên nước hơn. Lượng nước ngầm khai thác trên thế giới năm 1990 gấp 30 lần lượng nước khai thác năm 1960.



Các nguồn nước trên Trái đất đang bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người như ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm, nước biển bởi các tác nhân như thuốc trừ sâu, hóa chất, kim loại nặng, vật chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh,...



Hiện tượng thiếu nước để dùng đã xảy ra ở nhiều vùng rộng lớn (Trung Đông, Châu Phi).

Do chặt phá rừng mà nguồn nước ngọt ở nội địa đã bị suy giảm nhanh chóng, nhiều dòng sông vào mùa mưa đã trở nên không có nước.



Khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm 61% dân số thế giới, nhưng các nguồn nước dành cho khu vực này chỉ tương đương một phần ba tổng số nguồn nước trên toàn cầu.



Ở nước ta, tiềm năng nước ngọt còn lớn. Việt Nam là nước có lượng mưa trung bình vào loại cao, khoảng 2.000 mm/năm, gấp 2,6 lượng mưa trung bình của vùng lục địa trên thế giới.

Tổng lượng dòng chảy hằng năm trên các sông suối Việt Nam khoảng 853 km3 trong tổng lượng dòng chảy phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam là 317 km3/năm chiếm 37% tổng lượng dòng chảy, phần còn lại sản sinh từ các nước láng giềng là 536 km3/năm chiếm 63%.


Cùng với nước tầng mặt, chúng ta còn có một lượng nước ngầm đáng kể. Thành phố Hà Nội sử dụng 100% nước ngầm.

Nước ngầm là nguồn nước tốt, sử dụng an toàn, lâu bền. Hiện nay khoảng 25% nguồn nước cấp là nước ngầm, trong tương lai, chắc chắn tỷ lệ này sẽ được tăng lên.



Tuy vậy, đã xuất hiện ô nhiễm nước ngầm, rõ rệt nhất là ô nhiễm dinh dưỡng do các hợp chất Nitơ, Phosphats do các nguồn nước thải ngấm từ trên xuống.


Ngoài ra còn phát hiện ô nhiễm kim loại nặng, trong đó đáng chú ý là Hg, Fe, Mn,... tình trạng ô nhiễm vi sinh cũng khá phổ biến.

Bên cạnh đó, do sử dụng không hợp lý, khai thác bừa bãi làm cho lượng nước ngầm bị suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến kết cấu của các lớp đất tầng mặt.



Về chất lượng, nước của các sông ngòi nước ta hiện nay, mặc dù đã có xuất hiện các hiện tượng ô nhiễm về các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng, kim loại nặng và hóa chất độc ở một vài nơi.

Các vấn đề môi trường liên quan với tài nguyên nước ở nước ta bao gồm các nội dung sau:

Tình trạng cạn kiệt nguồn nước ngầm và ô nhiễm nước ngầm đang diễn ra ở các đô thị lớn và các tỉnh đồng bằng. Nguyên nhân chính là do khai thác quá mức, thiếu quy hoạch, nước thải không xử lý.

Bơm nước ngầm để... nuôi tôm

Ven biển Bạc Liêu chạy dài những đầm nuôi tôm rộng lớn. Người dân ở đây từ lâu có một cách làm khá phổ biến: bơm nước ngầm pha với nước biển để ổn định độ mặn. “Phong trào” khoan cây nước (giếng nước ngầm) trở nên rầm rộ.

Phần lớn khu vực nuôi tôm công nghiệp tập trung người dân đều khoan cây nước, có hộ nuôi tôm quy mô diện tích lớn khoan từ 3 - 5 cây nước ngầm.



Mưa phân bố không đều trong năm. Tình trạng thiếu nước mùa khô, lũ lụt mùa mưa đang xảy ra tại nhiều địa phương với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Ví dụ tình trạng giảm trữ lượng nước ở các hồ chứa Hòa Bình, Trị An,... hay lũ quét ở các tỉnh Yên Bái, Nghệ An,…



Sự ô nhiễm nước mặt đã xuất hiện trên một số sông và mạng sông, kênh rạch thuộc một số đô thị lớn (sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Thị Vải, sông Sài Gòn....).

Một số hồ ao có hiện tượng phú dưỡng nặng.

Sự xâm nhập mặn vào sông xảy ra với quy mô ngày càng gia tăng ở nhiều sông trong khu vực miền Trung.

Hàng năm, cứ đến tháng sáu âm lịch, bờ biển Bình Thuận lại xuất hiện trứng báng mà các nhà khoa học thường gọi là tảo nở hoa hay thủy triều đỏ. Thủy triều đỏ tạo ra bởi một loại thực vật nổi có tên Phaeocystis of globosa (haptophyta).
Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước, có hại cho hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật, do sự có mặt của các tác nhân quá ngưỡng cho phép.
Nguồn gốc

Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên là do nhiễm mặn, nhiễm phèn, gió, bão, lũ lụt…

Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do xả nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp…
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm người ta phân biệt
Ô nhiễm vô cơ
Ô nhiễm hữu cơ
Ô nhiễm hóa chất
Theo vị trí người ta phân biệt:
Ô nhiễm sông

Ô nhiễm hồ

Ô nhiễm biển

Nguồn xác định: là các nguồn thải chúng ta có thể xác định được ví trí chính xác như cống thải nhà máy, khu công nghiệp, đô thị.

Nguồn không xác định: là các chất gây ô nhiễm phát sinh từ những trận mưa lớn kéo theo bụi bẩn, xói mòn đất đai,...

Có rất nhiều tác nhân gây ô nhiễm nước, tuy nhiên để tiện lợi cho việc quan trắc và khống chế ô nhiễm nguồn nước, ta có thể phân chúng thành các nhóm cơ bản:

Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học hoặc các chất tiêu thụ oxy: thuộc loại này có cacbohydrat, protein, chất béo,...


Các chất hữu cơ bền vững: polychlorophenol (PCP), polychlorobiphenyl (PCB), các hydrocacbon đa vòng,...

Các kim loại nặng: Các kim loại nặng thường có trong nước thải công nghiệp là chì (Pb), thủy ngân (Hg), crôm (Cr), cadmi (Cd), asen (As), mangan (Mn)

Các chất vô cơ: nhiều ion vô cơ có nồng độ rất cao trong nước tự nhiên, đặc biệt là nước biển. Trong nước thải từ các khu dân cư luôn có nồng độ tương đối cao các ion Cl-, CO3 2-, PO43-, Na+, K+

Dầu mỡ: là chất lỏng khó tan trong nước. Độc tính và tác động sinh thái của dầu mỡ phụ thuộc vào từng loại dầu.


Các chất phóng xạ: trong môi trường luôn có một lượng phóng xạ tự nhiên do hoạt động của con người hoặc từ các nguồn đất đá, núi lửa tạo nên.

Các sinh vật gây bệnh: bao gồm vi trùng, siêu vi trùng, giun sán. Nguồn nước ô nhiễm do phân có thể có nhiều loại vi trùng
Các chất có mùi: nước có mùi là do các nguyên nhân sau: có chất hữu cơ từ cống rãnh khu dân cư, xí nghiệp chế biến thực phẩm; nước thải công nghiệp, hóa chất; sản phẩm từ sự phân hủy cây cỏ, rong tảo, động vật.
Các nguyên nhân sâu xa của vấn đề ô nhiễm nước ở mức độ nghiêm trọng mang tính chất toàn cầu là:

Ưu tiên phát triển kinh tế bất chấp các hậu quả về mặt môi trường.

Nhận thức của người dân về môi trường.
Thiếu luật pháp về việc loại thải các chất thải.

Thiếu tiền để xây dựng các nhà máy xử lý nước thải.

Sự gia tăng dân số và nhu cầu nước ngày càng gia tăng.

Sự phân tán quyền lực.
Để xác định chất lượng nước hay mức độ ô nhiễm nước, người ta dùng các thông số chất lượng nước:
Các thông số vật lý: độ dẫn điện…

Các thông số sinh học: Coliform…

Các thông số hoá học: độ pH, các chỉ số BOD, COD, (DO)…
Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước, người ta thường dùng các chỉ tiêu hay thông số phổ biến là:
Chất lơ lửng
Nhu cầu oxy sinh hoá BOD
Nhu cầu ôxy hoá học COD
Chất rắn lơ lửng (SS - Suspended Solids): là các chất không tan trong nước và được xác định bằng cách lọc một mẫu nước qua giấy lọc tiêu chuẩn. Cặn thu được trên giấy lọc sau khi sấy ở nhiệt độ 1050C cho đến khi khối lượng không đổi thì đem cân xác định khối lượng - đó được được gọi là lượng chất lơ lửng trong mẫu nước phân tích.
Ô nhiễm nước và quản lý chất lượng nước ở nước ta

Việt Nam có tài nguyên nước khá phong phú, công nghiệp hoá và đô thị hoá ở nước ta tuy chưa phát triển nhưng nhiều vùng đô thị và khu công nghiệp đã bị ô nhiễm nước. Nước ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Mình, Hải Phòng, Đà Nẵng,... đều bị ô nhiễm.

Việc khai thác nước quá mức và không có quy hoạch đã làm cho mực nước ngầm bị hạ thấp. Hiện tượng này thấy nhiều ở các khu vực đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng Sông Cửu Long.



Ô nhiễm môi trường nước tác động trực tiếp đến sức khỏe, là nguyên nhân gây các bệnh như tiêu chảy, lỵ trực trùng, tả, thương hàn, viêm gan A, giun sán.
Các nguồn ô nhiễm biển là:

Hoạt động trong các khu dân cư đô thị ven biển
Hoạt động công nghiệp tập trung tại khu vực ven biển
Hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản
Hoạt động giao thông vận tải và sự cố tràn dầu
Khai thác khoáng sản
Hoạt động du lịch và dịch vụ tại các khu du lịch và các khu nghỉ dưỡng ven biển
Về các biện pháp kiểm soát ô nhiễm nước:
Trong các công cụ quản lý, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã ban hành các Tiêu chuẩn Môi trường (1995), trong đó có các tiêu chuẩn chất lượng nước như:
TCVN 5942 - 1995: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.
TCVN 5943 - 1995: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước ven bờ.
TCVN 5944 - 1995: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm.
TCVN 5945 - 1995: Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải.
QUẢN TRỊ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Gia tăng sự cung ứng nước sử dụng
Mặc dù không thể làm gia tăng lượng nước ngọt trên trái đất nhưng con người có thể điều phối lại nguồn nước ngọt để sử dụng.

Có hai vấn đề được đặt ra trong việc quản trị nguồn tài nguyên nước ngọt: một là gia tăng sự cung ứng nước tiêu dùng, hai là giảm sự sử dụng và hao phí nguồn nước.
Ðập nước và hồ chứa nước
Ðập và hồ chứa nước dự trữ lại lượng nước mưa, nước do tuyết tan để sử dụng cho thời gian khô hạn trong năm.

Sự xây dựng các đập và hồ chứa có nhiều lợi điểm như kiểm soát được các dòng chảy tránh được ngập lụt ở các vùng thấp, cung cấp được nguồn nước tưới, sử dụng làm nguồn thủy điện, có thể sử dụng làm hồ bơi, chơi thuyền, câu cá ... làm tăng nguồn lợi kinh tế.
Khai thác nước ngầm
Nguồn nước ngầm chiếm 95% là nước ngọt cung ứng trên thế giới. Sự khai thác nguồn nước ngầm được tiến hành từ lâu ở các quốc gia phát triển. Ở Hoa Kỳ, khoảng 50% nước uống cho dân cư (96% ở vùng ven và 20% ở đô thị), 40% lượng nước dùng để tưới tiêu đều được lấy từ nước ngầm.


Mưa nhân tạo
Ở một số nước, đặc biệt là Hoa Kỳ đã thực nghiệm nhiều năm tạo mưa nhân tạo ở những vùng thiếu nước tưới với những hóa chất để tạo mưa.

Việc tạo mưa nhân tạo không thành công ở những vùng khô vì ở những vùng này không đủ mây. Hơn nữa, việc sử dụng Iode bạc để tạo mưa làm cho đất và nước bị ô nhiễm Iode bạc, ngoài ra sự tích tụ Iode bạc trong tế bào của thực vật và khuếch đại dần qua cơ thể của động vật thông qua chuỗi và lưới thức ăn và cuối cùng gây nhiễm độc cho con người đã gây nên nhiều tranh cãi
Bảo tồn nước
Tầm quan trọng của việc bảo tồn nước

Nước rất cần thiết cho mọi cơ thể sống và cũng cần cho đa số các hoạt động của con người. Nhu cầu về nước được con người sử dụng ngày càng tăng theo nhịp độ phát triển của nền công nghiệp, công nghiệp và nâng cao mức sống của con người.


- Sự gia tăng dân số đồng thời với sự nâng cao đời sống xã hội cũng đòi hỏi lượng nước sử dụng ngày càng nhiều cho nhu cầu sinh hoạt của con người.

Ngày nay sự nhiễm bẩn nguồn nước càng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Trong tình hình này, vấn đề bảo đảm nhu cầu nước cho đời sống xã hội đã trở thành mục tiêu phấn đấu trong phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên.
Giảm hoang phí nước gia dụng
Sự hao phí nước gia dụng xảy ra là do sự rò rỉ của các đường ống dẫn, vòi nước ở các nhà vệ sinh, nhà tắm trong mỗi gia đình và cũng còn do sự tiêu xài hoang phí của con người. Theo sự ước tính sự hao phí này chiếm khoảng từ 20%- 35% nước được cung cấp cho sinh hoạt. Hiện nay, hiện tượng hao phí nguồn nước đã giảm ở các thành phố do người ta sử dụng biện pháp cài đặt đồng hồ nước, do đó mức độ sử dụng nước trong sinh hoạt đã giảm đi 1/3 vì mỗi người cố gắng tiết kiệm nước để tiết kiệm tiền.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tương Lai
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)