Tài nguyên nước

Chia sẻ bởi Trương Thị Tường Vi | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: tài nguyên nước thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

Nguyễn Thị Hồng Lộc
Trần Thị Châu Pha
Nguyễn Lê Hoài Thương
Nguyễn Nữ Hoàng Trúc
Trương Thị Tường Vi
Ngô Thị Hồng Yến
Lớp 08DMT1
1. Tài nguyên nước
Vai trò của nước trong cuộc sống
Tài nguyên nước và chu trình nước trên thế giới
Tài nguyên nguồn nước ở Việt Nam
Những nét lớn về chất lượng nước tự nhiên và tình hình ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam

2. Ô nhiễm môi trường nước
Những khái niệm cơ bản về ô nhiễm môi trường nước

Nguồn gây ô nhiễm

Tác nhân gây ô nhiễm
Nước là cội nguồn của sự sống
Thiếu nước thì thế giới hữu cơ: thực vật, động vật, con người không thể phát triển.
Hơi nước trong khôn gkhí đóng vai trò cân bằng nhiệt độ trên trái đất
Nước là nhân tố tạo thành bề mặt trái đất trong quá trình hình thành địa chất
Tham gia vào quá trình sinh hóa trong cơ thể
Nước chiếm từ 80%-90% khố lượng của thực vật, 70% khối lượng của thực vật, mất nước nhiều con người sẽ chết.
Nơi nào có nước thì nơi đó có sự sống.



Trong chiến tranh, người ta thường tiêu diệt đối phương bằng cách cắt nguồn nước sinh họat, hay thải chất độc, vi khuẩn gây bệnh vào nguồn nước.
Vai trò của nước đối với công nông nghiệp
Công nghiệp thiếu nước thì không có ngành nào phát triển được.
Trong nông nghiệp nước rất quan trọng
Nước hòa tan các loại muối khóang để rễ cây hấp thụ chất dinh dưỡng.
Bất cứ 1 loại thực vật nào cũng cần có nước, tùy vào loại cây cần nhiều hay ít nước.
Nước- thứ vũ khí lợi hại
Tài nguyên nước trên Trái Đất
Nước có trong khí quyển, trên mặt đất, trong các tầng nham thạch dưới mặt đất; nước tạo nên đại dương bao la, trong các biển trên lục địa, các hồ, đầm; nước tạo nên mạng lưới sông hồ, suối...
Tài nguyên nước trên Trái Đất
Tất cả các dạng nước kể trên đều có nguồn gốc từ nước ngầm sâu trong cấu tạo địa chất của Trái Đất sinh ra.

Tài nguyên nước trên Trái Đất
Bằng con đường rất phức tạp, nước được tách ra từ trong nham thạch nóng chảy trong lòng đất đã "chui" dần lên mặt đất, tạo thành mặt nước của đại dương.
Tài nguyên nước trên Trái Đất
Tiếp theo, do quá trình bốc hơi và nhờ chu trình tuần hoàn của hơi nước trên phạm vi toàn cầu, nước có mặt trong khí quyển, hình thành những trận mưa để tạo nên sông, suối, hồ, ao, tạo nên các nguồn nước mặt, và sau đó là các tầng nước ngầm của vỏ Trái Đất.

Chu trình nước và sự phân bố của nước
Nguồn nước trong tự nhiên luôn được luân hồi theo chu trình thủy văn. Khoảng 1/3 năng lượng Mặt Trời do Trái Đất hấp thụ được dùng làm bốc hơi một lượng nước khổng lồ từ đại dương, ước tính 525 tỉ tấn mỗi năm. Nước bốc hơi vào khí quyển tạo thành mây.
Chu trình nước và sự phân bố của nước
Mây được gió đưa vào đất liền. Cùng với sự thoát hơi nước của thực vật, các quá trình này làm cho không khí có độ ẩm nhất định. Khi gặp lạnh, hơi nước ngưng tụ lại, rơi xuống thành mưa và tuyết. Một phần nước mưa thấm qua đất tạo thành nước ngầm. Một phần khác chảy vào sông hồ rồi ra biển và đại dương.

Chu trình nước và sự phân bố của nước
Từ đây nước lại bốc hơi và tạo ra mây, đi vào vòng tuần hoàn tự nhiên. Trong chu trình thủy văn, nguồn nước được luân hồi qua quá trình bốc hơi và mưa. Thời gian luân hồi thường ngắn (hàng năm), nhưng đối với nguồn nước ngầm, chu trình có thể kéo dài hàng ngàn năm.
Chu trình nước và sự phân bố của nước
Con người lấy nước bề mặt, nước mưa và nước ngầm để sử dụng cho mục đích sinh hoạt và sản xuất. Nước thải được tập trung xử lý trả lại nguồn. Như vậy nước là một tài nguyên có thể tái tạo. Đây là vòng tuần hoàn nhân tạo.
Chu trình nước và sự phân bố của nước
Theo tính toán, khối lượng nước tự do bao phủ trên Trái Đất khoảng 1,4 tỷ km3. Trong đó khoảng 71% bao phủ quanh bề mặt Trái Đất và hầu hết là nước mặn (chiếm hơn 97% tổng lượng nước gồm nước đại dương, biển, hồ nước mặn, một phần nước ngầm).
Chu trình nước và sự phân bố của nước
Phần nước ngọt (bao gồm cả một phần nước ngầm và hơi nước) chỉ không đầy 3%. Trong đó đã gần 77% là đóng băng ở hai cực và trong băng hà, chỉ còn lại một phần rất nhỏ 0,7% tổng lượng nước, tức là khoảng 215.200 km3 có vai trò quan trọng bảo tồn sự sống trên toàn hành tinh.

Chu trình nước và sự phân bố của nước
Chu trình tuần hoàn của các nguồn nước
NguồnThời gian luân hồi NguồnThời gian luân hồi
Hơi ẩm không khíSông suối
Hơi ẩm đất Nước đầm lầy 8 ngày16 ngày 1 năm 5 năm Hồ nước ngầm Đại dương Băng vĩnh cửu 17 năm1.400 năm 2.500 năm 9.700 năm
Các nguồn nước trong thiên nhiên
Nước mưa
Nước mặt (nước sông, nước suối, nước hồ, đầm)
Nước ngầm
Nước mưa
Bản chất nước mưa tương đối sạch về mặt lý hóa và vi
sinh vật. Tuy nhiên nước mưa lại có một số nhược điểm
như sau:
Hàm lượng muối khoáng thấp
Lượng nước mưa không đủ cung cấp cho ăn uống và
sinh hoạt
Số lượng nước mưa thu được phụ thuộc vào lượng mưa
trong năm
Tuy vậy, nước mưa là nguồn cung cấp nước sinh hoạt
quan trọng cho một số hộ gia đình ở nông
thôn Việt Nam (do không có điều kiện sử dụng được các nguồn nước khác).
Nước mặt
(nước sông, nước suối, nước hồ, đầm)
Những đặc điểm chính của nước mặt:
Trữ lượng dồi dào, có thể cung cấp đầy đủ
cho sinh hoạt, sản xuất công, nông nghiệp
Sử dụng thuận tiện, dễ khai thác
Thường bị nhiễm bẩn chất hữu cơ và vi sinh
vật. Vì vậy muốn sử dụng nguồn nước mặt,
nhất thiết phải xử lý triệt để chất hữu cơ cũng
như khử trùng nước
Nước ngầm
Được tạo thành bởi nước mưa thấm xuống mặt đất, được lọc sạch và giữ lại trong các lớp đất chứa nước giữa các lớp đất cản nước. Chất lượng nước tốt hơn nước mưa và nước mặt. Nhược điểm lớn nhất của nước mưa là có nhiều sắt, dễ bị nhiễm mặn ở các vùng gần biển, thăm dò lâu và xử lý khó khăn. Đây là nguồn nước quan trọng ở nông thôn nước ta.
Tài nguyên nguồn nước ở Việt Nam
Địa hình Việt Nam:
Nằm trọn vẹn trong nội chí tuyến bắcảnh hưởng của bức xạ mặt trời là nhân tố hàng đầu chi phối thời tiết và khí hậu.
Nằm tận cùng của lục địa lớn nhất thế giới.
Đất hẹp, chạy dài theo phương kinh tuyến.
Hai mặt tiếp giáp Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, trung bình cứ 20km lại có 1 cửa sông.
Do đặc điểm địa hình và điều kiện địa lí nên sông nòi nước ta có đặc điểm:
Bắt nguồn từ nước ta rồi chảy ra biển
Bắt nguồn từ nước ta rồi chảy sang các nước láng giềng.
Bắt nguồn từ các nước láng giềng chảy qua nước ta rồi đổ ra biển
Sông ngòi phân bố không đồng đều.
Những cái hồ Plitvice (Croatia) - Chốn thần tiên mê đắm
 

Sở dĩ có tên như vậy vì thực ra đây là 16 hồ được liên kết với nhau bằng những dòng thác tuyệt đẹp. Những chiếc hồ này đặt mình trên một khu rừng - nơi sinh sống của vô số loài hươu, nai, gấu, sói, lợn và nhiều loài chim quý hiếm.
Được đưa vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới của UNESCO, Plitvice nổi tiếng với bức tranh phong cảnh mang nhiều màu sắc, từ màu xanh da trời cho tới xanh lá cây, từ xám cho tới xanh dương. Màu sắc của hồ còn thay đổi tuỳ theo thành phần chất khoáng trong nước và góc chiếu sáng của mặt trời.
Hồ nước nóng (Dominica)
Hồ nước nóng này nằm ở vườn quốc gia Morne Trois Pitons thuộc Dominica.

Chính xác thì đây là một lỗ phun khí từ miệng núi lửa nhưng bị ngập nước. Miệng hồ lúc nào cũng nổi bong bóng lăn tăn, xung quanh hồ là những đám mây hơi nước. Hồ nước nóng này có chiều dài ước tính 60 mét.
Hồ Red Lagoon (Bolivia)

 
Còn có tên khác là The Laguna Colorada, đây là một hồ muối cạn nằm tại phía tây nam của Bolivia, gần biên giới với Chile. Hồ có nhiều đảo borac (natri tetraborat) màu trắng nằm tương phản với nước hồ màu đỏ do trầm tích và tảo trong hồ tạo nên.
Hồ Ngũ Hoa (Trung Quốc)

Biển chết (Israel và Jordan)

Đây có lẽ là địa danh quá nổi tiếng đối với nhiều người. Nằm giữa Israel và Jordan, sâu 330 mét, là hồ nước có nồng độ muối cao thứ 2 thế giới(sau hồ Assal tại Djibouti), Biển chết là nơi bạn không bao giờ lo bị chết đuối. Nồng độ muối cao gấp 8.6 lần đại dương khiến tất cả các sinh vật đều không thể tồn tại được, đồng thời khiến mọi du khách nổi thoải mái trên mặt nước.
Hồ Baikal (Nga)

 
Đây được coi là hồ sâu nhất và lâu đời nhất trên trái đất. Nằm ở phía nam Siberia, còn được biết tới với cái tên “ Mắt xanh của Siberia”. Hồ Baikal chứa nhiều nước hơn tất cả các hồ nước ở khu vực Bắc Mỹ cộng lại. Với độ sâu 1637 mét đây là hồ nước sâu nhất thế giới, đồng thời là hồ nước ngọt chiếm 20 lượng nước ngọt trên thế giới. Tuổi thọ của Baikal là 25 triệu tuổi.
Hồ Crater (Mỹ)
 

Đây có thể coi là hồ nước sạch nhất thế giới. Crater nằm tại Oregon, là một hồ nước vô cùng đặc biệt khi mà gần như không có một vịnh nhỏ hay nhánh rẽ nào. Đây có lẽ là lý do khiến Crater sạch đến như vậy. Điểm sâu nhất người ta đo được của hồ Crater là 594 mét. Đây là hồ nước sâu nhất nước Mỹ và sâu thứ 9 trên thế giới.
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở VIỆT NAM:

1.Những vùng ô nhiễm nặng:


ở TP HCM Chất lượng nước 1 số con sông và kênh rạch


2.Đánh giá chung tình hình ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam:
Nước ta có nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, các khu công nghiệp và các đô thị chưa đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở nhiều nơi với các mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp và những nơi đông dân cư
Theo kết quả nghiên cứu, 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ ô nhiễm cao nhất là: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Đà Nẵng, Bà rịa - Vũng Tàu và Cần Thơ. Hai thành phố ô nhiễm cao nhất là Hà Nội và TP HCM, thủ phạm gây ô nhiễm chủ yếu là ngành công nghịêp hóa chất

Hình ảnh một số nha may hoa chat

Cụ thể, đối với thành phố Hà Nội ô nhiễm môi trường nước chiếm 41,2% nhu cầu Oxy sinh học, 43,9% tổng lượng kim loại và 47,3% tổng các chất gây ô nhiễm, tại TP.HCM ô nhiễm nước chiếm 59,1% hóa chất và 56,8% kim loại.
Với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao nếu chúng ta không đưa ra những biện pháp hữu hiệu thì tình hình ô nhiễm ngày càng cao
Dự báo lưu lượng và tải lượng BOD của nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt BR-VT đến 2010 ngày càng tăng, trong khi đó kỳ vọng xử lý tốt để có thể quay vòng sử dung một phần nguồn nước thải này, hiên nay vẫn còn xa vời.
Dự báo nước thải công nghiệp BR-VT 2010
Phần I: NHỮNG KHÁI NiỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
ĐỊNH NGHĨA:
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý , hóa học , và điều kiện vi sinh của nước . Với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng , rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại đối với con người và sinh vật . Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước .
Ô nhiễm mặt nước
Ô nhiễm nước ngầm

Tính chất lý học của nước:

1. Màu sắc:
Nước tự nhiên sạch thì không màu,nhìn xuống sâu ta có cảm giác màu xanh nhẹ
Màu xanh đậm hoặc xuất hiện vàng bọt màu trắng đó là biểu hiện của trạng thái thừa dinh dưỡng hoặc sản phẩm phân hủy của thực vật đã chết
Màu vàng bẩn do quá trình phân hủy các chất hữu cơ
Nhiều màu sắc khác do hóa chất gây nên rất độc đối với sinh vật




2. Mùi và vị :
Nước là một chất không mùi,còn vị thì do sự hiện diện của các chất hòa tan ở lượng nhỏ.
Khi nước bắt đầu có mùi và vị khó chịu thì bắt đầu triệu chứng ô nhiễm.Nguồn gốc ô nhiễm là do:
Do sản phẩm phân hủy chất hữu cơ trong nước



Do nước thải công nghiệp có chứa những hóa chất
3.Nhiệt độ :
Nguồn gốc gây ô nhiễm nhiệt :
Nước thải từ các nhà máy nhiệt điện dùng để làm mát các turbin (10-150C)
Nước thải từ các nhà máy sản xuất phân bón thường có nhiệt độ khoảng 500C
Khi thải ra môi trường, nó làm tăng nhiệt độ của các thủy vực ảnh hưởng đến một số thủy sinh vật và làm suy giảm oxy hòa tan trong nguồn nước (do khả năng bão hòa oxy trong nước nóng thấp hơn và vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ sẽ hoạt động mạnh hơn).



Tầng mặt (Tầng quang hợp)


Tầng dưới
Dựa vào sự suy giảm của ánh sáng theo dộ sâu,người ta chia khối nước trong dòng sông thành 2 tầng:
II. Những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá nguồn nước:
1.DO: nồng độ oxy hòa tan
- Oxy có mặt trong nước một mặt được hoà tan từ oxy trong không khí, một mặt được sinh ra từ các phản ứng tổng hợp quang hoá của tảo và các thực vật sống trong nước.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hoà tan oxy vào nước là nhiệt độ, áp suất khí quyển, dòng chảy, địa điểm, địa hình.
- Giá trị DO trong nước phụ thuộc vào tính chất vật lý, hoá học và các hoạt động sinh học xảy ra trong đó.
- Phân tích DO cho ta đánh giá mức độ ô nhiễm nước và kiểm tra quá trình xử lý nước thải.
- Các sông hồ có hàm lượng DO cao được coi là khoẻ mạnh và có nhiều loài sinh vật sống trong đó.

- Nguyên nhân làm giảm DO trong nước là do :
+ việc xả nước thải công nghiệp, nước mưa tràn lôi kéo các chất thải nông nghiệp chứa nhiều chất hữu cơ, lá cây rụng vào nguồn tiếp nhận.
+ Rong tảo tồn tại (ở ao hồ,…)
- Vi sinh vật sử dụng oxy để tiêu thụ các chất hữu cơ làm cho lượng oxy giảm.

- Khi DO trong nước thấp sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng của động vật thuỷ sinh, thậm chí làm biến mất hoặc có thể gây chết một số loài nếu DO giảm đột ngột.

2.BOD5: nhu cầu oxy sinh hóa
- BOD là lượng oxy (thể hiện bằng gam hoặc miligam O2 theo đơn vị thể tích) cần cho vi sinh vật tiêu thụ để oxy hoá sinh học các chất hữu cơ trong bóng tối ở điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian.
Như vậy BOD phản ánh lượng các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học có trong mẫu nước.
- Thông số BOD có tầm quan trọng trong thực tế vì đó là cơ sở để thiết kế và vận hành trạm xử lý nước thải
- Giá trị BOD càng lớn có nghĩa là mức độ ô nhiễm hữu cơ càng cao.
- Vì giá trị của BOD phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian ổn định nên việc xác định BOD cần tiến hành ở điều kiện tiêu chuẩn
ví dụ : ở nhiệt độ 20oC trong thời gian ổn định nhiệt 5 ngày (BOD520).


3. COD :nhu cầu oxy hóa học
- COD là lượng oxy cần thiết để phân hủy các chất hữu cơ trong nước theo con đường hóa học.
- COD là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hoá hoàn toàn các chất hữu cơ có trong nước thành CO2 và H2O.
COD là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước (nước thải, nước mặt, nước sinh hoạt) vì nó cho biết hàm lượng chất hữu cơ có trong nước là bao nhiêu. Hàm lượng COD trong nước cao thì chứng tỏ nguồn nước có nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm.
- Tỷ số giữa COD và BOD :COD/BOD >1


4. Các vi trùng trong nước:
Chỉ tiêu E.Coli :
- Nước là môi trường trung gian truyền các bệnh nhiễm
khuẩn như : bệnh tả, thương hàn, kiết lị, viêm gan
A  và bệnh giun sán
- Trong phân người hay súc vật , động vật có
nhiều vi trùng và siêu vi trùng gây bệnh .


Ở nhiều vùng nghèo khổ trên thế giới phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước . Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường nước .
Tổ chức y tế thế giới tạm thời chọn nhóm Coliform để làm vi khuẩn chỉ thị mức độ ô nhiễm nguồn nước:
Vi khuẩn nhóm Coliform (Coliform, Fecal coliform, Fecal streptococci, Escherichia coli ...) có mặt trong ruột non và phân của động vật máu nóng, qua con đường tiêu hoá mà chúng xâm nhập vào môi trường và phát triển mạnh nếu có điều kiện nhiệt độ thuận lợi.
Số liệu Coliform cung cấp cho chúng ta thông tin về mức độ vệ sinh của nước và điều kiện vệ sinh môi trường xung quanh .
Tiêu chuẩn nguồn nước có mặt Coliform <= 5000 con/100ml
b. Chỉ tiêu Escherichia:
E.Coli do Escherich tìm là loại vi khuẩn sống thường xuyên ở ruột người và súc vật.
Vì thế sự hiện diện của E.Coli trong nước là dấu hiệu của sự nhiễm phân
Nguồn gây ô nhiễm
Nước thải sinh hoạt
Nước thải công nghiệp
Nước chảy tràn mặt đất
Do những yếu tố tự nhiên
1.Nước sinh hoạt
Nước sinh hoạt hay còn gọi là thải từ các khu vực dân cư.
Bao gồm nước thải từ:
- các hộ gia đình
- Khách sạn
- Trường học

- Cơ quan
- Doanh trại quân đội
- Bệnh viện
Đặc điểm cơ bản của các loại nước thải này là:
- Có hàm lượng cao chất hữu cơ không bền vững dễ phân hủy sinh học như carbonhydrat, protein, mỡ.
Các chất dinh dưỡng ( phosphat, nitơ)
Nhiều vi trùng
Nhiều chất rắn và mùi….

Thói quen sử dụng nước sinh hoạt


Cần Thơ:mỗi ngày 70.000cm3nước thải sinh hoạt thải ra sông rạch.
Nước thải sinh hoạt từ 1 căn nhà ổ chuột ở chân cầu Nhị Kiều(Cần Thơ) đổ trực tiếp xuống rạch
2. Nước thải công nghiệp
nước thải của các khu vực sản xuất , bao gồm:
- Nước thải từ các nhà máy, cơ sở sản xuất lớn,
- Nước thải từ các cơ sở sản xuất nhỏ.
- Nước thải từ các khu vực giao thông vận tải…
Đặc điểm: không có đặc điểm chung mà phải dựa vào tính chất công việc của từng xí nghiệp mà định.
Cần chú ý là nước thải từ bất cứ một nhà máy xí nghiệp nào cũng đều bao gồm:nước thải sinh hoạt, nước thải do sản xuất công nghiệp, nước thải do mưa…
Hình ảnh con sông Hương thơ mộng
Con sông xanh nay thành sông chết

Nguồn nước thải độc hại đổ ra sông bắt nguồn từ những cơ sở nhuộm in, hai bên sông  
Nguyên nhân chính gây ô nhiễm cho dòng sông Nhuệ chính xuất phát từ 30-40 làng nghề nằm ven sông.
Hàng ngày các làng nghề đổ trực tiếp nước thải không qua xử lý hoặc xử lý tạm ra dòng sông.  
Hơn thế, sông Nhuệ còn “gánh” trọn vẹn 500.000 m3 nước thải/ngày, đêm của Hà Nội chưa qua xử lý đổ vào. Chỉ tính trung bình mỗi người dân Hà Nội dùng 0,2 kg bột giặt/tháng, với dân số 3 triệu người thì mỗi ngày dòng sông Nhuệ tiếp nhận trên 20 tấn chất tẩy rửa.
Vào mùa kiệt, lượng nước thải này có khi chiếm một phần ba dung tích dòng sông. Vì lẽ đó, sông Nhuệ đậm đặc hóa chất và chất thải hữu cơ.
Theo tài liệu của Cty Thủy lợi sông Nhuệ, năm 2002, Viện Hóa học thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia đã tiến hành khảo sát và cho kết quả đáng lo ngại:
Hàm lượng NH4 là 7,72mg/l (tiêu chuẩn Việt Nam 5942-1995 là 1mg/l- gọi tắt là TCVN 95); tổng Colifom là 38.000 MPN/100ml (TCVN 95 là 10.000 MPN/100ml); hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS là 282,7 mg/l (TCVN 95 là 80mg/l); hàm lượng BOD5 là 44mg/l (TCVN 95 là 25mg/l). Do lượng chất độc hại vượt nhiều lần mức độ cho phép nên dòng sông Nhuệ trở thành dòng sông nồng nặc mùi hôi thối và đầy độc tố.
Cống nước thải từ làng lụa Hà Tây
3. Nước chảy tràn mặt đất
Bao gồm:
- Do mưa rơi xuống: mặt đất, đường phố , nhà cửa…
Đồng ruộng
- Do nước tiêu( thải ) từ các đồng ruộng.
Đặc điểm:
- Chứa nhiều chất rắn.
- Nhiều vi trùng.
- nhiều thuốc trừ sâu, phân bón….
Kết quả:
Tất cả các nguồn nước bẩn đó đều kéo ra sông suối hoặc thấm vào mạch nước ngầm làm cho nguồn nước mặt hoặc mạch nước ngầm bị ô nhiễm
Sau lũ, nước bề mặt của Hà Nội đang bị xâm nhập bởi chất độc hại từ rác rưởi, nước tù đọng, nước thải nhà vệ sinh, xác súc vật, các loại phân, cống không thoát được nước đều ngấm vào nước.
Nguồn nước mặt này mức độ ô nhiễm chắc chắn cao, mang nhiều yếu tố gây bệnh tật cho con người và vật nuôi nếu sử dụng nó.
Nhưng cái lo ngại không kém đó là nguồn nước ngầm. Nước ngầm, về lý thuyết không chứa chất  hữu cơ phân giải thành (như ni-tơ-rít, ni-tơ-rát) và sinh vật gây bệnh.
Nhưng hiện nay, do người dân đào giếng khai thác nước ngầm hoặc những giếng thăm dò xây dựng, khoan địa chất, khi dùng xong không được lấp theo đúng quy định, nên thời điểm này nước bẩn sẽ ngấm xuống tầng nước ngầm một cách dễ dàng. Yếu tố gây bệnh sẽ lan trong hệ thống nước ngầm và  khiến nguồn nước ngầm ô nhiễm.
Bình thường nước mặt xuống được tầng nước ngầm ở độ sâu như thế, thì phải là nước có từ thời… Hai Bà Trưng. Hàng ngàn năm, nước mới đi được 50m. Còn thời điểm này, nước thấm xuống tầng nước ngầm trong vài phút qua các giếng khoan trên.
4.Do những yếu tố tự nhiên
Như sự lan truyền nước nhiễm phèn ,nhiễm mặn.Sự lan truyền nước nhiễm phèn trên thực tế gây nhiều tác hại không những cho nguồn sinh hoạt mà cả cho nước sản xuất

Loại 1:Các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học
Đó là những chất hữu cơ có khả năng phân hủy thành các chất đơn giản nhờ các hoạt động của vi sinh vật sống nên không thể tồn tại lâu trong môi trường.
Tác hại: làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước suy thoái tài nguyên thủy sản, giảm chất lượng sinh hoạt.
Đây là những chất gây ô nhiễm nặng nhất ở các khu dân cư, khu chế biến thực phẩm.
Với mục đích bảo vệ môi trường, ngày nay người ta chú ý sử dụng các vật liệu dễ phân hủy sinh học
Ví dụ: nhựa có thể sản xuất từ tinh bột

Tinh bột
(polime tự nhiên, là cacbonhydrat màu trắng
do thực vật sinh ra trong quá trình quang hợp.

Chế biến thành nhựa sinh
học( tinh bột dễ tan trong nước
,các hạt tinh bột phình lên, biến
dạng khi tiếp xúc với môi trường
ẩm  ít sử dụng.

Biến đổi tinh bột thành dạng
polime khác: nhờ vi khuẩn chuyển
Thành axit lactic , các phân tử lactic
Cho liên kết với nhau thành chuỗi
dài (polime) liên kết tạo thành
Nhựa polylactic(PLA)

Có thể sản xuất nhựa nhờ vi khuẩn: dùng vi khuẩn để tạo ra các hạt nhựa polyhydroxyalkanoate(PHA) trong tế bào chúng. Hay tiến hành lấy gen vi khuẩn này cấy vào cây ngô để chúng sản sinh ra nhựa trong tế bào cây ngô.
Loại 2: Các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học.
Là chất hữu cơ có độc tính cao.
Chúng có chưa các phân tử polime mạch dài,liên kết rất chặt, nên các sinh vật phân hủy khó phá vỡ và đồnghóa.
Đa số chúng có trong nước thải công nghiệp, nguồn nước sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật.
Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy viết tắt là POPs.POPs liên quan đến việc nhiễm độc hệ thống thần kinh, hệ thống miễn dịch, tạo ra chất gây ung thư, rối loạn về hoocmôn, sinh sản.
1.Hóa chất bảo vệ thực vật:
Các tín hiệu được truyền qua các tế bào thần kinh thông qua các xung điện. Khi các xung điện chạm vào đầu tế bào thần kinh,1 tác nhân truyền tin hóa học kích hoạt
Tế bào tiếp theo trong chuỗi. Mỗi tác nhân truyền tin được giải phóng ra có thể bị phát hiện bởi tế bào nhận khi các enzim tồn tại, điều này phá hủy và loại bỏ các tác nhân truyền tin còn lại từ dấu hiệu trước. Một tác nhân truyền tin quan trọng là acetylcholine bị phá hủy bởi enzym acetylcholinesterase. Acetylcholine tích lũy trong khớp thần kinh và gây ra sự tắc nghẽn thông tin, cản trở các thông điệp có thể di chuyển tự do giữa các tế bào thần kinh.

 



Quá trình acetylcholine truyền tin giữa các tb thần kinhbị phá vỡ bởi các thuốc trừ sâu ức chế với cholinesterase
Các chất kháng cholinestera ngăn cản hệ thần kinh hoạt động đúng nhịpảnh hưởng thần kinh trrên não.
Hai nhóm hcbvtv khác là clo hữu cơ(organochlorines) và pyrethroid cũng tấn công vào hệ thần kinh nhưng chúng không là những chất kháng cholinesterase, chúng tác động chủ yếu vào các tế bào thần kinh riêng lẻ và can thiệp vào quá trình truyền tin trong suốt chiều dài.
Cơ chế hoạt động:
Liên kết và hoạt hóa các chất tiếp nhận hoocmôn.
Liên kết và khử họat tính của các chất tiếp nhận hoocmôn
ngăn không cho các hoocmôn tự nhiên liên kết với nhau
3. Làm giảm tỉ lệ chuyển hóa các hoocmôn,nên ảnh hưởng đến sự phong phú của các hoocmôn này.
4. Làm giảm tỉ lệ sản sinh ra hoocmôn.
5. Ảnh hưởng đến số lượng tế bào của các chất tiếp nhận hoocmôn.
Một số chất hữu cơ bền vững có độc tính cao:
DDT (polyclorophenol)


CẤU TẠO DDT
Sử dụng DDT trong việc kiểm sóat các bệnh lây từ côn trùng cứu sống hàng triệu người trong nửa thế kỉ qua. Sự tích lũy của nó trong lưới thức ăn làm nó thành 1 mối nguy hiểm cho các loài vật và con người nó bị cấm sử dụng bởi Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ từ năm 1972
Vỏ trứng bị tấn công bởi thuốc trừ sâu dư thừa do quá lạm dụng
DDT có thành phần tương đối ổn định nên khó bị phân giải trong môi trường tự nhiên và thâm nhập vào cơ thể các loài chim theo môi trường nước , thực động vật phù du, tôm cá nhỏ… nồng độ DDT trong nước không đáng kể, nhưng trong cơ thể chim thì tăng lên hàng triệu lần khiến chim bị chết hay mất khả năng sinh sản.DDT qua nước, thực phẩm thấm vào cơ thể con người phá hủy nội tiết tố giới tính, ảnh hưởng đến thần kinh, gan
PCB(Polyclobiphenyl)
PCB có nguồn gốc từ dầu cách điện, chất lỏng công nghiệp. Trong quá trình phân hủy hay cháy, nó sẽ phát tán ra môi trường ngấm vào nước và lắng động trong đất gây độc hại cho sinh vật.
PCB có chu kì bán hủy hàng trăm năm(rất bền, bền hơn cả DDT)
Trong phân tử chứa 2 nhóm phenyl được clo hóa, được phát hiện trong chuỗi thức ăn liên quan đến các thủy vực. Vd: hồ Giơnevơ(Thụy sĩ) hàm lượng PCB trong các đối tượng như sau:bùn 0.02, rong 0,04-0,07, cá 3,2-4, mỡ người 0,1-10.
PCB ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gan,gây ung thư
Hàm lượng clo càng cao thì càng độc
PCB bị phân hủy trên 1200oc
2. Phênol
Có mặt trong nguồn nước thải ngành công nghiệp luyện kim đen, dệt, nhà máy làm bột mì, bánh phở.
Hàm lượng từ 25-30mg/l làm cá chết, gây ung thư cho người.
3. Tannin và Lignin
Có nguồn gốc từ thực vật trong vỏ cây, vỏ hạt…
Đều chứa nhóm (-OH) gắn với vòng thơm
Tannin có trong nước thải công nghiệp thuộc danuớc có màu nâu ,đen, có độc tính với động vật thủy sinh, giảm chất lượng nước.
Tannin là hợp chất ester giữa glucose và 1 chất khác(thường là axit phenoic hay axit oxyphenoic)

Tannin
Thủy phân
Glucose +axit gallic và m-digallic
Có khả năng kết tủa với gelatin và các protein trong nước.


Có 2 loại tannin:
Tannin có khả năng thủy phân là hydrolysable tannin(HTs)
Tannin không thủy hóa là condensed tannin(CTs)
Thực vật càng già, đã hóa gỗ thì tannin càng nhiều. Tannin là 1 thành phần trong rượu vang và cà tím chi tiết
Lignin
Chất bột màu nâu, cấu tạo dạng sợi chỉ
Là loại polyme hữu cơ tự nhiên có nhân thơm chứa mêtoxyl(-OCH3).
Là chất cao phân tử, có cấu trúc vô định hình.
Trong công nghiệp giấy loại bỏ lignin, trong hàng thủ công mỹ nghệ lợi dụng lignin để uốn, ép ván gỗ vì lignin vô định hình nên
Tồn tại ở 3 trạng thái: thủy tinh, dẻo, lỏng dính.
Loại 3: các chất hữu cơ

Loại 4:Kim loại nặng (tỷ trọng riêng >5 g/cm3)
Nguồn phát thải chủ yếu của kim loại nặng

Hợp chất kim loại nặng bị thụ động và đọng lại trong đất, hay có thể hòa tan do độ chua của đất, của nước mưakim loại nặng phát tán vào nguồn nước ngầm, nước mặt, gây ô nhiễm.
Thủy ngân(Hg)-Bệnh minamata
Minamata là tên 1 thành phố thơ mộng, xinh đẹp thuộc tỉnh Kumamoto(Nhật bản)
1956 và 1968 phát hiện ngưuời mắc bệnh minamata với biểu hiện chân tay bị liệt, run lẩy bẩy, mắt mờ, hay bị điên, bất tỉnh, chết sau vài tháng mắc bệnh
Do cty Chisso thải ra quá nhiều lượng thủy ngân hữu cơ độc hại làm cho cá bị nhiễm độc. Khi ăn cá xâm nhập vào cơ thể người( tấn công vào cơ quan thần kinh trung ương)
Mêtyl Hg gây bệnh Minamata là loại bột trắng, mùi giống S bốc lên từ suối nước nóng
(CH3)2Hg theo máu tới não gan thận,nhau thai

Hg hữu cơ
Dạ dày,ruột hấp thụ
1965 Minamata còn bùng phát dọc theo con sông Agona (tỉnh Nigata do cty Showa Denko thải ra.


Một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất từ thảm họa minamata
Từ vụ Vedan: Đừng là bài học Minamata thứ hai
“nếu không cẩn thận tới năm 2050, 76km của sông Thị Vải sẽ trở thành 76km sông chết”- Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên nói. Nước ta đứng trước yêu cầu phát triển, chúng ta đang trải thảm đỏ kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài nhưng không chú ý tới môi trường,”thế giới họ đang mang chiếc áo bẩn nhất của họ tới giặt tại Việt Nam”- Phạm Khôi Nguyên
Cadimi(Cd)Có trong đá vôi nhiều nhất, trong bụi núi lửa…
Nhiễm độc Cd:
Cd xâm nhập vào nguồn nước, khí quyển.
Cd xâm nhập vào cơ thể người qua thức ăn, gây nhiễu loạn enzym nhất định, gây hội chứng hạ huyết áp rồi ung thư phổi.
Cd tích lũy trong thận, xương người.
Bệnh Itai- Itai

Do ngộ độc cadmium, bệnh itai itai gây tác hại nhiều nhất tới thận và hệ xương của bệnh nhân.
Cd có mặt trong quá trình sản xuất của nhà máy các ngành mạ điện, nhuộm,hóa chất, nhựa .
Các loại cá, mực, tôm,…ăn những phiêu sinh vậ nhiễm Cd,con người ăn vào gây ngộ độc Cd.
Bệnh Itai-Itai làm mềm hóa và méo mó thể dạng của xương gây tổn hại thận
Ví dụ như hiện nay, gạo hương lài của Thái Lan bị nhiễm Cd tại lòng chảo Huai Mae Tao tỉnh Tak ở phía Bắc Thái Lan. Trong đó, 500 người bị lõang xương, tổn hại thận.
Theo thống kê, Nhật có 4 căn bệnh lớn do ô nhiễm chi tiết


4 căn bệnh lớn do ô nhiễm tại Nhật Bản

Loại 5: Ô nhiễm nước do dầu
THU GOM TRÀN DẦU VÀO BỜ BiỂN ĐÀ
NẴNG QuẢNG NAM HỒI THÁNG2/2007
Bông gòn hút váng dầu:
Bông gòn hút dầu rất tốt nhưng lại rất ít thấm nước .
Sau khi thu gom có thể vắt lấy lại lượng dầu, phơi khô và tái sử dụng, bông gòn khô dùng để mồi lửa trong các lò có ống khói cao.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thị Tường Vi
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)