Tài liệu VNEN

Chia sẻ bởi Quản Trị Viên | Ngày 08/10/2018 | 59

Chia sẻ tài liệu: Tài liệu VNEN thuộc Toán học 1

Nội dung tài liệu:

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC

Hoạt động giáo dục thể chất lớp 2 theo mô hình VNEN
Họ và tên: Lê Thị Làn
Đơn vị: Trường TH Đồng Cương
MỤC TIÊU TẬP HUẤN
Sau tập huấn, học viên có thể:
- Hiểu thế nào là dạy học Thể dục theo mô hình VNEN.
- Biết cách tổ chức lớp, phương pháp dạy học, đánh giá kết quả học tập của học sinh môn TD theo mô hình VNEN.
- Có khả năng dạy học môn TD theo mô hình VNEN.
Hoạt động 1: Mục tiêu hoạt động giáo dục thể chất lớp 2.

Câu 1: Bạn hãy cho biết mục tiêu của hoạt động giáo dục thể chất lớp 2 theo mô hình VNEN (làm việc cá nhân)(10’)
Câu 2: Theo bạn mục tiêu của HĐGD thể chất lớp 2 theo VNEN có khác với mục tiêu của môn thể dục lớp 2 hiện hành không? (làm việc cá nhân)(5’)
Thông tin phản hồi hoạt động 1
Mục tiêu của hoạt động giáo dục thể chất lớp 2 theo mô hình VNEN
Hoàn thành chương trình HĐGD thể chất lớp 2, HS cần đạt được các yêu cầu sau:
Nêu được một số quy định về kỉ luật và vệ sinh an toàn khi tập luyện.
Thực hiện được 1 số động tác về ĐHĐN, rèn luyện tư thế và KN vận động cơ bản, bài thể dục phát triển chung và trò chơi vận động theo quy định của chương trình.
Tự giác, tích cực hoạt động TDTT và các hoạt động khác. Tôn trọng, đoàn kết giúp đỡ bạn trong tập luyện TDTT và khi chơi trò chơi.
Vận dụng được những động tác, KN đã học trong các hoạt động ở nhà, ở trường và cộng đồng.
Thông tin phản hồi
hoạt động 1
Mục tiêu của HĐGD thể chất lớp 2 theo VNEN không khác với mục tiêu của môn thể dục lớp 2 hiện hành. Vì một trong 8 nguyên tắc cơ bản khi điều chỉnh một số môn học lớp 2 hiện hành sang HĐGD theo mô hình VNEN là Giữ nguyên Mục tiêu môn học, bài học.
Hoạt động 2: Một số dạng hoạt động giáo dục thể chất lớp 2.
Câu 3: Bạn hãy cho biết một số dạng hoạt động giáo dục thể chất lớp 2 theo mô hình VNEN? Theo bạn mỗi một dạng hoạt động này ứng với phần nào (cụ thể) của môn thể dục hiện hành?(cá nhân - theo nhóm) (10’)
Câu 4: So sánh cấu trúc một hoạt động GDTC theo mô hình VNEN và cấu trúc bài thể dục hiện hành (theo nhóm)? (10’)
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2:
Một số dạng hoạt động giáo dục thể chất lớp 2 theo mô hình VNEN:
* Hoạt động cơ bản. - Hoạt động xây dựng kiến thức, KN cơ bản - Hoạt động tăng cường, củng cố
* Hoạt động thực hành.
* Hoạt động ứng dụng.
Thông tin phản hồi cho
hoạt động 2:
Một số dạng hoạt động giáo dục thể chất lớp 2:
Hoạt động cơ bản:
* Hoạt động xây dựng kiến thức, KN cơ bản
Sau khi hướng dẫn học sinh khởi động, GV cần tổ chức cho HS quan sát, tìm hiểu cách thực hiện động tác.
Để tiến hành hoạt động này được hiệu quả, giáo viên có thể thực hiện như sau:
Khi xây dựng kiến thức cơ bản về ĐHĐN, bài TD phát triển chung, GV nên khai thác hiểu biết của HS về động tác thông qua dẫn dắt, gợi ý hay quan sát tranh,ảnh,… rồi khuyến khích HS lên tập thử; cùng HS cả lớp nhận xét, trao đổi về động tác. Sau đó GV nêu chi tiết cách thực hiện động tác, đây là bước quan trọng nhằm giúp cho HS lĩnh hội và ghi nhớ động tác. Đối với động tác khó, GV cần phân tích kĩ, nhấn mạnh hoặc chú ý những chi tiết khó nhất.

Thông tin phản hồi cho hoạt động 2:
Khi xây dựng kiến thức cơ bản trong trò chơi vận động, sau khi nêu tên trò chơi, GV có thể gợi ý để HS mô tả trò chơi theo kinh nghiệm và trí tưởng tượng của các em rồi nêu cách chơi, trả lời câu hỏi hoặc giải thích về trò chơi khi có HS thắc mắc. HS có thể lên làm thử động tác của trò chơi.
Sau hoạt động này, HS cần trình bày được cách tập và thuộc được khẩu lệnh của quay phải, quay trái, cách chào GV khi vào và kết thúc giờ học, điểm số theo chu kì 1-2, các bước đi cơ bản; thuộc tên và biết cách tập các động tác của bài thể dục phát triển chung; nhắc lại được cách chơi trò chơi vận động.
Thông tin phản hồi cho
hoạt động 2:
Để giúp HS thực hiện tốt động tác,Khi xây dựng kiến thức cho các động tác mới của ĐHĐN, một số tư thế vận động cơ bản, bài thể dục phát triển chung, GV vừa làm mẫu vừa hướng dẫn cho HS tập theo rồi cho cá nhân thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, GV quan sát để uốn nắn động tác hoặc tập mẫu cho các em bắt chước. Đối với trò chơi vận động, GV cho từng nhóm lên hướng dẫn cho các em chơi thử 1 – 2 lần, sau đó để các nhóm trao đổi và chơi thử.
Sau hoạt động này, bước đầu HS có thể thực hiện được các động tác quay phải, quay trái, cách chào và báo cáo GV khi vào và kết thúc giờ học, điểm số theo chu kì 1 – 2 đúng tư thế và khẩu lệnh, thực hiện các bước đi cơ bản và và các động tác của bài thể dục phát triển chung tương đối đúng; tham gia chơi được một số trò chơi vận động…
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2:
* Hoạt động tăng cường, củng cố
Để giúp cho HS khắc sâu hơn kiến thức mới học, củng cố cho HS cách thực hiện các động tác, GV gọi một số HS tập giỏi hoặc khá lên vừa phân tích vừa tập động tác rồi cho HS cả lớp nhận xét để từ đó rút ra những điểm cần khắc phục khi tập luyện động tác. Để HS thực hành động tác tốt hơn, trong mỗi tiết học GV có thể ghi hình quá trình tập luyện của các em, sau đó chiếu cho HS quan sát và rút kinh nghiệm.
Qua hoạt động này, HS thực hiện và điều khiển đúng một số bước đi cơ bản; thuộc tên và biết cách thực hiện từng nhịp của động tác trong bài thể dục phát triển chung, nhận biết đúng tên và nêu được cách chơi các trò chơi vận động.
Hoạt động cơ bản ở đây ứng với phần cơ bản trong dạy môn TD hiện hành và là nội dung học bài mới, nhưng cách thực hiện (phương pháp) khác nhau.
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2:
2. Hoạt động thực hành:
Hoạt động thực hành là bước rèn luyện một số KN cần thiết thông qua tập luyện các động tác. HS phải vận dụng được những tiếp thu của vận động cơ bản để rèn luyện kĩ năng quay sang phải hoặc sang trái, đi trên đoạn thẳng, báo cáo giáo viên khi vào và kết thúc tiết học. Thông qua thực hành, HS còn được rèn luyện kĩ năng chạy, nhảy các phản xạ, xử lí tình huống trong trò chơi vận động. Thuộc các động tác của bài thể dục phát triển chung , giúp cho HS có tư thế đúng, phát triển cơ thể cân đối và tăng cường sức khỏe.
Quá trình tổ chức các hoạt động thực hành trong HĐGD thể chất lớp 2 nhằm hình thành kĩ năng vận động. Muốn vậy, đòi hỏi phải tập luyện lặp lại nhiều lần bài tập, kết hợp với việc tập luyện vừa sức tác động lên cơ thể nhằm tăng cường sức khỏe cho HS, đồng thời còn trang bị cho các em một số KN cần thiết trong học tập và đời sống hàng ngày như đi, đứng, chạy, nhảy, phản xạ, tạo tư thế đẹp, dáng người cân đối… Để hình thành KN vận động cho HS, trong quá trình tổ chức, GV phải đưa ra các hoạt động hợp lí, sử dụng có lựa chọn các phương pháp cho phù hợp đặc điểm từng giai đoạn giảng dạy động tác.
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2:
Khi tổ chức cho cả lớp tập động tác mới, GV hoặc cán sự cần hô nhịp chậm, có thể dừng nhịp để sửa hoặc tập lại. Sau mỗi lần tập, GV cùng HS nhận xét rút kinh nghiệm. Khi cán sự điều khiển, GV đi lại quan sát, sửa sai cho HS tới khi tương đối thuần thục mới chuyển động tác tiếp theo. Khi hoạt động theo nhóm, GV cần rèn luyện KN điều khiển cho HS. Trong quá trình điều khiển, cán sự hoặc các thành viên trong nhóm quan sát và nhận xét tình hình tập luyện của nhóm mình.
Khi tổ chức cho HS rèn luyện KN thực hành, cần sử dụng hình thức tập luyện cả lớp, nhóm, cá nhân, … tăng cường thi đua để các em học hỏi và tương tác với nhau. Xen kẽ trong quá trình hoạt động thực hành, GV cần cho HS tự đánh giá kết quả học tập, sau đó có nhận xét và kết luận về quá trình thực hiện động tác hoặc kết quả tập đông tác. Khi đánh giá.
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2:
Đối với bài thể dục phát triển chung, khi cho các em thực hành động tác mới thuần thục, GV cần tổ chức tập nối tiếp với các động tác đã học, rồi dành nhiều thời gain cho HS tập luyện nhóm động tác. Nếu có điều kiện, sau mỗi tiết học, GV nên ghép nhạc hoặc cho HS quan sát bài tập thông qua băng hình, tranh ảnh.
Hoạt động thực hành giúp cho H S rèn luyện KN vận động và một số KN cần thiết trong cuộc sống, từ đó tăng cường sức khỏe, phát triển cơ thể toàn diện. Hoạt động thực hành trong GDTC có thể tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau như hoạt động cả lớp, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm….

Hoạt động thực hành ở đây cũng ứng với phần cơ bản trong dạy môn TD hiện hành và là nội dung ôn bài.
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2:
3. Hoạt động ứng dụng:
Đây là hoạt động nhằm xem xét và giúp đỡ HS có thể áp dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào các tình huống thực tiễn ở trường, ở gia đình và cộng đồng. Thông qua những hoạt động cơ bản và hoạt động thực hành, HS có thể vận dụng những nội dung đã học vào trong quá trình học tập, vào cuộc sống hằng ngày như: Sử dụng bài thể dục phát triển chung để tập thể dục buổi sáng nhằm rèn luyện và tăng cường sức khỏe; Sử dụng được các bước đi và các tư thế cơ bản khi tập động tác thể dục; Sử dụng các trò chơi để tổ chức ngoài giờ học hoặc trong sinh hoạt cộng đồng.
Hoạt động Ứng dụng ở đây là một hoạt động mới, đặc trưng của mô hình VNEN.

Thông tin phản hồi cho hoạt động 2:
So sánh cấu trúc 1 hoạt động GDTC theo VNEN với bài
thể dục hiện hành
Hoạt động 3: Yêu cầu cụ thể khi tổ chức hoạt động giáo dục thể chất lớp 2
Câu 5: Bạn hãy cho biết những yêu cầu khi tổ chức hoạt động giáo dục thể chất lớp 2 theo VNEN? (theo nhóm) (10’)
Câu 6: Theo bạn trong những yêu cầu này yêu cầu nào là quan trọng nhất? (theo nhóm) (5’)
Thông tin phản hồi cho hoạt động 3
Những yêu cầu khi tổ chức hoạt động giáo dục thể chất lớp 2
theo VNEN:
Chương trình thể dục lớp 2 gồm 4 chủ đề, được dạy với thời lượng 70 tiết trong cả năm học. Với 35 tiết trong một học kì đòi hỏi GV khi dạy phải nghiên cứu để thiết kế các hoạt động trong một tiết học cho hợp lí. Đảm bảo các yêu cầu sau: Yêu cầu về
Thiết kế kế hoạch HĐGD thể chất.
Tổ chức hoạt động cơ bản.
Tổ chức hoạt động thực hành.
Tổ chức hoạt động ứng dụng.
Phương pháp và cách thức tổ chức HĐGD thể chất.
Yêu cầu về kiểm tra, đánh giá.

Thông tin phản hồi cho hoạt động 3
1. Thiết kế kế hoạch HĐGD thể chất
Thiết kế kế hoạch HĐGD thể chất lớp 2 theo mô hình VNEN cần phải khoa học, cụ thể, tìm hiểu tình hình HS, đi sâu nghiên cứu tài liệu giảng dạy, căn cứ vào phân phối chương trình và hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, KN. Khi thiết kế, GV cần giữ nguyên mục tiêu, nội dung của từng bài trong chương trình môn thể dục lớp 2 hiện hành và sắp xếp thứ thự từng bước giảng dạy cho từng nội dung, quy định cụ thể số lần tập và thời gian cho từng động tác trong từng bài học. Căn cứ vào mục tiêu và nội dung của từng bài, GV có thể thiết kế những phương pháp tổ chức lớp cho thích hợp, phong phú, hợp lí và khoa học với từng nội dung cụ thể.
Thông tin phản hồi cho hoạt động 3
Kế hoạch HĐGD thể chất lớp 2 cần soạn ngắn gọn, đủ lượng thông tin cần thiết, đảm bảo thứ tự các nội dung học tập theo logic của quá trình nhận thức và hình thành kĩ năng vận động, đảm bảo lượng vận động cần thiết cho một tiết học và đảm bảo nguyên tắc vừa sức cho HS, đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ của bài đề ra.Các nội dung trong kế hoạch một giờ lên lớp được sắp xếp phải hợp lí giữa bài tập khởi động, các hoạt động bổ trợ để phục vụ cho bài tập chính phải thích hợp với từng loại bài tập (học bài mới, ôn bài cũ bài tổng hợp, kiểm tra đánh giá,…). Thời gian dành cho mỗi nội dung cần phân phối hợp lí, không nên cho bài nào cũng thiết kế cách tổ chức các hoạt động giống nhau. Ngoài ra GV nên thiết kế những phương án dự phòng khi gặp thời tiết xấu hoặc không đủ điều kiện tập luyện.
Thông tin phản hồi cho
hoạt động 3
2. Tổ chức hoạt động cơ bản
Đây là hoạt động quan trọng nhất để hình thành vững chắc kiến thức cho động tác và là bước quyết định cho các hoạt động tiếp theo.
Khi tổ chức hoạt động này, GV cần tham khảo các bước sau:
Hoạt động khởi động: Sử dụng các động tác để khởi động các khớp, khởi động thông qua trò chơi, đứng tại chỗ hoặc di chuyển thành vòng tròn vỗ tay và hát,…
HS quan sát động tác thông qua làm mẫu: GV thực hiện động tác mẫu 1 lần, sau đó vừa tập mẫu, vừa phân tích động tác cho HS quan sát và thực hiện theo. Ở lớp 2, HS được hoạt động một số nội dung mới tuy đơn giản nhưng trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết như: quay sang phải và sang trái; cách chào, báo cáo khi GV nhận lớp và kết thúc giờ học; điểm số theo chu kì 1- 2; đi thường theo nhịp; đi thường trên đường thẳng ; đi nhanh chuyển sang chạy; tự tập bài thể dục phát triển chung; phát triển tố chất nhanh; rèn luyện phản xạ, tính chính xác,….
Thông tin phản hồi cho
hoạt động 3
Khi xây dựng kiến thức cơ bản cho động tác quay phải hoặc quay trái, GV có thể khai thác kiến thức hiểu biết của HS về nhận biết hướng, cách xoay chân và thân người, sau đó vừa làm mẫu, vừa phân tích cho HS hoạt động theo. Trong qu á trình xây dựng kiến thức cơ bản cho động tác này, GV cần cho HS luyện nhiều động tác dùng gót chân phải và mũi chân trái nếu quay sang phải và ngược lại nếu quay sang trái rồi quay 900 sang phải (trái). Khi quay phải giữ thân người ở tư thế nghiêm để tránh mất thăng bằng.
Đối với động tác chào, báo cáo để nhận lớp và kết thúc giờ học, GV cần phải nhấn mạnh cách đi lên vị trí đứng báo cáo, cách diễn đạt nội dung khi báo cáo, sau đó cho một số HS lên làm thử. Các em sẽ được đóng vai GV và vai HS để thực hiện.
Động tác đi thường theo nhịp là cơ sở để học động tác đi đều, điều quan trọng của động tác này là hướng dẫn cho HS đi đúng chân theo nhịp hô (nhịp 1 vào chân trái, nhịp 2 vào chân phải). Vì vậy, khi xây dựng kiến thức cơ bản của động tác này, bước đầu GV nên cho HS tự đi, sau đó cho từng hàng cầm tay nhau thực hiện theo nhịp chậm nhiều lần.
Thông tin phản hồi cho hoạt động 3
Đối với bài thể dục phát triển chung, mỗi tiết các em sẽ được học 2 động tác. Khi xây dựng kiến thức cơ bản, GV cần dẫn dắt để các em tự khám phá động tác. Sau đó làm mẫu từ 2 đến 3 lần tùy theo độ khó của động tác. Đối với động tác bụng và chân cần làm thêm mẫu nghiêng để HS quan sát rõ hơn. Để định hình tốt kiến thức về động tác, GV nên hướng dẫn chậm cho HS tập theo từng nhịp, sau đó để cá nhân tự suy nghĩ về động tác trong 1-2 phút. Cũng có thể khi xây dựng kiến thức cơ bản cho từng động tác, GV nên cho HS tự tìm hiểu động tác rồi mới hướng dẫn chính thức.
Đối với trò chơi vận động, để khắc sâu kiến thức, GV cần hướng dẫn kĩ cách chơi và những chú ý an toàn trong khi chơi, cho HS nhắc lại, sau đó tổ chức chơi thử 2 – 3 lần tùy theo mức độ tiếp thu của HS. Với trò chơi dễ thực hiện, GV nên gợi ý cho các em tự tìm hiểu, khám phá về trò chơi, có thể cho các em chủ động tổ chức trò chơi. Sau mỗi lần chơi, GV nhận xét những sai thường mắc và đưa ra cách khắc phục.

Thông tin phản hồi cho
hoạt động 3
3. Tổ chức hoạt động thực hành
Trong hoạt động giáo dục thể chất cho HS lớp 2, các động tác được tập lặp lại nhiều lần mới hình thành được KN. Khi tổ chức cho HS tập luyện động tác quay phải, quay trái; chào, báo cáo khi GV nhận lớp và kết thúc giờ học; điểm số 1-2, 1-2; đi thường theo nhịp; đi thường theo vạch kẻ thẳng; đi nhanh chuyển sang chạy; Bài thể dục phát triển chung; các trò chơi vận động cần kết hợp giữa hình thức học cá nhân với hình thức học theo nhóm, theo lớp. Cần thể hiện mối quan hệ tích cực với HS, tạo mối quan hệ tương tác giữa HS với HS. Nhóm các hoạt động chú trọng đến việc rèn luyện KN vận động, phát triển thể chất, rèn luyện phẩm chất, ý chí và gắn nội dung hoạt động với yêu cầu của thực tiễn cuộc sống. Tổ chức hoạt động hợp lí sẽ giúp cho HS rèn luyện KN nhuần nhuyễn, tạo động cơ và hứng thú, tránh được những hoạt động vô ích, mất thời gian.

Thông tin phản hồi cho
hoạt động 3
Trong khi tổ chức cho HS hoạt động, GV cần phải dự kiến và phát hiện những sai sót về kĩ thuật của HS và đưa ra kịp thờ cách khắc phục để các em sửa chữa ngay. Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS tập luyện với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với nội dung hoạt động , với đặc điểm và trình độ của HS, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương. Động viên khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho HS được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình lên lớp, bồi dưỡng hứng thú cho các em khi tham gia hoạt động này, giúp các em phát huy tối đa tiềm năng của bản thân.

Thông tin phản hồi cho
hoạt động 3
Trong quá trình tổ chức các hoạt động thực hành, GV cần sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức tập luyện hợp lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học, nội dung, tính chất của bài học; đặc điểm và trình độ HS; thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường, địa phương. Tạo nhiều cơ hội hoặc động viên HS tích cực, chủ động tham gia tập luyện, rèn luyện KN , kĩ xảo động tác, tập luyện để phát triển thể chất, tham gia tích cực các hoạt động thể dục, thể thao trong nhà trường cũng như cộng đồng. Xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn đối với môn học, ham mê, yêu thích để tự tập luyện TDTT.
Hoạt động củng cố và áp dụng khắc sâu kiến thức cho HS cần phải tiến hành ngay sau khi học động tác, có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau như động viên HS xung phong lên trình bày cách tập hoặc thực hành động tác, mời HS lên trình diễn, thi đua,…sau đó cùng HS nhận xét và đưa ra cách khắc phục những sai thường mắc của động tác. Để khăc sâu kiến thức, GV nên tổ chức cho HS được tự tập, cử nhóm trưởng tổ chức cho nhóm mình tập luyện. Hướng dẫn cho HS cách điều khiển sao cho tất cả HS đều có thể tự điều khiển và điều khiển cho nhau tập luyện.
Thông tin phản hồi cho
hoạt động 3
4. Tổ chức hoạt động ứng dụng
Hoạt động ứng dụng rất cần thiết để HS vận dụng các động tác, trò chơi vận động đã học vào trong sinh hoạt hàng ngày. Do HS lớp 2 còn khá nhỏ nên trong hoạt động này, GV cần hướng dẫn rất cụ thể thì sau hoạt động các em mới duy trì được nếp hoạt động Thể chất trong sinh hoạt hàng ngày. Ở lớp 2, HS có thể ứng dụng động tác quay phải, quay trái trong điều chỉnh hàng ngang, hàng dọc, chuyển hướng đứng; tập bài thể dục phát triển chung vào tập thể dục buổi sáng hoặc giờ ra chơi; chơi các trò chơi đã học vào sinh hoạt tập thể ngoài giờ học; ứng dụng những động tác rèn luyện KN cơ bản để đi qua cầu hoặc những đoạn đường nhỏ hay lầy lội…
5. Phương pháp và cách thức tổ chức HĐGD thể chất
Hướng dẫn HĐGD thể chất cho HS cần dựa vào nội dung trong SGV thể dục 2. Khi áp dụng mô hình trường học kiểu mới chúng ta đặc biệt quan tâm đến phương thức tổ chức linh hoạt, hợp lí các hoạt động nhằm làm cho HS yêu thích hoạt động thể chất.
Để tổ chức các HĐGD thể chất được hiệu quả hơn, GV có thể thay đổi các đội hình tập luyện một cách linh hoạt, phù hợp với từng nội dung hoạt động khác nhau.
Thông tin phản hồi cho
hoạt động 3
6. Yêu cầu về kiểm tra, đánh giá
Đánh giá kết quả HĐGD thể chất cần phải quan tâm đến tự nhận xét, tự đánh giá của bản thân HS và giữa HS với nhau. Việc tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau sẽ giúp cho HS mạnh dạn, tự tin, hiểu sâu kiến thức, hoàn thiện các KN chung cũng như KN chuyên biệt và phát triển các tố chất vận động. Đồng thời, trong quá trình hoạt động, GV phải luôn luôn động viên, khuyến khích để các em hứng thú hoạt động.
Hoạt động 4: Thực hành
Câu 7: Bạn hãy thiết kế kế hoạch một bài trong hoạt động GDTC lớp 2 theo mô hình VNEN? (làm việc cá nhân – báo cáo kết quả theo nhóm) (30’)
Thông tin phản hồi cho
hoạt động 4
Cấu trúc một thiết kế kế hoạch HĐGD thể chất:
Tên bài ………….
(thời lượng………..)
I. MỤC TIÊU:
Mục này cần xác định cụ thể những kiến thức, kĩ năng, thái độ
HS cần đạt được sau hoạt động.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
Mục này cần xác định cụ thể những tài liệu, phương tiện cần thiết để
phục vụ cho việc tiến hành hoạt động và người chịu trách nhiệm
chuẩn bị những tài liệu, phương tiện đó (GV, HS, CMHS…).
III. TIẾN TRÌNH:
Khởi động: thực hiện các động tác khởi động phù hợp với các
hoạt động trong bài học.

Thông tin phản hồi cho
hoạt động 4
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Là những hoạt động nhằm giúp HS tự phát hiện, khám phá/ xây dựng
những kiến thức, KN mới. Và cuối cùng là hoạt động củng cố.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Giúp HS rèn luyện, thực hành các kiến thức, KN vừa học (có thể tổ chức
dưới nhiều hình thức theo nhóm, cả lớp, cá nhân…)
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
HĐƯD nhằm tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức, KN thể nghiệm
giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình nhà trường và
cộng đồng. Với hoạt động này, HS có thể thực hiện cá nhân hoặc theo
nhóm, cũng có thể thực hiện cùng cha mẹ, thầy cô giáo. Đa phần HĐƯD
được thực hiện ở trong gia đình và ngoài cộng đồng, nhưng cũng có một
số trường hợp HĐƯD được thực hiện ngay trong giờ học.
Lưu ý: Quy trình này không cứng nhắc mà cần được thiết kế và thực hiện rất linh hoạt, mềm dẻo. Trong một số trường hợp, hoạt động cơ bản và hoạt động thực hành có thể đan xen với nhau. Thậm chí một số HĐGD thể chất có thể không có hoạt động cơ bản, chỉ có hoạt động thực hành và ứng dụng. Ví dụ như những hoạt động ôn tập.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Quản Trị Viên
Dung lượng: 4,83MB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)