Tài liệu về hoạt động góc

Chia sẻ bởi Dau Thi Thu Huong | Ngày 05/10/2018 | 58

Chia sẻ tài liệu: Tài liệu về hoạt động góc thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GÓC CHO TRẺ
TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Người thực hiện
NGƯT-Thạc sỹ: Lưu Thị Phương
P.trưởng phòng GDMN Sở GD& ĐT Hà Tĩnh

I. KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG GÓC:
Hoạt động góc là các hoạt động của trẻ được diễn ra tại các góc chơi ở trong nhóm lớp, trẻ có thể tự làm việc một mình hoặc trong nhóm theo hứng thú và nhu cầu riêng, trẻ mẫu giáo được hoạt động thực hành, trải nghiệm, khám phá những điều mới lạ nhằm củng cố và phát triển các kỹ năng trong các lĩnh vực giáo dục, trong các chủ đề, trẻ nhà trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và các chức năng tâm – sinh lý.
Tổ chức hoạt động góc nhằm tăng cường tính độc lập cho trẻ, đồng thời hoạt động góc được thiêt kế các hoạt động vui chơi, mà trung tâm là trò chơi đóng vai có chủ đề ở trẻ mẫu giáo và thiết kế hoạt động đồ vật (tuổi nhà trẻ).
“Xây dựng các góc hoạt động khác nhau trong lớp nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt động phong phú, đa dạng hơn. Để các góc hoạt động thực sự có hiệu quả, giúp trẻ tự khám phá và phát triển; giúp giáo viên gợi ý, hướng dẫn trẻ chơi theo khả năng của từng cháu”
II. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CÁC GÓC HOẠT ĐỘNG
- Phù hợp với mục tiêu và yêu cầu giáo dục các lĩnh vực phát triển và chủ điểm trong chương trình giáo dục mầm non.
- Nội dung cụ thể của các góc phù hợp với chủ đề, đảm bảo sự phát triển các lĩnh vực giáo dục trẻ mầm non (Thể chất; nhận thức; ngôn ngữ; tình cảm và kỷ năng xã hội; thẩm mỹ).
- Thiết kế số góc chơi: Số góc trong lớp được xây dựng tùy vào số trẻ, vào nội dung hoạt động, vào môi trường lớp học có thể 3 góc, 4 góc hoặc 5 góc, nếu có điều kiện cho phép có thể xây dựng 7 góc trong lớp, mỗi góc chơi nên bố trí từ 4 - 6 trẻ.
- Số lượng và nội dung các góc được thay đổi và phát triển theo từng chủ đề, từng nội dung các lĩnh vực phát triển.
- Chọn tên đặt cho góc chơi phù hợp với nội dung các lĩnh vực giáo dục phát triển, các chủ đề.
III. XÂY DỰNG CÁC GÓC HOẠT ĐỘNG TRONG LỚP
Một số căn cứ Khi xây dựng các góc hoạt động.
- Diện tích phòng học rộng hay hẹp (để quyết định số lượng góc).
- Nguyên vật liệu, học liệu, đồ dùng đồ chơi được chuẩn bị sãn.
- Vị trí góc phải hợp lý, thuận tiện cho trẻ hoạt động. Góc yên tĩnh, xa góc hoạt động ồn ào (góc xây dựng, góc đóng vai ở gần nhau và xa góc sách), góc xây dựng tránh lối đi lại, góc tạo hình gần nguồn nước, góc thiên nhiên ở ngoài hiên,….
- Có chỗ cho hoạt động chung theo nhóm và chỗ cho hoạt động cá nhân. Các góc nên có khoảng rộng, cách nhau hợp lý để đảm bảo an toàn và vận động của trẻ.
- Tạo khoảng cách giữa các góc hoạt động (sử dụng giá, các vách chắn góc…) để giúp trẻ nhận dạng được phạm vi góc từ đâu đến đâu.
- Khi xây dựng các góc luôn chú ý đến thuận lợi cho sự bao quát trẻ của cô
- Đạt tên cho các góc chơi phải đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với nội dung từng chủ điểm đang thực hiện. Ví dụ: Khi thực hiện chủ điểm “ Gia đình ”, góc chơi phân vai có thể đặt tên: “ Gia đình bé yêu ”. Nhưng ở chủ điểm “Thực vật”, góc phân vai có thể đặt “Cửa hàng rau quả ”,…
- Có những góc chơi khó chọn tên theo chủ đề thì giáo viên đặt tên góc, gần gủi với lĩnh vực phát triển tuy nhiên trong quá trình hướng dẫn phải hướng trẻ hoạt động theo chủ đề VD: Lĩnh phát triển thẩm mỹ “Góc tạo hình” có thể đặt tên “ Bé Khéo tay” nhưng khi hướng dẫn cô phải hướng trẻ tạo các sản phẩm theo chủ đề.
- Sau mỗi chủ đề, cô giáo cần thay đổi vị trí, sắp xếp , luân chuyển giữa các gó, thay đổi nguyên vật liệu đồ dùng đồ chơi. Tạo cảm giác mới lạ kích thích hứng thú trẻ khám phá và hoạt động trải nghiệm
Ví dụ: Góc chơi xây dựng chủ đề này trẻ xây bằng hàng rào nhựa, chủ đề khác trẻ lắp ghép bằng hàng rào tre và có thể thay đổi bằng cách dùng các khối gỗ để trẻ lắp ghép …
- Có thể sử dụng những tấm ghép để ghép thành con cá, con
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dau Thi Thu Huong
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)