Tài liệu ứng phó biến đổi khí hậu trong TTHTCĐ&TTGDTX 2013

Chia sẻ bởi Huỳnh Thanh Tiến | Ngày 27/04/2019 | 69

Chia sẻ tài liệu: Tài liệu ứng phó biến đổi khí hậu trong TTHTCĐ&TTGDTX 2013 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

XIN TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO!
KIỀU THỊ BÌNH
Email: [email protected]
ĐT: 0979 856589; 0936 183438

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG
GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VÀ TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TÌM HIỂU, TRAO ĐỔI
 Những kỳ vọng HV đạt được (mục tiêu chuyên đề)
 Một số quan điểm tiếp cận có tính nguyên tắc
 Mục tiêu GDƯPVBĐKH trong TTGDTX, TTHTCĐ
 Nội dung GDƯPVBĐKH trong TTGDTX, TTHTCĐ
 Hình thức, PP giáo dục ƯPVBĐKH trong TTGDTX,
và trong TTHTCĐ
 Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai
 Một số lưu ý khi soạn giảngsoạn giảng
 Bài tập thực hành
I. KỲ VỌNG ĐẠT ĐƯỢC (MỤC TIÊU BÀI HỌC)
 Biết cách tiếp cận tổng thể về giáo dục ƯPV BĐKH: mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp và các điều kiện đảm bảo;
 Biết tham mưu cho lãnh đạo về công tác giáo dục ƯPVBĐKH tại địa phương; tổ chức biên soạn tài liệu địa phương; lập được kế hoạch triển khai tập huấn cho GV,HDV, BCV tại các trung tâm trên địa bàn
I. KỲ VỌNG ĐẠT ĐƯỢC ……
 Biết lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp với đối tượng để triển khai tổ chức các lớp học;
 Biết phối hợp các cơ quan, ban ngành, … trong việc tổ chức biên soạn các loại tài liệu đặc thù, phù hợp với đối tượng, vùng miền khác nhau ở địa phương;
 Biết điều hành các hoạt động học tập, định hướng thảo luận và sử dụng thành thạo các PPDH phù hợp với đặc điểm đối tượng, ...
Làm thế nào để đạt được mục tiêu/đáp ứng kỳ vọng?
II. QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN CÓ TÍNH NGUYÊN TẮC
Hướng tới giải quyết các vấn đề sau:
? Vì sao? => sự cần thiết
? GD ... nhằm làm gì? => mục tiêu
? GD … cho những ai? => đối tượng
? GD .... về những vấn đề gì? => nội dung
GD .... bằng cách nào? => phương pháp
Tổ chức như thế nào? => hình thức
? Ai* tổ chức GD...? => chủ thể
? Sự cần thiết …..
- Từ nhiệm vụ chung của ngành (tại QĐ số 4619/QĐ-BGDĐT, ngày 12/10/2010 của Bộ trưởng phê duyệt Dự án “Đưa các nội dung ƯPVBĐKH vào các chương trình GD&ĐT giai đoạn 2011-2015”)
- Từ đối tượng người học và sự bình đẳng GD
- Từ đặc thù có tính lợi thế của GDTX …;
- Từ xu thế phát triển của GDTX (HTSĐ)…
Tính chất nhân văn trong giáo dục …;
? Tiếp cận về mục tiêu …
 giúp cho người học có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về BĐKH, những kỹ năng cần thiết để biết ƯPVBĐKH vì chất lượng cuộc sống và sự PTBV của cộng đồng.
 giúp người học có thái độ tích cực hưởng ứng, tham gia, biết cách ƯPVBĐKH, có trách nhiệm góp phần giảm thiểu tác hại của BĐKH, có phong cách sống lành mạnh, hài hòa thân thiện với MT.
? Tiếp cận về đối tượng
? Tiếp cận về nội dung
 kiến thức về BĐKH và ƯPVBĐKH. Nội dung lựa chọn phải cơ bản, thiết thực, dễ hiểu, phù hợp với đặc điểm khí hậu, môi trường, sinh thái của vùng miền nơi họ sinh sống;
 những kỹ năng cơ bản, cần thiết về BĐKH và ƯPVBĐKH, nhằm giúp người học có những hiểu biết cơ bản, tối thiểu nhất về BĐKH và biết cách ƯPVBĐKH.
? Tiếp cận về phương pháp
PP giáo dục phải phù hợp với đối tượng (PP giáo dục cho người lớn) và phải đặt trong mối quan hệ tương tác giữa nguyên nhân, hậu quả, tác động qua lại giữa BĐKH với con người.



 gắn nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục với thực tiễn BĐKH ở từng vùng miền, địa phương; tăng cường liên hệ thực tế, ...
? Nhóm nguyên tắc khác
 phải hướng cho người học biết tư duy tổng thể (toàn cầu) nhưng hành động cụ thể (địa phương);
 không được nóng vội, phải thường xuyên, liên tục, suốt đời, theo phương châm “mưa dầm, thấm lâu”;
 Coi trọng tính hành dụng (kỹ năng và hành động);
Tăng cường khai thác kinh nghiệm thực tiễn từ người học, đặc biệt với đối tượng học viên lớn tuổi;
 phát huy lợi thế của phương pháp làm việc cùng nhau, làm việc theo nhóm, ....
? Tư duy toàn cầu, hành động địa phương
? không được nóng vội, phải thường xuyên, liên tục, suốt đời, theo phương châm “mưa dầm, thấm lâu”
? Coi trọng tính hành dụng,
? Tăng cường khai thác kinh nghiệm của học, đặc biệt là người lớn tuổi
? phát huy lợi thế của phương pháp làm việc cùng nhau, làm việc theo nhóm, ....
III. MỤC TIÊU GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TRONG TRUNG TÂM GDTX VÀ TRUNG TÂM HTCĐ
1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Nhằm giúp người học có được những hiểu biết cơ bản, cần thiết, tối thiểu về BĐKH; những kỹ năng cần thiết, thông dụng để biết ƯPVBĐKH phù hợp với đặc điểm vùng miền; xây dựng lối sống thân thiện với môi trường, sẵn sàng hợp tác, chia sẻ trong các tình huống ứng phó với thiên tai, giảm thiểu thiệt hại cho gia đình, cộng đồng và xã hội; tích cực tuyên truyền vận động người thân cùng chung tay bảo vệ môi trường, giữ gìn sự bình yên của cuộc sống, góp phần vì sự phát triển bền vững của quốc gia.
2. MỤC TIÊU CỤ THỂ
- Kiến thức: Hiểu, trình bày được các vấn đề chung như: BĐKH là gì? Dấu hiệu; biểu hiện; đặc điểm; nguyên nhân; hậu quả; ảnh hưởng đến đời sống, sức khoẻ con người và sự PTBV của quốc gia, cộng đồng....
- Kỹ năng: Nhận biết (nhận diện), dự đoán, phòng tránh, thích ứng, đối phó; quyết định, hợp tác, tuyên truyền, thuyết phục, làm mẫu,....
- Thái độ: Đồng tình, tích cực, sẵn sàng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất giải pháp, bình tĩnh xử lý, thân thiện với môi trường, ...
*Gợi ý: Mục tiêu liên quan đến nhu cầu học tập của HV
Thường thì, những mục tiêu/kỳ vọng mà GV dự kiến sẽ khó đáp ứng được kỳ vọng/mong muốn của HV. Vì vậy, GV cần phải thiết kế hoạt động tìm hiểu nhu cầu (kỳ vọng) của người học, phân tích, thống nhất để đưa ra những điểm chung
IV. NỘI DUNG GIÁO DỤC…..
1. Nhóm kiến thức chung

 Khái niệm BĐKH và các thuật ngữ liên quan
 Những biểu hiện của BĐKH
 Đặc điểm của BĐKH
 Nguyên nhân của BĐKH (khách quan, chủ quan)
 Những tác động của BĐKH trên thế giới
 Tác động của BĐKH ở Việt Nam
 Ứng phó với BĐKH (giảm nhẹ và thích ứng)
 Các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước và quy định pháp luật về ƯPVBĐKH.
IV. NỘI DUNG GIÁO DỤC…..
2. Nhóm kiến thức cho các vùng KT-XH (7 vùng)

 GDƯPVBĐKH ở Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ
 GDƯPVBĐKH ở Vùng Đồng bằng Sông Hồng
 GDƯPVBĐKH ở Vùng Bắc Trung bộ
 GDƯPVBĐKH ở Vùng Duyên hải Nam Trung bộ
 GDƯPVBĐKH ở Vùng Tây Nguyên
 GDƯPVBĐKH ở Vùng Đông Nam bộ
 GDƯPVBĐKH ở Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
IV. NỘI DUNG GIÁO DỤC…..
Nội dung có sự thống nhất về bố cục ở các vùng miền Mỗi vùng đều đề cập đến:

 Đặc điểm chung về tự nhiên, KT-XH
 Những biểu hiện và nguyên nhân
 Tác động của BĐKH (ở từng khu vực)
 Ứng phó với BĐKH (ở từng khu vực)
V. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Học tập theo chuyên đề
2. Hoạt động truyền thông (sân khấu hoá, CLB,..)
3. Trên phương tiện thông tin đại chúng
4. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu
5. Quảng cáo (tờ rơi, tờ gấp, sổ tay; tuyên truyền trực quan (tranh ảnh, áp phích, khẩu hiệu, ...);..
6. Các hình thức khác (tham quan, học tập, lồng ghép, tích hợp, ..)
 PHƯƠNG PHÁP
*Gợi ý: PP dạy học liên quan đến những yếu tố nào?
Mối quan hệ giữa các thành tố của QTDH:
* Về giao nhiệm vụ: mỗi HV đều được giao cùng nhiệm vụ, mỗi người sẽ có một lựa chọn, những lựa chọn giống nhau sẽ hình thành một nhóm ý kiến.
Ví dụ: Nguyên nhân gây BĐKH có thể là:
A. có thể do các quá trình tự nhiên
B. có thể do ảnh hưởng bởi hoạt động của con người
C. cả A và B
VỊ TRÍ CHO LỰA CHỌN A
VỊ TRÍ CHO LỰA CHỌN B
VỊ TRÍ CHO LỰA CHỌN C
Một số ví dụ về PPDH cùng tham gia:

 dùng kỹ thuật “khăn trải bàn” (nhóm 4 HV)
*Lưu ý: Những ý kiến cá nhân chưa thống nhất, những bảo lưu thì dán vào xung quanh khăn để chia sẻ ở nhóm lớn/lớp
Một số ví dụ về PPDH cùng tham gia:
PPDH dùng kỹ thuật “Các mảnh ghép”
Đây là kỹ thuật liên kết giữa cá nhân và nhóm,nhóm với nhau nhằm giải quyết một nhiệm vụ, vấn đề phức hợp nhằm kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác.
*Gợi ý: Một số PP giáo dục có thể lựa chọn
1. Dạy học cùng tham gia
2. Thảo luận nhóm
3. Động não
4. Đóng vai
5. Tình huống/nghiên cứu điển hình
6. Tranh luận
7. Dùng phiếu học tập
v.v.………….
VI. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Khung/cấu trúc của một bản kế hoạch

 Căn cứ để lập kế hoạch
 Mục tiêu kế hoạch
 Nội dung công việc
 Kinh phí thực hiện (Kinh phí thực hiện bao nhiêu? Lấy từ nguồn nào?...)
 Tổ chức thực hiện (Sở GD&ĐT làm gì? TTGDTX làm gì? Phòng GD&ĐT làm gì? GV dự tập huấn làm gì? Cần phối hợp với ai? Dự kiến mấy lớp? Sử dụng những phương pháp nào? .v.v…
Các bước xây dựng, thực hiện Kế hoạch

* Bước 1. Dự thảo kế hoạch
* Bước 2. Tổ chức hội thảo, góp ý, hoàn thiện kế hoạch (các bộ phận có liên quan hoặc mời thêm GV cốt cán đã tham dự tập huấn)
* Bước 3. Hoàn thiện, duyệt kế hoạch.
* Bước 4. Viết, biên soạn tài liệu địa phương, bài giảng tập huấn và chuẩn bị các điều kiện cần thiết (in tài liệu, băng, đĩa tư liệu, ..)
* Bước 5. Tổ chức triển khai thực hiện

- … mục đích, yêu cầu của đợt tập huấn;
- … nội dung trọng tâm, cụ thể cần tập huấn;
- … phương pháp, hình thức tổ chức tập huấn;
- … cách đánh giá hiệu quả đợt tập huấn;
- … đối tượng, thời gian, địa điểm, biên chế lớp học;
- … các điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí,..;
- …dự kiến phân công thực hiện (tổ chức thực hiện)
Ví dụ: Kế hoạch tập huấn, nội dung của KH cần xác định được các yêu cầu sau
VII. MỘT SỐ LƯU Ý KHI SOẠN GIẢNG CÁC CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG
1. Quan điểm cần quán triệt
- GV, BCV giữ vai trò quyết định chất lượng, hiệu quả GD ƯPVBĐKH của các cơ sở.
- Tập huấn bồi dưỡng GV, BCV là thiết thực nâng cao năng lực, hiệu quả công tác.
- GV, BCV giáo dục ƯPVBĐKH tại địa phương có thể là CBQL của TT hoặc những BCV của ban, ngành tại cơ sở.
2. Về phương pháp tập huấn
- Tăng cường sử dụng PP tương tác nhóm (làm việc theo nhóm nhỏ, thảo luận chung về kết quả của nhóm); cùng nhau trao đổi, rút ra kết luận chung (những vấn đề cốt lõi cần đạt được). Trong mỗi vấn đề thảo luận, những đề xuất, kiến nghị (nêu rõ đề xuất về việc gì, với ai, cấp nào, ..)..
2. Phương pháp tập huấn (tiếp)
- Tăng cường PP tương tác trực tiếp:
Báo cáo viên <=> Học viên,
Học viên <=> Học viên
theo kiểu vấn - đáp, phản biện ý kiến, bàn luận, tranh luận đúng - sai, … GV tổng hợp "sản phẩm" thảo luận, rút kết luận chung về các vấn đề đã được thống nhất
Thông điệp của DH cùng tham gia:
Hãy nói cho tôi nghe!
Tôi sẽ không bao giờ quên.
Hãy chỉ cho tôi thấy!
Tôi sẽ luôn ghi nhớ.
Hãy cùng làm với tôi!
Tôi sẽ tỏ tường.
3. Mối quan hệ giữa các yếu tố của bài giảng
4. Những câu hỏi …
Trước khi thiết kế bài giảng cần xác định:

►Người học là ai?
►Kỳ vọng họ cần đạt được gì?
► Chọn những nội dung nào?
► Chọn những phương pháp, hình thức nào?
► Cần thiết kế những hoạt động nào?
► Cần phương tiện gì hỗ trợ không?
► Cần đánh giá như thế nào cho phù hợp?
5. Quy trình thiết kế bài giảng
?B1.Xác định,lượng hoá các mục tiêu của bài học bằng những động từ mô tả mức độ cần đạt.
?B2. Chia bài học thành các đơn vị kiến thức.
?B3. xác định HĐ tương ứng với đơn vị kiến thức;
?B4. Hình thức học tập phù hợp với đơn vị kiến thức;
?B5. Xác định HĐ, hỗ trợ của GV/HDV tương ứng với mỗi hoạt động học tập của HV,
?B6. Dự kiến thời gian cho mỗi HĐ;
?B7. Các điều kiện cần thiết cho bài học: tài liệu tham khảo, phương tiện (tranh, ảnh, video, máy chiếu,....
Thông điệp thay lời chào:
Thành công trong chuẩn bị
là tín hiệu chuẩn bị thành công
Chúc các bạn thành công!
VIII. THẢO LUẬN VÀ THỰC HÀNH
1. Theo Ông/Bà, trong các khâu lập kế hoạch triển khai tập huấn cơ sở, khâu nào quan trọng nhất? Thực hiện khâu nào là khó nhất?
2. Để soạn giảng một chuyên đề về giáo dục ƯPVBĐKH trong trung tâm HTCĐ cần lưu ý những khâu nào?
*Bài tập thực hành: Xây dựng kế hoạch triển khai tập huấn cho GV, BCV về giáo dục ỨPVBĐKH trong TTGDTX và TTHTCĐ?
Địa chỉ liên hệ
*Địa chỉ nhận tài liệu:
[email protected] (Pass: sg123456)
*ĐT liên hệ:
Điêu Thị Thủy Nguyên: 0983961493
PGS.TS. Đặng Duy Lợi: 0915119919
[email protected]
Nguyễn Thị Minh Phương: 0913395581
Nguyễn Thị Hoa: 0983841358
Kiều Thị Bình: 0979856589
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thanh Tiến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)