Tai liệu tham khao
Chia sẻ bởi Trần Ngọc Bắc |
Ngày 06/11/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: Tai liệu tham khao thuộc Tin học 9
Nội dung tài liệu:
LỜI MỞ ĐẦU
Theo khung chương trình của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Ngôn ngữ Lập trình Pascal là một phần quan trọng trong học phần Tin học Đại cương thuộc các khối ngành Khoa học Tự nhiên, đặc biệt là ngành Công nghệ Thông tin.
Nhằm đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh, sinh viên bước đầu làm quen với công việc lập trình, chúng tôi đã biên soạn bộ Giáo Trình Bài tập Pascal nhằm giúp cho sinh viên có một tài liệu học tập, rèn luyện tốt khả năng lập trình, tạo nền tảng vững chắc cho các môn học tiếp theo trong chương trình đào tạo Cử nhân Công nghệ Thông tin .
Giáo trình bai gồm rất nhiều bài tập từ đơn giản đến phức tạp. Các bài tập này được biên soạn dựa trên khung chương trình giảng dạy môn Tin học Đại cương. Bên cạch đó, chúng tôi cũng bổ sung một số bài tập dựa trên cơ sở một số thuật toán chuẩn với các cấu trúc dữ liệu được mở rộng nhằm nâng cao kỹ năng, phương pháp lập trình cho sinh viên.
Nội dung của giáo trình được chia thành 10 chương. Trong mỗi chương đều có phần tóm tắt lý thuyết, phần bài tập mẫu và cuối cùng là phần bài tập tự giải để bạn đọc tự mình kiểm tra những kiến thức và kinh nghiệm đã học. Trong phần bài tập mẫu, đối với những bài tập khó hoặc có thuật toán phức tạp, chúng tôi thường nêu ra ý tưởng và giải thuật trước khi viết chương trình cài đặt.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp ở Khoa Công nghệ Thông tin Trường Đại học Khoa học Huế đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh nội dung giáo trình này.
Chúng tôi hy vọng sớm nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của bạn đọc về nội dung, chất lượng và hình thức trình bày để giáo trình này ngày một hoàn thiện hơn.
Huế, Tháng 07 Năm 2004
CÁC TÁC GIẢ
Chương 1
CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA
NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL
Pascal là một ngôn ngữ lập trình bậc cao do Niklaus Wirth, giáo sư điện toán trường Đại học kỹ thuật Zurich (Thụy Sĩ) đề xuất năm 1970. Ông lấy tên Pascal để kỷ niệm nhà toán học và nhà triết học người Pháp nổi tiếng Blaise Pascal.
1. Các tập tin cần thiết khi lập trình với Turbo Pascal
Để lập trình được với Turbo Pascal, tối thiểu cần 2 file sau:
TURBO.EXE: Dùng để soạn thảo và dịch chương trình.
TURBO.TPL: Thư viện chứa các đơn vị chuẩn để chạy với TURBO.EXE.
Ngoài ra, muốn lập trình đồ hoạ thì phải cần thêm các tập tin:
GRAPH.TPU: Thư viện đồ hoạ.
*.BGI: Các file điều khiển các lo♥ại màn hình tương ứng khi dùng đồ hoạ.
*.CHR: Các file chứa các font chữ đồ họa.
2. Các bước cơ bản khi lập một chương trình Pascal
Bước 1: Soạn thảo chương trình.
Bước 2: Dịch chương trình (nhấn phím F9), nếu có lỗi thì phải sửa lỗi.
Bước 3: Chạy chương trình (nhấn phím Ctrl-F9).
3. Cấu trúc chung của một chương trình Pascal
{ Phần tiêu đề }
PROGRAM Tên_chương_trình;
{ Phần khai báo }
USES ......;
CONST .....;
TYPE .......;
VAR ........;
PROCEDURE ............;
FUNCTION ..............;
...............
{ Phần thân chương trình }
BEGIN
...........
END.
Ví dụ 1: Chương trình Pascal đơn giản nhất
BEGIN
Write(‘Hello World!’);
END.
Ví dụ 2:
Program Vidu2;
Const PI=3.14;
Var R,S:Real;
Begin
R:=10; {Bán kính đường tròn}
S:=R*R*PI; {Diện tích hình tròn}
Writeln(‘Dien tich hinh tron = ‘, S:0:2); { In ra màn hình }
Readln;
End.
4. Một số phím chức năng thường dùng
F2: Lưu chương trình đang soạn thảo vào đĩa.
F3: Mở file mới hoặc file đã tồn tại trên đĩa để soạn thảo.
Alt-F3: Đóng file đang soạn thảo.
Alt-F5: Xem kết quả chạy chương trình.
F8: Chạy từng câu lệnh một
Theo khung chương trình của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Ngôn ngữ Lập trình Pascal là một phần quan trọng trong học phần Tin học Đại cương thuộc các khối ngành Khoa học Tự nhiên, đặc biệt là ngành Công nghệ Thông tin.
Nhằm đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh, sinh viên bước đầu làm quen với công việc lập trình, chúng tôi đã biên soạn bộ Giáo Trình Bài tập Pascal nhằm giúp cho sinh viên có một tài liệu học tập, rèn luyện tốt khả năng lập trình, tạo nền tảng vững chắc cho các môn học tiếp theo trong chương trình đào tạo Cử nhân Công nghệ Thông tin .
Giáo trình bai gồm rất nhiều bài tập từ đơn giản đến phức tạp. Các bài tập này được biên soạn dựa trên khung chương trình giảng dạy môn Tin học Đại cương. Bên cạch đó, chúng tôi cũng bổ sung một số bài tập dựa trên cơ sở một số thuật toán chuẩn với các cấu trúc dữ liệu được mở rộng nhằm nâng cao kỹ năng, phương pháp lập trình cho sinh viên.
Nội dung của giáo trình được chia thành 10 chương. Trong mỗi chương đều có phần tóm tắt lý thuyết, phần bài tập mẫu và cuối cùng là phần bài tập tự giải để bạn đọc tự mình kiểm tra những kiến thức và kinh nghiệm đã học. Trong phần bài tập mẫu, đối với những bài tập khó hoặc có thuật toán phức tạp, chúng tôi thường nêu ra ý tưởng và giải thuật trước khi viết chương trình cài đặt.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp ở Khoa Công nghệ Thông tin Trường Đại học Khoa học Huế đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh nội dung giáo trình này.
Chúng tôi hy vọng sớm nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của bạn đọc về nội dung, chất lượng và hình thức trình bày để giáo trình này ngày một hoàn thiện hơn.
Huế, Tháng 07 Năm 2004
CÁC TÁC GIẢ
Chương 1
CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA
NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL
Pascal là một ngôn ngữ lập trình bậc cao do Niklaus Wirth, giáo sư điện toán trường Đại học kỹ thuật Zurich (Thụy Sĩ) đề xuất năm 1970. Ông lấy tên Pascal để kỷ niệm nhà toán học và nhà triết học người Pháp nổi tiếng Blaise Pascal.
1. Các tập tin cần thiết khi lập trình với Turbo Pascal
Để lập trình được với Turbo Pascal, tối thiểu cần 2 file sau:
TURBO.EXE: Dùng để soạn thảo và dịch chương trình.
TURBO.TPL: Thư viện chứa các đơn vị chuẩn để chạy với TURBO.EXE.
Ngoài ra, muốn lập trình đồ hoạ thì phải cần thêm các tập tin:
GRAPH.TPU: Thư viện đồ hoạ.
*.BGI: Các file điều khiển các lo♥ại màn hình tương ứng khi dùng đồ hoạ.
*.CHR: Các file chứa các font chữ đồ họa.
2. Các bước cơ bản khi lập một chương trình Pascal
Bước 1: Soạn thảo chương trình.
Bước 2: Dịch chương trình (nhấn phím F9), nếu có lỗi thì phải sửa lỗi.
Bước 3: Chạy chương trình (nhấn phím Ctrl-F9).
3. Cấu trúc chung của một chương trình Pascal
{ Phần tiêu đề }
PROGRAM Tên_chương_trình;
{ Phần khai báo }
USES ......;
CONST .....;
TYPE .......;
VAR ........;
PROCEDURE ............;
FUNCTION ..............;
...............
{ Phần thân chương trình }
BEGIN
...........
END.
Ví dụ 1: Chương trình Pascal đơn giản nhất
BEGIN
Write(‘Hello World!’);
END.
Ví dụ 2:
Program Vidu2;
Const PI=3.14;
Var R,S:Real;
Begin
R:=10; {Bán kính đường tròn}
S:=R*R*PI; {Diện tích hình tròn}
Writeln(‘Dien tich hinh tron = ‘, S:0:2); { In ra màn hình }
Readln;
End.
4. Một số phím chức năng thường dùng
F2: Lưu chương trình đang soạn thảo vào đĩa.
F3: Mở file mới hoặc file đã tồn tại trên đĩa để soạn thảo.
Alt-F3: Đóng file đang soạn thảo.
Alt-F5: Xem kết quả chạy chương trình.
F8: Chạy từng câu lệnh một
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Ngọc Bắc
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)