Tai liệu tâph huấn hè môn sử 2011 Huyện Yên Bình

Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Thu | Ngày 10/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Tai liệu tâph huấn hè môn sử 2011 Huyện Yên Bình thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:


Người ngồi đó với cây chì đỏ
Vạch đường đi từng bước từng giờ
TÍCH HỢP HỌC TẬP NỘI DUNG:
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
VÀO GIẢNG DẠY CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
PHẦN MỘT:
I. Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ TÍCH HỢP HỌC TẬP VÀ LÀM THEO
TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG NHÀ TRƯỜNG

1. Đảng CSVN lấy CNM-LN và TTHCM làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động:
- Từ Đại hội VII(1991) đến Đại hội IX lần đầu tiên, khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” được trình bày khá đầy đủ, khoa học, khẳng định những nội dung cơ bản trong hệ thống TTHCM.
- Ngày 27-3-2003, BBT có Chỉ thị số 23 CT/TW về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới.
- Ngày 7/11/2006, BCT có Chỉ thị 06-CT/BCT về tổ chức Cuộc vận động: ”Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
2. Vai trò của TTHCM
- Là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của Đảng và nhân dân ta vì đó là:
+ Trí tuệ của nhân loại, tính cách mạng triệt để của giai cấp công nhân, truyền thống văn hoá và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
+ Tài sản vô giá: làm nên sức mạnh Việt Nam, chiến thắng mọi kẻ thù xây dựng và chấn hưng đất nước hôm nay.
- Một nội dung quan trọng được đặc biệt là tư tưởng về đạo đức
- “Tư tưởng của người đã và đang soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, trở thành những giá trị bền vững của dân tộc Việt Nam và lan toả ra thế giới”.
3. Nội dung TT HCM
- Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người;
- Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại;
- Sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc;
- Quyền làm chủ của nhân dân; quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân;
- Phát triển kinh tế và văn hoá, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân;
- Đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau;
- Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
II. NHẬN THỨC VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
A. NGUỒN GỐC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
1. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam
2. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát triển những tư tưởng đạo đức tốt đẹp truyền thống của nhân loại, cả phương Đông và phương Tây
3. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa đạo đức truyền thống với tư tưởng đạo đức cộng sản

1.Giai đoạn thứ nhất: Từ thuở niên thiếu đến năm 1911.
Tác động
Sự giáo dục của gia đình
Thầy giáo trường làng
Thực tiễn của quê hương
Con ngoan trò giỏi
Lớn lên: lòng yêu nước, nghĩa đồng bào
Biểu hiện
I. CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
2. Giai đoạn thứ hai (1911 – 1941): đi tìm đường cứu nước, trở thành người cộng sản và rồi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
- Ở nước ngoài Nguyễn Ái Quốc có ý chí quyết tâm đấu tranh chống ách áp bức bóc lột, yêu thương nhân loại, tinh thần đoàn kết quốc tế.
- Người tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó có những nguyên tắc đạo đức cách mạng của giai cấp vô sản, những tinh hoa đạo đức của nhân loại, kể cả tư tưởng đạo đức tiến bộ của phương Tây nói chung, của giai cấp tư sản nói riêng.
- Nguyễn Ái Quốc đã xây dựng đạo đức cách mạng Việt Nam. Đạo đức cách mạng này đã tôi luyện nhân dân, các chiến sĩ cách mạng trong cuộc đấu tranh bất khuất chống kẻ thù, trong cảnh lao tù tàn khốc.
3. Giai đoạn thứ ba (1941 – 1969) trực tiếp về lãnh đạo cách mạng Việt Nam
Biểu hiện tấm gương sáng về đạo đức cách mạng của HCM
- “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi”.
- Đồng thời, Người còn phát triển và hoàn chỉnh hệ thống tư tưởng với những quan điểm về Cần, kiệm, liêm, chính, chi công vô tư, về trung với nước, hiếu với dân.
III. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1. Về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại
- Ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích
- Tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân
- Nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người
- Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, đời riêng trong sáng, lối sống thực sự giản dị và khiêm tốn
2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN CỦA NGƯỜI CÁCH MẠNG
PHẨM CHẤT
ĐẠO ĐỨC CM
Trung với nước, hiếu với dân
Cần, kiệm, liêm chính, chí công,vô tư
Tinh thần quốc tế trong sáng
Yêu thương con người, sống có nghĩa tình
3. Nội dung học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
- Nâng cao chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn mới, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
- Thực hiện cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư nêu cao phẩm giá con người Việt Nam trong thời kỳ mới
- Phát huy dân chủ, nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật, gắn bó với nhân dân, vì nhân dân phục vụ
- Phát huy chủ nghĩa yêu nước chân chính gắn với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc, hội nhập quốc tế
PHẦN THỨ HAI

MÔN LỊCH SỬ VỚI VIỆC GIÁO DỤC
TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
Vai trò của trường học trong việc tuyên truyền TTHCM

1. Nhà trường đều nhằm tới mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có năng lực, có tri thức, được giáo dục theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Nhà trường là môi trường tốt để truyền bá tư tưởng giáo dục thế hệ trẻ về tư tưởng Hồ Chí Minh.
3. Trong nhà trường, sách giáo khoa, báo chí là loại hình thông tin có ưu thế nhất.
Tư tưởng Hồ Chí Minh cần được tích hợp trong môn học, sẽ đem đến cho học sinh một niềm tin, sự nhận thức đúng đắn, tránh được những biểu hiện sai lệch do những thông tin ngoài luồng do tác động của xã hội.
4. SGK Môn Lịch sử có nhiều sự kiện về Hồ Chí Minh
Ở Trung học cơ sở (lớp 9): có những bài, những nội dung lịch sử gắn liền với quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc - Hồ
Chí Minh như bài:
Bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài (1919-1925).
Bài 18: Nguyễn Ái Quốc với quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bài 22: Nguyễn Ái Quốc với việc thành lập Mặt trận Việt Minh và chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám.
Bài 23: Bác Hồ với Tuyên ngôn độc lập, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà

II. Thực trạng hiểu biết tư tưởng Hồ Chí Minh HSPT

- 95% học sinh từ TH đến THPT đều có nhưng hiểu biết cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh qua học tập các môn học KHXH, sinh hoạt Đoàn, Đội, tiếp nhận những thông tin đại chúng tiến hành các hoạt động công ích xã hội.
- Ở mức độ nhất định, các em nhận thức được vai trò, công lao to lớn của Bác đối với dân tộc, nhân loại, đối với gia đình và bản thân mỗi em.
- Khoảng 40% học sinh trung học phổ thông hiểu biết cuộc đời, hoạt động, TTHCM chưa sâu sắc, có một số nhầm lẫn, sai lầm về sự kiện.
- Một phần rất nhỏ không nhiệt tình trong việc tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh, mà chỉ học thuộc để trả bài.
Nguồn tư liệu và phương tiện để học sinh tiếp cận với TTHCM

- Sử dụng sách giáo khoa có đề cập đến Hồ Chí Minh (100% học sinh)
- Sách báo, ti vi, (có 40% học sinh thành phố, thị xã mới theo dõi thường xuyên, còn 60% không có điều kiện để theo dõi, hoặc không quan tâm. hay ít quan tâm)
- Sách đọc thêm về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh (qua tranh. ảnh hay văn viết) được học sinh các lớp tiểu học và đầu cấp trung học cơ sở quan tâm nhiều hơn học sinh trung học phổ thông.
- Bảo tàng, di tích lịch sử, nhà truyền thống, nói chuyện, dự thi tìm hiểu lịch sử được thực hiện ở nhiều trường, chủ yếu dưới hình thức tập thể
Nhưng hiệu quả chưa cao vì:
+ Số ít học sinh chỉ xem hơn tìm hiểu trao đổi, chép bài của nhau để có thành tích là đơn vị tham gia đông đảo cuộc thi.
+ Sách báo đến các vùng sâu, vùng xa khó khăn hơn là sóng truyền hình và phát thanh;
+ Học sinh e ngại nhất là những quyển sách viết về lý luận cao xa, dài dòng, họ thích những lời diễn đạt đơn giản, sâu sắc, ngấm dần mà thấm thía.
Nhận xét:
- Sự hiểu biết về Bác Hồ và TTHCM ở phổ thông còn đơn giản, nặng về cảm tính, nên tác động của TTHCM đến suy nghĩ, hành động của các em chưa mạnh mẽ, chưa có hiệu quả cao.
- Về mặt lý tưởng, tình cảm cách mạng, các em khẳng định và trong thực tế đã “sống, học tập, lao động theo gương Bác Hồ vĩ đại”, nhưng chưa hiểu gì nhiều về tư tưởng của Bác.
III. Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
với việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông

- Hồ Chí Minh góp phần làm nên lịch sử VN và thế giới
- Có những nhận thức đúng đắn về một số sự kiện, nhân vật lịch sử của quá khứ
- Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nghiên cứu sử dụng tri thức lịch sử để phục vụ cách mạng.
- Hồ Chí Minh đã thể hiện sự thống nhất của tính khoa học và tính Đảng trong nghiên cứu về học tập lịch sử

Trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về đạo đức Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó các em có được nhận thức, thái độ và hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thói quen và nếp sống của học sinh.
Phát triển kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Góp phần giáo dục cho học sinh trở thành người công dân tốt, biết sống và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm đối với đất nước.
IV. Mục đích tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh

Nội dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải trở thành nội dung bắt buộc trong chương trình học của một số môn và hoạt động, phải được thực hiện trong kế hoạch dạy học, giáo dục của nhà trường.
Mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các cấp, bậc học phải phù hợp với mục tiêu giáo dục của các cấp, bậc học tương ứng, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung.
3. Giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh, được triển khai theo hướng tích hợp vào các môn học và các hoạt động giáo dục chính khoá, ngoại khoá, phù hợp với đặc trưng của môn học, không làm thay đổi mục tiêu và nội dung của môn học, bài học, đảm bảo sự tự nhiên, nhẹ nhàng, tránh gây nặng nề, ngược lại góp phần vào việc tạo nên sự gắn bó nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống.
4. Cần xác định rõ rằng, đây là dạy học bộ môn lịch sử, không phải dạy về tiểu sử Hồ Chí Minh
Không thể lấy việc kể chuyện về đạo đức cách mạng, về cuộc đời và hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh thay cho việc dạy học lịch sử.
Không thể lấy việc giảng giải nội dung bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh thay cho việc dạy học lịch sử, mà là được tiến hành tích hợp nội dung bài học lịch sử với nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.
5. Dựa theo “chuẩn kiến thức, kĩ năng và hướng thái độ” của các môn học ở trường phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Giáo viên xác định những vấn đề cơ bản, chủ yếu nhất trong tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phù hợp với những kiến thức cơ bản của bài học để giáo dục cho học sinh.
- Không lấy việc kể chuyện về Bác Hồ thay cho dạy học lịch sử, gây ra tình trạng “quá tải” mà không đi đúng trọng tâm, thực hiện mục tiêu của bài học.
6. Những nguyên tắc phương pháp luận về sư phạm
- Trình bày, khai thác nội dung sự kiện
- Nêu kết luận khái quát về sự kiện
- Vận dụng sáng tạo, cụ thể những kiến thức khoa học về nội dung sự kiện trong hoạt động thực tiễn về tiếp thu kiến thức mới.
7. Bồi dưỡng kỹ năng, phát huy tính tích cực của học sinh
- Làm cho học sinh tự nguyện, năng động, tự giác, tích cực học tập lịch sử, tích hợp với nội dung tư tưởng về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần khơi dậy ở các em nhận thức cần thiết phải học tập, giáo dục (tự học, tự giáo dục), say mê, hứng thú học tập.
- Bồi dưỡng năng lực, rèn luyện năng lực trong việc học tập, tự giáo dục, vận dụng kiến thức đã học.
- Chỉ trên cơ sở nỗ lực chủ quan, trau dồi kiến thức, kỹ năng mới thu được kết quả.
8. Phải tạo điều kiện cần thiết về thiết bị, đổi mới phương pháp dạy học, các phương tiện dạy học để có hiệu quả giáo dục được nâng cao.
9. Tuân thủ những nguyên lý giáo dục nói chung
- Giáo dục thái độ, tình cảm, tư tưởng nói riêng là học đi đôi với hành, tự nguyện tự giác, tránh việc áp đặt, cưỡng bức, mệnh lệnh.
- Thực hiện nguyên tắc nói và làm; nêu gương những điều học sinh được tiếp nhận phải trở thành hiện thực, không thể dừng ở nhận thức lý luận, mang tính tư liệu.
- Tạo môi trường giáo dục, kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội. Thiếu môi trường giáo dục, không có việc nêu gương của người thầy, cha mẹ, cán bộ thì việc giáo dục không có kết quả.
PHẦN THỨ BA
NỘI DUNG TÍCH HỢP
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC
HỒ CHÍ MINH TRONG MÔN LỊCH SỬ Ở BẬC THCS
1. Các chủ đề và nội dung cần tích hợp
- Lòng yêu nước, ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
- Tinh thần tự lực, vượt qua mọi gian khổ để tìm ra con đường cứu nước.
I. NỘI DUNG TÍCH HỢP Ở BẬC HỌC THCS
Do đặc điểm nội dung chương trình và đặc điểm nhận thức của đối tượng học sinh THCS nên không tích hợp tư tưởng mà chỉ tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Những phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh cần tích hợp là:
- Ý thức trách nhiệm với đất nước, với dân tộc.
- Tinh thần đấu tranh không khoan nhượng nhưng cũng hết sức khéo léo với kẻ thù của Bác.
- Sự tận tuỵ của Người với cách mạng, tinh thần đoàn kết dân tộc đoàn kết quốc tế của Người.
- Sự lao động cần mẫn, sáng tạo của Người trong quá trình hoạt động cách mạng.
Thông qua các chủ đề tích hợp trên, giáo dục cho học sinh lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh; lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm với đất nước, dân tộc; tinh thần lao động cần mẫn, sáng tạo; ý thức chiến đấu, giữ gìn bảo vệ nền độc lập dân tộc...
2. Các địa chỉ tích hợp.















II. PHƯƠNG HƯỚNG TÍCH HỢP
1. Chuẩn bị của giáo viên
Trước hết, Gv cần nghiên cứu kĩ sự kiện lịch sử để tìm ra những phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh ẩn chứa trong sự kiện hoặc tìm ra những nội dung cần giáo dục cho học sinh.
Từ đó, định ra phương pháp hướng dẫn học sinh nhận thấy tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương của Bác.
Ví dụ:
Bài 16. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài (1919 - 1925)
Chủ đề cần tích hợp ở bài này là: Giáo dục tinh thần vượt qua mọi khó khăn gian khổ quyết tâm tìm con đường cứu nước.
Chủ đề này sẽ được tích hợp vào các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc qua 3 giai đoạn: ở Pháp, Liên Xô và Trung Quốc. GV cần chuẩn bị như sau:
2. Cách thức tích hợp.
Hoạt động chủ yếu trong giờ dạy học lịch sử là
+ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, trình bày, đưa ra những nhận định, đánh giá về sự kiện, nhân vật lịch sử.
-> Khi tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, hoạt động này không thay đổi.
GV chỉ cần dành một khoảng thời gian ngắn để lồng ghép nội dung tích hợp.
2.1) Tích hợp trong giờ dạy học.
Việc tích hợp đó được thực hiện theo các bước như sau:
- Trình bày, khai thác nội dung sự kiện
- Hướng dẫn HS kết luận khái quát về sự kiện
- Từ sự kiện lịch sử, GV vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học lịch sử (Chủ yếu là Hỏi, trả lời, trao đổi; Nêu và giải quyết vấn đề) để hướng dẫn học sinh nhận thấy tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự kiện Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo lần thứ nhất luận cương của Lê – nin.
Câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu, nhận định, đánh giá sự kiện: Tháng 7 năm 1920, NAQ đọc sơ thảo lần thứ nhất luận cương của Lê – nin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa. Sự kiện này tác động như thế nào đến Nguyễn Ái Quốc? Có ý nghĩa gì với dân tộc?
Kết thúc việc hướng dẫn HS tìm hiểu, đánh giá, nhận định sự kiện, GV tiến hành tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Có thể nêu câu hỏi như sau:
Tìm ra con đường cứu nước, NAQ sẽ phải dấn thân vào con đường đó – Một con đường đầy gian lao, nguy hiểm. Nhưng, tại sao Người lại reo lên sung sướng “Hỡi đồng bào…”? Từ tâm trạng đó, em thấy được nét đạo đức tốt đẹp nào ở Người?
2.2) Tích hợp trong kiểm tra đánh giá học sinh
Khi kiểm tra, đánh giá học sinh hoặc giao bài tập cho học sinh, GV có thể ra những câu hỏi ở mức độ vận dụng để tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Ví dụ: Từ những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài (1919 - 1925), em thấy ở Bác có những phẩm chất tốt đẹp nào? Trong thời đại mới hiện nay, em cần làm gì để xứng đáng với tấm gương đó?
3. Mức độ tích hợp giáo dục tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh

- Liên hệ (chỉ khai thác nội dung bài học và liên hệ với kiến thức về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mức độ hạn chế nhất)
- Tích hợp bộ phận (chỉ một phần của bài học, hoạt động thực hiện nội dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mức độ trung bình)
- Tích hợp toàn phần (cả một bài có nội dung trùng khớp với nội dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mức độ cao nhất).

4. Các dạng kiểu và phương tiện tích hợp
1. Sử dụng khi vào bài mới
2. Trong từng đơn vị kiến thức trong từng bài học
3. Dùng tư liệu chữ viết
4. Tư liệu hình ảnh (kênh hình)
5. Tư liệu âm thanh, video clip
6. Âm nhạc
8. Kiểm tra, đánh giá: miệng, 15 phút, 1 tiết, thi học kì, thi học
sinh giỏi…
9. Ngoại khoá
7. Thơ văn
- Không tách riêng nội dung.
- Bám sát chương trình, lồng ghép phù hợp
- Kết hợp hài hòa các loại phương tiện, thiết bị dạy học
- Kết hợp hài hòa các loại, các dạng bài học.
- Chú ý bổ sung nguồn tư liệu
- Hình thành cho học sinh khả năng tự học, thảo luận, sưu tầm tài liệu, thuyết minh.
- Đảm bảo phù hợp với đặc trưng bộ môn.
- Có thể lựa chọn những nội dung, tư liệu khác nếu thấy phù hợp.
5. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý:
Bài thực hành

Soạn bài 17 ( tiết 1)– lịch sử lớp 9

CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Thu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)