Tài liệu Tập huấn ra đề kiểm tra Tiếng Anh THCS 2

Chia sẻ bởi Phan Thanh Tân | Ngày 02/05/2019 | 56

Chia sẻ tài liệu: Tài liệu Tập huấn ra đề kiểm tra Tiếng Anh THCS 2 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

LƯU Ý
KHI BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
- Hình thức bài kiểm tra
- Cấu trúc bài kiểm tra
- Xác định mức độ cần đạt được về kiến thức, có thể xác định theo 6 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá (Bloom). Tuy nhiên, đối với học sinh phổ thông, thường chỉ sử dụng với 3 mức độ nhận thức đầu là nhận biết, thông hiểu và vận dụng (hoặc có thể sử dụng phân loại Nikko gồm 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng ở mức thấp, vận dụng ở mức cao).
CÁC KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI
(6 kĩ năng nhỏ để hình thành năng lực đặt câu hỏi nhận thức theo hệ thống phân loại các mức độ câu hỏi của Bloom)
Câu hỏi “biết”
Mục tiêu : Câu hỏi “biết” nhằm kiểm tra trí nhớ của HS về các dữ kiện, số liệu, tên người hoặc địa phương, các định nghĩa, định luật, quy tắc, khái niệm...Tác dụng đối với HS : Giúp HS ôn lại được những gì đã biết, đã trải qua. Cách thức dạy học : Khi hình thành câu hỏi GV có thể sử dụng các từ, cụm từ sau đây : Ai...? Cái gì...? Ở đâu...? Thế nào...? Khi nào...? Hãy định nghĩa....; Hãy mô tả ...; Hãy kể lại....
Câu hỏi “hiểu”
Mục tiêu: Câu hỏi “hiểu” nhằm kiểm tra HS cách liên hệ, kết nối các dữ kiện, số liệu, các đặc điểm ... khi tiếp nhận thông tin. Tác dụng đối với HS:
- Giúp HS có khả năng nêu ra được những yếu tố cơ bản trong bài học.
- Biết cách so sánh các yếu tố, các sự kiện ... trong bài học
Cách thức dạy học: Khi hình thành câu hỏi GV có thể sử dụng các cụm từ sau đây : Hãy so sánh ...; Hãy liên hệ....; Vì sao ...? Giải thích....?
Câu hỏi “Áp dụng”
Mục tiêu: Câu hỏi “áp dụng” nhằm kiểm tra khả năng áp dụng những thông tin đã thu được (các dữ kiện, số liệu, các đặc điểm ...) vào tình huống mới. Tác dụng đối với HS:
- Giúp HS hiểu được nội dung kiến thức, các khái niệm, định luật.
- Biết cách lựa chọn nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
Cách thức dạy học:
- Khi dạy học GV cần tạo ra các tình huống mới, các bài tập, các ví dụ, giúp HS vận dụng các kiến thức đã học.
- GV có thể đưa ra nhiều câu trả lời khác để HS lựa chọn một câu trả lời đúng. Chính việc so sánh các lời giải khác nhau là một quá trình tích cực.
Câu hỏi “Phân tích”
Mục tiêu: Câu hỏi “phân tích” nhằm kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề, từ đó tìm ra mối liên hệ, hoặc chứng minh luận điểm, hoặc đi đến kết luận. Tác dụng đối với HS: Giúp HS suy nghĩ, có khả năng tìm ra được các mối quan hệ trong hiện tượng, sự kiện, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận riêng, do đó phát triển được tư duy logic.
Cách thức dạy học:
- Câu hỏi phân tích thường đòi hỏi HS phải trả lời: Tại sao? (khi giải thích nguyên nhân). Em có nhận xét gì? (khi đi đến kết luận). Em có thể diễn đạt như thế nào? (khi chứng minh luận điểm).
- Câu hỏi phân tích thường có nhiều lời giải.
Câu hỏi “Tổng hợp”
Mục tiêu: Câu hỏi “tổng hợp” nhằm kiểm tra khả năng của HS có thể đưa ra dự đoán, cách giải quyết vấn đề, các câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo. Tác dụng đối với HS: Kích thích sự sáng tạo của HS hướng các em tìm ra nhân tố mới,...
Cách thức dạy học:
- GV cần tạo ra những tình huống, những câu hỏi, khiến HS phải suy đoán, có thể tự do đưa ra những lời giải mang tính sáng tạo riêng của mình.
- Câu hỏi tổng hợp đòi hỏi phải có nhiều thời gian chuẩn bị.
Câu hỏi “Đánh giá”
Mục tiêu: Câu hỏi “đánh giá” nhằm kiểm tra khả năng đóng góp ý kiến, sự phán đoán của HS trong việc nhận định, đánh giá các ý tưởng, sự kiện, hiện tượng,... dựa trên các tiêu chí đã đưa ra. Tác dụng đối với HS: Thúc đẩy sự tìm tòi tri thức, sự xác định giá trị của HS.
Cách thức dạy học: GV có thể tham khảo một số gợi ý sau để xây dựng các câu hỏi đánh giá: Hiệu quả sử dụng của nó thế nào? Việc làm đó có thành công không? Tại sao?
THƯ VIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Về dạng câu hỏi
Nên biên soạn cả 2 loại câu hỏi, câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan (nhiều lựa chọn, điền khuyết, đúng sai, ghép đôi..).
Ngoài các câu hỏi đóng (chiếm đa số) còn có các câu hỏi mở (dành cho loại hình tự luận), có một số câu hỏi để đánh giá kết quả của các hoạt động thực hành, thí nghiệm.
Về số lượng câu hỏi
Số câu hỏi của một chủ đề của chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tương ứng với một chương trong SGK, bằng số tiết của chương đó theo khung phân phối chương trình nhân với tối thiểu 5 câu/1 tiết hoặc ít nhất 2 câu cho 1 chuẩn cần đánh giá. Hàng năm tiếp tục bổ sung để số lượng câu hỏi và bài tập ngày càng nhiều hơn. Đối với từng môn tỷ lệ % của từng loại câu hỏi so với tổng số câu hỏi, do các bộ môn bàn bạc và quyết định, nên ưu tiên cho loại câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn và câu hỏi tự luận.
Đối với các cấp độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng) thì tuỳ theo mục tiêu của từng chủ đề để quy định tỉ lệ phù hợp đối với số câu hỏi cho từng cấp độ, nhưng cần có một tỉ lệ thích đáng cho các câu hỏi vận dụng, đặc biệt là vận dụng vào thực tế. Việc xác định chủ đề, số lượng và loại hình câu hỏi nên được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với khung phân phối chương trình, các chương, mục trong sách giáo khoa, quy định về kiểm tra định kì và thường xuyên. Số lượng câu hỏi tuỳ thuộc vào số lượng của các chủ đề, yêu cầu về chuẩn KT, KN của mỗi chủ đề trong chương trình GDPT. Mỗi môn cần thảo luận để đi đến thống nhất về số lượng câu hỏi cho mỗi chủ đề.
Yêu cầu về câu hỏi
Câu hỏi, bài tập phải dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình GDPT do Bộ GDĐT ban hành, đáp ứng được yêu cầu về: lí thuyết, thực hành, kĩ năng của một môn học hoặc tích hợp nhiều môn học. Các câu hỏi đảm bảo được các tiêu chí đã nêu ở Phần thứ nhất (trang 3). Thể hiện rõ đặc trưng môn học, cấp học, thuộc khối lớp và chủ đề nào của môn học. Nội dung trình bày cụ thể, câu chữ rõ ràng, trong sáng, dễ hiểu. Đảm bảo đánh giá được học sinh về cả ba tiêu chí: kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Định dạng văn bản
Câu hỏi và bài tập cần biên tập dưới dạng file và in ra giấy để thẩm định, lưu giữ. Về font chữ, cỡ chữ thì nên sử dụng font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14.
Mỗi một câu hỏi, bài tập có thể biên soạn theo mẫu:
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi : ______
MÔN HỌC: _____________
Thông tin chung
* Lớp: ___ Học kỳ: ______
* Chủ đề: _____________________________
* Chuẩn cần đánh giá: _____________
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI HOẶC KẾT QUẢ
Các bước tiến hành biên soạn câu hỏi của mỗi môn học
Bước 1: Phân tích các chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông đối với từng môn học, theo khối lớp và theo từng chủ đề, để chọn các nội dung và các chuẩn cần đánh giá. Điều chỉnh phù hợp với chương trình và phù hợp với sách giáo khoa.
Bước 2: Xây dựng “ma trận số câu hỏi” (hoặc ma trận đề đối với đề kiểm tra) của từng chủ đề, cụ thể số câu cho mỗi chủ đề nhỏ, số câu TNKQ, số câu tự luận ở mỗi chuẩn cần đánh giá, mỗi cấp độ nhận thức (tối thiểu 2 câu hỏi cho mỗi chuẩn cần đánh giá). Xây dựng một hệ thống mã hoá phù hợp với cơ cấu nội dung đã được xây dựng trong bước I.
Bước 3: Biên soạn các câu hỏi theo ma trận đã xây dựng.
Cần lưu ý: Nguồn của câu hỏi? Trình độ của các đội ngũ viết câu hỏi ?
Cách thức đảm bảo câu hỏi được bảo mật ?
Bước 4: Tổ chức thẩm định và đánh giá câu hỏi. Nếu có điều kiện thì tiến hành thử nghiệm câu hỏi trên thực tế một mẫu đại diện các học sinh.
Bước 5: Điều chỉnh các câu hỏi (nếu cần thiết), hoàn chỉnh hệ thống câu hỏi và đưa vào thư viện câu hỏi.
- Thiết kế một hệ thống thư viện câu hỏi trên máy tính
- Cách thức bảo mật ngân hàng câu hỏi
- Cách thức lưu trữ và truy xuất câu hỏi
- Cách thức xây dựng đề kiểm tra
- Chuẩn bị sổ tay hướng dẫn người sử dụng
- Tập huấn sử dụng thư viện câu hỏi
Sử dụng câu hỏi của mỗi môn học trong thư viện câu hỏi
Đối với giáo viên: tham khảo các câu hỏi, xem xét mức độ của câu hỏi so với chuẩn cần kiểm tra để xây dựng các đề kiểm tra hoặc sử dụng để ôn tập, hệ thống kiến thức cho học sinh phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông.
Đối với học sinh: truy xuất các câu hỏi, tự làm và tự đánh giá khả năng của mình đối với các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong học tập và định hướng việc học tập cho bản thân.
Đối với phụ huynh học sinh: truy xuất các câu hỏi sao cho phù hợp với chương trình các em đang học và mục tiêu các em đang vươn tới, giao cho các em làm và tự đánh giá khả năng của các em đối với yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông, từ đó có thể chỉ ra những kinh nghiệm trong học tập và định hướng việc học tập cho các em.
BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh nhằm tạo cơ sở cho những điều chỉnh sư phạm của giáo viên, các giải pháp của các cấp quản lí giáo dục và cho bản thân học sinh, để học sinh học tập đạt kết quả tốt hơn.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh cần sử dụng phối hợp nhiều công cụ, phương pháp và hình thức khác nhau. Đề kiểm tra là một trong những công cụ được dùng khá phổ biến để đánh giá kết quả học tập của học sinh.
QUY TRÌNH BIÊN SOẠN
ĐỀ KIỂM TRA
Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra
Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.
Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra
Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau:
1) Đề kiểm tra tự luận;
2) Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
3) Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.
Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn.
Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khác nhau hoặc cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho học sinh làm phần tự luận.
Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)
Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao).
Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi. Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.
Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra:
B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra;
B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;
B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...);
B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;
B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với tỉ lệ %;
B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;
B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;
B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;
B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
Cần lưu ý:
- Khi viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy:
+ Chuẩn được chọn để đánh giá là chuẩn có vai trò quan trọng trong chương trình môn học. Đó là chuẩn có thời lượng quy định trong phân phối chương trình nhiều và làm cơ sở để hiểu được các chuẩn khác.
+ Mỗi một chủ đề (nội dung, chương.)nên có những chuẩn đại diện được chọn để đánh giá.
+ Số lượng chuẩn cần đánh giá ở mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với thời lượng quy định trong phân phối chương trình dành cho chủ đề (nội dung, chương...) đó. Nên để số lượng các chuẩn kĩ năng và chuẩn đòi hỏi mức độ tư duy cao (vận dụng) nhiều hơn.
- Quyết định tỉ lệ % tổng điểm phân phối cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...):
Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra, căn cứ vào mức độ quan trọng của mỗi chủ đề (nội dung, chương...) trong chương trình và thời lượng quy định trong phân phối chương trình để phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho từng chủ đề.
- Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng
Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra để phân phối tỉ lệ % số điểm cho mỗi chuẩn cần đánh giá, ở mỗi chủ đề, theo hàng. Giữa ba cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng theo thứ tự nên theo tỉ lệ phù hợp với chủ đề, nội dung và trình độ, năng lực của học sinh.
+ Căn cứ vào số điểm đã xác định ở B5 để quyết định số điểm và câu hỏi tương ứng, trong đó mỗi câu hỏi dạng TNKQ phải có số điểm bằng nhau.
+ Nếu đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận thì cần xác định tỉ lệ % tổng số điểm của mỗi một hình thức sao cho thích hợp.
Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định. Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả mãn các yêu cầu sau: (ở đây trình bày 2 loại câu hỏi thường dùng nhiều trong các đề kiểm tra)
a. Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình;
2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
3) Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể;
4) Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;
5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh;
6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức;
7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh;
8) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra;
9) Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;
10) Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất;
11) Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”.
b. Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận
1) Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình;
2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
3) Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới;
4) Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;
5) Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó;
6) Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh;
7) Yêu cầu học sinh phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin;
8) Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của cán bộ ra đề đến học sinh;
9) Câu hỏi nên gợi ý về: Độ dài của bài luận; Thời gian để viết bài luận; Các tiêu chí cần đạt.
10) Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó.
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:
- Nội dung: khoa học và chính xác;
- Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu;
- Phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
(Hướng tới xây dựng bản mô tả mức độ đạt được để học sinh có thể tự đánh giá)
CÁCH TÍNH ĐIỂM
a. Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
Cách 1: Lấy điểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi.
Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi thì mỗi câu hỏi được 0,25 điểm.
Cách 2: Tổng số điểm của đề kiểm tra bằng tổng số câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, mỗi câu trả lời sai được 0 điểm. Sau đó qui điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức:
10 X
Xmax
trong đó + X là số điểm đạt được của HS;
+ Xmax là tổng số điểm của đề. 
Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được
1 điểm, một học sinh làm được 32 điểm thì qui về thang điểm 10 là: 10.32 ==8 điểm.
40
b. Đề kiểm tra kết hợp hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan
Cách 1: Điểm toàn bài là 10 điểm. Phân phối điểm cho mỗi phần TL,
TNKQ theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến
học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ có số điểm bằng nhau.
Ví dụ: Nếu đề dành 30% thời gian cho TNKQ và 70% thời gian dành
cho TL thì điểm cho từng phần lần lượt là 3 điểm và 7 điểm. Nếu có 12 câu
TNKQ thì mỗi câu trả lời đúng sẽ được 3 == 0, 25 điểm.
12
Cách 2: Điểm toàn bài bằng tổng điểm của hai phần. Phân phối điểm cho mỗi phần theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ trả lời đúng được 1 điểm, sai được 0 điểm.
Khi đó cho điểm của phần TNKQ trước rồi tính điểm của phần TL theo công thức sau:
XTL = XTN . TTL
TTN
trong đó
+ XTN là điểm của phần TNKQ;
+ XTL là điểm của phần TL;
+ TTL là số thời gian dành cho việc trả lời phần TL.
+ TTN là số thời gian dành cho việc trả lời phần TNKQ.
Chuyển đổi điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức:
 
10 X
Xmax
trong đó + X là số điểm đạt được của HS;
+ Xmax là tổng số điểm của đề.
Ví dụ: Nếu ma trận đề dành 40% thời gian cho TNKQ và 60% thời gian dành cho TL và có 12 câu TNKQ thì điểm của phần TNKQ là 12; điểm của phần tự luận là:
XTL = 12.60 = 18
40
. Điểm của toàn bài là: 12 + 18 = 30.
Nếu một học sinh đạt được 27 điểm thì qui về thang điểm 10 là: 10.27 = 9 điểm.
30
c. Đề kiểm tra tự luận
Cách tính điểm tuân thủ chặt chẽ các bước từ B3 đến B7 phần Thiết lập ma trận đề kiểm tra



Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:
1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.
2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? (giáo viên tự làm bài kiểm tra, thời gian làm bài của giáo viên bằng khoảng 70% thời gian dự kiến cho học sinh làm bài là phù hợp).
3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện, hiện nay đã có một số phần mềm hỗ trợ cho việc này, giáo viên có thể tham khảo).
4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
ĐỀ KIỂM TRA MINH HỌA DÙNG CHO
LÀM VIỆC THEO NHÓM KHUNG
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
YÊU CẦU: Sử dụng ma trận cho ở trang trước, nhận xét, góp ý và điều chỉnh các đề kiểm tra sau sao cho phù hợp với nội dung được tập huấn.
1. Xây dựng ma trận.
2. Xác định kiến thức kỹ năng.
3. Nhận xét các đề kiểm tra theo các tiêu chí vừa xác định.
4. Bổ sung, cải tiến, nâng cao chất lượng của các đề kiểm tra này.
DISCUSSION
Setting a matrix
Remarks
Presentation
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thanh Tân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)