Tài liệu tập huấn môn sử
Chia sẻ bởi Nguyễn Chí Luyện |
Ngày 10/05/2019 |
49
Chia sẻ tài liệu: tài liệu tập huấn môn sử thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Phụ lục 1a
KHÁI QUÁT CÂU HỎI NHẬN THỨC VÀ BÀI TẬP NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1. Quan niệm về câu hỏi nhận thức trong dạy học lịch sử
Trong cuộc sống hàng ngày trước các vấn đề hoài nghi, ngạc nhiên hay thắc mắc con người thường đặt ra các câu hỏi. Các câu hỏi “tại sao?"; “như thế nào?"... là sản phẩm hoạt động tư duy của con người cho thấy năng lực nhìn thấy vấn đề, nhìn thấy mâu thuẫn, yêu cầu tư duy con người phải hoạt động. Nó là một động lực thúc đẩy tư duy phát triển. Đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó là từng bước giải quyết mâu thuẫn, tạo ra sự nhận thức mới. Trên bình diện triết học là sự đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập. Tìm ra được các mâu thuẫn đó tức cũng có nghĩa là đang nhận thức thế giới qua việc nắm bắt bản chất của sự vật, hiện tượng. Giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và chưa biết cũng là đi đến sự hiểu biết. Một hình thức thông thường, chung nhất để biểu hiện mâu thuẫn là câu hỏi. Vậy câu hỏi là gì?
Theo Bùi Đức Tịnh, nếu nhận diện câu hỏi theo tiêu chuẩn mục đích nói thì câu hỏi là “... câu được dùng để tỏ ý muốn biết một vật gì hay một điều gì”. Còn theo Nguyễn Kim Thản: “Câu nghi vấn nhằm mục đích nêu lên sự hoài nghi của người nói và nói chung đòi hỏi người nghe tường thuật về đối tượng hoặc đặc trưng của đối tượng”.
Mặt khác căn cứ vào hình thức, dấu hiệu riêng của tình thế hỏi kết hợp với nội dung nghi vấn, theo tác giả Hồ Lê: Câu hỏi là câu có sử dụng hoặc từ để hỏi hoặc ngữ điệu hỏi để nêu ra vấn đề mà người nói chưa rõ hoặc cần được làm sáng tỏ ở phía người nói, ở phía người nghe hoặc cả hai phía.
Tổng hợp những ý kiến trên Diệp Quang Ban cho rằng: “Câu hỏi nghi vấn thường được dùng để nêu lên điều chưa biết hoặc còn hoài nghi và chờ đợi sự trả lời, sự giải thích của người tiếp nhận câu đó. Và về mặt hình thức, câu nghi vấn cũng có những dấu hiệu đặc trưng nhất định”.
Như vậy, câu hỏi nói chung là câu được dùng để diễn đạt một điều chưa biết, một thắc mắc, một vấn đề cần làm sáng tỏ, cần giải thích. Nó thường đi với các từ để hỏi và kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
Trong dạy học lịch sử, các câu hỏi có thể được giáo viên hoặc chính học sinh đặt ra cho bản thân nhằm giải quyết các nhiệm vụ nhận thức. Các câu hỏi này nếu được giải đáp sẽ giúp học sinh tái hiện, nắm rõ bản chất lịch sử và vận dụng để tìm hiểu các vấn đề thực tế cuộc sống; góp phần hình thành nhân cách học sinh, định hướng các hoạt động thực tiễn của họ.
Có nhiều loại câu hỏi: câu hỏi thẳng, câu hỏi khẳng định, câu hỏi phủ định, câu hỏi cầu khiến, câu hỏi có tính chất tu từ... Trong đó chúng ta cần chú ý đến loại câu hỏi cầu khiến. Là một dạng của câu hỏi, song nó đã bị tước đi các từ để hỏi, dấu chấm hỏi. Nó được diễn đạt như một câu bình thường nhưng thực chất có ngầm ý hỏi. Câu hỏi cầu khiến là những câu nhằm mục đích ra lệnh cho người khác tiến hành hoạt động nêu lên trong bộ phận vị ngữ. Loại câu này phải dựa vào hoàn cảnh đối thoại, dáng điệu, sắc mặt của người nói mới nhận ra đựơc. Ở dạng câu hỏi này, hình thức hỏi được giản lược còn ý hỏi thì được ngầm định thể hiện như một yêu cầu, đòi hỏi. Dạng câu hỏi cầu khiến cũng đựợc sử dụng khá phổ biến trong dạy học. Ví dụ sau đây là câu hỏi cầu khiến:
- Nguyên nhân bùng nổ cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917?
- Những bài học của Công xã Pari 1871?
Tóm lại, câu hỏi là câu biểu thị điều chưa biết, chưa rõ, đang còn hồ nghi, thắc mắc hoặc đang có nhu cầu thu nhận thông tin về đối tượng.
Câu hỏi thông thường hay đi kèm các từ biểu lộ ý muốn hỏi và kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Trường hợp không có từ để hỏi và không có dấu chấm hỏi nhưng có nội dung nghi vấn thì đó vẫn được xếp vào câu hỏi. Như vậy “câu hỏi” là một khái niệm tương đối rộng mà trong đó còn bao hàm cả một số khái niệm có nội hàm hẹp hơn như các khái niệm “câu hỏi nhận thức”, “bài tập nhận thức”. [3;8]
2. Câu hỏi nhận thức
Câu hỏi nhận thức là câu hỏi khi đặt ra tạo được một mâu thuẫn trong nhận thức của học sinh, để giải quyết mâu thuẫn đó, nếu chỉ sử dụng kiến thức cũ không
KHÁI QUÁT CÂU HỎI NHẬN THỨC VÀ BÀI TẬP NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1. Quan niệm về câu hỏi nhận thức trong dạy học lịch sử
Trong cuộc sống hàng ngày trước các vấn đề hoài nghi, ngạc nhiên hay thắc mắc con người thường đặt ra các câu hỏi. Các câu hỏi “tại sao?"; “như thế nào?"... là sản phẩm hoạt động tư duy của con người cho thấy năng lực nhìn thấy vấn đề, nhìn thấy mâu thuẫn, yêu cầu tư duy con người phải hoạt động. Nó là một động lực thúc đẩy tư duy phát triển. Đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó là từng bước giải quyết mâu thuẫn, tạo ra sự nhận thức mới. Trên bình diện triết học là sự đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập. Tìm ra được các mâu thuẫn đó tức cũng có nghĩa là đang nhận thức thế giới qua việc nắm bắt bản chất của sự vật, hiện tượng. Giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và chưa biết cũng là đi đến sự hiểu biết. Một hình thức thông thường, chung nhất để biểu hiện mâu thuẫn là câu hỏi. Vậy câu hỏi là gì?
Theo Bùi Đức Tịnh, nếu nhận diện câu hỏi theo tiêu chuẩn mục đích nói thì câu hỏi là “... câu được dùng để tỏ ý muốn biết một vật gì hay một điều gì”. Còn theo Nguyễn Kim Thản: “Câu nghi vấn nhằm mục đích nêu lên sự hoài nghi của người nói và nói chung đòi hỏi người nghe tường thuật về đối tượng hoặc đặc trưng của đối tượng”.
Mặt khác căn cứ vào hình thức, dấu hiệu riêng của tình thế hỏi kết hợp với nội dung nghi vấn, theo tác giả Hồ Lê: Câu hỏi là câu có sử dụng hoặc từ để hỏi hoặc ngữ điệu hỏi để nêu ra vấn đề mà người nói chưa rõ hoặc cần được làm sáng tỏ ở phía người nói, ở phía người nghe hoặc cả hai phía.
Tổng hợp những ý kiến trên Diệp Quang Ban cho rằng: “Câu hỏi nghi vấn thường được dùng để nêu lên điều chưa biết hoặc còn hoài nghi và chờ đợi sự trả lời, sự giải thích của người tiếp nhận câu đó. Và về mặt hình thức, câu nghi vấn cũng có những dấu hiệu đặc trưng nhất định”.
Như vậy, câu hỏi nói chung là câu được dùng để diễn đạt một điều chưa biết, một thắc mắc, một vấn đề cần làm sáng tỏ, cần giải thích. Nó thường đi với các từ để hỏi và kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
Trong dạy học lịch sử, các câu hỏi có thể được giáo viên hoặc chính học sinh đặt ra cho bản thân nhằm giải quyết các nhiệm vụ nhận thức. Các câu hỏi này nếu được giải đáp sẽ giúp học sinh tái hiện, nắm rõ bản chất lịch sử và vận dụng để tìm hiểu các vấn đề thực tế cuộc sống; góp phần hình thành nhân cách học sinh, định hướng các hoạt động thực tiễn của họ.
Có nhiều loại câu hỏi: câu hỏi thẳng, câu hỏi khẳng định, câu hỏi phủ định, câu hỏi cầu khiến, câu hỏi có tính chất tu từ... Trong đó chúng ta cần chú ý đến loại câu hỏi cầu khiến. Là một dạng của câu hỏi, song nó đã bị tước đi các từ để hỏi, dấu chấm hỏi. Nó được diễn đạt như một câu bình thường nhưng thực chất có ngầm ý hỏi. Câu hỏi cầu khiến là những câu nhằm mục đích ra lệnh cho người khác tiến hành hoạt động nêu lên trong bộ phận vị ngữ. Loại câu này phải dựa vào hoàn cảnh đối thoại, dáng điệu, sắc mặt của người nói mới nhận ra đựơc. Ở dạng câu hỏi này, hình thức hỏi được giản lược còn ý hỏi thì được ngầm định thể hiện như một yêu cầu, đòi hỏi. Dạng câu hỏi cầu khiến cũng đựợc sử dụng khá phổ biến trong dạy học. Ví dụ sau đây là câu hỏi cầu khiến:
- Nguyên nhân bùng nổ cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917?
- Những bài học của Công xã Pari 1871?
Tóm lại, câu hỏi là câu biểu thị điều chưa biết, chưa rõ, đang còn hồ nghi, thắc mắc hoặc đang có nhu cầu thu nhận thông tin về đối tượng.
Câu hỏi thông thường hay đi kèm các từ biểu lộ ý muốn hỏi và kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Trường hợp không có từ để hỏi và không có dấu chấm hỏi nhưng có nội dung nghi vấn thì đó vẫn được xếp vào câu hỏi. Như vậy “câu hỏi” là một khái niệm tương đối rộng mà trong đó còn bao hàm cả một số khái niệm có nội hàm hẹp hơn như các khái niệm “câu hỏi nhận thức”, “bài tập nhận thức”. [3;8]
2. Câu hỏi nhận thức
Câu hỏi nhận thức là câu hỏi khi đặt ra tạo được một mâu thuẫn trong nhận thức của học sinh, để giải quyết mâu thuẫn đó, nếu chỉ sử dụng kiến thức cũ không
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Chí Luyện
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)