Tài liệu tập huấn giáo dục HS khuyết tật
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Minh Tâm |
Ngày 12/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: Tài liệu tập huấn giáo dục HS khuyết tật thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
Giáo dục hoà nhập
trẻ chậm phát triển trí tuệ
NỘI DUNG
Trẻ CPTTT
KHGD CN trẻ CPTTT
CPTTT :
Chức năng trí tuệ dưới mức trung bình.
Hạn chế ít nhất 2 lĩnh vực hành vi thích ứng như: Giao tiếp/liên cá nhân, tự phục vụ, sống tại gia đình, xã hội, sử dụng các tiện ích tại cộng đồng, tự định hướng, kỹ năng học đường chức năng, giải trí, lao động, sức khoẻ,và an toàn,...
Hiện tượng này xuất hiện trước 18 tuổi
NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TRẺ CPTTT
1) Khó tiếp thu được nội dung các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông, nhất là các môn học đòi hỏi tư duy trừu tượng, lôgíc;
2) Chậm hiểu, chóng quên (thường xuyên);
3) Ngôn ngữ kém phát triển, vốn từ nghèo, phát âm thường sai, nắm quy tắc ngữ pháp kém;
4) Khó thiết lập mối tương quan giữa các sự vật, hiện tượng;
5) Kém hoặc thiếu một số kỹ năng sống đơn giản; kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng sống ở gia đình,...;
6) Khó kiểm soát được hành vi của bản thân;
7) Một số trẻ có hình dáng tầm vóc không bình thường
Phân biệt giữa trẻ CPTTT và trẻ học khó
Trẻ học khó là những trẻ có khó khăn một trong các kĩ năng nhận thức như học đọc, học viết, tính toán, nhận biết màu sắc,... Chẳng hạn, một trẻ có thể đọc một cách bình thường nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc viết chữ hay tính toán nhẩm thì rất nhanh, chính xác nhưng lại không thể làm được các bài tập đòi hỏi phải viết thành chữ số,..
PHƯƠNG PHÁP NHẬN BIẾT
Phương pháp quan sát: Nhằm thu thập thông tin về các biểu hiện hành vi của trẻ thông qua các hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt hàng ngày của trẻ
Phương pháp trắc nghiệm: Thông qua một số hệ thống bài tập kiểm tra trình độ và khả năng nhận thức của trẻ.
Đàm thoại/phỏng vấn
Nghiên cứu hồ sơ trẻ: hồ sơ y tế, hồ sơ nhà trường, sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình,...
NGUYÊN NHÂN
Trước khi sinh
Di truyền
Do sự đột biến nhiễm sắc
Người mẹ bị mắc một số bệnh trong thời gian mang thai.
Yếu tố môi trường độc hại
Sự mệt mỏi, căng thẳng của người mẹ
Trong khi sinh: Những rủi ro trong quá trình sinh
Sau khi sinh
Trẻ bị mắc các bệnh về não nh
Dùng thuốc không theo chỉ định,...
Tai nạn trong sinh hoạt, học tập,...
Trẻ sống cách ly cuộc sống xã hội trong thời gian dài,...
Giáo dục tKT ở việt nam
Vùng phát triển gần
Trình độ thứ 1: Trình độ phát triển hiện thời: Tức là trình độ phát triển của các chức năng tâm lý đã được hình thành qua các chu trình phát triển nhất định của đứa trẻ. Nếu giao nhiệm vụ trong trình độ này đứa trẻ có thể độc lập giải quyết nhiệm vụ đặt ra.
Trình độ thứ 2 cao hơn: "Vùng phát triển gần" - trình độ phát triển trong tương lai. Nếu giao nhiệm vụ ở trình độ này đứa trẻ chưa thể độc lập giải quyết được. Nhưng nếu có gợi mở hướng dẫn của người lớn cộng với sự tích cực hoạt động bản thân thì chúng có thể hoàn thành được nhiệm vụ.
Độ chênh lệch giữa những gì trẻ có thể làm được với sự giúp đỡ của người lớn và những gì trẻ có thể độc lập tự giải quyết một mình gọi là "Vùng phát triển gần" của trẻ.
Vận dụng học thuyết "Vùng phát triển gần" vào DHHN cho trẻ CPTTT
+ Hiểu được năng lực và những hạn chế của trẻ
+ Cho trẻ học hoà nhập cùng trẻ bình thường, và được học tất cả các môn học như mọi trẻ khác.
+ Vận dụng phương pháp trực quan nhưng phải có giới hạn không lạm dụng.
+ Dạy trẻ làm quen với cách phân tích logic, trình tự, khái quát, và biết rút ra kết luận.
+ Dạy trẻ cách báo cáo lại những gì trẻ đã nghe, đã thấy, đã làm và nêu ý nghĩa của nó.
+ Tăng cường cho trẻ đọc chuyện, tham quan du lịch, tham gia tích cực và các hoạt động vui chơi ngoài lớp và trong học tập ở lớp.
+ Trong quá trình dạy trẻ, giáo viên phải nắm bắt được sự phát triển của trẻ, vốn hiểu biết, kỹ năng vận dụng... để phán đoán những gì nằm trong "Vùng phát triển gần"
Khái niệm KHGDCN
Kế hoạch giáo dục cá nhân là văn bản xác định nội dung, phương pháp, hình thức và các điều kiện thực hiện theo thời gian hạn định trong môi trường hoà nhập để đạt được mục tiêu chăm sóc, giáo dục một trẻ khuyết tật.
ý nghĩa của bản KHGDCN
Cá nhân kiểm soát, điều chỉnh được hành vi của mình và biết hướng tới mục đích đã đề ra.
Là cơ sở để giúp các nhà quản lý đề ra và thực hiện chính sách hỗ trợ TKT, GĐ , GV.
Là cơ sở để GV, các thành viên của nhóm thực hiện các hoạt động CS, GD- TKT trong các môi trường HN khác nhau như GD, NT, CĐ.
Giúp cho BGH nhà trường quản lý được những hoạt động đã và đang diễn ra đối với GV và trẻ, là cơ sở quan trọng cho việc kiểm tra đánh giá hiệu quả của quá trình GD.
Là cơ sở để có thể xem xét, đánh giá hiệu quả quá trình DH, kết quả học tập và rèn luyện của HS.
Huy động nhiềulực lượng tham gia vào quá trình giáo dục trẻ: GĐ, NT, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức XH, các cá nhân tình nguyện...
Các yếu tố của bản KHGDCN
Thông tin chung về trẻ
Mục tiêu giáo dục( Năm học, học kỳ, nửa học kỳ, tháng).
Kế hoạch cụ thể:
Nội dung hoạt động
Cách tiến hành và các dịch vụ/phương tiện liên quan
Thời gian thực hiện
Người thực hiện
Kết quả mong đợi.
Những yêu cầu của bản KHGDCN
Rõ ràng và chi tiết: tránh sử dụng những thuật ngữ khó hiểu, cụ thể, chi tiết.
Đảm bảo tính lô gíc: thống nhất giữa các yếu tố của một bản kế hoạch: mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, điều kiện, phương tiện và thời gian thực hiện hoạt động.
Đảm bảo tính hợp lý: đảm bảo tính linh hoạt cho phép người thực hiện điều chỉnh khi không hợp lí
Kiểm soát được: có thể đo lường, xác định được tại bất cứ thời điểm nào.
Được chấp nhận: thể hiện mong muốn, nhu cầu của những người thực hiện.
Tính khả thi: Bản kế hoạch có thể đáp ứng được mục tiêu trong các điều kiện thực tại.
Tính trung thực: bản kế hoạch cần phản ánh đúng thực tế: khả năng và nhu cầu của trẻ, điều kiện và mong đợi của GĐ, điều kiện thực tế của địa phương, đạt được sự thống nhất và cam kết thực hiện của các thành viên có liên quan.
Nhóm hợp tác xây dựng và thực hiện KHGDCN
Ban giám hiệu nhà trường (Hiệu trưởng hoặc hiệu phó)
Giáo viên trực tiếp dạy trẻ;
Cha/mẹ trẻ;
Đại diện của nhóm hỗ trợ CĐ (chính quyền địa phương, cán bộ y tế, tình nguyện viên...).
GV phụ trách GDHN- TKT (GV trường hoặc GV cốt cán)
Qui trình xây dựng và thực hiện KHGDCN 1 TKT
B1. Xác định khả năng, nhu cầu, môi trường phát triển của trẻ
Khả năng phát triển thể chất và vận động
Khả năng ngôn ngôn ngữ-giao tiếp
Khả năng nhận thức
Hành vi, tính cách
Khả năng tự phục vụ bản thân
Môi trường phát triển
Môi trường gia đình
Nhà trường
Cộng đồng
Phương pháp
Quan sát
Phỏng vấn/đàm thoại
Trắc nghiệm
Nghiên cứu hồ sơ
Phương pháp quan sát
Mục đích: thu thập được thông tin phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.
Hình thức quan sát :
QS có chủ định
QS không chủ định
Các mức độ quan sát
QS chủ động
QS bán chủ động
QS thụ động
Tránh những sai lệch trong quan sát
Tôn trọng
Không nên áp đặt
Tránh định kiến, quan niệm, kinh nghiệm chủ quan của người QS
QS chung, bao quát không gian rộng, từng bộ phận, chi tiết và từ nhiều góc độ, khía cạnh, vị trí khác nhau.
Trong quá trình quan sát cần:
Không bỏ sót chi tiết dù nhỏ;
Không diễn giải thông tin theo ý kiến chủ quan;
Nhanh, đầy đủ;
Liên kết các thông tin và các sự kiện diễn ra.
Phương pháp đàm thoại/phỏng vấn
PV: Là quá trình trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp với người được PV nhằm thu thập thông tin
Quá trình PV cần sử dụng linh hoạt các dạng câu hỏi, đúng tình huống và có mục đích rõ ràng.
Một số vấn đề lưu ý khi PV trẻ em
1. Độ dài thời gian PVphụ thuộc vào ( trẻ 3 đến 8 tuổi kéo dài thời gian PV từ 5 đến 30 phút)
Độ tuổi
Tình trạng sức khoẻ
Kinh nghiệm sống
Khả năng sử dụng ngôn ngữ.
2. Tạo mối quan hệ thân thiện, tích cực với trẻ
Tạo môi trường tiếp xúc an toàn đối với trẻ
Biết cách chơi cùng với trẻ
Tôn trọng, lắng nghe, động viên khuyến khích những điều trẻ nói
Sử dụng những đồ chơi, đồ vật hay những vật dụng phù hợp với ý thích cũng như mối quan tâm của trẻ
Nhạy cảm với những sự thay đổi tâm trạng của trẻ
Kiên trì chờ đợi khi cần thiết, không đột ngột dừng các hoạt động trẻ đang thích thú tham gia phục vụ cho mục đích PV
Sử dụng cử chỉ, ánh mắt, nét mặt biểu lộ sự thân thiện gần gũi với trẻ
Lưu ý khi PV phụ huynh và người thân trong GĐ trẻ
- Luôn có thái độ thông cảm, chia xẻ, đồng cảm với người được PV
- Tôn trọng, chấp nhận và thích ứng với nếp sống của GĐ trẻ.
QS cách cư xử với cha mẹ và các thành viên khác trong GĐ đối với trẻ.
- Bản thân luôn luôn là một hình mẫu tốt trước mặt PH như:
- Tỏ thái độ lạc quan về khả năng của trẻ.
- Luôn tôn trọng trẻ trong cách nghĩ và cư xử với trẻ.
- Luôn tỏ thái độ quan tâm và giúp đỡ trẻ.
- Để trẻ tự nhiên thể hiện những nhu cầu, khả năng, sở thích và thói quen của mình.
- Có thể cùng chơi/ cùng học với trẻ...
Lưu ý: Ghi nhận thông tin rút ra từ phiếu khảo sát
- Thông tin mang tính cụ thể
- Thông tin chú trọng vào thể hiện điểm mạnh, hứng thú và cách tham gia hoạt động của trẻ
- Thông tin mang tính tích cực
Ví dụ: Cách ghi: "trẻ có khả năng đếm xuôi được từ 1 đến 5 có sử dụng ĐDTQ" sẽ mang tính tích cực hơn với cách ghi "trẻ chỉ đếm được từ 1 đến 5 khi có ĐDTQ, hoặc trẻ không đếm được từ 1 đến 5 nếu không dùng ĐDTQ ".
- Ghi rõ thời điểm đánh giá trẻ và kết luận rút ra từ phiếu khảo sát.
B2. Xây dựng mục tiêu giáo dục
Khái niệm mục tiêu GD: là kết quả giáo dục mong muốn cần đạt được thông qua việc tổ chức các hoạt động GD trong điều kiện, thời gian nhất định.
Các loại mục tiêu: dài hạn, ngắn hạn
Mục tiêu GD cho trẻ xây dựng theo kiểu mục tiêu GD của năm học và mục tiêu GD của từng học kỳ, từng tháng, từng tuần và được thể hiện bằng kế hoạch của từng nội dung hoặc từng hoạt động GD.
B3. Lập kế hoạch giáo dục cá nhân
Các yếu tố trong bản KHGDCN
Thời gian thực hiện
Nội dung hoạt động
Biện pháp thực hiện
Người thực hiện
Kết quả mong đợi
Yêu cầu khi xây dựng KHGDCN
Hệ thống kiến thức, kỹ năng cần được xây dựng từ mức độ đơn giản đến mức độ khó/cao hơn.
Các nhiệm vụ càng được chia nhỏ thành các bước và thực hiện từng bước/từng phần nhỏ thì càng tốt.
Thiết kế và tổ chức các hoạt động được diễn ra trong nhiều môi trường khác nhau nhằm tăng số lượng kiến thức cũng như tăng mức độ thành thạo các kỹ năng cho trẻ.
Sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học tuân thủ chặt chẽ quy luật của quá trình nhận thức
Xây dựng kế hoạch chuyển tiếp
PHÒNG GIÁO DỤC ……………
Trường........................................
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN
Dành cho học sinh khuyết tật
Họ và tên học sinh :………………………
Ngày tháng năm sinh :…………………
Địa chỉ gia đình: …………………………
Điện thoại liên hệ (nếu có):……………
Năm học: …........................ Lớp: ………....................
Giáo viên chủ nhiệm:…………… Điện thoại: ……...
Phần 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ TRẺ
Năng lực của trẻ
Khó khăn của trẻ
Nhu cầu cần hỗ trợ: Giáo dục, can thiệp y tế, các điều kiện (phương tiện, môi trường,...)
Phần 2. MỤC TIÊU GIÁO DỤC CÁ NHÂN
Phần 3. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỤ THỂ
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC HỌC KỲ I
Thống nhất thực hiện (Chữ kí của các thành viên)
K? HO?CH GIO D?C T?NG THNG
Phần 4. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của trẻ theo từng tháng
Tháng 9:
Tháng 10:
Tháng 11:
GVCN NHẬN XÉT KẾT QUẢ VÀ SỰ TIẾN BỘ CỦA TRẺ KHI KẾT THÚC HỌC KÌ
Những sự tiến bộ của trẻ:
………………………………………………………
………………………………………………………
Những hạn chế/chưa tiến bộ:
………………………………………………………
………………………………………………………
Biện pháp tiếp theo:
………………………………………………………
………………………………………………………
Thống nhất về kết quả và sự tiến bộ của HS
(Chữ kí của các thành viên)
Trang (tiếp)
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC HỌC KỲ II
(tương tự như Khgd học kỳ I)
Trang (tiếp)
ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CẢ NĂM
Trang (tiếp)
ĐỀ XUẤT CỦA GVCN VỀ KẾ HOẠCH CHUYỂN TIẾP TRẺ
(nghỉ hè, lên lớp, chuyển cấp, chuyển trường)
B4. Tổ chức thực hiện
Nhà trường
Nhiệm vụ: Giúp TKT phát triển khả năng nhận thức, khả năng giao tiếp, kĩ năng xã hội và hoà nhập cộng đồng.
Ban giám hiệu nhà trường
Thực hiện KHGDCN là một nhiệm vụ của nhà trường.
Hỗ trợ GV thực hiện theo bản KHGDCN đã lập.
Tạo điều kiện cung cấp cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, phương tiện hỗ trợ đầy đủ cho lớp có TKT.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá và đưa ra những quyết định điều chỉnh kịp thời việc thực hiện KHGDCN của GV thông qua sổ ghi chép, đánh giá sự tiến bộ của trẻ.
Có biện pháp khuyến khích, động viên GV, PH và trẻ thực hiện tốt bản KHGDCN.
Tổ chức mở chuyên đề tạo điều kiện cho các GV dạy lớp hoà nhập cơ hội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ CM.
Tổ chức, điều khiển các cuộc họp điều chỉnh bản KHGDCN
Giáo viên trực tiếp dạy lớp hoà nhập
GVcần phải thiết kế, điều chỉnh các hoạt động GD vào từng nội dung, từng hoạt động. Tạo cơ hội, động viên, khuyến khích trẻ tham gia HĐ. Thông qua sự tác động phù hợp giúp trẻ nâng cao NT và phát triển khả năng GT.
Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa GV với trẻ, trẻ - trẻ, trẻ - cộng đồng. Tạo cho trẻ có được cảm giác an toàn, được tôn trọng giúp trẻ bớt mặc cảm, tự ti, trẻ bình thường đồng cảm, chia xẻ, hỗ trợ giúp đỡ bạn... bằng cách GD ý thức và xây dựng vòng tay bạn bè (nhóm bạn bè).
Thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với GĐ trẻ nhằm trao đổi thông tin, phối kết hợp, trực tiếp hoặc gián tiếp, hướng dẫn cho PH cách dạy, kĩ năng GT, cách phát triển NN cho trẻ tại GĐ.
Ghi nhật kí những biểu hiện tiến bộ diễn ra hàng ngày ở NT... Thông tin này được trao đổi trực tiếp hoặc bằng văn bản có thể bằng giấy tờ hoặc số liên lạc. Các thông tin trao đổi với PH cần đảm bảo NN dễ hiểu, ngắn gọn, rõ ràng, trong sáng và tích cực.
Thường xuyên hướng tới việc thực hiện mục tiêu và đề xuất điều chỉnh mục tiêu phù hợp với sự phát triển của trẻ
Giáo viên hỗ trợ (giáo viên chủ chốt)
Tham gia lập kế hoạch và theo dõi việc thực hiện kế hoạch của nhóm
Thường xuyên dự giờ, thăm lớp để nắm bắt sự tiến bộ của trẻ; phương pháp, kĩ năng, cách thức tổ chức các HĐ; trao đổi kinh nghiệm, tìm hướng phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt hạn chế trong quá trình thực hiện
Cùng với GV trực tiếp dạy trẻ kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của trẻ theo từng giai đoạn
Tổ chức mở chuyên đề, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đồng nghiệp về lập và thực hiện KHGDCN
Theo dõi việc phục hồi chức năng cho TKT
Theo dõi việc phục hồi chức năng cho TKT
Tạo ra sự liên kết các lực lượng tham gia CS và GD- TKT
Phụ huynh trẻ
Nuôi dưỡng và chăm sóc tốt sức khoẻ cho trẻ
Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên đối với GV để nắm bắt TT về sự tiến bộ của trẻ, chia sẻ kinh nghiệm CS, GD trẻ đồng thời cung cấp TT về sự tiến bộ của trẻ ở GĐ. Từ đó, GV và PH cùng tìm ra biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ trẻ tốt hơn, hiệu quả hơn.
Tạo cơ hội, động viên, khuyến khích trẻ tham gia vào các công việc vừa sức trẻ ở GĐ.
Cho trẻ được giao lưu với bạn bè hàng xóm, khu phố.
Chú trọng phát triển nhận thức, GT của trẻ ở mọi lúc mọi nơi trong mọi họat động sinh hoạt hằng ngày.
Ghi nhật kí để thấy rõ sự tiến bộ của trẻ và làm cơ sở để trao đổi kinh nghiệm với GVdạy, GV chủ chốt .
Chủ động gặp gỡ GV, thông cảm, chia xẻ, động viên họ trong việc thực hiện thực hiện KHGDCN.
Những người thân trong gia đình trẻ
Luôn động viên, thông cảm, chia xẻ với cha mẹ và trẻ
Hỗ trợ cha mẹ trẻ trong việc CS, GD trẻ
Tạo điều kiện, cơ hội cho cha mẹ trẻ có thời gian CS, GD trẻ
Cộng đồng
Y tế: có nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng cho trẻ và hướng dẫn kĩ năng phục hồi chức năng cho phụ huynh.
Chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể: Nâng cao nhận thức của CĐ về việc CS, GD-TKT; huy động các lực lượng và nguồn lực trong CĐ để giúp đỡ, hỗ trợ trẻ, GĐ- TKT; chủ động đề xuất những biện pháp về việc CS, GD, PHCN cho trẻ; thường xuyên thăm hỏi, động viên trẻ và GĐ trẻ.
Các lực lượng trong CĐ: thường xuyên phối kết hợp chặt chẽ với GĐ trẻ, GV xây dựng và thực hiện hiệu quả bản KHGDCN
B5. Đánh giá thực hiện KHGDCN
Mục đích đánh giá:
Nhằm tìm ra các nguyên nhân thành công, chưa thành công và rút ra bài học kinh nghiệm đối với việc xây dựng và thực hiện KHGDCN
Đánh giá tiến trình thực hiện kế hoạch
Đánh giá việc thực hiện theo thời gian đã xác định, theo từng giai đoạn: giữa kỳ, học kỳ, năm học, 3 tháng hè...
Sự cam kết thực hiện của các thành viên trong nhóm hợp tác xây dựng và thực hiện KHGDCN
Đánh giá kết quả thực hiện KHGDCN
Đánh giá kết quả thực hiện dựa trên các mặt: thể chất, kĩ năng tự phục vụ, nhận thức, ngôn ngữ/giao tiếp, PHCN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Minh Tâm
Dung lượng: 718,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)