Tài liệu tấp huấn đổi mới PPDH, đánh giá HSTH, đổi mới SHCM,

Chia sẻ bởi Tân Mạnh Luu | Ngày 08/05/2019 | 89

Chia sẻ tài liệu: Tài liệu tấp huấn đổi mới PPDH, đánh giá HSTH, đổi mới SHCM, thuộc Tập làm văn 5

Nội dung tài liệu:

`
Bắc Ninh, ngày 01 tháng 9 năm 2015
tập huấn đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá học sinh tiểu học
sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
hội nghị
sở giáo dục và đào tạo BắC NINH
Tải tài liệu tham khảo tại:
[email protected]
Mật khẩu: bn123456
Các ý kiến băn khoăn, thắc mắc cần trao đổi gửi qua hệ thống chat trực tuyến hoặc theo địa chỉ email:
[email protected]
Duy trì hòm thư của ngành:
c1+têntrường+tên huyệ[email protected]
VD: [email protected]
Quan điểm chỉ đạo của Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo tại Nghị quyết 29-NQ-TW đã chỉ rõ:
“Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.”

Mục tiêu giáo dục tiểu học
Chương trình giáo dục cấp tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực được nêu trong mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông; định hướng chính vào giá trị gia đình, dòng tộc, quê hương, những thói quen cần thiết trong học tập và sinh hoạt; có được những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất để tiếp tục học trung học cơ sở.
Hướng dẫn nhiệm vụ Giáo dục Tiểu học năm học 2015-2016 xác định: Tiếp tục chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống; chỉ đạo triển khai hiệu quả mô hình trường tiểu học mới, mở rộng áp dụng tại các trường có điều kiện; đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học và thực hiện tốt Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 về quy định đánh giá học sinh tiểu học;
Trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông của Bộ, các sở/phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua việc tăng cường các hoạt động thực hành vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, chú trọng giáo dục đạo đức/giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội cho học sinh; điều chỉnh nội dung và yêu cầu các môn học và các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh, thời gian thực tế và điều kiện dạy học của địa phương trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh; tăng cường đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh
Tiếp tục tổ chức hiệu quả sinh hoạt chuyên môn (SHCM) tại các tổ, khối chuyên môn trong trường và giữa các trường tiểu học; chú trọng đổi mới nội dung và hình thức SHCM thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học. Động viên giáo viên tham gia SHCM qua trang mạng thông tin “Trường học kết nối”.
NỘI DUNG
1. Đổi mới phương pháp dạy học tiếp cận phát triển năng lực học sinh
3. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
2. Đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 2014/TT-BGDĐT
4. Hướng dẫn ghi chép một số hồ sơ chuyên môn
PHẦN I
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC
Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... Năng lực của cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
Chương trình giáo dục phổ thông nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực chung chủ yếu sau:
- Năng lực tự học;
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
- Năng lực thẩm mỹ;
- Năng lực thể chất;
- Năng lực giao tiếp;
- Năng lực hợp tác;
- Năng lực tính toán;
- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).
Theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT, đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh:
a) Tự phục vụ, tự quản;
b) Giao tiếp, hợp tác;
c) Tự học và giải quyết vấn đề.
(Điều 8)
Để thực hiện dạy học phát triển năng lực học sinh, giáo viên và nhà trường cần lưu ý:
- Định hướng việc học tập của HS bằng việc xác định mục tiêu dạy học rõ ràng, có tính thực tiễn, có khả năng thực hiện được và định hướng vào các năng lực cần phát triển ở học sinh trong mỗi bài dạy, chú trọng đến khả năng tự học của HS.
- Trang bị cho HS những kiến thức nền tảng làm cơ sở cho các hoạt động trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển kỹ năng tương ứng và thái độ tích cực cho HS.
- Phải hỗ trợ HS trong quá trình học tập, khuyến khích sự sáng tạo, cam kết không bỏ sót HS nào và biết phát triển tiềm năng và sở trường của HS.
- Tạo dựng một môi trường học tập tích cực, duy trì sự tương tác cao giữa GV với HS và giữa HS với HS, giữa HS với cộng đồng và môi trường.
- Mở rộng phát triển chuyên môn của GV thông qua tự học, trải nghiệm, quan hệ chia sẻ với đồng nghiệp, với cộng đồng, xây dựng nhà trường thành tổ chức biết học hỏi. Hiệu trưởng gia quyền chủ động nhiều hơn nữa cho giáo viên.
- Xây dựng mối quan hệ với cha mẹ HS và cộng đồng một cách thực chất, không hình thức vì thành tích mà phải vì sự tiến bộ của mỗi HS.(1)
Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Theo truyền thống:
- PPDH: Nêu vấn đề, giảng giải, vấn đáp, kể chuyện,...
HTDH: Cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp, trong lớp học, vườn trường, thực tế,...
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Mỗi bài học thường
có 3 hoạt động
A. Hoạt động cơ bản
B. Hoạt động thực hành
C. Hoạt động ứng dụng
(Mỗi bài dạy trong 2 tiết, có thể dạy 2 tiết liền trong 1 tuần)
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
- Quan sát tranh, ảnh,video clip, đọc truyện, nghiên cứu tình huống, đóng vai để có thể tiếp nhận kiến thức, hành vi, thái độ thể hiện các giá trị, chuẩn mực phù hợp. HS cùng nhau khám phá, phân tích, chia sẻ, trải nghiệm về những hành vi, thái độ phù hợp hoặc chưa phù hợp chuẩn mực, lựa chọn các hành vi trong tình huống cụ thể. GV đưa ra các câu hỏi gợi ý giúp HS xác định các biểu hiện bản chất của hành vị, thái độ phù hợp chuẩn mực đạo đức trong cuộc sống hàng ngày.
- Hoạt động xây dựng kiến thức cơ bản thực hiện thông qua các hình thức thảo luận, đàm thoại, chia sẻ các trải nghiệm của HS với bạn, đóng vai, đọc truyện, phân tích tình huống. Kết quả của hoạt động này là HS có những kiến thức cơ bản về các hành vi, thái độ phù hợp chuẩn mực đạo đức, các quyền trẻ em, các giá trị sống, kĩ năng sống. HS biết cách phân tích tình huống, lựa chọn và thực hiện các kĩ năng phù hợp với giá trị sống.
- Hoạt động tăng cường, củng cố được thực hiện thông qua đóng vai hoặc qua các bài tập lựa chọn các hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức và giải thích lí do hay việc nhận xét, đánh giá hành vi đối chiếu với chuẩn mực đạo đức. Kết quả của hoạt động này là các kiến thức và kĩ năng của HS được củng cố một cách vững chắc.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động này giúp HS biết suy nghĩ, lựa chọn hành vi, thái độ phù hợp với các chuẩn mực đạo đức trong những hoàn cảnh cụ thể đối với từng cá nhân. Hoạt động thực hành chiếm phần lớn thời gian và giữ vị trí quan trọng trong hoạt động giáo dục đạo đức. Hoạt động này có thể tổ chức theo cá nhân, nhóm hoặc cả lớp. Trong đó HĐ theo nhóm được GV ưu tiên tổ chức vì hoạt động nhóm là môi trường giáo dục thuận lợi để phát triển kĩ năng xã hội, là cơ hội để học sinh tương tác, chia sẻ, kiểm tra, hướng dẫn lẫn nhau.
Kết quả của hoạt động này là HS được rèn luyện các kĩ năng, sử dụng những hiểu biết về chuẩn mực, giá trị đạo đức, xã hội ngay tại lớp, tự đánh giá kết quả và nhận được sự phản hồi, đánh giá, hướng dẫn, hỗ trợ của GV và bạn bè trong lớp.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Hoạt động này tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được học vào tình huống cụ thể ở lớp, ở trường, gia đình và trong cộng đồng, có sự hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát của cha mẹ học sinh, bạn bè và các tổ chức xã hội. Trên cơ sở thực hiện các hoạt động ứng dụng, HS không chỉ hiểu được giá trị của việc làm, trải nghiệm những xúc cảm tích cực khi tương tác với những người khác, mà điều quan trọng nhất là được rèn luyện kĩ năng, biết cách thực hiện phù hợp từng hoàn cảnh.
DẠY CÁC MÔN HỌC KHÁC
Chú ý dạy cá nhân, cặp đôi, nhóm trong các phần thực hành để HS phát huy năng lực tự học, tự tìm tòi, khám phá và tương tác giữa HS với HS, HS tự đánh giá và biết đánh giá bạn.
(Trừ phần học hát, trong môn Âm nhạc, dạy từng động tác trong môn Thể dục)
Thời lượng giáo dục
a) Một năm học có 35 tuần thực học (gồm 32 tuần học các nội dung quy định chung cả nước và 3 tuần dành cho nội dung giáo dục của địa phương).
b) Thời lượng ghi trong bảng trên là số tiết trung bình thực học của 1 tuần quy định chung cả nước.
- Cấp tiểu học: Mỗi ngày học 2 buổi, buổi sáng học không quá 4 tiết và buổi chiều học không quá 3 tiết. Mỗi tuần học không quá 32 tiết, mỗi tiết học trung bình 35 phút, giữa các tiết học có thời gian nghỉ.
PHẦN II
ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC
THEO THÔNG TƯ 30/2014/TT-BGDĐT
Những đổi mới căn bản về đánh giá của TT 30
Mục đích:
Đánh giá vì sự tiến bộ của HS
- Phát huy ưu điểm;
- Sửa chữa sai sót, khuyết điểm; khắc phục được hạn chế.
- Tiến bộ của một HS, không so sánh với HS khác.

Nguyên tắc đánh giá:
- Động viên khuyến khích là chính;
- Không làm tổn thương HS;
- Không so sánh học sinh với HS khác;
- Không cho HS biết đánh giá của GV với HS khác.
Nội dung đánh giá:
- Kiến thức, kĩ năng
- Năng lực
- Phẩm chất
Tham gia đánh giá
- GV đánh giá
- HS tự đánh giá
- Bạn đánh giá
- Cha mẹ đánh giá


Đánh giá thường xuyên
+ Đánh giá cả quá trình học tập, giáo dục HS.
+ Đánh giá mọi nơi, mọi lúc, mọi hoạt động.
+ Đánh giá kiến thức, kĩ năng, năng lực, phẩm chất.
+ Đánh giá cụ thể, chi tiết giúp trẻ nhận ra thiếu sót.
+ Đánh giá qua quan sát, theo dõi, trao đổi, chia sẻ.
+ Đánh giá chủ yếu bằng nhận xét.
+ Nhận xét nhiều, ghi nhận xét ít.

Cán bộ quản lí, cán bộ cốt cán hỗ trợ, giúp đỡ giáo viên trong đánh giá thường xuyên bằng nhận xét: được quyền chủ động vận dụng một cách linh hoạt, có thể bằng "lời nói" hoặc là “viết” phù hợp với học sinh và nhà trường.
Yêu cầu giáo viên phải quan tâm đánh giá tất cả học sinh, không được “quên” em nào, nhưng khi viết nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục không bắt buộc phải ghi nhận xét tất cả học sinh hằng tháng; không lạm dụng việc dùng các câu nhận xét có mẫu vì không phù hợp với các học sinh khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau.
Đánh giá định kì
Đánh giá kết quả ở cuối quá trình (cuối kì I, cuối năm), theo ma trận đề
(Từ năm học 2015-2016, đề kiểm tra định kì sẽ giảm nhẹ về số bài, số câu theo chuẩn KT, KN, tập trung đánh giá năng lực thông qua các hoạt động học tập và trải nghiệm)
+ Tổ chức kiểm tra, bàn giao HS lớp dưới lên lớp trên chặt chẽ;
+ Đánh giá bài kiểm tra bằng điểm số và nhận xét
(Nhận xét cụ thể vào bài kiểm tra);
+ Nếu thấy bất thường:
Tìm nguyên nhân;
Kiểm tra lại.
Kết quả bài kiểm tra định kì chưa phù hợp với các nhận xét, đánh giá thường xuyên, giáo viên cần xem xét, tìm hiểu nguyên nhân, có thể cho HS làm lại bài kiểm tra khác để xác định thực chất năng lực của học sinh (nếu bài kiểm tra đạt điểm dưới 5 và đánh giá thường xuyên xếp loại hoàn thành). Tất cả vì sự tiến bộ của học sinh nhằm giúp HS học được và học tốt.
Không dựa vào điểm bài kiểm tra môn Toán, Tiếng Việt cuối kỳ, cuối năm để đánh giá và khen thưởng mà cần đánh giá toàn diện ở cả 3 nội dung.

GIÚP HS YẾU
Một HS kém tự tin, nhút nhát - Nguyên nhân?
- Cách giúp đỡ.
Một HS buồn - Nguyên nhân Cá nhân?
- Gia đình? - Cách giúp đỡ.
Một HS học kém Toán - Nguyên nhân?
- Cách giúp đỡ.
Một HS kém Tiếng Việt - Nguyên nhân?
- Cách giúp đỡ.
Đặt tính và tính : 73,6 + 4,95
HS 1 HS 2 HS 3 HS 4 73,6 73,6 73,6 73,6
+ 4,95 + 4,95 + 4,95 + 4,95
123,1 77,55 78,65 78,55
Đánh giá cũ:
HS1, HS2, HS3: Điểm 1 - Học kém; HS4 : Điểm 10 – Học Tốt
Đánh giá mới
HS1: Em đặt tính chưa đúng, em đặt tính cho đúng nhé.
HS 2: Em không nhớ phép cộng 9 + 6, em sửa lại cho đúng.
HS 3 : Em làm chưa đúng phép cộng 9 + 6, em sửa lại cho đúng.
HS 4: Em làm đúng, cô khen.
Năng lực đánh giá học sinh
1. Quan sát chung, bao quát lớp.
2. Theo dõi (quan sát có chủ định, có đối tượng).
3. Kiểm soát lớp học (tự quản, tự học, học nhóm).
4. Phát hiện tình huống (thái độ, tâm lí, vướng mắc về kiến thức).
5. Phân tích, tổng hợp, khái quát.
6. Phản hồi, hỗ trợ kịp thời (động viên, nhắc nhở, giúp đỡ).
7. Tương tác với HS (chủ động, thân thiện).
8. Giao tiếp, hợp tác với HS (tôn trọng, lắng nghe, ân cần).
9. Tương tác với HS (chủ động, thân thiện).
10. Giao tiếp, hợp tác với HS(tôn trọng, lắng nghe, ân cần).
11. Điều chỉnh nội dung, yêu cầu học tập.
12. Kiểm tra (nội dung trọng tâm, đối tượng cần thiết).
13. Nhận xét khái quát (cá nhân, nhóm).
14. Ghi nhận xét (ghi chép cô đọng, cần thiết).
Sổ theo dõi chất lượng giáo dục, do giáo viên quản lí sử dụng, có thể để tại lớp học hoặc tại trường hoặc mang về nhà.
Điều 30. Hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục trong trư­ờng
2. Đối với giáo viên:
a) Giáo án (bài soạn);
b) Sổ chuyên môn (dự giờ, ghi chép sinh hoạt chuyên môn) hoặc tách riêng sổ theo dõi chất lượng học sinh;
c) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên chủ nhiệm lớp hoặc dùng chung với sổ theo dõi chất lượng học sinh);
d) Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội).
Khen thưởng
Khen thưởng học sinh cuối học kì I và cuối năm học: giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh bình bầu những học sinh đạt thành tích nổi bật hay có tiến bộ vượt bậc về một trong ba nội dung đánh giá (theo Thông tư 30/2014/TT/BGDĐT) trở lên, đạt thành tích nổi bật trong các phong trào thi đua hoặc thành tích đột xuất khác; tham khảo ý kiến cha mẹ học sinh; tổng hợp và lập danh sách đề nghị hiệu trưởng tặng giấy khen hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.
Nội dung, số lượng học sinh được khen thưởng, tuyên dương do hiệu trưởng quyết định. Ví dụ : Khen thưởng về các môn học: Hoàn thành tốt nội dung học tập các môn học; Hoàn thành tốt nội dung học tập môn Toán; Hoàn thành tốt nội dung học tập môn Khoa học và môn Âm nhạc; Có tiến bộ vượt bậc trong học tập môn Tiếng Việt; Có sáng tạo, say mê học tập môn Mỹ thuật;…;
Khen thưởng về năng lực, phẩm chất:
Có tiến bộ vượt bậc trong giao tiếp; Có thành tích nổi bật khi tham gia các hoạt động của lớp, trường; Có ý thức và trách nhiệm cao về tự phục vụ và tự quản; Luôn nhiệt tình giúp đỡ bạn trong học tập; …
Việc ghi vào giấy khen về nội dung khen thưởng học sinh là hết sức linh hoạt do giáo viên chủ nhiệm và Hiệu trưởng quyết định, không áp dụng theo khuôn mẫu có sẵn.
Việc khen thưởng phải tự nhiên, đúng thực chất, phòng và các trường không giao chỉ tiêu khen thưởng cho các trường, các lớp. Căn cứ thực tiễn, GV đề xuất nội dung, lĩnh vực khen thưởng phù hợp với HS và HT quyết định cuối cùng.
PHẦN III
ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
PHẦN IV
HƯỚNG DẪN GHI CHÉP MỘT SỐ HỒ SƠ CHUYÊN MÔN
1. Cách ghi sổ theo dõi chất lượng của GVCN.
2. Cách ghi sổ theo dõi chất lượng của GVBM.
3. Cách ghi HỌC BẠ.
4. Cách ghi Sổ liên lạc.
MỘT SỐ NỘI DUNG KHÁC
LIÊN QUAN ĐẾN CHUYÊN MÔN

1. Công tác Phổ cập GDTHĐĐT năm 2015.
2. Sử dụng sách, vở, tài liệu tham khảo trong dạy học.
3. Điều chỉnh nội dung dạy học.
4. Phong trào Vở sạch- Chữ đẹp.
5. Cách xây dựng thời khoá biểu, tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo Công văn số 902/SGDĐT-GDTH ngày 17/8/2015.
6. Thi giao lưu Chủ tịch HĐTQ giỏi.
7. Công tác quản lý chỉ đạo
8. Thông tin báo cáo.
BÀI HỌC Ý NGHĨA TỪ CÂU CHUYỆN
TIỀU PHU ĐỐN CỦI

Có khi nào bạn loay hoay với mớ công việc bộn bề mà càng làm càng rối thêm chưa? Những lúc như vậy bạn sẽ làm gì tiếp theo? 
Ngày xưa, có một tiều phu khỏe mạnh đến tìm gặp ông chủ xưởng gỗ để tìm việc làm và anh đã được nhận vào làm một công việc phù hợp với khả năng: đốn gỗ. Tiền lương được trả thật sự cao với điều kiện làm việc mình. Ông chủ đưa cho ông một cái rìu và chỉ anh nơi để đốn gỗ. Ngày đầu tiên, người tiều phu mang về 18 cây. “Thật tuyệt vời, hãy tiếp tục như thế”, ông chủ khích lệ.

Nghe những lời khuyến khích của ông chủ, người tiều phu gắng sức làm việc trong ngày tiếp theo nhưng anh ta chỉ mang về có 15 cây. Ngày thứ ba anh cố gắng làm việc hơn nữa nhưng anh cũng chỉ mang về được 10 cây. Những ngày tiếp theo số cây anh mang về ngày càng ít hơn. “Tôi đã đánh mất sức mạnh của mình”, người tiều phu nghĩ thế.
Anh tìm đến gặp ông chủ để nói lời xin lỗi và giải thích rằng anh không hiểu được tại sao lại như thế. “Lần cuối cùng anh mài cái rìu của anh là vào khi nào”, ông chủ hỏi. “Mài rìu ư? Tôi không có thời gian để mài nó. Tôi đã rất bận trong việc gắng sức đốn những cái cây”.
Đôi khi có những nỗ lực bỏ ra không hiệu quả, không phải là vì bạn chưa gắng đủ sức, mà chỉ vì ta cố gắng không đúng cách.
Có những việc không thành công không phải vì bạn thiếu nỗ lực mà vì bạn chưa đủ kỹ năng.
Cuộc sống của bạn cũng giống như người tiều phu kia, đôi lúc bạn rất bận rộn để hoàn tất công việc nhưng có vẻ như nó ngày càng tệ hơn. Hãy nghỉ ngơi và tìm cách mài lại “vũ khí” và bạn sẽ tìm thấy được sức mạnh của mình.


Trân trọng cảm ơn !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tân Mạnh Luu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)